210
BÀI 27
ACETIC ACID
(Thời lượng 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Acetic acid là chất lỏng, không màu, có mùi đặc trưng, vị chua, tan vô hạn trong
nước.
– Acetic acid có công thức cấu tạo là CH3–COOH.
– Acetic acid có đầy đủ các tính chất hoá học chung của acid.
– Acetic acid tác dụng với ethylic alcohol tạo ra ester:
CH3COOH + C2H5OH
o
24
H SO
®Æc, t


CH3COOC2H5 + H2O
– Acetic acid được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, là nguyên liệu đầu để
sản xuất các hoá chất khác,...
– Acetic acid dùng để sản xuất giấm được điều chế bằng cách lên men dung dịch loãng
ethylic alcohol.
211
2. Năng lực
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
– Quan sát mô hình hoặc hình vẽ, viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo; nêu
được đặc điểm cấu tạo của acid acetic.
– Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính chất vật lí của acetic
acid: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
– Trình bày được phương pháp điều chế acetic acid bằng cách lên men ethylic alcohol.
– Trình bày được tính chất hoá học của acetic acid: phản ứng với quỳ tím, đá vôi, kim
loại, oxide kim loại, base, phản ứng cháy, phản ứng ester hoá. Viết được các PTHH
xảy ra.
– Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm của acid acetic (phản ứng với
quỳ tím, đá vôi, kim loại, oxide kim loại, base, phản ứng cháy, phản ứng ester hoá),
nhận xét, rút ra được tính chất hoá học cơ bản của acetic acid.
– Nêu được khái niệm ester và phản ứng ester hoá.
– Trình bày được ứng dụng của acetic acid (làm nguyên liệu, làm giấm).
2.2. Năng lực chung
– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về ứng dụng của acetic acid, cách làm giấm từ quả chín hoặc tinh bột.
– Hỗ trợ thành viên trong nhóm thực hiện thí nghiệm tìm hiểu tính chất hoá học của
acetic acid.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Bộ lp ghép mô hình phân tử các hợp chất hữu cơ.
– Mẫu vật: giấm ăn.
– Hoá chất: CH3COOH, quỳ tím, dung dịch phenolphtalein, Zn, Mg, CuO, Fe2O3,
dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2, CaCO3, Na2CO3, C2H5OH, H2SO4 đặc, dung
dịch NaCl bão hòa, nước cất.
– Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS gồm: ống nghiệm, cốc thủy tinh, ống thủy
tinh gấp khúc, panh sắt, ống hút nhỏ giọt, nút cao su, đèn cồn, diêm hoặc bật lửa.
– Một số hình ảnh về ứng dụng của acetic acid và các hình ảnh về ứng dụng của những
chất khác (để làm phương án nhiễu).
III. TIẾN TRÌNH DY – HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu
– Nhận biết được ứng dụng của acetic acid trong thực tiễn, từ đó xác định được vấn
đề của bài học.
212
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
– GV tổ chức trò chơi ô chữ. Luật chơi cụ thể như sau:
Có 4 hàng ngang, mỗi hàng ngang tương ứng với 1 câu hỏi
Trả lời đúng hàng ngang sẽ lật mở được ô chữ hàng dọc.
Câu 1. Ở thể này, chất có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt.
Câu 2. Đây là tên hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên
kết với gốc acid. Khi tan trong nước tạo ra ion H+.
Câu 3. Đây là tên gọi của hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo là
C2H5OH.
Câu 4. Từ nguyên liệu là tinh bột, có thể điều chế ethylic alcohol bằng
phương pháp nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS làm việc cá nhân: suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV gọi HS trình bày câu trả lời hàng ngang.
– GV gọi HS trả lời câu hỏi hàng dọc.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm v
– GV nhận xét và đưa đáp án chuẩn của ô chữ.
– GV dẫn dắt vào bài mới: Giấm là gia vị quen thuộc được sử dụng
phổ biến trong chế biến thực phẩm. Giấm ăn là dung dịch acetic acid
có nồng độ 2–5%. Vậy acetic acid có cấu tạo như thế nào và có các tính
chất đặc trưng gì?
– Câu 1. Lỏng
– Câu 2. Acid
– Câu 3. Ethylic
alcohol
– Câu 4. Lên
men
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Tìm hiểu công thức và đặc điểm cấu tạo
a) Mục tiêu
Quan sát mô hình hoặc hình vẽ, viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo; nêu
được đặc điểm cấu tạo của acid acetic.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4HS các
nhiệm vụ sau:
213
+ Dựa vào Hình 27.1, SGK, lắp ghép mô hình
(dạng rỗng) phân tử acetic acid.
