YOMEDIA
ADSENSE
Hướng dẫn danh mục thuốc năm 2015
43
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung của tài liệu bao gồm: hướng dẫn danh mục chung; hướng dẫn danh mục phân loại V.E.N; hướng dẫn danh mục thuốc nhóm V; hướng dẫn danh mục thuốc nhóm “*”; hướng dẫn danh mục thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phần gây nghiện, thuốc thành phẩm tiền chất; quy định sử dụng kháng sinh...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn danh mục thuốc năm 2015
- SỞ Y TẾ TP.HỒ CHÍ MINH BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 HƢỚNG DẪN DANH MỤC THUỐC NĂM 2015 BAN HÀNH NGÀY 30 THÁNG 09 NĂM 2015 1
- MỤC LỤC HƢỚNG DẪN DANH MỤC CHUNG ...........................................................................................................................................................................3 HƢỚNG DẪN DANH MỤC THUỐC PHÂN LOẠI V.E.N .........................................................................................................................................5 HƢỚNG DẪN DANH MỤC THUỐC NHÓM V ..........................................................................................................................................................6 HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD) ......................................................................................................................7 HƢỚNG DẪN DANH MỤC THUỐC DẤU “*” ...........................................................................................................................................................9 HƢỚNG DẪN DANH MỤC THUỐC THÀNH PHẨM HƢỚNG TÂM THẦN – THUỐC THÀNH PHẨM GÂY NGHIỆN – THUỐC THÀNH PHẨM TIỀN CHẤT .......................................................................................................................................................................................................10 QUI ĐỊNH V/V SỬ DỤNG KHÁNG SINH .................................................................................................................................................................15 CÁCH DÙNG VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN MỘT SỐ KHÁNG SINH DÙNG ĐƢỜNG TIÊM ..........................................................................17 PHÂN LOẠI KHÁNG SINH ...........................................................................................................................................................................................1 HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG DUNG DỊCH ALBUMIN NGƢỜI ...................................................................................................................................6 2
- HƢỚNG DẪN DANH MỤC CHUNG Danh mục thuốc Nội trú năm 2015 bao gồm 17 cột, cụ thể như sau: - Cột (1): Số thứ tự - Cột (2): Số thứ tự theo thông tư 40 - Cột (3): Tên hoạt chất của thuốc - Cột (4): Phân loại theo V.E.N (xem hướng dẫn danh mục thuốc phân loại V.E.N) - Cột (5): Liều xác định trong ngày – DDD (xem Hướng dẫn sử dụng liều xác định trong ngày – DDD) - Cột (6): Tên thành phẩm (Tên thuốc) - Cột (7): Hàm lượng - Cột (8): Dạng bào chế - Cột (9): Hãng sản xuất - Cột (10): Nước sản xuất - Cột (11): Đơn vị tính - Cột (12): Đơn giá - Cột (13): Mức thanh toán 100% - thuốc được thanh toán BHYT 100% 3
- - Cột (14): Mức thanh toán 50% - thuốc được thanh toán BHYT 50% - Cột (15): Mức thanh toán 30% - thuốc được thanh toán BHYT 30% Nếu cột (13), cột (14) và cột (15) để trống: Thuốc không được thanh toán BHYT (0%) - Cột (16): Thuốc phải hội chẩn (xem Hướng dẫn danh mục thuốc dấu “*”) - Cột (17): Thuốc chỉ thanh toán trong một vài trường hợp cụ thể - Các thuốc này được quỹ bảo hiểm thanh toán theo quy định điều kiện cụ thể tại cột (17). 4
