HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG ĐỊA LÍ - BIỂU ĐỒ VÀ KỸ NĂNG THỂ HIỆN PHẦN 3
lượt xem 27
download
Tham khảo sách 'hướng dẫn kỹ năng địa lí - biểu đồ và kỹ năng thể hiện phần 3', khoa học tự nhiên, địa lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG ĐỊA LÍ - BIỂU ĐỒ VÀ KỸ NĂNG THỂ HIỆN PHẦN 3
- HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG ĐỊA LÍ - BIỂU ĐỒ VÀ KỸ NĂNG THỂ HIỆN II. KĨ THUẬT THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ Nhóm 1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUI MÔ, ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN 1. BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN 1.1. Đặc điểm chung. Biểu đồ này dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo chuỗi thời gian, không dùng để thể hiện sự biến động theo không gian hay theo các thời kỳ (giai đoạn). Các mốc thời gian thường là các thời điểm xác định (tháng, năm...). 1.2. Các biểu đồ thường gặp: - Biểu đồ có 1 đường biểu diễn (thể hiện tiến trình phát triển của 1 đối tượng). Biểu đồ có 2 - 3 đường biểu diễn (thể hiện các đối tượng có cùng một đại lượng). Cả 2 dạng trên đều được thể hiện trên một hệ trục toạ độ, có 1 trục đứng thể hiện mốc giá trị và 1 trục ngang thể hiện mốc thời gian.
- - Biểu đồ có 2 đường biểu diễn của 2 đại lượng khác nhau. Biểu đồ này dùng 2 trục đứng thể hiện giá trị của 2 đại lượng khác nhau, khi thể hiện có thể phân chia các mốc giá trị ở mỗi trục đứng bằng nhau hoặc khác nhau tuỳ theo chuỗi số liệu. Mục đích là để khi trình bày biểu đồ đẹp - đảm bảo tính mỹ quan... - Biểu đồ đường (dạng chỉ số phát triển). Thường dùng thể hiện nhiều đối tượng với nhiều đại lượng khác nhau. Các đường biểu diễn đều xuất phát từ mốc 100%. Biểu đồ có trục giá trị, hằng số là (%). 1.3. Qui trình thể hiện biểu đồ đường. Cần tuân thủ theo qui trình và qui tắc sau: * Bước 1: Nghiên cứu kỹ câu hỏi để xác định dạng biểu đồ thích hợp (xem trong mục cách lựa chọn và vẽ biểu đồ đã trình bày ở phần trước). * Bước 2. Kẻ trục toạ độ. Cần chú ý: Trục đứng (ghi mốc giá trị), trục ngang (ghi mốc thời gian). Chọn độ lớn của các trục hợp lý, đảm bảo tính mỹ thuật, dễ quan sát (đặc biệt là khi các đường biểu diễn quá xít nhau). Nếu xảy ra trường
- hợp các đại lượng có giá trị quá lớn, quá lẻ (hoặc có từ 3 đại lượng trở lên...). Nên chuyển các đại lượng tuyệt đối thành đại lượng tương đối (%) để vẽ. Trong trường hợp này, biểu đồ chí có 1 trục đứng và 1 trục ngang. Ở đầu các trục đứng phải ghi danh số (ví dụ: triệu ha, triệu tấn, triệu người, tỉ USD ...). Ở đầu trục ngang ghi danh số (ví dụ: năm). Ở 2 đầu cột phải có chiều mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị và thời gian ( ). Trên trục ngang (X) phải chia các mốc thời gian phù hợp với tỉ lệ khoảng cách các năm. Trên trục đứng (Y), phải ghi mốc giá trị cao hơn mốc giá trị cao nhất của chuỗi số liệu. Phải ghi rõ gốc toạ độ (gốc tọa độ có thể là (0), cũng có trường hợp gốc tọa độ khác (0), nếu có chiều âm (-) thì phải ghi rõ. Với dạng biểu đồ có 2 đại lượng khác nhau: Kẻ 2 trục (Y) và (Y’) đứng ở 2 mốc thời gian đầu và cuối. * Bước 3: Xác định các đỉnh: Căn cứ vào số liệu, đối chiếu với các mốc trên trục (Y) và (X) để xác định toạ độ các đỉnh. Nếu là biểu đồ có từ 2 đường trở lên thì các đỉnh nên vẽ theo ký hiệu khác nhau (ví dụ: ●, ♦, ○). Ghi số liệu trên các đỉnh. Kẻ các đoạn thẳng nối các đỉnh để thành đường biểu diễn. * Bước 4: Hoàn thiện phần vẽ: Lập bảng chú giải (nên có khung).
- Ghi tên biểu đồ (ở trên, hoặc dưới), tên biểu đồ phải ghi rõ 3 thành phần: “Biểu đồ thể hiện vấn đề gì? ở đâu? thời gian nào?” * Bước 5: Phân tích và nhận xét (xem trong nội dung đã trình bày ở phần trước) 1.4. Tiêu chí đánh giá. (1) Chọn đúng biểu đồ thích hợp nhất. (2) Trục toạ độ phải phân chia các mốc chuẩn xác. Các mốc ở cột ngang phải phù hợp với tỉ lệ khoảng cách thời gian các năm của bảng số liệu. Phải ghi hằng số ở đầu 2 trục. Có chiều mũi tên chỉ hướng phát triển ở đầu 2 trục. (3) Đường biểu diễn: Có đường chiều dọc, đường chiếu giá trị ngang các đỉnh (có thể theo ngang các vạch mốc trục (Y). Ghi số liệu giá trị trên các đỉnh. Có ký hiệu phân biệt các đỉnh và các đường (trường hợp có 2 đường). (4) Có bảng chú giải. (5) Ghi đầy đủ tên của biểu đồ. (6) Nhận xét - phân tích đủ, sát ý và chuẩn xác. (7) Hình vẽ và chữ viết đẹp.
- b. Nhận xét: - Do dân số nước ta tăng rất nhanh làm cho qui mô dân số ngày càng lớn. - Từ 1921 - 2005: dân số nước ta tăng 5,33 lần (tăng thêm 67,5 triệu người) tương đương với số dân của quốc gia đông dân trên thế giới. - Thời gian tăng dân số gấp đôi rút ngắn dần: từ 1921 - 1961 (40 năm) dân số nước ta tăng gấp đôi; từ 1961 - 1989 (28 năm) dân số
- lại tăng gấp đôi. c. Hậu quả của sự tăng dân số quá nhanh: - Chất lượng cuộc sống giảm sút: GDP/người thấp, LT-TP, y tế, VH-GD khó nâng cao chất lượng... - Tài nguyên - môi trường bị hủy hoại (nạn phá rừng, xói mòn đất đai, ô nhiễm nguồn nước, không khí, không gian cư trú chật hẹp ...). - Ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế (tích luỹ và tăng trưởng GDP...) @. Dạng biểu đồ có 2 đường biểu diễn có cùng một đại lượng. b. Nhận xét. - Trong thời gian từ 1990 - 2005, diện tích của cây cà phê và cao su đều tăng. - Tốc độ tăng khác nhau qua các thời kỳ:
- + Cây cà phê: diện tích tăng 4,17 lần (riêng năm 1992 diện tích giảm 15.400 ha so với 1990); từ 1995 diện tích bắt đầu tăng rất nhanh đến 2000 vượt diện tích của cây cao su. + Cây cao su: Diện tích tăng 2,18 lần, tăng không ổn định (năm 1992 giảm 9.300 ha so với năm 1990, năm 2000 giảm 900 ha so với năm 1999); Bắt đầu tăng tăng nhanh từ sau năm 1995. c. Giải thích. Cà phê và cao su đều là cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta, nhưng diện tích cà phê tăng nhanh hơn bởi vì thời gian gieo trồng và cho thu hoạch nhanh hơn, giá trị kinh tế cao, thị trường của cà phê được mở rộng hơn. @. Dạng biểu đồ có 2 đường biểu diễn không cùng đại lượng. b. Nhận xét. - Mối quan hệ giữa diện tích và sản lượng lúa được thể hiện bằng năng suất lúa (tạ/ha): Năm 1981 1990 1995 1999 2003 2005
- Năng suất lúa (tạ/ha) 22,3 31,8 36,9 41,0 46,9 48,9 - Trong thời gian từ 1981 - 2005: + Diện tích tăng 1,32 lần; sản lượng tăng trên 2,89 lần và năng suất tăng 2,19 lần. + Diện tích gieo trồng lúa tăng chậm hơn năng suất & sản lượng đó là do khả năng mở rộng diện tích & tăng vụ hạn chế hơn so với khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. + Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, trong đó nổi bật là việc sử dụng các giống mới, cho năng suất cao. + Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của cả việc mở rộng diện tích & tăng năng suất, quan trọng hơn cả là do do áp dụng những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, do chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng… @. Biểu đồ đường (dạng biểu đồ chỉ số phát triển)
- b. Nhận xét: Từ 1990 - 2005, cả diện tích, năng suất và sản lượng
- lúa đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau. Tăng nhanh nhất là sản lượng (1,86 lần) đến năng suất (1,54 lần) và diện tích (1,21 lần). c. Giải thích: - Diện tích gieo trồng lúa tăng chậm hơn năng suất & sản lượng là do khả năng mở rộng diện tích & tăng vụ hạn chế hơn so với khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. - Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp…, trong đó nổi bật là việc sử dụng các giống mới, cho năng suất cao. - Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của việc mở rộng diện tích & tăng năng suất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG ĐỊA LÍ - BIỂU ĐỒ VÀ KỸ NĂNG THỂ HIỆN PHẦN 1
11 p | 124 | 41
-
HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG ĐỊA LÍ - BIỂU ĐỒ VÀ KỸ NĂNG THỂ HIỆN PHẦN 2
12 p | 105 | 31
-
HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG ĐỊA LÍ - BIỂU ĐỒ VÀ KỸ NĂNG THỂ HIỆN2. BIỂU ĐỒ
12 p | 78 | 17
-
Hướng dẫn nhận dạng để lựa chọn vẽ biểu đồ thích hợp trong dạy học địa lí
9 p | 93 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn