intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch Sử 8: Bài 6: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾU CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX

Chia sẻ: Abcdef_25 Abcdef_25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

459
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức – Các nước tư bản lớn chuyển lên giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa. – Tình hình, đặc điểm từng nước đế quốc. – Những điểm nổi bật của Chủ nghĩa Đế quốc. 2. Tư tưởng – Nâng cao nhận thức về bản chất của Chủ nghĩa Đế quốc. – Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống lại các thế lực gây chiến bảo vệ hòa bình. 3. Kỹ năng – Bồi dưỡng thêm kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm và vị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch Sử 8: Bài 6: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾU CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX

  1. Bài 6: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾU CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX (2 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức – Các nước tư bản lớn chuyển lên giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa. – Tình hình, đặc điểm từng nước đế quốc. – Những điểm nổi bật của Chủ nghĩa Đế quốc. 2. Tư tưởng – Nâng cao nhận thức về bản chất của Chủ nghĩa Đế quốc. – Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống lại các thế lực gây chiến bảo vệ hòa bình. 3. Kỹ năng – Bồi dưỡng thêm kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm và vị trí của Chủ nghĩa Đế quốc. – Sưu tầm tài liệu để bổ lập hồ sơ học tập về các nước đế quốc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG – Bản đồ thế giới. – Bản đồ hệ thống các thuộc địa đế quốc. – Tài liệu tham khảo o Sách giáo khoa Sử 8 + Sách giáo viên Sử 8. o Đại cương lịch sử thế giới. o Lịch sử thế giới cận đại. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Bài 4 – Tiết 2 Câu hỏi: Nêu chính sách tiến bộ của Công xã Paris? Tại sao nói Công xã Paris là Nhà nước kiểu mới? Thuật lại cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871?  Giáo viên nhận xét.
  2. 3. Giảng bài mới Vào bài: cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự phát triển vượt bậc và gắn bó mật thiết với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tạo nên bước ngoặt của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa – đồng thời đây cũng là thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới: chủ nghĩa tư bản độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc, tiêu biểu là Anh, Pháp, Đức, Mỹ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. 1. Các hoạt động dạy – học Các hoạt động Nội dung ghi bảng I. CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX 1. Anh Hoạt động 1: Nội dung a. Kinh tế – Tình hình kinh tế, chính trị ở – Cuối thế kỷ XIX công nghiệp phát triển chậm Anh Giáo viên: Cuộc cách mạng công  đứng thứ 3 thế giới. nghiệp khởi đầu ở Anh và lan rộng – Xuất khẩu tư bản ra các nước, máy móc được phát minh và sử dụng rộng rãi, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Trong những năm 70 của thế kỷ XIX Anh vẫn giữ ưu thế đáng kể so với các nước khác về sản xuất công nghiệp. Nhưng cũng như các nước tư bản khác, nó cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng liên miên: 1878 – 1879; 1882 – 1887; 1890 – 1894,… Những cuộc khủng hoảng đó là một trong những nguyên nhân làm cho ngôi bá chủ công nghiệp Anh bị suy yếu. Đến cuối thế kỷ XIX nước Anh chỉ còn đứng hàng thứ ba trong nền
  3. sản xuất công nghiệp thế giới (sau Mỹ, Đức). Phỏng vấn: Vì sao từ thập niên 70, tốc độ phát triển công nghiệp Anh chậm lại, bị Mỹ và Đức vượt qua? – Đầu thế kỷ XX xuất hiện công ty độc quyền về tài  (CMCN phát triển sớm ở Anh, chính, công nghiệp hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần lạc hậu, giai cấp tư sản chú  Chủ nghĩa độc quyền trọng đầu tư sang hệ thống thuộc địa hơn đầu tư phát triển công nghiệp). Vì sao giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư sang các nước thuộc địa? b. Chính trị – Là một nước quân chủ Giáo viên: Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về lập hiến. công nghiệp, Anh vẫn còn giữ được – Hai đảng thay nhau cầm ưu thế về hàng hải, vốn đầu tư, ngân quyền: Dân chủ và Tự hàng, thương mại và thuộc địa. Đầu do. thế kỷ XX, nhiều công ty độc quyền – Đẩy mạnh xâm lược về công nghiệp và tài chính ra đời, thuộc địa, mở rộng sang chi phối toàn bộ đời sống kinh tế đất Châu Á, Châu Phi. nước. So với cuối thế kỷ XIX, tốc  Chủ nghĩa đế quốc thực độ phát triển về kinh tế Anh có bước dân. tiến hơn, sự phát triển của tài chính – ngân hàng thúc đẩy việc xuất khẩu tư bản. Có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn tư bản của nước Anh. Phỏng vấn: Tình hình chính trị ở Anh như thế nào?  (duy trì chế độ quân chủ lập hiến, có hai đảng thay nhau cầm quyền: Tự do và Bảo thủ).
  4. Vì sao hai đảng thay nhau cầm quyền qua bầu cử là một thủ đoạn của giai cấp tư sản nhằm lừa gạt và xoa dịu nhân dân? Giáo viên: Anh vẫn duy trì chế độ quân chủ lập hiến, giai cấp tư sản Anh thực hiện chính sách hai đảng – đảng bảo thủ và đảng tự do, họ thay phiên nhau cầm quyền tùy theo kết quả của cuộc bầu cử. Hai đảng nhất trí về quyền lợi cơ bản của giai cấp tư sản, về việc đàn áp phong trào quần chúng và tăng cường mở rộng thuộc địa. Vấn đề đặt ra trước mắt cho giai cấp tư sản Anh là tình trạng sút kém của nước Anh trên thị trường quốc 2. Pháp tế là sự đe dọa của các nước cạnh a. Kinh tế tranh mà chủ yếu là Đức. – Công nghiệp phát triển Do ách áp bức bóc lột nặng nề, chậm  đứng thứ tư. phong trào đấu tranh của giai cấp – Đầu thế kỷ XX xuất hiện công nhân Anh càng lên cao, trở công ty độc quyền, xuất thành mối đe đọa đối với chính khẩu tư bản hơn các quyền tư sản. Cả hai đảng nhất trí nước về tài chính. ban hành những sắc luật ngăn cản  Chủ nghĩa độc quyền Pháp đình công, bắt công nhân bồi thường – Chủ nghĩa đế quốc cho vay cho chủ những thiệt hại do bãi công lãi. gây nên và khi cần thiết quân đội và cảnh sát thẳng tay đàn áp.  Giáo viên sử dụng bản đồ thế giới chỉ cho học sinh các thuộc địa của Anh. Nước Anh có điều kiện là hệ thống thuộc địa rộng lớn, đem lại cho giai cấp tư sản một món
  5. lợi khổng lồ, một phần siêu lợi nhuận được dùng để mua chuộc bộ phận công nhân có kỹ thuật và biến họ thành công nhân quý tộc  đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giai cấp tư sản Anh  được xem là đế quốc mà “mặt trời không bao giờ lặn”  Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc thực dân Anh là xâm chiếm, bóc lột thuộc địa  đóng vai trò chủ yếu cho sự tồn tại và phát triển của đế quốc Anh. Hoạt động 2: Nội dung – Tình hình kinh tế chính trị Pháp – Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp – Chủ nghĩa cho b. Chính trị vay lãi. Nền cộng hòa thứ 3  thi Phỏng vấn: hành chính sách đàn áp nhân Tình hình nước nước Pháp sau dân, chạy đua vũ trang tăng chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – cường xâm lược thuộc địa. 1871) như thế nào?  (Công nghiệp chậm phát triển, đứng thứ 4 thế giới) Nguyên nhân nào dẫn đến sự tụt hậu về kinh tế Pháp?  (hậu quả chiến tranh Pháp – Phổ: tàn phá, bồi thường chiến tranh, tài nguyên nghèo,…). Trình bày Giáo viên: 3. Đức Đến 1870, Pháp vẫn đứng hàng a. Kinh tế thứ hai sau Anh trong nền sản xuất – Đứng đầu Châu Âu và
  6. công nghiệp thế giới. Nhưng trong thứ 2 thế giới sau Mỹ. những năm tiếp theo, ưu thế của – Biết ứng dụng các thành Pháp dần bị mất trước sự vươn lên tựu khoa học kỹ thuật của Mỹ và Đức.. đến cuối thế kỷ vào sản xuất XIX, tụt xuống hàng thứ tư. Tốc độ – Thành lập công ty độc phát triển của Pháp lạc hậu so với quyền. các nước Mỹ, Đức và các nước tư  Chủ nghĩa đế quốc. bản khác. Nguồn gốc là do hậu quả của cuộc chiến tranh 1870 – 1871, bồi thường cho Đức 5 tỷ frăng, cắt nhường hai tỉnh Andat và Loren là vùng giàu nguyên liệu,c ó nền công nghiệp phát triển, tình trạng hạn chế của thị trường nội địa, sự nghèo nàn nguyên liệu,… không thể cạnh tranh với các nước tư bản khác. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XX, nền kinh tế Pháp có một số chuyển biến quan trọng, xuất hiện một số ngành công nghiệp mới, các công ty độc quyền ra đời và dần chi phối nền kinh tế, đặc biệt là trong ngân hàng. Có 5 ngân hàng nắm giữ 2/5 tư bản trong nước, phần lớn tư bản đầu tư ra nước ngoài. 1914 Pháp xuất khẩu 60 tỷ frăng, trong đó ½ cho Nga vay, số còn lại cho một số nước Trung Cận Đông, Thổ Nhĩ Kỳ,Trung Âu và Mỹ La Tinh vay.  Lênin nhận xét: đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là đế quốc cho vay nặng lãi. Chính vì số tư bản tập trung xuất khẩu cho vay nên nền kinh tế Pháp chậm phát triển.
