intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giày cao gót - Sức khỏe & sắc đẹp

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với phụ nữ, guốc, giày cao gót được coi như là biểu hiện của sự duyên dáng hay sự thanh nhã, hoặc làm cho vóc dáng trở nên “thanh thoáát” hơn. Ngược lại guốc, giày gót bằng có vẻ như “tầm thường” hoặc làm trĩu xuống vóc dáng của người mang... Bàn chân là một trong những bộ phận cơ thể con người dùng đến trước nhất và thường nhất, một dụng cụ sinh - cơ học. Về mặt giới tính, bàn chân được coi như trung tính nhưng lại có ý nghĩa gợi tình mà từ lâu các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giày cao gót - Sức khỏe & sắc đẹp

  1. Giày cao gót - Sức khỏe & sắc đẹp Đối với phụ nữ, guốc, giày cao gót được coi như là biểu hiện của sự duyên dáng hay sự thanh nhã, hoặc làm cho vóc dáng trở nên “thanh thoáát” hơn. Ngược lại guốc, giày gót bằng có vẻ như “tầm thường” hoặc làm trĩu xuống vóc dáng của người mang... Bàn chân là một trong những bộ phận cơ thể con người dùng đến trước nhất và thường nhất, một dụng cụ sinh - cơ học. Về mặt giới tính, bàn chân được coi như trung tính nhưng lại có ý nghĩa gợi tình mà từ lâu các nhà tạo mẫu đã biết khai thác triệt để, chẳng thế mà cô bé Lọ lem đã để lại cho vị hoàng tử chiếc giày da lông như một tín hiệu nữ tính hay tình yêu đầy ám dụ… Các chuyên viên chỉnh hình, nhà trị liệu bằng vận động, những nhà giải phẫu học, cũng như các nhà nghiên cứu y dược khác nhau cũng không phải thờ ơ trước vấn đề khoa học liên quan đến bàn chân và giày dép nhưng trước tiên họ đều có một âu lo nghề nghiệp là tìm biết hậu quả về y học mà sự mang giày, guốc cao gót thường xuyên có thể gây ra cho cơ thể và sự đi đứng. Nói cách khác, họ vốn thường quan tâm đến những cơ chế mà trên đó tất cả cơ thể chúng ta đè lên, sẽ hoạt động như thế nào?
  2. Bàn chân con người vốn không phải là một cơ phận “ngu đần” như quan niệm dân gian người ta thường nói “ngu như bàn chân”… Thực ra bàn chân là một bộ máy rất hoàn hảo mà tạo hóa đã tạo ra cho loài người. Bàn chân với một khung xương phức tạp gồm 28 đốt xương khác nhau và 27 khớp xương. Nó đảm trách một chức năng vô cùng căn bản là làm giá đỡ cho sự đi đứng. Bàn chân có rất nhiều khả năng kỳ diệu. Là một cấu trúc mềm dẻo, dễ uốn, thích ứng dễ dàng với những vị thế gập ghềnh, không đều đặn của mặt đất, là một kho dự trữ có thể tích trữ rồi lại giải phóng năng lượng vận động của sự đi đứng, chạy nhảy… Cái khung xương của bàn chân con người là một kiểu mẫu về mặt giải phẫu, duy nhất trong thiên nhiên. Khối xương cổ chân, ở phía sau, chiếm mình nó, hết phân nửa bàn chân. Phần sau xương cổ chân, là xương gót, ở người dày hơn ở các loài linh trưởng khác. Nó ăn khớp ở phía trên với xương sên (xương sên ở phần phía trên nữa, lại khớp với xương chân). Tất cả sức nặng và lực của cơ thể đều đè lên xương gót. Phần bàn chân sau, nhất là gót chân, như vậy tạo thành một hệ thống mà tạo hóa đã nghiên cứu rất chu đáo, để đảm bảo điều hành động lực của bước chân và thế cân bằng khi ta đi đứng. Bộ xương bàn chân cũng như các phần da thịt của lòng bàn chân không nằm trên một mặt phẳng sát đất mà tạo thành một hình vòm gọi là vòm gan bàn chân, lõm từ trước ra sau và từ bên này qua bên kia, tạo bởi những xương gót, xương đốt bàn chân và xương đốt ngón chân. Vì vậy nên bàn chân chỉ tiếp xúc với mặt đất bình thường ở hai đầu trước và sau và mép ngoài của gan bàn chân thôi.
