Hành trang và vài kỹ năng cơ bản cho những chuyến đi chụp ảnh
lượt xem 13
download
Nhiếp ảnh là một môn nghệ thuật, một thú vui vô cùng thú vị không chỉ cho những tay máy chuyên nghiệp, mà còn cho tất cả chúng ta, những kẻ yêu thích cái đẹp của thiên nhiên, cái hay của những con người mà chúng ta có dịp tiếp xúc. Ảnh của chúng ta không cần đẹp, cũng không cần rập theo một khuôn khổ có sẵn nào, đôi khi chỉ cần đi, đến và cảm nhận, chụp vài tấm ảnh để chia sẻ với anh em là đã đủ cho chúng ta thỏa mãn lắm rồi. Chính vì...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hành trang và vài kỹ năng cơ bản cho những chuyến đi chụp ảnh
- Hành trang và vài kỹ năng cơ bản cho những chuyến đi chụp ảnh Nhiếp ảnh là một môn nghệ thuật, một thú vui vô c ùng thú vị không chỉ cho những tay máy chuyên nghiệp, mà còn cho tất cả chúng ta, những kẻ yêu thích cái đẹp của thiên nhiên, cái hay của những con người mà chúng ta có dịp tiếp xúc. Ảnh của chúng ta không cần đẹp, cũng không cần rập theo một khuôn khổ có sẵn nào, đôi khi chỉ cần đi, đến và cảm nhận, chụp vài tấm ảnh để chia sẻ với anh em là đã đủ cho chúng ta thỏa mãn lắm rồi. Chính vì vậy, những chuyến đi là không thể thiếu một khi chúng ta đã ít nhiều ham thích cái thú vui này. Để cho những chuyến đi được thành công, bắt buộc phải có sự chuẩn bị chu đáo từ trước. Từ ý nghĩ đó, tôi viết bài này với mong muốn để chúng ta dùng tham khảo trước mỗi chuyến đi. Cũng có thể coi như một checklist trong quá trình chuẩn bị. 1. Thông tin về nơi sẽ đến Trước mỗi chuyến đi, chúng ta nên tìm hiểu sơ qua về nơi chúng ta sẽ đến, về phong tục, tập quán, thời tiết… điều này sẽ giúp chúng ta có một sự hiểu biết nhất định hầu giúp cho chúng ta có nhiều thông tin để chuẩn bị hành trang, chủ động giao tiếp khi gặp người dân địa phương. Ngày nay, với sự trợ giúp thật đắc lực và hiệu quả của anh bạn Google và internet, chuyện này trở nên thật dễ dàng và nhanh chóng. 2. Bản đồ Bản đồ rất cần thiết cho mỗi chuyến đi, nó giúp cho chúng ta hình dung được phương hướng và đọan đường sẽ đi, kể cả tên những địa phương mà chúng ta sắp đến. Qua tỉ lệ bản đồ chúng ta còn ước lượng được chiều dài đọan đường để chủ động điều tiết số nhiên liệu mà chúng ta có, tránh trường hợp hết nhiên liệu dọc đường, lúc đó chiếc xe máy lại là một
- gánh nặng. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta trang bị thêm GPS và la bàn, giá hiện nay cũng không đắt lắm. Hiện nay, ở Việt Nam có 2 lọai bản đồ, bản đồ giao thông đường bộ và bản đồ hành chính. Cả 2 cuốn có giá gần 300.000vnd. Bản đồ giao thông đường bộ thể hiện tất cả các con đường trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên có một số con đường chưa làm mà vẫn có trên bản đồ hoặc ngược lại nên các bạn cũng để ý đến điều này, thêm nữa bản đồ này không ghi chi tiết các tên làng xã nhỏ nên rất khó hỏi thăm đường khi các bạn đi vào vùng núi non hiểm trở. Bản đồ hành chính sẽ thể hiện chi tiết các địa danh, kể cả những tên làng, tên bản nhỏ. Hiện nay tôi đã up load ảnh Bản đồ giao thông đường bộ và Bản đồ hành chính Việt Nam với file chất lượng cao để có thể in 20x30cm, các bạn có thể load về mỗi khi các bạn cần tham khảo, điều này sẽ thuận tiện cho các bạn ở xa, không có điều kiện mua bản đồ hoặc khi đi du lịch cần có bản đồ để tham khảo. Địa chỉ theo 2 link sau: Bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam Bản đồ Hành chính Việt Nam 3. Chuẩn bị hành trang (máy ảnh, trang bị cá nhân, thuốc men, đồ ăn…)
