
35
d) Sự công nhận về mặt pháp lý: Hiện nay, một số quốc gia như Hoa Kỳ9, Vương quốc
Anh10, Thuỵ Sỹ11, Singapore12, Estonia13,… đã các quốc gia đang đi đầu trong việc
thừa nhận về mặt pháp lý đối với các SLC. Về cơ bản, các quốc gia nêu trên thừa nhận
SLC là thoả thuận có hiệu lực pháp lý nếu chúng đáp ứng một số yêu cầu nhất định.
Chẳng hạn như SLC được thực hiện bằng và tuân thủ theo một hình thức được quy
định cụ thể. Một khi SLC đã được công nhận tính pháp lý thì các điều khoản về nghĩa
vụ của SLC cũng có sẽ có hiệu lực tương tự như một hợp đồng pháp lý truyền thống.
Tuy nhiên, việc công nhận tính pháp lý không đương nhiên đảm bảo khả năng thực
hiện của SLC. SLC vẫn sẽ phải tuân thủ một số quy định pháp lý liên quan như các
yếu tố cấu thành của hợp đồng, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước sở tại,…
1.3.3. SLC được thực hiện trên DLT
Một SLC không bắt buộc phải được triển khai trên DLT bởi lẽ SLC đơn giản là các
chương trình tự động thực thi các nghĩa vụ của hợp đồng. Do vậy, tuy SLC hiện nay thường
được triển khai trên các DLT, đặc biệt là công nghệ Blockchain, SLC vẫn có thể được triển
khai trên các nền tảng công nghệ khác như các cơ sở dữ liệu truyền thống hoặc nền tảng phi
tập trung khác mà không ảnh hưởng đến tính năng chính của SLC là tự thực hiện và tự động
thực thi các điều khoản của hợp đồng dựa trên các quy tắc và điều kiện được xác định trước.
Tuy nhiên, việc xây dựng SLC trên DLT hiện nay đang là xu thế chung bởi các đặc điểm
đặc thù của DLT như tính minh bạch, tính bất biết, tính bảo mật. Khi một SLC được phát triển
trên một DLT như Blockchain, chúng sẽ trở thành một phần của mạng lưới phi tập trung được
duy trì và xác minh thông tin bởi nhiều nút (nodes), mang lại mức độ đảm bảo bảo mật cao
hơn so với các nền tảng mang tính tập trung. Ngoài ra, việc ứng dụng DLT khi triển khai SLC
có thể làm giảm rủi ro gian lận và giả mạo vì bất cứ thay đổi nào trong hệ thống sẽ được công
khai đối với tất cả thành viên trong hệ thống.
2. Các hình thức giao kết hợp đồng pháp lý thông minh
Quy định về hình thức của hợp đồng tại Việt Nam hiện nay có điểm tương đồng với phần
lớn các quy định về hình thức của hợp đồng tại các quốc gia khác trên thế giới. Theo quy định
của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), hình thức của một hợp đồng có thể được thể hiện bằng
lời nói, văn bản hoặc bằng các hành vi cụ thể14. Đối với SLC, bản chất hình thức thể hiện các
điều khoản tự động hoá nghĩa vụ các bên bằng các đoạn mã chương trình máy tính trên DLT
có thể ngầm xác định khả năng xem xét hình thức xác lập của SLC hiện nay được thể hiện bằng
văn bản15. Tuy nhiên, việc áp dụng ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ không được phổ biến trong
xã hội chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực pháp lý của SLC. Quy định của BLDS
2015 không có bất cứ quy định cụ thể nào về điều kiện đối với ngôn ngữ của hợp đồng. Do vậy,
có thể ngầm xác định quyết định đối với ngôn ngữ của hợp đồng trong trường hợp này có thể
phụ thuộc vào thoả thuận của các bên tham gia xác lập hợp đồng. Ngôn ngữ lập trình của SLC
trong trường hợp này vẫn có thể được cân nhắn tương tự như ngôn ngữ của quốc gia khác và
9 Điều 5, Arizona Electronic Transactions Act.
10 Uỷ ban pháp luật của Anh và xứ Wales (Law Commision) đã đưa ra một số báo cáo khuyến nghị công nhận hợp
pháp SLC.
11 Hội đồng Liêng bang Thuỵ Sỹ (2020), đề xuất sửa hổi một số luật về nghĩa vụ.
12 Vào tháng 11 năm 2018, chính phủ Singapore đã khởi động "Chương trình Phát triển Pháp lý Hợp đồng Thông
minh" của Quốc gia thông minh và Văn phòng Chính phủ số (Smart Nation and Digital Government Office) để
phát triển khung pháp lý cho các hợp đồng thông minh.
13 Chương trình cư trú điện tử (E-residency) của Estonia đã cho phép phát triển các ứng dụng sáng tạo, bao gồm
nền tảng dựa trên blockchain cho các giao dịch bất động sản và nền tảng quản lý chuỗi cung ứng sử dụng hợp
đồng thông minh để theo dõi hàng hóa và dịch vụ. Chính phủ Estonia cũng đã đưa ra các sáng kiến nhằm thúc đẩy
việc sử dụng công nghệ chuỗi khối trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như hệ thống bỏ phiếu và quản lý dữ liệu.
14 Điều 119, BLDS 2015
15 Điều 119.1 BLDS 2015