  7. Phỏng vấn: Tình hình chính trị của Pháp ra sao?  (Nền cộng hòa thứ 3 ra đời, thi b. Chính trị hành các chính sách đàn áp nhân – Là một liên bang dân, chạy đua vũ trang và tăng – Đối nội: đàn áp phong cường xâm lược thuộc địa). trào công nhân Pháp tăng cường xâm chiếm thuộc – Đối ngoại: chạy đua vũ địa ở đâu? trang, xâm lược thuộc  (Châu Á: Việt Nam, Lào, địa. Campuchia, Châu Phi,…) Giáo viên: Trải qua nhiều cuộc đấu  Chủ nghĩa đế quốc quân tranh, nền Cộng hòa thứ 3 được ra phiệt hiếu chiến. đời, thi hành những chính sách đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân để bảo vệ nền cộng hòa thứ 3, ra sức chạy đua vũ trang, tăng xâm lược thuộc địa ở các nước Châu Á, Châu Phi  Pháp đứng thứ 2 sau Anh về hệ thống thuộc địa. Hoạt động 3: Nội dung – Tình hình kinh tế, chính trị ở Đức. – Chuyển sang chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. Tình hình nước Đức sau khi thống nhất đất nước như thế nào?  (phát triển nhanh lên con đường tư bản chủ nghĩa, đứng đầu Châu Âu, và đứng thứ 2 sau Mỹ về sản xuất công nghiệp). Vì sao công nghiệp ở Đức có bước phát triển nhảy vọt như vậy?  (Thống nhất thị trường dân tộc, tiền bồi thường chiến tranh của
  8. Pháp, giàu than đá, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất). Giáo viên: Đức có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế mạnh mẽ, Đức được thống nhất 18/1/1871 tạo địa bàn để cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh và tạo nên một thị trường rộng lớn, được hưởng 5 tỷ frăng bồi thường chiến tranh của Pháp và hai vùng giàu tài nguyên là Andat và Loren  tạo điều kiện thuận lợi mở rộng sản xuất kinh doanh. Nước Đức giàu tài nguyên, do phát triển sau nên Đức có thể sử dụng những kinh nghiệm thành tựu phát minh mới torng khoa học kỹ thuật của thế giới vào sản xuất. Các công ty độc quyền của Đức ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?  (Kinh tế Đức có nhiều thuận lợi, có thị trường rộng lớn, sản xuất tập trung, tốc độ phát triển kinh tế Đức nhanh). Giáo viên: Với các thuận lợi nêu trên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức tăng nhanh từ một nước nông nghiệp lạc hậu dần trở thành một nước công nghiệp quan trọng đuổi kịp và vượt Anh và Pháp, đứng thứ 2 sau Mỹ. Mạng lưới đường sắt mở rộng, công nghiệp điện – hóa chất đứng đầu Châu Âu, 1890 – 1914 khai thác
  9. than đá tăng 2,5 lần, gang tăng 5 lần, thép tăng 11 lần; ngoại thương phát triển nhiều hàng hóa xuất khẩu sang Đông Nam Châu Âu, Nam Mỹ,… Nước Đức sớm hình thành các tổ chức độc quyền về sản xuất vũ khí, than đá, luyện kim, điện, hóa chất. Tình hình chính trị Đức như thế nào?  (Theo thể chế liên bang, đàn áp phong trào công nhân, tăng cường chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa). Giáo viên: Đức theo thể chế liên bang, có hiến pháp và quốc hội là Nhà nước chuyên chính dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền, chúng cấu kết tăng cường đàn áp phong trào công nhân trong nước. Với nền kinh tế công nghiệp phát triển nhanh, Đức rất quan tâm về xuất khẩu tư bản nhưng vì thuộc địa ít nên kết quả không được nhiều. Việc tìm kiếm thuộc địa và thị trường trở thành vấn đề cấp bách đối với giai cấp tư sản Đức (phần lớn đất đai trên thế giới đều là thuộc địa của Anh và Pháp).  Đức tích cực chuẩn bị chiến tranh để chiếm đoạt thuộc địa và chia lại thế giới. Đức trở thành chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến?
  10.  (Do nhu cầu cần thị trường tiêu thụ, ít thuộc địa. Đức đã hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thuộc địa trên thế giới). Giáo viên: Chính vì vậy, mâu thuẫn không tránh khỏi ngày càng gay gắt giữa Đức – Anh – Pháp để chia lại thế giới và các khu vực ảnh hưởng vì đế quốc Đức có quá ít thuộc địa. 4. Củng cố Bài tập: Nêu đặc điểm chủ nghĩa đế quốc ở các nước Anh, Pháp, Đức? Giải thích? 5. Dặn dò – Xem lại bài + học bài. – Đọc trước phần Mỹ và tình hình chung của các nước đế quốc và kênh hình 33/48. – Ôn lại bài 4, 5, 6. Soạn: 10/10/2011 Tuần 6 Tiết 11 Chuẩn bị bài giảng – Bản đồ thế giới. – Sơ đồ vị trí kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Các hoạt động dạy và học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2