BÀI 39: ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU :
+ Kiến thức :
- Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, nêu đơn vị hai đại lượng này, định nghĩa độ ẩm tỉ đối.
- Phân biệt được sự khác nhau của các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng.
+ Kỹ năng :
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến độ ẩm không khí.
- Vận dụng được công thức tính độ ẩm tỉ đối để gải bài tập SGK và bài tập tương tự.
+ Thái độ :
-Ý thức tìm hiểu kiến thức và thiết bị. Thảo luận hợp tác.
II. CHUẨN BỊ :
+ Thầy : Ẩm kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế đỉêm sương.
+ Trò : Ôn lại hơi khô và hơi bảo hoà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
1. Ổn định lớp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Kiểm tra bài cũ : 5ph
a) Phân biệt sự bay hơi và sự sôi ? Đặc điểm sự sôi ?
b) Hơi ở trạng thái thế nào gọi là hơi khô và hơi bảo hoà ?
ĐVĐ : Trong dự báo thời tiết nói đến độ ảm không khí. Vậy độ ẩm không khí là gì ?! có vai trò gì ?!
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
|
TRỢ GIÚP CỦA GV
|
KIẾN THỨC
|
HĐ1: Tìm hiểu về các khái niệm về độ ẩm :
|
+T1: - Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng m (tính ra gam) của hơi nước chứa trong 1m3 .không khí.
+T2: - Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lượng riêng hơi nước bão hoà tính theo đơn vị g/cm3. Giá trị A tăng theo nhiệt độ.
+T3: Cá nhân trả lời:
Độ ẩm tỉ đối mô tả mức độ ẩm của không khí, độ ẩm tỉ đối càng lớn tức là không khí càng ẩm và nước càng khó tiếp tơc bay hơi thêm vào không khí.
+T4: Tiếp thu lời giảng cđa GV.
- Cá nhân thực hiện C2 : Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm cực đại tăng nên với cùng độ ẩm tuyệt đối thì độ ẩm tỉ đối cđa không khí sẽ giảm.
Yêu cầu HS đọc mơc III SGK.
O. Trong kĩ thuật, người ta thường làm gì làm giảm độ ẩm của không khí ?
Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ trong bài.
O. Hoàn thành yêu cầu ở phiếu học tập.
Gợi ý : so sánh được hơi nước ở hai nhiệt độ khác nhau thì cần so sánh độ ẩm tuyệt đối cđa không khí ở các nhiệt độ đó.
GV theo dõi HS làm bài.
|
H1: Khi nghiên cứu độ ẩm của không khí, người ta thường xét đến độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối và độ ẩm cực đại. Vậy các khái niệm đó khác nhau như thế nào ?
Yêu cầu HS đọc mơc I SGK.
H2:
Độ ẩm tuyệt đối là gì ?
Độ ẩm cực đại là gì ?
- Nhận xét đơn vị của các đại lượng này ?
H3: Độ ẩm tuyệt đối cho cho biết mức độ ẩm cđa không khí, vì thế để mô tả mức độ ẩm của không khí người ta phải dùng một đại lượng gọi là độ ẩm tỉ đối f (còn gọi là độ ẩm tương đối).
GV thông báo khái niệm độ ẩm tỉ đối cđa không khí.
H4: Chính xác hóa câu trả lời cđa HS.
Giới thiệu công thức tính độ ẩm tỉ đối trong khí tượng học :
\(f \approx \frac{p}{{{p_{bh}}}} \cdot 100\% \)
trong đó p là áp suất do riêng lượng hơi nước có trong không khí gây ra.
- Nhấn mạnh đây chỉ là công thức gần đúng vì càng gần trạng thái trạng thái bão hòa thì áp suất hơi nước không còn tỉ lệ với khối lượng nữa.
- Hoàn thành yêu cầu C2.
|
I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại :
1. Độ ẩm tuyệt đối :
Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng m của hơi nước có trong 1m3 không khí.
Đơn vị đo g/m3.
2. Độ ẩm cực đại :
Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bảo hoà, giá trị của nó tăng theo nhiệt độ. Đơn vị đo g/m3.
II. Độ ẩm tỉ đối :f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ
Trong khí tượng học, độ ẩm tỉ đối f được tính gần đúng theo công thức:
f = \(\frac{a}{A}.100\% \)
Với: p là áp suất riêng từng phần của hơi nước
pbh là áp suất của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng nhiệt độ.
Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối càng cao.
* Đo độ ẩm của không khí bằng ẩm kế: ẩm kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương.
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Độ ẩm của không khí. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 39 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 39: Độ ẩm của không khí
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 40: Thực hành Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng