intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 8 bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

Chia sẻ: Trần Ngọc Diện | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

521
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bộ sưu tập về bài soạn giáo án môn Vật lý 8 bài 17 Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng, để mang lại liệu quả cao trong giảng dạy, học tập. Tư liệu này giúp học sinh phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ đơn giản. Lấy được một số ví dụ về sự chuyển hoá qua lại giữa thế năng và động năng trong thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 8 bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

Tiết 21 - Bài 17: SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG

I/ Mục Tiêu:

1. Kiến thức:

  • Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức biểu đạt như trong SGK.
  • Biết nhận ra và lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế. 

2. Kỹ năng:

        - Phân tích , so sánh, tổng hợp kiến thức.

      - Sử dụng chính xác các thuật ngữ.

3. Thái độ:

            - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học.

II/ Chuẩn bị:

  • Tranh vẽ phóng to hình 17.1.
  • Mỗi nhóm 1 quả bóng cao su , con lắc đơn, giá treo.

III/ Tổ chức giờ học:

 

 

Hoạt Động Của Học Sinh

Trợ Giúp Của Giáo Viên

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống : (7 phút )

- HS: Trả lời các câu hỏi và làm bài tập theo yêu cầu của GV.

- HS khác nhận xét bổ sung.

 

 

 

 

 

- Nghe và ghi đầu bài học.

1. Kiểm tra bài cũ

? Khi nào nói vật có cơ năng.

? Trong trường hợp nào  thì cơ năng của vật là thế năng ? Trường hợp nào cơ năng của vật là động năng ? Lấy ví dụ  vật vừa có động năng vừa có thế năng.

? Động năng , thế năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào ?

Chữa bài tập 16.1.

2.  Tổ chức tình huống

- Như phần mở bài SGK

Hoạt động 2:  Tiến hành thí nghiệm của sự chuyển hoá cơ năng trong quá trình cơ học ( 20 phút)

- Học sinh hoạt động nhóm  làm thí nghiệm .

- Đại diện nhóm đứng tại chỗ  trả lời các C1

 

- Học sinh ghi vào vở

 

- Học sinh làm thí nghiệm 2 theo nhóm duưới sự hướng dẫn của giáo viên .

- Thảo luận nhóm để có câu trả lời  câu C5 đến C8.

 

- Học sinh nêu được nhận xét như phần kết luận ở thí nghiệm 2 trong SGK , ghi vào vở nhận xét này .

- Cho học sinh làm thí nghiệm hình 17.1. Kết hợp với tranh phóng to hình 17.1 lần lượt nêu các câu hỏi từ C1 đến C4.

- Yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm để có kết quả đúng

-Giáo viên ghi tóm tắt kết quả lên bảng yêu cầu học sinh ghi vào vở .

* Thí nghiệm 2:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2 theo nhóm quan sát hiện tượng xảy ra, thảo luận nhóm câu hỏi C5 đến C8.

- Qua thí nghiệm 2 các em rút ra nhận xét gì về sự chuyển hoá năng lượng của con lắc khi con lắc dao động xung quanh vị trí cân bằng B.

Hoạt động 2:  Thông báo định luật bảo toàn cơ năng ( 10 phút)

- Cá nhân học sinh ghi vở phần nội dung  định luật bảo toàn cơ năng .

 

- Giáo viên thông báo nội dung định luật bảo toàn cơ năng như phần chữ in đậm SGK trang 61.

Hoạt động 3 : Vận dụng – củng cố , hướng dẫn về nhà  ( 8 phút)

- Cá nhân học sinh phát biểu định luật.

- Cá nhân học sinh trả lời C9.

- Từng Học sinh  đọc.

 

 

 

 

Ø HS: Biết được thế năng của dòng nước từ trên cao chuyển hoá tjành động năng làm quay tua bin của các nhà máy phát điện. Viậc xây dựng các nhà máy thuỷ điệncó tác dụng điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt và dự trữ nước, bảo vệ môi trường.

- Giải pháp: Việt nam là nước có nhiều nhà máy thuỷ điệnvới công suất lớn. Cần có kế hoạch xây dựng nhà máy thuỷ điệnmột cách hợp lí nhằm páht triển nền kinh tế quốc dân.

 

- Cá nhân  học sinh về nhà làm theo yêu cầu của Giáo viên.

 

 

 

- Yêu cầu học sinh phát biểu định luật  bảo toàn chuyển hoá cơ năng .

- Nêu ví dụ  thực tế về sự chuyển hoá cơ năng

- Yêu cầu cá nhân học sinh trả lời C9.

- Gọi Học sinh đọc mục “Có thể em chưa biết”

Ø Giáo Viên nêu nội dung tích hợp bảo vệ môi trường:

- Trong quá trình cơ thế năng và động năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

 

 

 

 

 

 

 

* Hướng dẫn về nhà:

- Học ghi nhớ, xem lại các C

- Làm bài tập 17.

-Trả lời câu hỏi  phần A – ôn tập  của bài 18 vào vở bài tập

NỘI DUNG GHI BẢNG

TIẾT 21 – BÀI 17:  SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG

 

I/ Sự chuyển hoá của các dạng cơ năng:

          Thí nghiệm 1 : Qủa bóng rơi

          C1 ( 1) giảm         (2) tăng

          C2 (1) giảm                    ( 2) giảm dần

          C3 (1) tăng           (2)  giảm               (3) tăng                          (4) : giảm

          C4 (1) A               (2) B                     (3) B           (4) : A

          Thí nghiệm 2 : Con lắc dao động

          C5:    a. Vận tốc tăng dần

                   b.Vận tốc giảm dần

          C6     a. Con lắc đi từ A về B : Thế năng chuyển hoá thành động năng

                   b.Con lắc  đi từ B lên C : Động năng chuyển hoá thành thế năng .

          C7: ở vị trí A và C thế năng con lắc là lớn nhất . ở vị trí B động năng con lắc là lớn nhất .

          C8: ở vị trí A và C động năng nhỏ nhất . ở vị trí B  thế năng nhỏ nhất .

          Kết luận :

  • Trong chuyển động của con lắc đã có sự chuyển hoá thế năng thành động năng và ngược lại .
  • Khi con lắc ở vị trí thấp thế năng chuyển hoá hoàn toàn thành động năng. Khi con lắc ở vị trí cao nhất động năng chuyển hoá thành thế năng .

II.Bảo toàn cơ năng :

          Trong quá trình cơ học , động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau  nhưng cơ năng thì không đổi, người ta nói  cơ năng được bảo toàn .

          Chú ý : SGK :

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 17 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 8 - Bài 17:  Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I Cơ học

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1