  3. Vòm gan bàn chân về mặt giải phẫu hình học, đã được giải thích theo nhiều cách bởi nhiều tác giả khác nhau và thường người ta chưa nhất trí với nhau về động lực học cấu trúc thực sự của nó. Dù sao thì chính nhờ hệ thống này mà các động vật hai chân, về mặt cơ học có thể giữ cân bằng của mình khi đi đứng, chạy nhảy… Khi chúng ta đứng ở thế bất động, thực ra không bao giờ có sự bất động - sự phân bố những áp suất từ trên xuống gót chân và mũi bàn chân thông qua hệ thống xương gân vùng cổ chân. Năm 1971, Jean Lelivevre trong tác phẩm “Bệnh học về chân” cho rằng xương gót chịu 2/3 lực đè từ trên xuống. Nhưng năm 1978, A. Kapandi cho rằng một bàn chân bình thường không mang giày sẽ chịu đựng 3/5 lực ở phía sau. Emile De Doncker, một phẫu thuật gia người Bỉ cũng cho rằng lực đè từ trên cơ thể xuống chân thì phần gót chịu 55% và mũi chân 45%. Đây không phải là những cuộc tranh cãi viễn vông mà chính là để xem những đôi giày của “con người văn minh” có được thiết kế đúng không. Nếu quả đúng là cơ thể đè lên phía sau (gót) nhiều hơn thì điều ấy chứng minh là lâu nay người ta đã làm đúng khi lót cho đế giày cao hơn từ 1 đến nhiều cm để phân bố lực ép đều xuống bàn chân. Guốc, giày cao gót buộc bàn chân ở vào tư thế hẩy lên và vẹo vào trong (bình thường chúng vẹo ra ngoài) và gan bàn chân bị gập xuống và dĩ nhiên làm cho người mang cao lên như lúc nhón chân. Sau sự kiện này cũng làm cho cơ ba
  4. đầu (ở mặt sau chân mà phần cuối là gân gót) co lại và làm cho phần gân bị căng thẳng, nếu gót guốc, giày cao hơn mũi quá 5 cm. Chính điều đó đã tạo ra dáng vẻ đẹp hơn cho cặp giò vì làm cho bắp chân có hình thoi no tròn ở giữa. Khi mang guốc, giày cao gót như thế sẽ làm cho góc hợp bởi xương chày và xương bàn chân mở rộng ra hơn khi đi chân không hoặc mang giày đế bằng (góc A trong hình 1). Những biến dạng này, dưới cặp mắt của các đạo diễn, đã biến đổi đôi chân của các nữ diễn viên thành những dụng cụ tạo hình gợi cảm… (Các đạo diễn và biên đạo múa còn bắt các diễn viên, người mẫu, khi bước đi, hai bàn chân phải bước trên cùng một đường thẳng (xuyên qua giữa hai bàn chân về phía trước) để cho mông, đùi càng lắc lư hấp dẫn hơn!). Về phía người mang guốc, giày cao gót, họ cảm thấy phía bàn chân trước của họ bị đẩy ra trước bởi trọng lượng cơ thể và bởi thế nghiêng ra trước của đôi giày. Những đôi vớ bằng ni lông, do không bám dính (trơn) cũng góp phần làm trượt bàn chân ra phía trước và như thế các cơ, gân và xương khớp của bàn chân phải có những cố gắng nhiều hơn để giữ thế cân bằng để bù lại tư thế chuồi ra trước, khi mang guốc, giày cao gót… Trong luận án tiến sĩ khoa học năm 1986, Michel Fine cho rằng lợi ích của vòm gan bàn chân còn cần được nghiên cứu thêm, nhưng điều người ta chắc chắn là mang giày cao gót không làm cho bàn chân tiếp xúc bằng sát mặt đất và không thể làm tròn thiên chức chống lắc lư của bàn chân và thân thể. Nếu bàn chân phía
  5. sau phải đặt xa mặt đất bởi guốc, giày cao gót, thì cơ cổ chân bị căng ra thường xuyên, thay vì có thể phản ứng chính xác với những chấn động của bàn chân bị giảm bớt, sự nén ép làm cơ gân đàn hồi bị cứng khiến tính nhạy cảm của bàn chân cũng bị giảm khi mang giày cao gót thường xuyên và lâu năm. Nhưng những thay đổi này nhiều khi bị lầm lẫn với những thay đổi do sự tích tuổi dù có mang giày hay đi chân đất. Dù sao người ta cũng thấy rằng dưới lòng bàn chân còn có vô số dây thần kinh, điểm cảm ứng kỳ diệu không những chỉ để đáp ứng với sự lắc lư mà còn giúp não bộ điều chỉnh được nhiều chức năng khác nữa của lục phủ ngũ tạng, nhất là không mang gì cả như cái tự nhiên vốn có của loài người. Do đó dù cho nó vô hại, hoặc giày, guốc cao gót có làm cho ta cao thêm, duyên dáng thêm thì cũng chỉ nên mang chúng trong những khoảng thời gian cần thiết nhất định mà thôi. Cấu tạo của giày, guốc cao gót phải được thiết kế thế nào để giày, ít ra cũng ở mũi giày có được độ đàn hồi (uốn được) để người mang dễ sử dụng, nhất là trong những trường hợp bước nhanh, bước mạnh, chạy, nhảy… luôn đáp mũi giày xuống mặt đất trước hầu tránh bị thốn gót, chấn thương khớp gối và khớp háng. Simon Braun, chuyên gia về bàn chân của Bệnh viện Cochin (Paris) ghi nhận rằng trong số 600 phụ nữ trẻ đến khám bệnh, có 424 người (70%) bị biến dạng hình vòng cung nơi mang giày cao gót. Những phụ nữ này, về sau không thể mang lại giày gót bằng vì bàn chân của họ đã bị biến dạng theo kiểu gót nhân tạo lúc nào cũng bị như nhón lên!