- 3.1 Máy ảnh và các thiết bị: Vấn đề này chắc ai cũng đã biết, nhưng điều cần lưu ý là không nên mang những thứ không cần thiết, thí dụ như đi chụp theo nhóm đông người thì sẽ khó có thời gian để chụp Macro nên đem theo lens chỉ tổ nặng balô thêm >500gram mà thôi. Có thể liệt kê ra đây những thứ cần mang theo (tùy theo tính chất chuyến đi và thương hiệu sử dụng mà chúng ta gia giảm cho vừa …balô nhé): Body: 1 Digital, 1 Film (nếu đi chụp dài ngày ở vùng có mây mù) Lens: 12-24mm; 18-70mm; 80-200mm, thêm 50mm 1.8 hay 85mm 1.8 nếu cần chụp chân dung. Lens Macro (t ùy theo chuyến đi). Pin các lọai và dụng cụ sạc Pin. Thẻ nhớ, hộp lưu dữ liệu, Film Flash (tùy theo chuyến đi) Tripod hoặc Monopod và dây bấm mềm (tùy theo chuyến đi) Dụng cụ làm sạch máy ảnh như ống thổi, cọ, vải lau mềm (lúc nào cũng sẵn trong balô. Cũng nên có sẵn trong ba lô một cái dù nhỏ, một bao nylon lọai lớn để nếu có mưa bất chợt thì che balô cho an tòan. 3.2 Trang bị cá nhân Phần này rất quan trọng vì lặt vặt dễ quên. Giấy tờ cá nhân như CMND, bằng lái xe, thẻ BHYT, là điều đầu tiên không được quên. Tiền nên đem vừa đủ và nên cất trong balô. Ví và ĐTDD là những món rất được kẻ trộm ưa thích ở chỗ đông người. Quần áo: Áo nhiều hơn quần, tốt nhất là lọai ít nhăn, mau khô, thóang. Nếu đi xe máy thì ưu tiên áo tay dài, vải dày cũng là một lợi thế khi xảy ra va chạm. Nếu đến vùng lạnh thì cần thên áo ấm. Quần áo nên đem vừa đủ mặc, tránh đem quá nhiều, nặng nề gây mệt mỏi.
- Bàn chải đáng răng, giấy vệ sinh, coi vậy nhưng cũng rất cần thiết. Kem đánh răng, dầu gội đầu, dầu chống muỗi và côn trùng, nếu đi đòan đông thì một người đem cho cả nhóm dùng cho gọn. Nón, nên để sẵn trong balô. Áo mưa, nếu là mùa mưa. Sổ tay và bút cũng nên đem để ghi lại các địa danh, địa chỉ … Dao đa năng cũng rất cần trong nhiều trường hợp. Đèn pin (tùy theo chuyến đi) Máy nghe nhạc lọai nhỏ gọn sẽ giúp chúng ta thư giãn lúc rảnh rỗi, đặc biệt có lợi khi màn đêm buông xuống. Giầy dép: Giầy sẽ bảo vệ đôi chân cho chúng ta, giầy phải thích hợp và được dùng trước chuyến đi cho quen chân để chân không bị phồng rộp gây đau đớn. Tùy theo chuyến đi, nên đem theo một đôi dép hai dây thật nhẹ và gọn để dùng trên xe hoặc trên máy bay cho thóang. *** Lưu ý quan trọng khi đi máy bay: Phải gởi tất cả các lọai dao kéo, dụng cụ kim lọai như đồ dùng sửa xe vào khoang hành lý dưới bụng máy bay, tránh mang theo người vì lý do an ninh. Nếu quên điều này, đồ dùng đó phải để lại sân bay (coi như mất tích). 3.3 Thuốc men và đồ ăn Nên chuẩn bị thuốc men trước chuyến đi, các lọai thuốc đặc trị như tim mạch, cao huyết áp… cần chuẩn bị chu đáo và dự kiến tùy theo mỗi cá nhân và chuyến đi dài hay ngắn. Các lọai thuốc thông thường cũng cần mang theo như: Thuốc ổn định đường ruột (tiêu chảy), giảm đau (paracetamol), chống say tàu xe, dầu nóng, vài miếng băng cá nhân, một ít bông, một chai cồn hoặc oxy già… Lưu ý các lọai thuốc phải còn trong hạn sử dụng. Vitamin C, hoặc Vitamin tổng hợp sẽ bổ sung các khóang chất cần thiết
- cho chúng ta từ ngày thứ 2 trở đi, hiện có lọai Vitamin tổng hợp (vi ên sủi bọt) giá 24.000vnd/hộp. Mỗi ngày 2 viên không lo sạn thận. Tùy theo chuyến đi dài hay ngắn mà chúng ta nên mang theo đồ ăn dự phòng. Một ít thịt hộp, lương khô, mì gói dạng ly, càfe hòa tan… Socola và bơ lọai không bị chảy sẽ bổ sung rất nhiều năng l ượng giúp mau lại sức. Nước thật sự cần thiết, lúc nào cũng phải có một chai ½ lít trong balô và luôn được bổ sung cho đầy, nên uống nhiều lần sẽ tránh khát tốt hơn là uống thật nhiều trong một lần gây nặng bụng. Một cái nồi hay bình đa năng với ít cồn khô để có thể dùng nấu nước để pha café hay dùng mì gói cũng rất cần thiết. Bếp thì không cần, có thể bỏ cồn khô vào lon sữa bò với 3 cục gạch là đã có cái bếp. 4. Chuẩn bị xe cộ và một vài kỹ năng cơ bản khi lưu thông Có thể chúng ta đi bằng xe 4 bánh, hoặc bằng xe máy. Phương tiện nào cũng có cái lợi và cái bất tiện. Đi xe 4 bánh thì vui, an tòan, nhanh… nhưng sẽ không cơ động như xe máy. Đi xe máy có rất nhiều tiện lợi, đặc biệt với những chuyến săn ảnh bằng xe máy luôn là một thử thách thú vị. Cá nhân tôi rất thích phương tiện này. Có thể tới hang cùng ngõ hẻm, có thể dừng bất cứ lúc nào, thật gần với thiên nhiên, có thể cảm nhận được gió mát, mùi vị của những nơi đi quâ…Phần này tôi chỉ đề cập tới một vài kỹ năng cũng như việc chuẩn bị trước chuyến đi bằng xe máy. Trước khi đi 1 tuần chúng ta nên chuẩn bị xe thật kỹ, kiểm tra vỏ xe, đèn xe, phuộc nhún, phanh xe, thay nhớt… phải có thời gian chạy thử sau khi sửa chữa cân chỉnh xe, đảm bảo rằng xe đủ an tòan trước chuyến đi. Trên xe nên có sẵn 2 sợi dây thun buộc đồ đạc, 10m dây d ù lọai chắc
- (dùng trong trường hợp xe này kéo xe kia hoặc xe bị xa lầy). Nên chuẩn bị một túi dụng cụ bao gồm: 1 cái ruột xe, b ơm, miếng vá sống, keo vá xe, dụng cụ nạy vỏ, dụng cụ mở ốc để thay ruột xe, 1 bugi, keo dán sắt, 1 bóng đèn trước… Các dụng cụ này chỉ cần một người trong đòan chuẩn bị (trừ dây ràng, bugi, đèn xe, mỗi xe nên có một bộ). An tòan là trên hết. Khi lưu thông trên đường bắt buộc phải có kính chiếu hậu và đội nón bảo hiểm dù đọan đường có bắt buộc hay không (tại sao mình không tự lo cho chính mình mà nhờ công an hoặc bác sĩ lo cho mình???). Đi đúng tốc độ, khỏang cách hợp lý, người đi sau cùng là người mang dụng cụ sửa xe, người đi trước phải là người cầm bản đồ, trưởng đòan hay là người biết đường, cả nhóm phải đi chính giữa 2 người này. Cần lưu ý là giữ khỏang cách rất quan trọng, ở thành phố đường nhựa với tốc độ 20km/h bạn có thể phanh và dừng trong 10m nhưng ở nông thôn đường cát hoặc đường đất đỏ bạn phải phanh và dừng an tòan trên 20m nếu không muốn trượt té. Khi lưu thông tránh tối đa đi hàng ngang, vừa cản trở vừa nguy hiểm. Cũng nên lưu ý chúng ta đi chụp ảnh chứ không phải đua xe, nếu có bất cứ thành viên nào gặp rắc rối sẽ ảnh hưởng đến cả đòan. Ai mà chụp ảnh được khi ông bạn cứ rên hừ hừ sát bên. Ràng cột đồ đạc trên yên sau cũng nên lưu ý là sẽ phải tháo xuống để đổ xăng, ràng cho đủ chắc nhưng cũng để khi tháo được nhanh gọn. Áo mưa phải để nơi dễ lấy, tránh tình trạng lấy được áo mưa xong thì đồ cũng vừa ướt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đào tạo công nghệ trải vải và cắt bán thành phẩm
15 p | 1365 | 144
-
Giáo án Công nghệ lớp 6 - Thực hành Lựa chọn trang phục
5 p | 243 | 9
-
Giáo trình Hệ thống bài tập Công nghệ may 1
193 p | 12 | 6
-
Mẹo chăm sóc tóc mùa đông cho bạn gái
5 p | 51 | 4
-
Thực hành nghề nghiệp trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
5 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn