
2
LỜI NÓI ĐẦU
Kế toán quốc tế nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức quốc tế về kế toán, các tổ
chức nghề nghiệp và các nhà nghiên cứu. Có thể thấy, những nỗ lực để tìm kiếm một
tiếng nói chung về kế toán trên thế giới đã được thực hiện từ đầu thế kỷ 20. Trong xu
hướng toàn cầu hóa, trước nhu cầu đòi hỏi thông tin chất lượng cao áp dụng cho thị
trường vốn toàn trên cơ sở hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đã mở ra kỷ
nguyên mới trong báo cáo tài chính quốc tế hướng tới hội tụ kế toán quốc tế.
Tại Việt Nam, việc tiếp cận chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ sở hệ thống chuẩn
mực quốc tế về kế toán đã được áp dụng từ năm 2001. Khái niệm kế toán quốc tế không
phải là mới đối với Việt Nam mà đã được quan tâm bởi các tổ chức nghề nghiệp, các
công ty kiểm toán tuy nhiên để nhận thức mang tính hệ thống về kế toán quốc tế thì
chưa có nhiều tài liệu phổ biến một cách rộng rãi.
Trước nhu cầu thực tiễn trong việc nghiên cứu những vấn đề về kế toán ở phạm vi quốc
tế của nhiều đối tượng cũng như đáp ứng nhu cầu tài liệu dùng trong giảng dạy, nghiên
cứu của giảng viên, sinh viên các trường đại học trong đó có trường đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh, tập thể tác giả để biên soạn giáo trình “Kế toán quốc tế”.
Kết cấu của giáo trình Kế toán quốc tế gồm 4 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về kế toán quốc tế
Chương 2: Tổ chức lập qui và qui trình soạn thảo chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế
Chương 3: Khuôn mẫu lý thuyết chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
Chương 4: Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
Để hoàn thành giáo trình Kế toán quốc tế, tập thể tác giả đã cố gắng tiếp cận thông tin
mới, thu thập, chọn lọc thông tin có sự kế thừa các tài liệu từ các tác giả liên quan với
mong muốn tài liệu đạt được tính khoa học, thực tiễn, rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, Kế
toán quốc tế là lĩnh vực rộng với nhiều nội dung phức tạp và đa dạng nên giáo trình sẽ
không tránh khỏi những khiếm khuyết về bố cục cũng như nội dung. Chúng tôi rất
mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia, của đồng nghiệp và anh
(chị) đọc để giáo trình sẽ được bổ sung, chỉnh sửa phù hợp hơn.
Tập thể tác giả Bộ môn KTQT