Hội nhập Quốc tế và văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới: Phần 1
lượt xem 60
download
Tài liệu Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập Quốc tế - Phần 1 - NXB Chính Trị Quốc Gia phân tích một cách sâu sắc, thấu đáo văn hóa và văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay ở nước ta nói riêng và văn hóa phát triển và tiến bộ xã hội nhìn từ cục diện văn hóa Châu Á – Thái Bình Dương trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, quá thực tiễn Đông Á. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin Tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hội nhập Quốc tế và văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới: Phần 1
- GS. TS. HOÀNG CHÍ BẢO VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG Đ ổi MỚI VÀ HỘI NHẬP QUốC TẾ
- VĂN HÓA VÀ CON NGUâl VIỆT NAM TRONG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẺ
- _____3.3U Mã số: CTQG -2010
- GS. TS. HOÀNG CHÍ BẢO VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM ■ TRONG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TỂ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GÍA HÀ NỘ I-2010
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN Văn hoá do con người sáng tạo ra, là một hiện tượng lịch sử độc đáo của nhân loại. Con người hoạt động để sáng tạo ra văn hoá, đồng thời còn tiêu dùng và cảm thụ văn hoá. Bằng cách đó, chính văn hoá, với tất cả sức mạnh của nó, lại vun trồng, nuôi dưỡng và phát triển con người, hoàn thiện và làm phong phú thêm nhân cách con ngưòi. Trong thòi đại giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc, đa dạng hoá văn hoá dân tộc luôn đặt lên vị trí hàng đầu. C.Mác đã từng nói: Văn hoá, nếu như nó phát triển một cách tự p h á t thì sẽ để lại phía sau một h oan g mạc. Điều này cho thấy, trong giao lưu văn hoá, nếu không biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, không biết tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, thì sự hoà tan, mất gốc sẽ là điều khó tránh khỏi đôi với một quốc gia, dân tộc. Với nhãn quan sâu rộng, với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc giá trị của văn hoá, đặt văn hoá vào vị trí trung tâm của đời sông xã hội. Ngay từ năm 1946, Người đã khang định: Văn hoá phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sông vui tươi lành mạnh của quần chúng. õ
- Hướng tới kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quôc gia xuất bản cuốn sách Văn h oá và con người Việt N am trong đôi mới và hội n h ập quốc tê của GS, TS. Hoàng Chí Bảo. Nội dung cuô’n sách phân tích một cách sâu sắc, thấu đáo văn hoá và văn hoá dân tộc trong bôi cảnh toàn cầu hoá hiện nay ở nước ta nói riêng và văn hoá với phát triển và tiến bộ xã hội nhìn từ cục diện văn hoá châu Á - Thái Bình Dương nói chung trong hai thập niên đầu th ế kỷ XXI, qua thực tiễn Đông Á. Qua đó, tác giả khẳng định rõ, văn hoá dân tộc Việt Nam là cội nguồn, là nền tảng và là mục tiêu của dân tộc ta trong xây dựng nền văn hoá mới, bảo đảm cho dân tộc ta có vị th ế xứng đáng trong cộng đồng nhân loại, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 10 năm 2010 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 6
- MỞ ĐẦU Việt Nam và các quốc gia - dân tộc trên thê giới đang ở thập kỷ đầu của thê kỷ X XI, đang tiếp tục quá trìn h đổi mới để phát triển và hướng tới phát triển bền vững. Mục tiêu và động lực của quá trình phát triển ấy chính là văn hoá. Con người sáng tạo ra văn hoá vói tư cách là chủ thể của hoạt động lịch sử và đến lượt nó, văn hoá góp phần phát triển và hoàn thiện con người, làm cho hoàn cảnh ngày càng có tính ngưòi nhiều hơn như M ác đã từng nói. Với con người, trong tư cách cá nhân và cá thể người của nó, sự lĩnh hội và làm chủ các giá trị văn hoá, sự phát triển các nhu cầu văn hoá, làm cho văn hoá thấm sâu vào trong lối sổng, hành vi và hoạt động, trở thành thưóc đo của trình độ người trong phát triển. Một cái tôi nhân cách đích thực sẽ không thể nào hình dung được nếu ỏ bên ngoài quá trình vun trồng nhân tính, giáo dục văn hoá. Con người được sinh ra nhưng nhân cách thì phải được hình thành, sự hình thành ấy chính là quá trinh mà con người trở thành con người dưới ảnh hưởng và tác động của văn hoá. 7
- Với dân tộc và quốc gia - dân tộc, trong tư cách cộng đồng xã hội của nó, văn hoá làm nên sức sống, bản lĩnh và bản sắc của dân tộc và quôc gia - đân tộc đó. Văn hoá dân tộc được sinh thành và nuôi dưỡng cùng vối lịch sử của dân tộc, tạo thành truyền thống, kết tinh thành các giá trị, nó như tấm gương phản chiếu những tinh hoa, khí phách, tâm hồn của dân tộc qua mọi biến cố, thăng trầm của lịch sử. Đó là lịch sử lao động, đấu tranh và sáng tạo mà dân tộc đã trải qua và đang tiếp nối để tồn tại và phát triển, để tự biểu hiện và tự khẳng định mình trong thê giới nhân loại. Văn hoá dân tộc, từ truyền thống và bản sắc của mình là sức manh tự ý thức của dân tộc trong cuộc hành trĩnh tới tự do, tiến bộ và phát triển, thực hiện khát vọng giải phóng, khát vọng sống và sáng tạo của biết bao th ế hệ nối tiếp nhau trong lịch sử. Văn hoá, đó là tấm căn cước đích thực để dân tộc tự giới thiệu về mình trưốc thê giới nhân loại, để gia nhập vào cái chung - phổ quát toàn nhân loại trong khi vẫn gìn giữ và phát huy cái riêng - đặc sắc, độc đáo của chính mình, tự phân biệt mình vói trăm nghìn cái riêng khác. Những giá trị của văn hoá dân tộc làm phong phú thêm tài sản chung của văn hoá loài ngưòi, làm cho văn hoá là sự thống nhất trong đa dụng, thống nhất trong những sự khác biệt. Từ trong bản chất, văn hoá xa lạ vối những gì đơn điệu, nghèo nàn. Đồng nhất giữa các nền văn hoá thành một cái duy nhất chảng những là trá i với lôgíc tự nhiên 8
- của bản ch ất sáng tạo văn hoá, của lịch sử phát triển văn hoá mà còn là nguy cơ đánh m ất văn hoá, nguy cơ tự đánh m ất mình của dân tộc khi hội nhập vào th ế giới trong xu thê toàn cầu hoá hiện nay. Cá thể là hữu hạn, đó là sự hữu hạn mà con người càng trưởng thành về mặt lý trí, càng trải nghiệm cuộc sông bao nhiêu thì càng tự ý thức đầy đủ hơn bấy nhiêu vê tính hữu hạn của mình, cả sự tồn tại bản thể lẫn khả năng nhận thức thê giới. Song, nhân loại là vô cùng, bởi sự sông mạnh hơn cái chết, các thê hệ con người ở mọi thòi đại mãi mãi tiếp nôi nhau trong sự sinh thành và phát triển. Tính vô cùng của đời sống nhân loại không phải là một ý niệm trừu tượng, một triết lý tư biện mà là một hiện thực đầy tính sinh động, biểu cảm. Nó được chứng thực bởi sức sổng của vãn hoá và văn minh, bởi những thành quả và giá trị - vật chất cũng như tinh thần - mà loài người không ngừng tạo ra bằng lao động sáng tạo. Để nhân loại trưòng tồn với sức mạnh vô cùng của nó thì mỗi dân tộc phải bền bỉ giữ vững và phát .huy cái diện mạo, bản sắc văn hoá của mình và nhờ đó làm phong phú đời sống văn hoá nhân loại. Văn hoá dân tộc, đó chẳng những là cội nguồn, là nền tảng của dân tộc mà còn là đảm bảo cho dân tộc có một vị trí và ý nghĩa xứng đáng trong cộng đồng nhan loại. Văn hoá làm cho dân tộc có truyền thông và lịch sử của mình. Nó không thể m ất, nó củng trường tồn trong sự trường tồn của nhân loại. Đồng nhất giữa các nền 9
- văn hoá bằng sức mạnh xâm lược văn hoá của một sô th ế lực hùng mạnh nào đó, tự xem các giá trị văn hoá của dân tộc mình là “siêu việt”, là “tôi thượng” với thái độ ngạo mạn và ý đồ áp đặt các giá trị ấy cho các dân tộc khác - đó là một hành động phản văn hoá, không thể chấp nhận. Có một xu thê khách quan đang diễn ra là toàn cầu hoá nhưng đồng thời cũng đang x u ấ t hiện một đòi hỏi bức xúc từ cuộc sống của các dân tộc, các quốc gia - dân tộc là đấu tran h chông lại những âm mưu, những thủ đoạn và cả những nguy cơ đồng nhất văn hoá, xâm lăng văn hoá. Thê kỷ XX đã đi vào quá khứ lịch sử với những cuộc chiến đấu của các dân tộc chông lại chủ nghĩa thực dân cũ và mới để giành lấy độc lập, thực hiện quyền dân tộc tự quyết chân chính của mình. Thế kỷ XXI đang diễn ra và cuộc chiến đấu mới chông lại mọi biểu hiện xâm lăng văn hoá lại tiếp tục đặt các dân tộc vào những nỗ lực, những thử thách mới. Sức sống và bản lĩnh văn hoá được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử đã giúp cho dân tộc Việt Nam đánh bại mọi âm mưu đồng hoá của phong kiến phương Bắc, đồng thời tiếp thu được sức mạnh của thòi đại mới - thòi đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - để đánh bại chủ nghĩa đê quốc, chủ nghĩa thực dân. Và trong bôi cảnh mới, đổi mới - mở cửa và chủ động hội nhập kinh tê quôc tê, sẵn sàng hợp tác song phương và đa phương, mong muốn là bạn với tấ t cả các nưốc. Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội lớn để phát 10
- triển đi liền với những thách thức nghiệt ngã trong phát triển, đã tự ý thức được những vấn đề hệ trọng, xem đó là những quyết sách chiến lược của đổi mói và phát triển. Đó là: - Thực hiện tăng trưởng kinh tê đi liên với công bằng xã hội. - Thực hiện điểm đồng quy của mọi chính sách hưống vào phục vụ cuộc sống con người và phát triển con ngưòi. Nguồn lực quan trọng và quyết định nhất trong phát triển là nguồn lực con người, coi vốn người là nguồn vốn của mọi nguồn vốn, là tài nguyên của mọi tài nguyên. - Chiến lược văn hoá thực chất là chiến lược con người, mục tiêu và động lực của phát triển chính là ở đó, ở văn hoá và con người. - Đổi mới để phát triển và hiện đại hoá hưống đích vào dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - X ây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là đảm bảo cho sức sông lâu dài và triển vọng phát triển bền vững của dân tộc trong một thê giói p h ụ thuộc và tuỳ thuộc lẫn nhau. Đôi mối ở Việt Nam đã diễn ra hơn hai thập kỷ, tính từ khi Đảng khởi xưống đường lôi đổi mới cho tới nay. Nhìn theo quan điểm phát triển và sáng tạo văn hoá thì đổi mới là một tiến trình lâu dài, thường xuyên, m ãi mãi. Ngọn nguồn sâu xa của đôi mới là thực tiễn, là cuộc sông của dân, là sức sông bền bỉ của 11
- dân tộc vối truyền thông văn hoá và văn hiến có bê dày hàng ngàn năm lịch sử. Từ quá khứ x a xưa cho tới thời cận đại và hiện đại ngày nay, các thê hệ ngưòi Việt Nam đã từng ý thức sâu sắc rằng, giang sơn, bò cõi của đất nước này là thiêng liêng như thê nào, bởi nó là thành quả được tạo dựng từ mồ hôi, nước m ắt, xương máu của nhân dân. Chủ quyền độc lập của dân tộc là không thể m ất. Thà chết vinh còn hơn sông nhục, th à hy sinh tấ t cả chứ nh ất định không chịu m ất nưóc, nhất định không chịu làm nô lệ, bởi cuộc sông và th ân phận con người, diện mạo của dân tộc chỉ thực sự có được với giá trị hàng đầu là tự do. Tổ quốc có độc lập, dân tộc có tự do th ì đồng bào cả nưốc và mỗi cá nh ân con người mới có h ạ n h p h ú c . Hồ Chí Minh đã xem hệ giá trị: ĐỘC L Ậ P - T ự DO - HẠNH PH Ú C là m ột chỉnh th ể, là quy tụ mọi m ong muôn, k h át vọng, hiểu biết củ a m ình. Theo chiều sâu tư tưởng củ a Người, những giá tr ị ấy được thực hiện, tấ t yếu dẫn tới chủ nghĩa x ã hội và chính những giá trị ấy lại được biểu hiện đầy đủ n h ấ t tro n g bản ch ấ t ưu việt củ a chủ nghĩa xã hội. H ồ Chí M inh - nhà tư tưởng vĩ đại và nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, là người th ể hiện sinh động nhất tinh hoa văn hoá dân tộc và tầm cao tư tưởng của thời đại mình khi phat hiện ra chân lý: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là quy luật khách quan của lwh sử, là con đương phat triển của xã hội Việt Nam, là giải
- pháp cho s ự chấn hưng, phát triển và hiện đại hoá dân tộc Việt Nam, văn hoá Việt Nam. S ự nghiệp đổi mới của Việt N am đang diễn ra dưới ánh sáng tư tưởng H ồ Chí Minh, đó là một s ự nghiệp sáng tạo văn hoá. Văn hoá là đổi mới và đổi mới là một cuộc cải biến cách m ạng sâu xa trên mọi lĩnh vực của đời sông xã hội ở tầm văn hoá. Đánh bại đê quốc, phong kiến để giành lấy độc lập, tự do chưa đủ, còn phải chiến th ắng nghèo nàn, lạc hậu để đưa dân tộc tới trình độ phát triển, giàu có về vật ch ất, văn minh về tinh thần, làm cho mọi người có cuộc sông hạnh phúc. Đó là khát vọng, ý chí, hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh - hiện th ân của khát vọng, ý chí, hành động của dân tộc ta. Để thực sự có Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho toàn thể cộng đồng dân tộc, cho từng gia đình và cho mỗi con người, rõ ràn g cần phải chiến thắng chẳng những g iặ c ngoại xăm mà cả giặ c nội xâm nữa. Sức m ạnh giải phóng ấy được huy động từ đâu? Từ sức bật củ a tăn g trưởng kinh tế, từ sự bền vững của chê độ chính trị, từ năng lực x ã hội dựa trê n sự đoàn kết và đ ồ n g thuận. Đó là sức m ạnh của văn hoá, được tông hợp bởi văn hoá, được th úc đẩy từ n ă n g lực văn hoá của mỗi ngưòi và bản lĩn h văn hoá của cả cộng đồng dân tộc. Tác động sâu xa và ảnh hưởng mạnh mẽ ấy của vàn hoá đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phải làm thê 13
- nào cho văn hoá vào sâu trong tâm lý của quôc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hoá phải làm thê nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Văn hoá phải làm thê nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đên trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biêt hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng. Như vậy, sức mạnh nội sinh của dân tộc, nhân tô động lực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc là văn hoá, là nền tảng văn hoá của dân tộc mà mọi thành quả và giá trị của nó đều do con người và cộng đồng dân tộc sáng tạo ra, trở lại phục vụ con người, tôn vinh giá trị con ngươi, nâng cao vị thê và phẩm giá dân tộc. Có một thực tê là, văn hoá, dù hiểu theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng, thậm chí là theo nghĩa rộng nhất của khái niệm (hay phạm trù) này, thì bao giờ văn hoá cũng tự biểu hiện và tự khẳng định mình bởi những gi tích cực, tiến bộ, tốt đẹp, nhờ đó, văn hoá trở nên cần thiết, hữu ích cho đời sông của ton tại người, phát triển con người, phát triển xã hội. Cái gì được gọi là văn hoá phải là cái hưống đích tói chân - thiện - mỹ, đó là hệ giá trị của nhân tính, của dân tộc, đó còn là chỗ gặp gỡ của các dân tộc trong cộng đồng rộng lớn toàn nhân loại. Với nhản loại, hệ giá trị chân - thiện - mỹ là nội dung, bản chất của văn hoá, là cái chung, p h ổ biến, p h ổ quát, được biểu hiện ra bởi vô sô cái riêng, nhưng sự đa dạng, 14
- phong phú, khác biệt mang tính lịch sử, đặc thù, đơn nhất của mỗi dân tộc, mỗi tộc người trong những hoàn cảnh, thời gian lịch sử khác nhau, trong những không gian văn hoá (địa văn hoá) khác nhau. Bởi thế, sự nhận thức và sự cảm thụ văn hoá là sâu sắc, tinh tê hơn rấ t nhiều so với những phân tích và đánh giá định lượng vốn thường thấy trong lĩnh vực kinh tế, sản xuất có tính vật chất. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ, với mỗi bước tiến của nó được áp dụng và truyền bá có thể đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, làm tăng khôi lượng sản phẩm, của cải, dẫn tới sự giàu có, thịnh vượng về vật chất cho quốc gia này, khu vực kia và cho cả nền kinh tê thê giới. Đó là điều có thể. Nhưng mỗi dân tộc lại tự ý thức về mình, tự nhận ra mình và nhận ra một dân tộc khác ở bên cạnh mình, cũng như các dân tộc có thể hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau, hợp tác, đoàn kết với nhau nhờ văn hoá và giao lưu văn hoá, thông qua đôi thoại giữa các nền văn hoá. Một thê giới hiện đại không đo lường bởi chỉ số duy nhất là kinh tế hay kỹ thuật - công nghệ, càng không xem nó là cứu cánh. Nhân loại sẽ m ất tính triển vọng và có thể rơi vào thảm hoạ nếu ngự trị sự đồng nhất văn hoá. Đó là điều không thể. Phấn đấu cho sự đa dạng văn hoá và tăng cường sự đốì thoại giữa các nền văn hoá - đó là đòi hỏi tất yếu, bức xúc của tồn tại và phát triển của toàn nhân loại trong thời đại ngày nay. Đó cũng chính là thông điệp văn hoá của thê kỷ mới, của thiên niên kỷ mới trong cuộc hành trình văn hoá của tất cả các dân tộc trên trái đất. 15
- Văn hoá đổi lập vối phản văn hoá cũng như phát triển đối lập vối phản phát triển, đạo lý - đạo nghĩa - nhân tính đối lập với bạo ngược - phi nhân tính - thú tính vậy. Nếu thừa nhận điều ấy trong bản chất sáng tạo kỳ diệu của văn hoá thì không thể không thừa nhận tính đa dạng văn hoá. Sự thừa nhận này, một mặt là sự giác ngộ khoa học vê bản chất của văn hoá, mặt khác thể hiện sự tự trọng dân tộc đi liền vối tôn trọng dân tộc khác, tôn trọng thê giới nhân loại mà nếu không có khách thể rộng lớn này (nhân loại) thì cũng không có đối tượng là chính dân tộc mình. Triết lý nhân sinh và hành động thấm nhuần tính văn hoá đạo đức trong ứng xử và hành xử th ậ t sâu sắc mà lại vô cùng giản dị. Triết lý ấy, từ trả i nghiệm đời sống và đúc rút qua kinh nghiệm lịch sử dạy ta rằng, tôn trọng người khác là tôn trọng ch ín h m ình. X úc p h ạ m người khác là s ự hạ thấp và sỉ n h ụ c ch ín h m ình, tự bộc lộ s ự thấp kém nhân cách và bản lĩnh văn hoá của mình. Ý nghĩa ấy của quan hệ con người cũng có ý nghĩa là quan hệ giữa các dân tộc nhìn từ chiều cạnh văn hoá. Những điêu trình bày ở trên cho thấy, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc chi có thể đặt ra và giải quyêt trên một tiền đề lý luận - nhận thức và thực tiễn - hành động của đổi mối, gắn liền kê thừa với đổi mới, sáng tạo để phát triển, tăng cường đôi thoại, giao lưu văn hoá vối các dân tộc trong khu vực và 16
- trên th ế giới với tinh thần khoan dung, hợp tác, tin cậy - đem tinh hoa, bản sắc văn hoá của dân tộc mình công hiến vào sự phong phú, đa dạng, giàu có của văn hoá thê giới, tiếp thu tinh hoa văn hoá th ế giới để không ngừng phát triển sức sống và năng lực sáng tạo văn hoá của chính dân tộc mình. Đó là cách ứng xử cần thiết và đúng đắn, là nhận thức cái tất yếu để hành động đúng như cái tất yếu đòi hỏi. Theo Ảngghen, như thê là tự do. Mỗi bước tiến của văn hoá được Mác xác định là mỗi bưốc tiến của tự do. Cuộc hành trình ấy lâu dài biết bao, từ một đòi người - cá thể đến sô" phận của một dân tộc và lịch s ử của toàn nhân loại. Mỗi bước đi trong cuộc hành trình ấy lại luôn vang vọng câu hỏi "văn hoá là gì?" Không phải là quá đáng khi nhận xét rằng, cho đến nay - dù văn hoá có một lịch sử rất lâu dài mà câu hỏi "văn hoá là gi?" vẫn còn nguyên tính thời sự, nó cũng hệt như câu hỏi "con người là gì?". Sự tìm kiếm câu trả lồi này, vẫn còn đang tiếp tục. Có lẽ, đây là một trong những câu hỏi khó nhất của lịch sử. Bao nhiêu trí tuệ thông thái đã góp sức đê tìm kiếm câu trả lời mà cũng chưa hoàn thành. Song, đây cũng là câu hỏi có tính hấp dẫn nhất, vừa rất gần gũi, quen thuộc, vừa mênh mông xá vòi - ai ai cũng có thể mạn đàm trao đổi đầy hào hứng và tự tin, từ người dân thường tới trí thức, học giả, nghệ sĩ, thương gia, chính khách ở khắp m ọ i R ơ i. Rất có thể khái niệm "văn hoá" không dừng ở sự định nghĩa khoa học mang tính hàn lâm kinh điển nữa. Nó 17
- đang có xu hướng đi sâu vào những địa h ạt rộng lớn hơn nhiêu của đòi sông con ngưòi và xã hội, bởi ván hóa thẩm thấu vào tấ t cả mọi ngõ ngách của đòi sống th ế giới nhân loại, vào mọi quan hệ con ngưòi, cả môi trường, môi sinh của nó nữa. Khái niệm chỉ là kết quả của một sự trừu xuất khoa học nào đó trong nhận thức, trong tư duy và tư tưởng con người. Định nghĩa nào dù hoàn hảo nhất đi nữa cũng trở nên chật hẹp, phiến diện so vối đời sống thực tiễn - cái mảnh đất mà trên đó nảy mầm các hạt giông khái niệm - Lênin từng có nhận xét đó, và ông còn nói: thực tiễn cao hơn lý luận. Điêu ấy đúng với văn hoá - một hiện tượng độc đáo mà triết lý có lẽ trội hơn định nghĩa vê bản thân nó. 18
- PHRN THỨNHấT MẤY VẤN ĐỀ LÝ LU0N VẾ VĂN HOfi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
4 p | 121 | 19
-
Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
5 p | 145 | 15
-
Tìm hiểu văn hóa đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế: Phần 1
79 p | 30 | 12
-
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: Phần 2
289 p | 30 | 11
-
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: Phần 1
89 p | 27 | 11
-
Quan hệ giữa đẩy mạnh hội nhập quốc tế và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc
11 p | 112 | 11
-
Tìm hiểu văn hóa đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế: Phần 2
119 p | 29 | 11
-
Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
14 p | 101 | 9
-
Sức mạnh mềm của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Phần 1
362 p | 28 | 7
-
Tiếp biến văn hóa thông qua đối thoại trong hội nhập quốc tế
10 p | 59 | 6
-
Hội nhập quốc tế và vấn đề giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta - PGS. TS. Nguyễn Tất Giáp
21 p | 75 | 6
-
Một số biện pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế
5 p | 88 | 5
-
Nâng cao chất lượng đào tạo đi đôi với nghiên cứu khoa học phát triển sâu rộng trong đội ngũ giảng viên và sinh viên trường đại học đông đô trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số hiện nay
3 p | 12 | 4
-
Hội nhập quốc tế của nghiên cứu xã hội ở Việt Nam: Một phân tích và tự sự - Bùi Thế Cường
12 p | 91 | 3
-
Phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
15 p | 4 | 3
-
Thái độ xã hội của doanh nhân đối với phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của đất nước
10 p | 74 | 2
-
Xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với việc bảo đảm quyền con người trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
11 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn