126
CHƯƠNG VI
KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM
KIM LOẠI
BÀI 18 TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI
(Thời lượng 4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim.
– Hầu hết kim loại tác dụng với oxygen tạo thành oxide (trừ kim loại như Au không
phản ứng); tác dụng với khí chlorine tạo muối chloride; tác dụng với lưu huỳnh tạo
muối sulfide.
– Một số kim loại hoạt động hoá học mạnh như Na, K, Ca,... tác dụng với nước ở nhiệt
độ thường tạo thành hydroxide và khí hydrogen. Các kim loi như Zn, Fe,... tác dụng
với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và khí hydrogen.
– Một số kim loại tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và giải phóng khí
hydrogen.
– Khi xảy ra phản ứng hoá học giữa dung dịch muối và kim loại (trừ kim loại phản
ứng được với nước như K, Na, Ca,...), thường sản phẩm tạo thành là muối mới và kim
loại mới.
2. Năng lực
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nêu được tính chất vật lí chung của kim loại gồm tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo
và ánh kim.
– Trình bày được các tính chất hoá học cơ bản của kim loại gồm tác dụng với phi kim
(oxygen, lưu huỳnh, chlorine), với nước, với dung dịch HCl và với dung dịch muối.
– Phân tích để mô tả được sự khác biệt trong tính chất vật lí, tính chất hoá học của
nhôm, sắt, vàng.
– Giải thích được một số ứng dụng của kim loi dựa trên những tính chất của chúng
– Vận dụng kiến thức về tính chất vật lí, hoá học của kim loại để giải quyết một số vấn
đề thực tế.
2.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ, tự học: tìm kiếm tng tin, đọc SGK, quan sát thí nghiệm, giải thích
các hiện tượng liên quan đến tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại.
127
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong
nhóm/lớp, báo cáo kết quả,... trong quá trình thực hiện hoạt động tìm hiểu tính chất
vật lí và một số tính chất hoá học của kim loại (tác dụng với oxygen, chlorine và nước).
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: chủ động tích cực đọc tài liệu, nghiên cứu SGK.
– Trách nhiệm: chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao khi làm việc nhóm.
II. THIẾT BỊ DY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Video thí nghiệm (trên trang web: taphuan.nxbgd.vn):
– Sắt cháy trong oxygen. – Nm cháy trong oxygen.
– Natri phản ứng với chlorine. – Sắt phản ứng với chlorine.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu
– Nhận thấy kim loại rất đa dạng nhưng chúng có những tính chất vật lí và tính chất
hoá học chung.
– Tìm kiếm các tng tin liên quan đến tính chất vật lí của kim loại.
– Tích cực tham gia các hoạt động nhóm.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu kể tên các
kim loại và ứng dụng của kim loại đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận, viết các ứng dụng lên giấy.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Lần lượt đại diện mỗi nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm v
– GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS, đánh
giá dựa trên số lượng kim loại và số ứng dụng mà
HS kể được.
– GV tổng kết nhấn mạnh: kim loại rất đa dạng về
số lượng, về ứng dụng trong cuộc sống. Tuy vậy,
kim loại có những tính chất chung.
Câu trả lời của HS:
Một số kim loại và ứng dụng của
kim loại đó:
+ Thép (thành phần chính là sắt)
làm khung bê tông trong xây
dựng,…
+ Đồng: làm dây dn điện, đúc
tượng,…
+ Nhôm: làm thìa dĩa, xoong
chảo; làm dây dẫn điện,…
+ Vàng: làm đồ trang sức.
+ Thuỷ ngân: để chế tạo nhiệt
kế,…
– HS nảy sinh những vấn đề như:
+ Số lượng kim loại rất đa dạng
và ứng dụng rất phong phú.
+ Kim loại có tính chất vật lí và
hoá học chung không?
128
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Tìm hiểu các tính chất vật lí chung của kim loại
a) Mục tiêu
– Nêu được tính chất vật lí chung của kim loại.
– Giải thích được một số ứng dụng của kim loi dựa trên những tính chất vật lí.
– Tích cực, có trách nhiệm khi tham gia làm việc nhóm.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
(1) Tìm hiểu về tính chất vật lí của kim loại
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu trả lời các
câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận, viết các câu trả lời lên giấy.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Sau đó lần lượt đại diện mỗi nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm v
– GV ghi nhận các ý kiến của HS. GV nhận xét,
đánh giá dựa trên số lượng câu trả lời đúng và tốc
độ trả lời câu hỏi của HS.
– GV có thể đặt câu hỏi bổ sung để HS nêu ra ý kiến
về tính chất vật lí của kim loại sau mỗi câu trả lời.
(2) Giải thích một số ứng dụng của kim loại dựa
trên tính chất vật lí
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
GV yêu cầu mỗi HS quan sát Hình 18.1 trong SGK
và trả lời câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Mỗi HS tự trả lời câu hỏi.
– Câu trả lời của HS.
– Kết luận rút ra sau mỗi câu trả
lời về tính chất của kim loại.
1. Nhôm, thép có thể bị uốn cong
mà không gãy Kim loại có tính
do.
2. Gỗ, sứ bị vỡ vụn; đồng, vàng,
nhôm bị dát mỏng (cao su không
vỡ vụn và không bị biến dạng)
Kim loại có tính dẻo.
3. Nhúng thìa nhôm vào cốc
nước sôi, cán thìa cũng thấy
nóng, chứng tỏ nhôm có thể dẫn
nhiệt Kim loại dẫn nhiệt.
4. Nhôm và đồng có khả năng
dẫn điện tốt hơn sắt Kim loại
dẫn điện.
5. Bề mặt mảnh nhôm, đồng có
vẻ sáng lấp lánh Kim loại có
ánh kim.
Kết luận: các tính chất chung của
kim loại là tính dẻo, tính dẫn
điện dẫn nhiệt, ánh kim.
– Các câu trả lời của HS:
1. Vàng dùng làm đồ trang sức:
ứng dụng tính chất có ánh kim và
tính dẻo của vàng.
2. Đồng được dùng làm lõi dây
dẫn điện: ứng dụng tính chất dẫn
điện của đồng.
129
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Một số HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét,
đánh giá, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm v
GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
3. Nhôm dùng làm xoong nồi
và chảo: ứng dụng tính chất dẫn
nhiệt của nhôm.
4. Thép được dùng trong xây
dựng, cầu đường: ứng dụng tính
chất dẻo, tính rắn chắc của sắt
(thành phần chính của thép).
2.2. Tìm hiểu các tính chất hoá học chung của kim loại
a) Mục tiêu
– Trình bày được tính chất hoá học của kim loại, viết được các PTHH minh hoạ.
– Mô tả được một số khác biệt trong tính chất hoá học của nm, sắt, vàng.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
(1) Tác dụng với phi kim
Phản ứng với oxygen
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
+ GV tổ chức cho HS đọc SGK, kết hợp
với xem video thí nghiệm thực hiện
phản ứng hoá học sắt tác dụng oxygen,
nhôm tác dụng với oxygen.
+ GV yêu cầu HS trình bày về phản ứng
của kim loại với oxygen, viết PTHH
(nếu có).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS mô tả hiện tượng và viết phản ứng
của Al và Fe với O2.
+ HS tìm thông tin trong SGK về khả
năng phản ứng của vàng với oxygen.
+ HS giải thích hiện tượng dây sắt cháy
tạo thành khói màu nâu đỏ, nhôm cháy
sáng tạo chất rắn màu trắng, vàng để lâu
trong không khí vẫn giữ được bề mặt
sáng lấp lánh.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Một số HS trình bày về phản ứng của
kim loại với oxygen. Các HS khác nhận
xét, đánh giá, bổ sung.
Câu trả lời của HS:
3Fe + 2O2
o
t
→
Fe3O4
Fe3O4 có màu nâu đỏ.
130
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm v
GV định hướng, đánh giá câu trả lời của
HS.
Lưu ý phản ứng cần có to.
Phản ứng với chlorine
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
+ GV tổ chức cho HS đọc SGK hoặc
xem video thí nghiệm thực hiện phản
ứng hoá học natri tác dụng chlorine, sắt
tác dụng chlorine.
+ GV yêu cầu HS trình bày về phản ứng
của kim loại với chlorine, viết PTHH.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS mô tả lại thí nghiệm và hiện tượng,
viết PTHH.
+ HS giải thích được hiện tượng natri
cháy sáng tạo chất rắn màu trắng, dây
sắt cháy trong chlorine tạo thành khói
u nâu đỏ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Một số HS trình bày về phản ứng của
kim loại với chlorine. Các HS khác nhận
xét, đánh giá, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm v
GV định hướng, đánh giá câu trả lời của
HS.
Lưu ý phản ứng cần có to.
Phản ứng với phi kim khác, ví dụ lưu
huỳnh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
– GV giới thiệu cho HS biết khi kim
loại tác dụng với lưu huỳnh sẽ tạo muối
sulfide. Phản ứng thường cần nhiệt độ
cao để xảy ra.
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trang
90, SGK.
2Al + 3O2
o
t
→
2Al2O3
Al2O3 có màu trắng.
Vàng không tác dụng với O2.
Câu trả lời của HS:
2Na + Cl2
o
t
→
2NaCl
NaCl có màu trắng.
2Fe + 3Cl2
o
t
→
2FeCl3
FeCl3 có màu nâu đỏ.