intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý lớp 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Chia sẻ: Lê Công Trọng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

209
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Vật lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão giúp các em nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa các tật của mắt; biết vận dụng các kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý lớp 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão

 

 

§49. MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO

1. Mục tiêu:

     1.1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa các tật của mắt.

     1.2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng các kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt.

     1.3. Thái độ:

- Cẩn thận, yêu thích bộ môn. GD ý thức bảo vệ môi trường.

2. Trọng tâm:

- Đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa

3. Chuẩn bị:

3.1/. GV:

Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:

  • 1 kính cận (TKPK).

  • 1 kính lão (TKHT).                        

3.2/. HS:

Đọc và nghiên cứu bài “Mắt cận và mắt lão”.

4. Tiến trình:

4.1/. Ổn định, tổ chức và kiểm diện:

Kiểm diện HS

Kiểm tra vệ sinh lớp

4.2/. KIỂM TRA MIỆNG: ( 10 đ )

a/Hãy so sánh ảnh ảo của thấu kính hội tụ và ảnh ảo của thấu kính phân kì?( 4đ)

b/So sánh sự giống nhau về cấu tạo của mắt và máy ảnh. (3đ)

Hoàn thành bài tập (3đ)

Trả lời:

a/TKPK cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật (gần thấu kính hơn).

TKHT cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật (xa thấu kính hơn vật).

b/Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.

4.3.Bài mới.

 

HOẠT ĐỘNG THẦY- TRÒ

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống vào bài.

HS:  Đọc phần vào bài như sách giáo khoa.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục.

GV: Yêu cầu học sinh vận dụng vốn hiểu biết đã có trong cuộc sống hàng ngày để trả lời câu C1.

HS: Cá nhân HS trả lời câu C1.

HS: Nhóm thảo luận về câu trả lời của bạn.

HS: Vận dụng kết quả câu C1 và kiến thức đã có về điểm cực viễn để làm C2.

GV: Lưu ý HS về điểm cực viễn.

GV: Phát kính cận cho các nhóm.

HS: Vận dụng kiến thức về nhận dạng TKPK để làm C3 (phần rìa dày hơn phần giữa hoặc vật thật cho ảnh ảo nhỏ hơn vật).

HS: Cá nhân HS thực hiện câu C4.

GV: Vẽ mắt, cho diểm Cv, vẽ AB đặt xa mắt hơn so điểm Cv.

HS: Trả lời ý 1 câu C4.

GV: Vẽ thêm kính cận có F = Cv và đặt sát mắt H 49.1 SGK.

HS: Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi kính này và trả lời ý 2 câu C4.

HS: Rút ra kết luận về biểu hiện của mắt cận và loại kính phải đeo để khắc phục tật cận thị.

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về tật mắt lão và cách khắc phục.

HS: Tìm hiểu thông tin SGK về đặc điểm của mắt lão.

HS: Phát cho mỗi nhóm 1 kính lão.

HS: Các nhóm thảo luận và trả lời câu C5.

HS: Thực hiện câu C6 trên bảng.

GV: Vẽ mắt, cho điểm Cc, vẽ AB đặt gần mắt hơn so điểm Cc, cho biết tiêu điểm F.

HS: Trả lời ý 1 câu C6.

HS: Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi kính này và trả lời ý 2 câu C4.

HS: Rút ra kết luận về biểu hiện của mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục tật mắt lão.

 

 

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Bài 49: Mắt cận và mắt lão. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 49 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 9 - Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 9 Bài 50: Kính lúp

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2