- HƢỚNG DẪN DANH MỤC THUỐC PHÂN LOẠI V.E.N Hệ thống V.E.N: Một hệ thống xây dựng các ưu tiên mua thuốc và trữ kho theo đó mức độ tác động lên sức khỏe của thuốc được chia theo các nhóm thiết yếu, không thiết yếu và sống còn. Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện. Thuốc E (Essential drugs)- là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện. Thuốc N (Non- Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc. Tài Liệu Tham Khảo: 1. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT về Qui định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. 2. Hội đồng Thuốc và điều trị (2006), Cẩm nang hướng dẫn thực hành, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, tr. 85-87. 5
- HƢỚNG DẪN DANH MỤC THUỐC NHÓM V Danh mục thuốc tối cần năm 2015 bao gồm các thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện. Tài Liệu Tham Khảo: 1. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT về Qui định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. 2. Hội đồng Thuốc và điều trị (2006), Cẩm nang hướng dẫn thực hành, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, tr. 85-87. 6
- HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD) Liều xác định trong ngày (DDD – Defined Dose Daily) là liều trung bình duy trì hằng ngày với chỉ định chính của một thuốc. Phương pháp tính DDD giúp cho chuyển đổi, chuẩn hóa các số liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp, viên, ống tiêm, chai thành ước lượng thô về thuốc được dùng trong điều trị ví dụ số liều dùng hằng ngày. Liều xác định trong ngày chính là liều trung bình duy trì hằng ngày với chỉ định chính của một thuốc nào đó. Định nghĩa này được trung tâm hợp tác WHO về thống kê thuốc tại Oslo được sử dụng cho mọi loại thuốc và áp dụng trên toàn thế giới. Đơn vị tính trong liều khuyến có của một thuốc có thể là miligram (mg) cho các thuốc uống dạng rắn như viên nén và viên nang hoặc milimitre (ml) cho thuốc uống dạng lỏng hoặc dạng tiêm. Những điểm cần lưu ý về Liều xác định trong ngày (DDD): DDD là đơn vị đo lường mang tính ước lượng, dựa trên việc xem xét những thông tin sẵn có về liều dùng khuyến cáo của nhà sản xuất, thử nghiệm lâm sàng đã được công bố và của các chuyên gia có kinh nghiệm cũng như thực tế sử dụng thuốc tại một số quốc gia chọn lọc. Tuy nhiên, thực tế điều trị cho bệnh nhân rất khác nhau tùy thuộc vào người bệnh cụ thể và hướng dẫn điều trị tại khu vực. Trong trường hợp này, liều kê đơn hằng ngày được xác định bằng cách xem lại 7
- các đơn đã được kê và chuyển đổi các số liệu có sẵn theo cách đã sử dụng với DDD. Nếu như liều kê đơn thực tế khác biệt đáng kể với DDD, chúng ta cần biết rõ lý do và ý nghĩa của việc khác biệt này. DDD là đơn vị đo lường độc lập với giá thành và dạng trình bày của thuốc, vì vậy có thể dùng để định hướng lượng thuốc tiêu thụ và so sánh giữa nhóm dân cư và hệ thống chăm sóc sức khỏe. DDD không được tính cho các thuốc dùng tại chỗ, vắc xin, thuốc gây mê tại chỗ/toàn thân, chẩn đoán hình ảnh và chiết xuất dị nguyên. Phương pháp tính DDD chỉ nên sử dụng khi các số liệu mua thuốc, kiểm kê hoặc doanh số được ghi chép là đáng tin cậy. Tài Liệu Tham Khảo: 1. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT về Qui định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. 2. Hội đồng Thuốc và điều trị (2006), Cẩm nang hướng dẫn thực hành, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, tr. 87-91. 8
- HƢỚNG DẪN DANH MỤC THUỐC DẤU “*” Các thuốc có ký hiệu dấu (*) là thuốc chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn trước khi sử dụng. Trường hợp cấp cứu thì phải hội chẩn chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo. Tài Liệu Tham Khảo: 1. Bộ Y tế (2014), Thông tư 40/2014/TT-BYT về Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế. 9
- HƢỚNG DẪN DANH MỤC THUỐC THÀNH PHẨM HƢỚNG TÂM THẦN – THUỐC THÀNH PHẨM GÂY NGHIỆN – THUỐC THÀNH PHẨM TIỀN CHẤT 1. DANH MỤC GỒM: 1.1. DANH MỤC THUỐC THÀNH PHẨM HƯỚNG TÂM THẦN NĂM 2015 1.2. DANH MỤC THUỐC THÀNH PHẨM GÂY NGHIỆN NĂM 2015 1.3. DANH MỤC THUỐC THÀNH PHẨM TIỀN CHẤT NĂM 2015 1.4. DANH MỤC THUỐC THÀNH PHẨM DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA HOẠT CHẤT GÂY NGHIỆN NĂM 2015. 2. HƢỚNG DẪN KÊ ĐƠN CÁC THUỐC TRONG DANH MỤC: 2.1. Thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hƣớng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất: 2.1.1. Đìều trị Ngoại trú [2]: Kê đơn thuốc thành phẩm gây nghiện 1. Hàng năm cơ sở khám, chữa bệnh đăng ký chữ ký của người kê đơn thuốc thành phẩm gây nghiện với cơ sở bán thuốc gây nghiện; 10
- 2. Kê đơn thuốc vào mẫu Đơn thuốc “N” để cơ sở cấp, bán thuốc lưu đơn, đồng thời kê đơn vào sổ điều trị bệnh mạn tính hoặc sổ khám bệnh để theo dõi điều trị và hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc; 3. Kê đơn thuốc thuốc thành phẩm gây nghiện điều trị bệnh cấp tính với liều đủ dùng không vượt quá bảy (07) ngày. Kê đơn thuốc thành phẩm hƣớng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất: 1. Đối với bệnh cấp tính kê đơn với liều đủ dùng không vượt quá mười (10) ngày; 2. Đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh: Kê đơn thuốc vào sổ điều trị bệnh mạn tính, số ngày kê đơn theo hướng dẫn điều trị của chuyên ngành tâm thần. Người nhà bệnh nhân hoặc Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, Y tế cơ quan của người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh chịu trách nhiệm mua/ lĩnh thuốc và ký, ghi rõ họ tên vào sổ cấp thuốc của Trạm Y tế (mẫu sổ theo hướng dẫn của chuyên ngành tâm thần). Việc người bệnh tâm thần phân liệt có được tự lĩnh thuốc hay không do bác sĩ điều trị quyết định. Kê đơn thuốc opioids giảm đau cho ngƣời bệnh ung thƣ và ngƣời bệnh AIDS 1. Hàng năm cơ sở khám, chữa bệnh đăng ký chữ ký của người kê đơn thuốc thành phẩm gây nghiện với cơ sở bán thuốc gây nghiện; 11
- 2. Kê đơn thuốc vào mẫu Đơn thuốc “N” để cơ sở cấp, bán thuốc lưu đơn, đồng thời kê đơn vào sổ điều trị bệnh mạn tính hoặc sổ khám bệnh để theo dõi điều trị và hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc; 3. Cơ sở Y tế chẩn đoán xác định người bệnh ung thư và người bệnh AIDS cấp sổ điều trị bệnh mạn tính (có chỉ định opioids điều trị giảm đau) cho người bệnh để làm cơ sở cho các đơn vị tuyến dưới chỉ định thuốc giảm đau opioids cho người bệnh; 4. Liều thuốc giảm đau opioids theo nhu cầu giảm đau của người bệnh. Thời gian mỗi lần chỉ định thuốc không vượt quá một (01) tháng, nhưng cùng lúc phải ghi 3 đơn cho 3 đợt điều trị, mỗi đợt điều trị kê đơn không vượt quá mười (10) ngày (ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc của đợt điều trị). Người kê đơn phải hướng dẫn cho người nhà người bệnh: Đơn thuốc điều trị cho người bệnh đợt 2, đợt 3 chỉ được bán, cấp khi kèm theo giấy xác nhận người bệnh còn sống của trạm Y tế xã, phường, thị trấn; Thời điểm mua, lĩnh thuốc trước 01 ngày của đợt điều trị đó (nếu vào ngày nghỉ thì mua vào trước ngày nghỉ); 5. Người bệnh ung thư và AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà, người được cấp có thẩm quyền phân công khám chữa bệnh tại trạm Y tế xã, phường, thị trấn tới khám và kê đơn opioids cho người bệnh, mỗi lần kê đơn không vượt quá 07 ngày; 12
- 6. Người kê đơn thuốc opioids yêu cầu người nhà bệnh nhân cam kết sử dụng opioids đúng mục đích và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu sử dụng thuốc sai mục đích điều trị cho bệnh nhân. Thời gian đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc Đơn thuốc thành phẩm gây nghiện thời gian mua, lĩnh thuốc phù hợp với ngày của đợt điều trị ghi trong đơn. Mua, lĩnh thuốc opioids đợt 2, 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ thì mua, lĩnh vào trước ngày nghỉ) và chỉ được mua tại cơ sở bán thuốc có đăng ký chữ ký của người kê đơn hoặc của khoa dược bệnh viện nơi kê đơn (nếu địa phương không có cơ sở bán thuốc gây nghiện). 2.1.2. Điều trị Nội trú [3]: Quy định về đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số nhóm thuốc cần thận trọng khi sử dụng: a) Thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc. b) Đối với bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần thì đánh số thứ tự ngày dùng thuốc theo đợt điều trị, theo số ngày của mỗi đợt điều trị cần ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc sử dụng thuốc. Thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần phải có phiếu lĩnh thuốc riêng theo quy định hiện hành. 13
- Thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm dư ra do thay đổi y lệnh, do người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện hoặc tử vong phải lập biên bản và trả thuốc theo quy định hiện hành. 2.2. Thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện [1]: Thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện chỉ được sử dụng khi có đơn của bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Người bán thuốc chỉ được bán cho người bệnh khi có đơn của bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Y tế (2014), Thông tư 19/2014/TT-BYT về Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc. 2. Bộ Y tế (2008), Quy chế 1517/ BYT- KCB về Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. 3. Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011/TT-BYT về Thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. 14
- SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số:………………………….. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2015 QUI ĐỊNH V/V SỬ DỤNG KHÁNG SINH Kính gửi: Các khoa, phòng Nhằm sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn: - Tạo hiệu quả tối ưu và giảm tối đa các tác dụng không mong muốn của kháng sinh; - Phối hợp với Kiểm soát nhiễm khuẩn làm giảm sự tạo ra và lan truyền kháng thuốc; - Giảm chi phí không hợp lý trong điều trị mà không ảnh hưởng chất lượng chăm sóc điều trị; Giám đốc qui định về việc sử dụng kháng sinh như sau: - Điều 1: Nhân viên y tế tuân thủ nghiêm Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bệnh viện Nhân Dân 115. - Điều 2: Đối với các kháng sinh nhóm Carbapenem, Colistin, Vancomycin (phụ lục 1) khi sử dụng phải có biên bản hội chẩn, được Ban giám đốc phê duyệt (ngoài giờ trực lãnh đạo duyệt). - Điều 3: Đối với danh mục thuốc dấu “*” (Danh mục thuốc dấu “*” trong Danh mục thuốc Bệnh viện năm 2015) phải có biên bản hội chẩn được trưởng khoa duyệt (ngoài giờ hành chính: bác sĩ trưởng tua duyệt, nếu tua trực 01 bác sĩ, trình trực lãnh đạo duyệt). Quy định này thay thế cho Quy định số 11/QyĐ-BV ngày 07/01/2015. Đề nghị các khoa, phòng nghiêm túc thực hiện qui định này. Qui định này có hiệu lực kể từ ngày ký./. 15
- Có Duyệt Dạng Đơn biên Phân Tên hoạt Nồng độ - Ban STT Tên thuốc bào vị Giá bản Trƣởng loại chất Hàm lƣợng giám chế tính hội khoa đốc chẩn (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Thuốc nhóm carbapenem Thuốc 1 BD Ertapenem* INVANZ 1g Lọ 552,421 HC TK BGĐ tiêm 500mg + Thuốc 2 Generic Imipenem + VICIMLASTATIN 1G Lọ 66,700 HC TK BGĐ 500mg tiêm cilastatin* Imipenem + 500mg + Thuốc 3 BD TIENAM Lọ 370,260 HC TK BGĐ cilastatin* 500mg tiêm Thuốc 4 BD MERONEM 500mg Lọ 464,373 HC TK BGĐ Meropenem* tiêm Thuốc 6 Generic MERUGOLD I.V 1g Lọ 335,000 HC TK BGĐ Meropenem* tiêm Thuốc 5 BD MERONEM 1g Lọ 803,723 HC TK BGĐ Meropenem* tiêm Thuốc khác Thuốc 7 Generic Colistin* COLIREX 1MIU 1 MUI (80mg) Lọ 395,000 HC TK BGĐ tiêm Thuốc 8 Generic Colistin* Colistin TZF 1 MUI Lọ tiêm Thuốc 9 Generic Vancomycin* VANCOMYCIN 500mg Lọ 34,797 HC TK BGĐ tiêm Thuốc 10 Generic Vancomycin* VALACIN 500 500mg Lọ 59,500 HC TK BGĐ tiêm 16
- CÁCH DÙNG VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN MỘT SỐ KHÁNG SINH DÙNG ĐƢỜNG TIÊM 17
- Điều kiện bảo Tên hoạt Cách dùng Dạng quản Tài liệu Tên biệt chất, nồng STT trình Trƣớc tham dƣợc độ, hàm Đƣờng Sau khi bày Thời gian tiêm Dung môi pha khi khảo lƣợng dùng pha pha Kháng sinh này kém ổn định trong những dung dịch chứa glucose, dextran hoặc bicarbonate, không pha kháng sinh vào các dịch truyền này. TM chậm 3-4 phút. TM Hòa tan thuốc với 20 ml NCPT. Thời gian tối đa từ sau chậm khi pha cho tới khi tiêm (Amoxicillin xong : 15 phút. AUGMENTIN 1000mg + Lọ bột 1 1,2 G Acid pha tiêm clavulanic 200mg) Smithkline < 25ºC TTM 30-40 phút. Beecham Thời gian tối đa từ sau Thuốc sau khi hòa tan được pha TTM loãng trong 100 ml dd NaCl 0,9%. khi pha cho tới khi tiêm xong : 60 phút. 18
- Điều kiện bảo Tên hoạt Cách dùng Dạng quản Tài liệu Tên biệt chất, nồng STT trình Thời tham dƣợc độ, hàm Đƣờng Trƣớc Sau khi bày gian Dung môi pha khảo lƣợng dùng khi pha pha tiêm Không nên pha chung UNASYN với các sản phẩm từ máu hoặc từ đạm thủy phân. Ít ổn định trong dung dịch dextrose hoặc các dd chứa carbohydrat. Dùng UNASYN không tƣơng hợp với các aminoglycosid. trong 1 Pha 1,5 g + 3,2ml NCPT hoặc dd pha loãng. Nếu bị giờ sau đau, có thể pha thuốc với dung dịch Lignocaine pha. TB Hydrochloride khan 0,5%. Để yên cho hết bọt, quan sát đảm bảo thuốc tan hết. thật chậm Pha 1,5 g + 3,2ml NCPT hoặc dd thích hợp. HDSD: Ampicillin 1g Lọ bột TM Haupt 2 UNASYN + Sulbactam pha ≥3 Để yên cho hết bọt, quan sát đảm bảo thuốc tan hết. < 30ºC Pharma 500 mg tiêm phút Latina Pha 1,5 g + 3,2ml NCPT hoặc dd thích hợp. S.R.L Để yên cho hết bọt, quan sát đảm bảo thuốc tan hết. 4ºC: 3 giờ. Pha loãng để TTM. 25ºC: 2 15-30 Các dd pha loãng: TTM giờ phút - NCPT; Natriclorid đẳng trương - Natri Lactate M/6; Dextrose 5% trong nước. Dextrose 5% trong NaCl 0,45%. - Đường đã nghịch chuyển 10% trong nước; Lactate Ringer. 19
- Tên hoạt Cách dùng Điều kiện bảo quản ST chất, nồng Dạng Thời Tài liệu Tên biệt dƣợc Đƣờng Trƣớc T độ, hàm trình bày gian Dung môi pha Sau khi tham khảo lƣợng dùng tiêm khi pha pha Nếu dùng đồng thời cefepim với aminoglycosid, ampicilin (nồng độ cao hơn 40 mg/ml), metronidazol, vancomycin hoặc aminophylline thì phải truyền riêng rẽ. Tƣơng kỵ với vancomycin, gentamycin, netilmycin và aminophylline. Pha 1g Cefepim với 2,4 ml với một trong các dm sau: TB - NCPT - NaCl 0,9% - Glucose 5% HDSD: - Lidocain HCl 0,5 hoặc 1% NECTAR Nhiệt độ Bột pha LIFECIENC 3 NECPIME – 1G Cefepim 1g Pha để thuốc có nồng độ khác nhau như phòng tiêm ES LTD. sau: < 30ºC Unit VI - Lấy 1 hoặc 2 g Cefepim + 50 ml dịch TTM được dd có nồng độ 20 hoặc 40 mg/ml. - Lấy 1 hoặc 2 g Cefepim + 100 ml dịch TTM TTM được dd có nồng độ 10 hoặc 20 Khoảng ngắt mg/ml. 30 phút quãng Hoặc lấy 1 hoặc 2 g Cefepim + 10 ml dịch TTM thu được dd có nồng độ 100 hoặc 160 mg/ml. Liều thuốc cần dùng sẽ được tính và cho vào dịch TTM. Dịch TTM: NaCl 0,9%, Dextrose 5%, Ringer Lactat và Dextrose 5%. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn