
182
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu ứng dụng của một số đơn chất phi kim
thiết thực trong cuộc sống.
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để chỉ ra được sự khác nhau cơ bản
về một số tính chất giữa phi kim và kim loại; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng
yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm phân biệt
sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được ứng dụng của một số đơn chất phi kim thiết
thực trong cuộc sống (carbon, lưu huỳnh, khí chlorine, ...).
– Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim
và kim loại: Khả năng dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng; khả năng
tạo ion dương, ion âm; phản ứng với oxygen tạo oxide acid, oxide base.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được những ứng dụng của một số đơn
chất phi kim thiết thực trong cuộc sống (carbon, lưu huỳnh, chlorine, ...) dựa vào tính chất
của chúng.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Tranh ảnh, video clip về một số ứng dụng của đơn chất phi kim (carbon, lưu huỳnh,
chlorine, ...); MS Powerpoint bài giảng.
– Phiếu học tập, bảng nhóm, phiếu đánh giá hoạt động.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
♦ Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu
– Xác định được nội dung sẽ học trong bài là tìm hiểu khái niệm hợp kim.
– Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt
ra ở câu hỏi khởi động.
Bài
19
SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA
PHI KIM VÀ KIM LOẠI
Thời lượng: 3 tiết