intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 12 bài 6: Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn

Chia sẻ: Lý Như Ngọc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1.816
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Vật lý 12 bài 6: Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Vật lý 12 bài 6: Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 12 bài 6: Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn

Bài 6: Thực hành:

KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM CÁC ĐỊNH LUẬT DAO ĐỘNG  CỦA CON LẮC ĐƠN

                  

I- MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

          - Nhận biết có 2 phương pháp dùng để phát hiện ra một định luật vật lí.

          - Phương pháp suy diễn toán học: Dựa vào một thuyết hay một định luật đã biết để suy ra định luật mới rồi dùng thí nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn của nó.

          - Phương pháp thực nghiệm: Dùng một hệ thống thí nghiệm để làm bộc lộ mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng có liên quan nhằm tìm ra định luật mới.

          - Biết dùng phương pháp thực nghiệm để:

          - Chu kì dao động T của con lắc đơn không phụ thuộc vào biên độ khi biên độ dao động nhỏ, không phụ thuộc khối lượng, chỉ phụ thuộc vào chiều dài l và gia tốc rơi tự do của nơi làm thí nghiệm.

          - Tìm ra bằng thí nghiệm  \(T = a\sqrt l \), với hệ số a » 2, kết hợp với nhận xét tỉ số  \(\frac{{2\pi }}{g} \approx 2\) với  g = 9,8m/s2, từ đó nghiệm lại công thức lí thuyết về chu kì dao động của con lắc đơn. Ứng dụng kết quả đo a để xác định gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm.

2. Về kỹ năng

          - Lựa chọn được các độ dài l của con lắc và cách đo đúng để xác định l với sai số nhỏ nhất cho phép.

          - Lựa chọn được các loại đồng hồ đo thời gian và dự tính hợp lí số lần dao động toàn phần cần thực hiện để xác định chu kì của con lắc đơn với sai số tỉ đối từ 2% đến 4%.

          - Kĩ năng thu thập và xử lí kết quả thí nghiệm: Lập bảng ghi kết quả đo kèm sai số. Xử lí số liệu bằng cách lập các tỉ số cần thiết và bằng cách vẽ đồ thị để xác định giá trị của a, từ đó suy ra công thức thực nghiệm về chu kì dao động của con lắc đơn, kiểm chứng công thức lí thuyết về chu kì dao động của con lắc đơn, và vận dụng tính gia tốc g tại nơi làm thí nghiệm.

3. Về thái độ

           - Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính tập thể.

II- CHUẨN BỊ

          1. Giáo viên   

          - Giáo án, tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học cần thiết(Bộ thí nghiệm khảo sát dao động của con lắc đơn 04 bộ+ 04 đồng hồ điện tử đo thời gian)

          2. Học sinh

          - Sách, vở, đồ dùng học tập đúng quy định.

III- Tiến trình dạy  học

1. Kiểm tra bài cũ: “Không - kết hợp với bài giảng”

2.  Bài giảng mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

Hoạt động 1: “Tìm hiểu về dụng cụ thí nghiệm”

GV: Trình bày mục đích thí nghiệm như sgk

HS: Lắng nghe và ghi nhớ

GV: Yêu cầu hs đọc phần II và quan sát hình vẽ dể nêu các dụng cụ cần thiết khi thực hành

HS: Thực hiện yêu cầu của gv

GV: Nhận xét và khái quát vấn đề

HS: Lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

Hoạt động 2: “ Tiến hành thí nghiệm”

 

GV: Hướng dẫn hs các thao tác tiến hành thí nghiệm và cách sử lí số liệu theo bảng mẫu

HS: Lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Hướng dẫn hs các thao tác tiến hành thí nghiệm và cách sử lí số liệu theo bảng mẫu

HS: Lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Hướng dẫn hs các thao tác tiến hành thí nghiệm và cách sử lí số liệu theo bảng mẫu

HS: Lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I- MỤC ĐÍCH

Khảo sát thực nghiệm để phát hiện ảnh hưởng của biên độ, khối lượng, chiều dài của con lắc đơn đối với chu kì dao động T, từ đó tìm ra công thức tính chu kì, và ứng dụng gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm

II- DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM

Gồm: Bộ ba quả nặng loại 50g

Sợi dây mảnh không giãn dài khoảng 1m

Giá thí nghiệm dùng treo con lắc đơn có cơ cấu điều chỉnh chiều dài của con lắc đơn

Đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ hiện số có cổng quang

Một thước đo chiều dài khoảng 50cm

Một tờ giấy kẻ ô milimet

 

II- TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. Chu kì dao động T của con lắc đơn phụ thuộc vào biên độ dao động như thế nào?

Tiến hành:

Quả nặng 50g, chiều dài con lắc đơn 50cm; kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng biên độ A = 3cm.

Đo thời gian con lắc thực hiện 10 dao động toàn phần

Ghi kết quả vào bảng số liệu

A

(cm)

Sin \(\alpha  = \frac{A}{l}\)

Góc lệch

\(\alpha\)

Thời gian 10 dao động

Chu kì

T

A1= 3

 

 

 

 

A2= 6

 

 

 

 

A3= 9

 

 

 

 

 

Từ bảng số liệu rút ra định luật về chu kì của con lắc đơn dao động với biên độ nhở.

2. Chu kì dao động T của con lắc đơn phụ thuộc vào khối lượng m của con lắc như thế nào?

Chiều dài con lắc đơn cố định 50cm, khối lượng của con lắc lần lượt là: 50; 100,150g

Đo thời gian 10 dao động toàn phần để xđ chu kì T

 

m

(g)

Thời gian 10 dao động

Chu kì T

50

 

 

100

 

 

150

 

 

 

Từ bảng số liệu: Phát biểu  định luật về khối lượng của con lắc đơn

3.Chu kì dao động T của con lắc đơn phụ thuộc vào chiều dài của con lắc như thế nào?

Dùng con lắc đơn có khối lượng là 50g, chiều dài là 50cm, Đo thời gian 10 dđ để xđ chu kì T

Thay đổi chiều dài con lắc đơn, giữ nguyên khối lượng, Đo thời gian 10 dđ để tính chu kì T

Chiều dài

l (m)

Thời gian

t=0T

Chu kìT

T2(s2)

T2/l

(s2/cm)

l1

 

 

 

 

l2

 

 

 

 

l3

 

 

 

 

 Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của T vào l. Rút ra nhận xét

Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của T2 vào l. Rút ra nhận xét

Phát biểu định luật về chiều dài của con lắc đơn.

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 6 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở  Bài giảng Vật lý 12 - Bài 6: Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn

>>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2