
339
CHỦ ĐỀ 10.
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
TỪ VỎ TRÁI ĐẤT
7 tiết
Bài
31
SƠ LƯỢC VỀ HOÁ HỌC
VỎ TRÁI ĐẤT VÀ KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT
Thời lượng: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
‒ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu hàm lượng các nguyên tố hoá học chủ
yếu trong vỏ Trái Đất.
‒ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phân loại các dạng chất chủ yếu
trong vỏ Trái Đất (oxide, muối, …); Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu
của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
‒ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm trình bày
được những lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội từ việc khai thác vỏ Trái Đất; Lợi ích của sự
tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng vật liệu tái chế, … phục vụ cho sự phát triển
bền vững.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
‒ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được hàm lượng các nguyên tố hoá học chủ yếu
trong vỏ Trái Đất.
‒ Tìm hiểu tự nhiên: Phân loại được các dạng chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất (oxide,
muối, ...); Trình bày được những lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội từ việc khai thác vỏ Trái Đất
(nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu).
‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ thực tế tại địa phương về những lợi ích
của sự tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng vật liệu tái chế, ... nhằm phục vụ cho
sự phát triển bền vững.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.