+ Viết công thức cấu tạo thu gọn và công thức
phân tử acetic acid.
+ So sánh với alkane cùng số nguyên tử carbon về
thành phần nguyên tố, nhóm nguyên tử liên kết
trực tiếp với nguyên tử carbon.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu
của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV gọi một số nhóm HS báo cáo.
– HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm v
– GV chốt kiến thức SGK trang 123.
– GV yêu cầu HS cho biết:
Trong các chất dưới đây, chất nào có tính chất
hoá học đặc trưng giống acetic acid? Giải thích.
A. CH3OH. B. CH3CHO.
C. HCOOH. D. CH3COOC2H5.
– HS lắp được mô hình phân tử:
– HS viết được CTCT thu gọn:
CH3–COOH; CTPT: C2H4O2.
– HS nhận xét được: Trong phân tử
acetic acid có nhóm –COOH liên
kết trực tiếp với nguyên tử carbon.
– Chất HCOOH có tính chất hoá
học đặc trưng giống acetic acid vì
trong phân tử chất này cũng có
nhóm –COOH.
2.2. Tìm hiểu tính chất vật lí của acetic acid
a) Mục tiêu
Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính chất vật lí của acetic acid:
trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật giấm ăn, kết hợp
với hiểu biết của bản thân, trình bày một số tính chất
vật lí của acetic acid: trạng thái, màu sắc, mùi, vị,
tính tan trong nước,…
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV gọi một số HS trình bày.
– HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm v
– GV thực hiện:
+ Nhận xét câu trả lời của HS
– HS nhận xét được một số
tính chất vật lí của acetic acid:
là chất lỏng, không màu, mùi
đặc trưng, vị chua, tan tốt trong
nước.
214
+ Chốt kiến thức và bổ sung về khối lượng riêng,
nhiệt độ sôi: Acetic acid là chất lỏng, không màu,
i đặc trưng, vị chua, tan vô hạn trong nước, khối
lượng riêng 1,045 g/mL, sôi ở 118 oC.
2.3. Tìm hiểu về tính chất hoá học của acetic acid
a) Mục tiêu
– Trình bày được tính chất hoá học của acetic acid: phản ứng với quỳ tím, đá vôi, kim
loại, oxidekim loại, base, phản ứng cháy, phản ứng ester hoá. Viết được các PTHH
xảy ra.
– Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm của acid acetic (phản ứng với
quỳ tím, đá vôi, kim loại, oxide kim loại, base, phản ứng cháy, phản ứng ester hoá),
nhận xét, rút ra được tính chất hoá học cơ bản của acetic acid.
– Nêu được khái niệm ester và phản ứng ester hoá.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
1. Tính chất của acetic acid
Bước 1: Chuyển giao nhiệm v
GV thực hiện:
+ Chia nhóm HS, tối đa 6 HS/nhóm.
+ Phát dụng cụ thí nghiệm cho mỗi
nhóm, gồm: ống nghiệm, panh sắt, ống
t nhỏ giọt, đèn cồn, diêm hoặc bật lửa.
+ Cho các hoá chất sau: CH3COOH,
quỳ tím, dung dịch phenolphthalein,
Zn, Mg, CuO, Fe2O3, dung dịch NaOH,
dung dịch Ca(OH)2, CaCO3, Na2CO3.
+ Yêu cu HS thảo luận nhóm và tiến
hành:
a) Nêu các phản ứng hoá học để chứng
minh CH3COOH có những tính chất
hoá học của acid.
b) Lập kế hoạch thực hiện thí nghiệm
đã chọn. Điền các nội dung của kế
hoạch vào bảng bên dưới.
Tên thí
nghiệm
Cách
tiến
hành
Dự
đoán
hiện
tượng
PTHH
của
phản
ứng
(nếu có)
Acetic acid có đầy đủ các tính chất hoá học
chung của acid: làm đổi màu quỳ tím, tác dụng
với kim loại, tác dụng với base, tác dụng với
oxide base, tác dụng với muối.
Tên thí
nghiệm
Cách tiến
hành
Dự
đoán
hiện
tượng
PTHH của
phản ứng (nếu
có)
Phản
ứng với
chất
chỉ thị
Nhỏ vài
giọt dung
dịch
CH3COOH
lên mẩu
giấy qu
tím.
Giấy
quỳ
tím
chuyển
màu
đỏ
Phản
ứng với
kim
loại
– Lấy một
số mL
dung dịch
CH3COOH
vào ống
nghiệm.
– Thêm tiếp
vào ống
nghiệm 1
mảnh Mg
– Mg
tan dần
– Có
khí
không
màu
thoát
ra
2CH3COOH
+ Mg →
(CH3COO)2Mg
+ H2