200
CHƯƠNG VIII
ETHYLIC ALCOHOL VÀ ACETIC ACID
BÀI 26 ETHYLIC ALCOHOL
(Thời lượng 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Ethylic alcohol là chất lỏng, không màu, có mùi đặc trưng, vị cay, tan vô hạn trong
nước.
Độ cồn là số ml ethylic alcohol nguyên chất có trong 100 mL dung dịch ở 20oC.
– Ethylic alcohol có công thức cấu tạo là CH3–CH2–OH. Nhóm –OH gây nên những
tính chất đặc trưng của ethylic alcohol như phản ứng với kim loại mạnh Na, K,… giải
phóng khí hydrogen.
2C2H5OH + 2Na
o
t
→
2C2H5ONa + H2
– Phản ứng đốt cháy ethylic alcohol toả nhiều nhiệt:
C2H6O + 3O2
o
t
→
2CO2 + 3H2O
– Ethylic alcohol được sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, dung môi,...
– Ethylic alcohol thường được điều chế bằng phương pháp lên men các nguyên liệu
chứa tinh bột và phản ứng cộng nước vào ethylene.
2. Năng lực
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
– Viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo và nêu được đặc điểm cấu tạo của
ethylic alcohol.
– Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính chất vật lí của ethylic
alcohol: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
– Nêu được khái niệm và ý nghĩa của độ cồn.
– Trình bày được tính chất hoá học của ethylic alcohol: phản ứng cháy, phản ứng với
sodium. Viết được các PTHH xảy ra.
– Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng cháy, phản ứng với
sodium của ethylic alcohol, nêu và giải thích hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra
kết luận về tính chất hoá học cơ bản của ethylic alcohol.
201
– Trình bày được phương pháp điều chế ethylic alcohol từ tinh bột và từ ethylene.
– Nêu được ứng dụng của ethylic alcohol (dung môi, nhiên liệu,...).
– Trình bày được tác hại của việc lạm dụng rượu bia.
2.2. Năng lực chung
– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về ứng dụng của ethylic alcohol.
– Hỗ trợ thành viên trong nhóm thực hiện thí nghiệm tìm hiểu tính chất hoá học của
ethylic alcohol.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua tranh biện về chủ đề: Có nên đặt ra ngưỡng
giới hạn về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông?
II. THIẾT BỊ DY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Bộ lp ghép mô hình phân tử các hợp chất hữu cơ
– Mẫu vật: rượu gạo, cồn 70o, cồn 90o, nước rửa tay sát khuẩn,…
– Hoá chất: ethylic alcohol nguyên chất, sodium.
– Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS gồm: ống nghiệm, bát sứ, panh sắt, giấy lọc,
đĩa thủy tinh, que đóm dài, bật lửa hoặc diêm.
– Một số hình ảnh về các dòng rượu nổi tiếng trên thế giới.
– Video điều chế ethylic alcohol: https://youtu.be/zn7G7v343mk
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu
– Nhận biết được ứng dụng của ethylic alcohol trong thực tiễn, từ đó xác định được
vấn đề của bài học.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
GV giới thiệu một số hình ảnh và đặt câu hỏi: Khi
nhắc tới các cái tên sau, em nghĩ tới điều gì?
– Câu trả lời của HS: tên của các
loại rượu.
202
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân thực hiện quan sát các hình
ảnh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi một số HS trình bày câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm v
– GV nhận xét và ghi nhận ý kiến của HS.
– GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài mới:
Từ xa xưa, con người đã biết lên men các sản phẩm
nông nghiệp như ngũ cốc, trái cây chín để tạo các đồ
uống có cồn (chứa ethylic alcohol). Ngày nay, ethylic
alcohol được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực
đời sống và công nghiệp. Vậy ethylic alcohol có cấu
tạo như thế nào và có các tính chất đặc trưng gì?
GV giới thiệu tên gọi khác của ethylic alcohol
đó là ethanol.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Tìm hiểu công thức và đặc điểm cấu tạo
a) Mục tiêu
Viết được CTPT, CTCT và nêu được đặc điểm cấu tạo của ethylic alcohol.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
– GV yêu cầu HS thực hiện theo nm các
nhiệm vụ sau:
+ Dựa vào Hình 26.1, SGK, lắp ghép mô hình
(dạng rỗng) phân tử ethylic alcohol.
+ Viết công thức cấu tạo thu gọn và công thức
phân tử ethylic alcohol.
+ So sánh với alkane cùng số nguyên tử car-
bon về thành phần nguyên tố, nhóm nguyên
tử liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ theo yêu
cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV gọi một số nhóm HS báo cáo.
– HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm v
GV chốt kiến thức SGK, trang 119.
– HS lắp được mô hình phân tử:
– HS viết được CTCT thu gọn:
CH3–CH2–OH hoặc C2H5OH ; CTPT:
C2H6O.
– HS nhận xét được: Trong phân tử
ethylic alcohol có nhóm –OH liên kết
trực tiếp với nguyên tử carbon.
203
2.2. Tìm hiểu tính chất vật lí của ethylic alcohol
a) Mục tiêu
– Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính chất vật lí của ethylic
alcohol: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
– Nêu được khái niệm và ý nghĩa của độ cồn.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
1. Tính chất vật lí
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
GV thực hiện:
+ Giới thiệu một số mẫu vật: rượu gạo, cồn 70o, cồn 90o, nước rửa
tay sát khuẩn,…
+ Yêu cầu cá nhân HS quan sát và trình bày một số tính chất vật lí
của ethylic alcohol: trạng thái, màu sắc, mùi,…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV gọi một số HS trình bày.
– HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm v
GV thực hiện:
+ Nhận xét câu trả lời của HS
+ Chốt kiến thức và bổ sung về mùi, vị, khối lượng riêng, nhiệt độ
sôi, tính tan: Ethylic alcohol là chất lỏng, không màu, có mùi đặc
trưng, vị cay, tan vô hạn trong nước, khối lượng riêng 0,789 g/mL,
sôi ở 78,3 oC.
2. Độ cồn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau:
Nêu ý nghĩa của các con số: 40o trên nhãn của chai rượu gạo, 70o
trên nhãn chai cồn 70o.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận nhóm và thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV gọi 1 nhóm HS trình bày.
– HS nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm v
– GV thực hiện:
+ Nhận xét câu trả lời của nhóm HS.
+ Chốt kiến thức: Độ cồn là số mL ethylic alcohol nguyên chất có
trong 100 mL dung dịch ở 20 oC. Độ cồn thường được kí hiệu là Xo
hoặc X% vol.
– HS nhận xét
được một số tính
chất vật lí của
ethylic alcohol: là
chất lỏng, không
u, mùi đặc
trưng.
– Nhãn chai rượu
gạo ghi 40o
nghĩa là trong 100
mL rượu gạo có 40
mL ethylic alcohol
nguyên chất.
Nhãn chai cồn
ghi 70o có nghĩa là
trong 100 mL cồn
có 70 mL ethylic
alcohol nguyên
chất.
204
2.3. Tìm hiểu về tính chất hoá học của ethylic alcohol
a) Mục tiêu
– Trình bày được tính chất hoá học của ethylic alcohol: phản ứng cháy, phản ứng với
sodium. Viết được các PTHH xảy ra.
– Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng cháy, phản ứng với
sodium của ethylic alcohol, nêu và giải thích hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra
kết luận về tính chất hoá học cơ bản của ethylic alcohol.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
GV thực hiện:
+ Chia nhóm HS, tối đa 6 HS/nhóm.
+ Phát dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm.
+ Yêu cầu HS thực hiện tìm hiểu theo trạm:
Trạm 1: Tiến hành thí nghiệm đốt cháy
ethylic alcohol
Lấy khoảng 1mL ethylic alcohol (chú ý
không nhiều hơn), cho vào bát sứ và dùng
que đóm dài để đốt.
+ Nhận xét về màu sắc ngọn lửa. Phản ứng
đốt cháy ethylic alcohol là phản ứng toả
nhiệt hay thu nhiệt?
+ Khi đốt cháy, ethylic alcohol đã phản ứng
với chất nào trong không khí? Dự đoán sản
phẩm tạo thành và viết PTHH của phản ứng.
Trạm 2: Tiến hành thí nghiệm ethylic
alcohol phản ứng với sodium
Cho khoảng 5 mL ethylic alcohol tuyệt đối
vào ống nghiệm. Sau đó dùng panh kẹp một
mẩu Na bằng hạt ngô (đã lau khô dầu bằng
giấy lọc) đưa vào ống nghiệm.
+ Quan sát nêu hiện tượng của các thí
nghiệm.
+ Viết PTHH để giải thích, biết rằng nguyên
tử hydrogen trong nhóm –OH của phân tử
ethylic alcohol được thay thế bằng nguyên tử
Na.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện:
+ Tập hợp nhóm theo sự phân chia của GV.
+ Nhận dụng cụ thí nghiệm.
– Phản ứng đốt cháy ethylic alcohol với
ngọn lửa xanh, toả nhiều nhiệt:
C2H6O + 3O2
→
2CO2 + 3H2O
– Phản ứng ethylic alcohol với kim loại
mạnh Na, K,… giải phóng khí hydrogen.
2C2H5OH + 2Na
→
2C2H5ONa + H2