Hướng dẫn về hình thức trình bày báo cáo thực tập/khóa luận
lượt xem 16
download
Tài liệu Hướng dẫn về hình thức trình bày báo cáo thực tập/khóa luận giúp các bạn sinh viên biết được hình thức và những nội dung cần có trong báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn về hình thức trình bày báo cáo thực tập/khóa luận
- 1 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ---------------------------- HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP/KHÓA LUẬN 1. Báo cáo thực tập 1.1. CẦU TRÚC CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP: Thứ tự các trang trong khóa luận bắt buộc sắp xếp theo trình tự sau đây: 1. Trang bìa (theo mẫu) 2. Trang phụ bìa (theo mẫu) 3. Lời Cảm ơn 4. Nhận xét của Đơn vị Thực tập 5. Nhận xét của GV Hướng dẫn 6. Lời Mở đầu 7. Mục Lục 8. Danh mục các từ viết tắt 9. Danh mục các bảng biểu 10. Danh mục các hình vẽ 11. Nội dung báo cáo thực tập (xem phần bố cục) Các chương Kết Luận 12. Danh mục Tài liệu tham khảo 14. Phần Phụ Lục 1
- 2 BỘ CÔNG THƯƠNG (Bold, size 14) TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI (Bold, size 16) KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Bold, size 16) (LOGO TRƯỜNG) BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (Bold, size 16) Tên Đề Tài: XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX XXXXXXXXXX (Bold, size 18-30, tuỳ theo số chữ… của tên đề tài) Giảng viên Hướng dẫn: (Học vị GVHD, Bold, size 14, in Hoa) Sinh viên thực hiện : (Bold size 14, in hoa) MSSV: (Bold size 14, in hoa) Lớp, Khóa: (Bold size 14, in hoa) TP. Hồ Chí Minh, tháng năm (Bold size 13) 2
- 3 NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP 3
- 4 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 4
- 5 1.2.Đề tài báo cáo thực tập: Báo cáo thực tập phải làm đúng chuyên ngành, cụ thể: - Chuyên ngành kinh doanh quốc tế: đề tài có thể lựa ch ọn phân tích quy trình công việc cụ thể trong chuyên ngành kinh doanh quốc tế (Cụ thể: Đàm phán giao kết và t ổ ch ức thực hiện hợp đồng xuất khẩu/nhập khẩu, Giao nhận hàng hóa NK/NK, Vận tải/Bảo hiểm hàng hóa XNK, Thanh toán quốc tế…) hoặc Phân tích tình hình/th ực trạng XNK c ủa 1 DN/ngành/loại hàng tại các DN/cơ quan quản lý hoạt động XNK… * Lưu ý: - Đối với các đơn vị có sẵn quy trình không được sao chép gi ống hệt nội dung đã đ ược hướng dẫn quy trình làm việc của đơn vị. - Tất cả các báo cáo thực tập đều không có chương cơ sở lý thuyết. 1.3 Bố cục của Báo cáo thực tập: Lời cảm ơn (0,15 điểm) Lời mở đầu (0,35 điểm): trình bày lý do chọn đề tài, các hướng tiếp cận và cách gi ải quyết vần đề trong vòng trên dưới 1 trang. Nội dung báo cáo thực tập tối thiểu 37 trang, trang khổ A4 theo trình tự như sau: CHƯƠNG 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty (2 điểm) - Quá trình hình thành và phát triển công ty - Chức năng nhiệm vụ/Lĩnh vực hoạt động của công ty - Cơ cấu tổ chức/Tình hình nhân sự của công ty - Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CHƯƠNG 2: Nội dung chính theo từng chủ đề báo cáo thực tập (5,5 điểm) - Nếu đề tài phân tích quy trình yêu cầu nội dung: + Sơ đồ quy trình và diễn giải các bước cụ thể trong quy trình. + Các bước thưc hiện quy trình. + Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của quy trình. - Nếu đề tài phân tích thực trạng/tình hình yêu cầu nội dung: + Trình bày đầy đủ nội dung từng vấn đề c ụ thể của ch ủ đề c ần phân tích (thực trạng) và có số liệu minh chứng. + Từ kết quả phân tích tổng thể, nêu ra ưu và nhược điểm hoạt động tại doanh nghiệp (khuyến khích sử dụng ma trận phân tích SWOT). CHƯƠNG 3: đưa ra các kiến nghị và giải pháp (1,5 điểm) Kết luận (0,5 điểm): tóm lược được toàn bộ nội dung báo cáo thực tập một cách ngắn gọn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Chỉ bao gồm càc tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới trong báo cáo thực tập. PHỤ LỤC 1.4. Hình thức trình bày Báo cáo thực tập: 1.4.1. Trang bìa: + Báo cáo thực tập: Bìa giấy màu + Mica (Đóng kim, không được đóng lò xo) 1.4.2. Trình bày nội dung BCTT: BCTT phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không đ ược t ẩy xoá, có đánh số trang. Đánh số bảng biểu, hình vẽ đồ thị (nếu có). 5
- 6 1.4.2.1. Soạn thảo văn bản: - Font chữ: Times New Roman size 13 của Unicode (bắt buộc) - Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các chữ. - Cách dòng (Format/ Paragaph / Line spacing): 1,2 lines - Dàn trang: Lề trên (top): 3 cm; Lề dưới (Bottom): 3.5 cm; Lề trái (Left): 3,5cm; Lề phải (Right): 2cm - Header: Số trang (giữa trang giấy); Footer: không ghi gì (Không ghi tên GV hướng dẫn vào header và footer) - Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang của khổ giấy thì đầu bảng là lề trái c ủa trang. Đánh số thứ tự hình vẽ, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu (đặt ở giữa) - BCTT được in một mặt trên giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm) với số trang quy định: số trang tối thiểu 37 trang (không kể Lời cảm ơn, Nhận xét của GV HD, Nhận xét c ủa c ơ quan thực tập, Mục lục, Lời mở đầu và Phần Phụ lục). 1.4.2.2. Tiểu mục: Các mục và biểu mục không đánh số La mã, chỉ đánh theo hình thức sau: Ví dụ: Chương 1 1.1 1.1.1 Chương 2 2.1 2.1.1 Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục, nghĩa là không th ể có ti ểu m ục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo. 1.4.2.3. Bảng biểu – sơ đồ: Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ phải gắn với số chương. Ví dụ: Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích d ẫn đ ầy đ ủ, ví d ụ “Nguồn: Bộ Công Thương 2014” hoặc “Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty 2013”. Ngu ồn đ ược trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. 1.4.2.4. Viết tắt: Không lạm dụng việc viết tắt trong Khóa luận/ BCTT. Chỉ vi ết tắt những t ừ, c ụm t ừ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài. Không vi ết t ắt nh ững c ụm t ừ dài, nh ững mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hi ện trong bài. N ếu c ần vi ết t ắt nh ững t ừ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức... thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo ch ữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu Khóa luận/ BCTT có nhiều chữ viết tắt thì ph ải có b ảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu Khóa luận/ BCTT. 1.4.2.5. Tài liệu tham khảo: Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không ph ải c ủa riêng tác gi ả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh m ục Tài li ệu tham kh ảo của Khóa luận/BCTT. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, ý tưởng...) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì BCTT/ Khóa lu ận không được duyệt để bảo vệ. 6
- 7 Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích d ẫn thông qua m ột tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đ ồng th ời tài li ệu g ốc đó không đ ược li ệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo. Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài h ơn thì ph ải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần n ội dung đang trình bày, v ới l ề trái lùi vào thêm 2 cm. Khi này mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép. - Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải gi ữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật… (đối với những tài li ệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng việt đi kèm theo mỗi tài liệu) - Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả như sau: + Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ. + Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng v ẫn gi ữ nguyên th ứ tự thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên lên trước họ. + Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu c ủa tên c ơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào vần T, B ộ Giáo D ục và Đào tạo xếp vào vần B… - Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: + Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành, + Tên sách, luận văn hoặc báo cáo, (in nghiêng) + Nhà xuất bản, + Nơi sản xuất, + Năm xuất bản. Ví dụ: Nguyễn Văn A, Nguyên lý quản trị, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh, 2013. Nếu tài liệu tham khảo là báo cáo trong tạp chí, bài trong m ột cu ốn sách… ghi đ ầy đ ủ các thông tin sau: + Tên các tác giả, + "Tên bài báo", (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) + Tập (không có dấu ngăn cách) + (số) (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) + Các số trang, (gạch ngang giữa 2 chữ số, dấu chấm kết thúc) + Năm công bố. 1.4.2.6. Phụ lục: - Phần này bao gồm những nội dung cấn thiết nhằm minh h ọa ho ặc b ổ tr ợ cho n ội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp như số liệu, mẫu biểu, chứng từ, tranh ảnh… - Nếu báo cáo thực tập tốt nghiệp sử dụng những câu trả lời cho m ột bản câu h ỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến. - Phụ lục không được dày hơn phần chính của báo cáo thực tập. 2. TÓM TẮT KHOÁ LUẬN: 2.1. Trình tự các trang của quyển tóm tắt: Thứ tự các trang trong Tóm tắt Khóa luận được sắp xếp theo trình tự sau đây: 1. Trang bìa 7
- 8 2. Mục lục (của Tóm tắt khóa luận chứ không phải mục lục của Khóa luận) 3. Lời Mở đầu 4. Các chương 5. Kết Luận 2.2 Trình bày của quyển tóm tắt : - Cuốn tóm tắt Khoá luận được in một mặt trên giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm) có nội dung được trình bày từ 15 đến 20 trang (không kể bìa). - Font chữ: Time New Roman 12 – Unicode (bắt buộc) - Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các chữ. - Cách dòng (Format/ Paragaph / Line spacing): 1 line - Bìa giấy màu + Mica (đóng kim). - Dàn trang: Lề trên, lề dưới, lề trái và lề phải của trang soạn thảo đều rộng 2 cm. - Header: không ghi gì; Footer: Số trang (góc phải trang giấy) (Không ghi tên GV hướng dẫn vào header và footer) Bìa trước được trình bày theo mẫu sau: 8
- 9 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (LOGO TRƯỜNG) TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên Đề Tài: XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX GVHD: (ghi rõ học hàm –học vị người hướng dẫn) SVTH : MSSV: KHÓA: TP. Hồ Chí Minh, tháng năm 2014 9
- 10 2.3. Nội dung: Cuốn tóm tắt Khoá luận phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa. Cuốn tóm tắt phải phản ánh trung thực kết cấu, bố cục và nội dung của khoá luận (cuốn toàn văn). Trong cuốn tóm tắt chỉ trình bày nội dung (tóm tắt) của 3 phần chính của luận văn: Mở đầu, các chương và Kết luận. - Có thể tóm lược nội dung của phần “Mở đầu” nhưng cấu trúc của phần này (các nội dung cơ bản) phải giống như trong cuốn toàn văn. - Các chương: Không cần trình bày nội dung chương Cơ sở lý luận. Tập trung chủ yếu vào Chương phân tích thực trạng và Chương giải pháp kiến nghị. - Phần “Kết luận” phải có đầy đủ nội dung như trong cuốn toàn văn. Có thể không đưa vào cuốn tóm tắt nội dung của một đề mục nào đó nhưng t ất c ả các đề mục phải được thể hiện đầy đủ. Có thể chỉ đưa vào trong cuốn tóm tắt một số bảng biểu, hình vẽ và công thức chính, quan trọng, nhưng chúng phải có số thứ tự giống như trong cuốn toàn văn. Kiểu trình bày đối với các đề mục không cùng cấp phải khác nhau và các đề mục cùng cấp phải có kiểu trình bày giống nhau trong toàn bộ cuốn tóm tắt. 3. SỐ QUYỂN NỘP KHOA: - Khoá Luận: 1 quyển KL (có nhận xét của Doanh nghiệp thực tập) + 2 tóm tắt. - BCTT: 1 quyển BCTT (có nhận xét của Doanh nghiệp thực tập) Lưu ý: Khi nộp KL và BCTT, SV phải nộp Nhật ký thực tập bản gốc. 4. NỘI DUNG ĐĨA CD NỘP (đối với những bài 9 điểm trở lên): File Readme: giới thiệu về tác giả, khoá luận tốt nghiệp (BCTT) và các hướng dẫn cần thiết khi sử dụng đĩa CD Thư mục Word: chứa các file định dạng .doc của KL hay BCTT Thư mục PDF: chứa các file định dạng .pdf của KL hay BCTT Thư mục Resource: các tài liệu tham khảo, phần mềm sử dụng cho KL hay BCTT Thư mục Source: các kết quả là chương trình , bản vẽ thực hiện được trong KL hay BCTT 5. TRÌNH BÀY SLIDE (sử dụng phầm mềm Power Point): - Font chữ: ưu tiên chọn Times New Roman 28 của Unicode Các tiêu đề được phép to hơn và các số trong bảng được phép nhỏ hơn. - Màu sắc: ưu tiên chọn nền màu sáng và chữ màu đậm. Các hình, đồ thị nên được giữ nguyên màu sắc của nó, cố gắng rõ nét - Số lượng dòng chữ trên 1 slide: từ 3 đến 5 - Số lượng chữ trên một dòng: nhiều nhất là 20 từ 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương thực tập tốt nghiệp dành cho ngành Tài chính Ngân hàng - ĐH Mở TP.HCM
12 p | 6045 | 1154
-
Tài liệu hướng dẫn sinh viên khi làm luận văn tốt nghiệp - Quách Tuấn Ngọc
14 p | 2637 | 1140
-
Quy định về hình thức với luận văn thạc sỹ
10 p | 1561 | 744
-
Tiểu luận vẽ kỹ thuật: Vẽ hình chiếu thứ 3 và hình chiếu trục đo từ 2 hình chiếu
11 p | 4144 | 734
-
Hình thức trình bày luận văn thạc sỹ
26 p | 498 | 201
-
Bài giảng Hướng dẫn cách làm báo cáo khoa học - ĐH kinh tế Huế
29 p | 702 | 99
-
HƯỚNG DẪN QUY CÁCH TRÌNH BÀY LUẬN VĂN, TÓM TẮT LUẬN VĂN, XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ CÁCH TRÍCH DẪN, MẪU BÌA LUẬN VĂN VÀ TÓM TẮT LUẬN VĂN
14 p | 474 | 73
-
Các yêu cầu trình bày một luận văn tốt nghiệp đạt yêu cầu
15 p | 237 | 62
-
Gợi ý đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đại học quản trị kinh doanh
12 p | 701 | 42
-
Cách trình bày đồ án học phần Kỹ thuật xử lý nước cấp - GVHD Trần Thị Minh Hà
2 p | 242 | 34
-
Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp bộ môn Cơ điện tử
4 p | 508 | 34
-
Luận văn: Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi trường
54 p | 141 | 31
-
Hình thức trình bày bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
19 p | 358 | 28
-
Thuyết trình quản trị kinh doanh quốc tế: Môi trường đầu tư trực tiếp
17 p | 159 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
233 p | 44 | 13
-
Thuyết trình: Môi trường đầu tư trực tiếp
32 p | 94 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế và phát triển: Tình hình thực hiện nông thôn mới trên địa bàn xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An
82 p | 63 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn