2
- Đặt tiểu thuyết lịch sử trong bối cảnh lịch sử xã hội và quá trình
hiện đại hóa văn học để tìm hiểu sự ra đời lực lượng sáng tác, tình hình
xuất bản, phát hành, đối tượng độc giả của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ, từ
đó có cái nhìn tổng quan về thể tài này.
- Tìm hiểu giá trị và đặc điểm nội dung của tiểu thuyết lịch sử Nam
Bộ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
- Từ hướng tiếp cận nghiên cứu loại hình và tự sự học, tìm hiểu giá
trị và đặc điểm nghệ thuật, phương thức tự sự của các tác phẩm để thấy
được sự sáng tạo của nhà văn trong quá trình tiếp nhận và kế thừa văn
học giai đoạn trước trong việc đổi mới và cách tân tiểu thuyết lịch sử
Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX.
Với mục đích nghiên cứu các khía cạnh nêu trên, luận án mong
muốn góp phần xác lập vai trò, vị trí cũng như làm rõ đặc điểm của tiểu
thuyết lịch sử Nam Bộ trong công cuộc hiện đại hóa nền văn học Việt
Nam hiện đại.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết lịch sử
của các nhà văn Nam Bộ được xuất bản từ đầu thế kỉ XX đến 1945. Tiểu thuyết
lịch sử Nam Bộ được hiểu là tiểu thuyết viết về lịch sử Việt Nam của các nhà
văn hoạt động trong không gian văn hóa Nam Bộ.
2.2.2. Phạm vi: Phạm vi nghiên cứu gồm các tiểu thuyết lịch sử Nam
Bộ của các nhà văn Trương Duy Toản, Nguyễn Liên Phong, Huyền Mặc
Đạo Nhân, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Bá Thời, Tân Dân Tử, Phạm
Minh Kiên, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức. Tác phẩm về đề tài lịch sử của các
tác giả Nam Bộ chủ yếu lấy cảm hứng, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật lịch
sử Việt Nam. Như vậy các tác phẩm dịch hoặc lấy cảm hứng từ cứ liệu
lịch sử Trung Quốc của các nhà văn kể trên không phải là đối tượng khảo
sát của luận án này.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án sau khi hoàn thành hi vọng sẽ góp phần làm rõ thêm về thể
tài tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa văn
học Việt Nam, đồng thời góp phần khẳng định những đóng góp của văn
học quốc ngữ Nam Bộ trong quá trình hiện đại hóa văn học.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Nam Bộ giai đoạn từ
đầu thế kỉ XX đến năm 1945 ở chương trình đại học, cao đẳng chuyên