  6. Bác sĩ J. R. d’Éhoughes, chuyên khoa thấp khớp ở Lille cho rằng những chứng đau nhức ở thắt lưng thường đi đôi với giày, guốc cao gót. Các bác sĩ khác thì không đồng quan điểm như thế. BS. R. Shoier cho rằng nó tùy thuộc vào kiểu, loại giày, guốc cao gót và tùy theo từng người. Giày, guốc cao gót gây tăng tình trạng ưỡn cột sống còn thay đổi tùy theo quá trình mang giày ấy ít hay nhiều, lao động, chế độ ăn uống, thể trọng cơ thể… chứ không riêng gì giày, guốc cao gót. Nhưng một điều chắc chắn là một người quá mập mà cũng mang giày quá cao gót thì sẽ có chuyện xảy ra nếu không xấu đôi chân thì cũng xấu cho cột sống… Nhưng Michell Fine đã đưa ra một kết luận khá độc đáo: một số phụ nữ từ thời niên thiếu đã quen mang giày cao gót thường xuyên, khi khám xét họ ở tuổi thanh nữ thấy có sự co rút đáng kể ở gót chân nơi buộc cơ ba đầu cẳng chân vào xương gót. Những phụ nữ này khi bỏ giày ra vẫn có xu hướng tự nhiên như muốn nâng cao gót lên và do đó đưa các áp lực ra phía trước bàn chân và khi đi giày gót bằng họ cảm thấy mất thăng bằng. Sự thật chính phần thịt, tức là cơ bị co rút lại. Nhà nghiên cứu này còn nói: tôi thấy hàng ngày có phụ nữ không thể đặt chạm gót chân xuống mặt đất, dù đi trên bãi cát họ cũng dùng giày cao gót. Họ chỉ rời nó khi lên giường ngủ mà thôi. Michel Fine tự hỏi, có phải việc mang giày, guốc cao gót, trong một số trường hợp, là cách lắp bộ phận giả mà những phụ nữ này chọn lựa để bù lại sự co rút quá rõ ràng hoặc để giảm bớt sức căng khó chịu của hệ cơ? Trong trường hợp này dùng giày, guốc cao gót là cần thiết chứ không phải là vì mốt.
  7. Nhưng một giả thiết khác làm nhảy nhỏm các nhà chuyên môn. Khi Cathernie Tardieu, người điều khiển một nhóm nghiên cứu về những trở ngại vật lý ở Bệnh viện Raymon Poincaré công bố: Đã 10 năm nay chúng ta có tất cả những bằng chứng khoa học rằng cơ là một mô có thể thích nghi, mà cấu trúc tế bào có thể thay đổi tùy theo những cố gắng và những vị trí mà người ta dành cho nó. Nói cách khác, sự co rút cơ không phải là một tình trạng thường xuyên hay vĩnh viễn, và cơ có thể tập lại, dùng gót cao là một giải pháp sai lầm và chắc chắn không phải là bài thuốc chỉnh hình mà thiên nhiên bày vẽ cho người phụ nữ. Một nhóm nghiên cứu ở Viện sức khỏe và nghiên cứu y học (INSERM), một cơ quan khoa học y học hàng đầu của Pháp chứng minh năm 1972 trên thú vật rằng khi người ta bó bột trong 3 tuần lễ, hai bàn chân sau của thú Linh trưởng giống y như vị trí của giày cao gót, sẽ làm rút ngắn bắt buộc cơ ba đầu cẳng chân, làm đảo lộn cấu trúc của chân, những tế bào cơ bị mất giảm đi 40% các tấm cơ của chúng. Chính sự suy giảm tấm cơ (sarcomere) này gây ra tình trạng co cơ. Ngược lại nếu người ta kéo dài nhân tạo cơ trong cùng một thời gian thì số lượng tấm cơ tăng lên 20%. Những thay đổi này được xác nhận thêm sau đó bởi nhiều phòng thí nghiệm khác trên thế giới, luôn luôn có thể đảo ngược khi kết thúc thí nghiệm. Kết luận: nơi phụ nữ mang giày cao gót, cho dù cơ chân có bị co rút, thì chúng cũng có thể được tập lại để giãn ra bình thường. Nghĩa là khi không cần thiết thì nên mang giày đế bằng hoặc đi chân không (trong nhà chẳng hạn) chứ không nên lúc nào cũng giày, guốc cao gót.
  8. Nhưng điều trở ngại duy nhất và đơn giản là nhiều phụ nữ không chấp nhận điều đó. Các bà, các cô thường không thể đặt bằng bàn chân đã có thói quen được đẩy cao lên từ 10, 15, 20 năm! Nhờ một máy ghi hình đặc biệt (chụp hình liên tục) người ta chụp hình một thiếu nữ đi bình thường trên chân không, rồi mang giày cao gót Es Arpiin. Những hình ảnh này được chiếu rọi lên từng tấm để nghiên cứu, người ta cũng nhận thấy trong khi đi, bàn chân áp lên mặt đất trong 0,69 giây, kém hơn nửa thời gian mà trước đây người ta chấp nhận. Dùng gót cao, giai đoạn áp đất cũng dài chừng ấy nhưng giai đoạn bắt đầu áp xuống thì ngắn hơn và giai đoạn giở chân đi thì dài hơn. Một nhận xét khác: có ít khác biệt nơi vòm gan bàn chân giữa đi giày cao gót và đi chân không. Với gót cao, chỉnh góc A rộng ra nhiều, khi bàn chân bắt đầu đáp xuống mặt đất. Giày cao gót đẩy trọng lượng cơ thể ra phía trước, vòm gan bàn chân bắt đầu khép lại khi bàn chân có thì giờ gập lại trên chân khi áp đất. Hậu quả cuối cùng: với giày cao gót, người phụ nữ không cho phép vòng cung bàn chân bẹp xuống và không cho cơ ba đầu của cẳng chân duỗi ra tối đa, người mang giày này phải bù lại bằng cách đòi hỏi ở cơ này một sự gắng sức nhiều hơn. Nếu dùng gót cao thường xuyên thì bắp chân sẽ to ra và di chuyển lên phía trên. Cuối cùng giày càng cứng thì nó như một mặt đất trên mặt đất và các bộ phận đàn hồi của bàn chân càng giữ ít năng lượng hơn nên người đi giày cao gót có đế cứng phải tiêu hao nhiều lực hơn để đi nên mau mỏi chân.
  9. Trên đây, chỉ bàn đến của những guốc, giày đóng đúng quy cách, nếu giày đóng không vừa chân, bằng da xấu, không đáp ứng quy luật cơ học thì dù là gót cao hay gót bằng cũng có thể gây trặc chân, trầy chân, đau chân, dẫn tới viêm nhiễm bàn chân… Nhưng thầy thuốc thì đề nghị, mà phụ nữ thì quyết định. Luôn luôn là như vậy. Chính bắp chân bị tổn hại, guốc giày giữ chân và bàn chân bị bẹp ra nhiều hơn khi phụ nữ mang giày gót bằng, nhưng vòng cong của gan bàn chân không thay đổi gì bao nhiêu, đó là điều mà các nhà nghiên cứu đã tìm thấy. Hậu quả khác của sự mang giày cao gót, nhọn thường xuyên là sự co rút cơ học của bắp chân. Nhưng trái với các điều của nhà chỉnh hình đã tin rằng sự co rút này chỉ xảy ra cho cơ ba đầu của cẳng chân và không ảnh hưởng gì đến gót chân. Như vậy, các nhà chuyên môn kết luận, về mặt thẩm mỹ của đôi chân và vóc dáng, phụ nữ nên mang guốc, giày có gót cao hơn mũi từ 3 - 7 cm (tùy theo người ta thích). Dưới 3 cm thì không đẹp và cao quá 7 cm thì có hại cho đôi chân và dễ vấp ngã cũng như mất cân bằng cơ thể. Ngoài ra, nên nhớ rằng mang guốc, giày cao gót là không tự nhiên đối với đôi chân, do đó chỉ mang trong trường hợp cần thiết, và luôn trở lại với gót bằng hoặc đi chân không trong những trường hợp khác. DS. PHAN ĐỨC BÌNH - KS. KHA HY - BS. QUỲNH NGA
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2