intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hãy học cách dự đoán nhu cầu thị trường

Chia sẻ: Dangcap Pro | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

545
lượt xem
140
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luôn xuất phát từ nhu cầu của thị trường - đó là nguyên tắc kinh doanh thành công của nhiều doanh nghiệp ngày nay. Trên thương trường, tiềm năng tiêu thụ hay nói cách khác chính nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về một loại hàng hoá nào đó sẽ quyết định mọi phương hướng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chứ không phải tuỳ thuộc vào khả năng sẵn có của doanh nghiệp, càng không tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp muốn sản xuất ra bất cứ hàng hoá với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hãy học cách dự đoán nhu cầu thị trường

  1. Hãy học cách dự đoán nhu cầu thị trường Luôn xuất phát từ nhu cầu của thị trường - đó là nguyên tắc kinh doanh thành công của nhiều doanh nghiệp ngày nay. Trên thương trường, tiềm năng tiêu thụ hay nói cách khác chính nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về một loại hàng hoá nào đó sẽ quyết định mọi phương hướng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chứ không phải tuỳ thuộc vào khả năng sẵn có của doanh nghiệp, càng không tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp muốn sản xuất ra bất cứ hàng hoá với bất cứ mẫu mã nào.
  2. Khi quan sát thị trường, chúng ta không những thấy được giá cả được tạo thành ra sao, kết quả của những thương lượng giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà còn giúp ta lựa chọn cho mình một thái độ khôn ngoan trong sự vận động của thị trường. Giá cả của thị trường luôn luôn phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu, vì thế các doanh nghiệp và người tiêu dùng bao giờ cũng phải dựa trên “cái trục vận động” cơ bản đó. Sự thành bại của một doanh nghiệp nào đó cũng tuỳ thuộc vào việc có đoán được nhu cầu của thị trường về một loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh hay không. Toyota là một trong ba hãng sản xuất ôtô lớn nhất thế giới hiện nay và đứng đầu ở Nhật. Năm 1998, Toyota đã sản xuất trên 7 triệu chiếc xe hơi các loại. Một sản lượng lớn như vậy mà được tiêu thụ nhanh chóng thì đúng là kỳ tích thực sự. Kỳ tích đó tại sao lại có được? Đó chính là do tài kinh doanh của ban lãnh đạo Toyota. Toyota luôn đứng về phía khách hàng, vì lợi ích khách hàng và những mong muốn của họ để lựa chọn cách phục vụ cho phù hợp. Khi bạn hỏi bất kỳ một nhân viên nào của Toyota thì họ đều nói rằng: “Ban lãnh đạo Toyota chưa bao giờ hỏi rằng lượng tiêu thụ hiện nay là bao nhiêu mà họ luôn đứng về phía đời sống của người dân Nhật Bản cũng như lập trường của khách hàng để cân nhắc các vấn đề sản xuất với một tầm nhìn xa về tương lai”.
  3. Từ ngày Toyota thành lập đến nay, hãng đều dốc sức vào mục tiêu quan tâm đến lợi ích và mong muốn của khách hàng để mở rộng thị trường. Ban lãnh đạo Toyota thường nói: “Nhu cầu tiềm tàng về xe hơi là vô cùng vô hạn, chỉ vì thu nhập của người dân chưa cao, dân chúng bình thường không mua nổi mà thôi”. Vì thế Toyota đã cố gắng kinh doanh trên nguyên tắc sao cho có lợi nhất đối với khách hàng, cố gắng đáp ứng những thứ khách hàng cần chứ không phải chỉ tính đến lợi ích của mình. Chính nhờ việc quan tâm đến lợi ích của khách hàng mà số lượng khách hàng tăng thêm, đẩy nhanh số lượng tiêu thụ xe hơi của Toyota, do vậy lợi nhuận của Toyota cũng tăng lên gấp bội. Điều kỳ diệu trong kinh doanh mà hãng Hewlett Packard (HP) đã đạt được phần lớn bắt nguồn từ chiến lược “Xuất phát từ những ước muốn của khách hàng để tác động cho phù hợp”. Người ta có truyền tụng một huyền thoại về quản lý của HP rằng: Có một lần Bill Hewlett, giám đốc HP, đang ở nhà máy đã phát hiện ra kho dự trữ thực nghiệm bị khoá. Bill lập tức đi mượn cưa để cưa phăng cái khoá cửa kho. Bill còn để lại ở đây một mảnh giấy mà người ta tìm thấy vào sáng thứ hai “Từ giờ đừng bao giờ khoá cái cửa này nữa. Cám ơn ! Bill”. Tại sao Bill lại làm như vậy? Bởi Bill muốn mọi người đều dược tự do mang các vật liệu thí nghiệm về nhà để lợi dụng cá nhân, chính điều đó sẽ gia tăng những sáng kiến về sản phẩm cho công ty mình cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
  4. Hồi mới thành lập hãng Sony, ông chủ Morita đã cao hứng sản xuất một loại máy thu thanh mà theo ông là nó rất tốt, rất đẹp. Morita hài lòng về máy và cho bán ra thị trường với giá hàng nghìn yên mà quên mất một điều là khi đó thu nhập của người dân Nhật Bản rất thấp, không thể mua được. Vì thế hãng Sony đã không tài nào tiêu thụ nổi sản phẩm ngẫu hứng đó. Bài học quý giá ấy đã khiến cho Morita luôn luôn quan tâm đến nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng ở những thị trường mà Sony dự định thâm nhập. Charles Schanbo trước khi làm giám đốc tập đoàn nông nghiệp Binisco nổi tiếng của Anh cũng đã vận dụng những kiến thức về marketing vào kinh tế vườn rất giỏi. Trên mảnh đất rộng lớn của mình, Charles bắt đầu làm vườn. Dự đoán là vào mùa đông, ớt sẽ khan hiếm nên Charles chỉ trồng toàn loại ớt chịu lạnh. Khi mùa ớt đã qua đi, ớt vườn nhà Charlses bắt đầu thu hoạch. Nhờ vậy mà Charles trúng một vụ lớn. Đến khi mọi người đố súc đi trồng ớt trái vụ, Charles lại không bán ớt quả nữa mà bán ớt giống, Ai cũng phải mua ớt giống từ vườn nhà Charles. Vì thế Charles lại càng giàu thêm. “Chỉ sản xuất, bán và phục vụ những cái mà khách hàng cần tới chứ không phải là cái mình sẵn có”, chân lý đó không chỉ rất đúng trong lĩnh thương mại mà còn nhiều lần rất đúng trong lĩnh vực sản xuất. Một nhà quản lý tài ba muốn doanh nghiệp mình có được những thành công trên thương trường thì đều cần phải nắm lấy bí quyết đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2