intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn 12 cách giải rượu cấp tốc

Chia sẻ: TKT Maids | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

73
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Hướng dẫn 12 cách giải rượu cấp tốc. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong trường hợp không may bị say rượu. Để hiểu hơn về các phương pháp mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn 12 cách giải rượu cấp tốc

  1. Hướng dẫn 12 cách giải rượu cấp tốc Bài viết nêu hướng dẫn 12 cách giải rượu cấp tốc dành cho gia đình. Người giúp việc nhà cũng nên nắm được kiến thức này để sử dụng khi cần thiết. Khi say rượu, nước tiểu sẽ được sản xuất nhiều hơn và hệ quả tất nhiên là cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước. Điều này dẫn đến các phản ứng của cơ thể như đau đầu, khô miệng và đưa con người vào trạng thái mệt mỏi, choáng váng, hôn mê, ngủ lịm sau khi say xỉn. Tuy nhiên, khi bạn chẳng may bị say rượu rồi thì 12 cách giải rượu cấp tốc sau đây sẽ giúp bạn. Tùy theo nhà bạn có nguyên liệu gì, bạn có thể tùy cơ ứng biến. 1. Rau cần Một nắm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.
  2. 2. Lá dong Lá dong dùng để gói bánh chưng cần 100-200 g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt pha đường uống. 3. Quất khô Chuẩn bị 5 g, 16 g quất khô thái vụn (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi cũng được). Tất cả đem hãm với nước sôi uống. 4. Sắn dây và chanh Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
  3. 5. Củ cải trắng Giã nát một ít củ cải trắng, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường rồi uống làm nhiều lần. 6. Đậu xanh Ăn các sản phẩm chế từ đậu xanh (khoảng 10-30 g), hoặc giã 5-10 g đậu xanh cả vỏ, pha đường uống. 7. Giấm Giấm ăn 60 g, đường 15 g, gừng 3 lát, giã nát, hòa lẫn với nhau rồi uống. 8. Chanh tươi Chanh tươi một quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng, ăn cả quả càng tốt.
  4. 9. Quýt, mơ và gừng Vỏ quýt phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30 g, có thể sao thơm. Mơ chua 2 quả, cho vào khoảng 300 ml nước, sắc nhỏ lửa 20-30 phút rồi uống. Thêm vào chút nước gừng hoặc trà gừng thì càng tốt. 10. Cà chua Lượng vitamin C trong nước ép cà chua rất nhiều giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra trong cà chua còn có chứa hàm lượng cao glucathione, đây chính là chất cơ thể sản xuất ra để chống lại các độc chất do rượu chuyển hóa. 11. Chuối Khi uống rượu nhiều thì cơ thể càng bị mất nhiều nước và kali nên dễ bị yếu cơ, chuột rút và nôn ói. Chính vì vậy, chuối rất giúp ích trong trường hợp này vì chuối có hàm lượng kali cao, sẽ giúp làm giảm các triệu chứng do hạ kali gây ra. 12. Táo Với hàm lượng cao các chất chống oxi hóa, đường và magie, táo cũng giúp thúc đầy và hỗ trợ cho quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể. Cơ chế say rượu có thể bạn chưa biết Khi uống vào, rượu được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Khoảng 30 phút, rượu đạt nồng độ tối đa trong máu. Sau khi hấp thu, sẽ được phân phối nhanh vào các tổ chức và dịch của cơ thể. Trên 90% rượu được ôxy hóa ở gan, phần còn lại được thải trừ nguyên vẹn qua phổi và thận. Rượu là có khả năng làm cho cơ thể mất nước do nó ức chế sự hình thành vasopressin - một hormone chống bài niệu giúp cơ thể ngăn chặn việc đi tiểu nhiều lần. Đó là nguyên vì sao khi uống bia rượu, chúng ta thường có xu hướng đi tiểu nhiều hơn so với bình thường.
  5. Khi say rượu, nước tiểu sẽ được sản xuất nhiều hơn và hệ quả tất nhiên là cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước. Điều này dẫn đến các phản ứng của cơ thể như đau đầu, khô miệng và đưa con người vào trạng thái mệt mỏi, choáng váng, hôn mê, ngủ lịm sau khi say xỉn. Các biện pháp trên phần nào có tác dụng giải rượu, làm giảm bớt phần nào tác hại của rượu. Bạn có thể chọn biện pháp nào thuận lợi hoặc có sẵn trong gia đình. Điều quan trọng nhất là cần biết làm chủ bản thân để không uống quá nhiều. Cách đề phòng say rượu Không uống rượu trong lúc bụng đói. Trước đi "vào tiệc" hãy uống một ly sữa. Ăn một chút trái cây. Uống một muỗng canh dầu ô liu. Nên uống 2 viên 50 mg vitamin B6, kèm theo một viên vitamin B1 để làm bớt say hơn một nửa. Lưu ý: vitamin B6 không nên dùng thường xuyên vì có thể gây biến chứng không tốt. Khi đang uống rượu: Hãy uống thật chậm. Uống nước thật nhiều. Không nên uống các loại rượu pha với nước có gas như bia, champagne, rượu mạnh pha với soda hay các loại nước ngọt có gas khác. Khuyến cáo không uống rượu với nước có Gas Có người quen uống rượu trắng cùng với nước có ga, điều này đặc biệt nguy hại cho cơ thể. Rượu trắng thông thường chứa cồn, khi rượu và khí ga gặp nhau trong cơ thể thì sẽ làm cho cồn nhanh chong lan tỏa khắp toàn thân, đồng thời sản sinh ra đại lượng CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột. Nó kích thích niêm mạc dạ dày, giảm bớt vị toan bài tiết ảnh hưởng tiêu hóa, đồng thời người mắc bệnh dạ dày đường ruột nếu sau khi uống rượu uống nước có ga thì sẽ làm cho ruột và dạ dày chảy máu. Nước có ga cũng khiến cồn nhanh chóng thẩm thấu vào hệ thần kinh trung ương, gây tăng huyết áp nhanh. Vì vậy, khi uống rượu trắng không nên uống cùng với nước có ga, cũng không nên uống nước có ga trước rồi lại uống rượu. Sau khi uống say, càng không nên dùng nước có ga để giải rượu. Dịch vụ giúp việc nhà TKT hy vọng với kiến thức trên, gia đình và người giúp việc theo giờ TKT có thể tự mình xử trí các tình huống người nhà bị say rượu Nguồn: giupviectheogio.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1