264
CHƯƠNG X
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐT
BÀI 33 SƠ LƯỢC VỀ HOÁ HỌC VỎ TRÁI ĐẤT
VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT
(Thời lượng 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Các nguyên tố hoá học chủ yếu trong vỏ Trái Đất là O, Si, Al, Fe, Ca, Na, K,...
– Lớp đất, đá tạo thành vỏ Trái Đất, có thành phần hoá học là các oxide (SiO2, Al2O3,...),
các muối (silicate, carbonate,...), các loại quặng giàu các nguyên tố kim loại và phi
kim,... Các mỏ dầu, mỏ than, khí thiên nhiên là nguồn năng lượng quý của con người.
– Việc khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất để làm nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu đem
lại nguồn lợi ích kinh tế khổng lồ. Cần tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng
vật liệu tái chế,... phục vụ cho sự phát triển bền vững.
2. Năng lực
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nêu được hàm lượng các nguyên tố hoá học chủ yếu trong vỏ Trái Đất.
– Phân loại được các dạng cht chủ yếu trong vỏ Trái Đất (oxide, muối,…).
– Trình bày được những lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội từ việc khai thác vỏ Trái Đất
(nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu); lợi ích của sự tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên,
sử dụng vật liệu tái chế,... phục vụ cho sự phát triển bền vững.
2.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc SGK, tự liên hệ thực tế và tìm kiếm thông tin về
thành phần vỏ Trái Đất.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong
nhóm/lớp, báo cáo kết quả,... trong quá trình thực hiện hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: chủ động tích cực đọc tài liệu, nghiên cứu SGK.
– Trách nhiệm: chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao khi làm việc nhóm.
265
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Các hình ảnh, video về:
+ Cấu tạo của Trái Đất, các loại khoáng vật trên bề mặt Trái Đất.
+ Cách khai thác tài nguyên và vấn đề ô nhiễm môi trường,...
– GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ tìm hiểu trước ở nhà các vấn đề khai
thác tài nguyên tại Việt Nam:
Vấn đề 1: Khai thác cát.
Vấn đề 2: Khai thác đá vôi.
Vấn đề 3: Khai thác than.
Vấn đề 4: Khai thác dầu khí.
Vấn đề 5: Khai thác quặng sắt.
Vấn đề 6: Khai thác quặng đất hiếm.
Các nội dung cần tìm hiểu bao gồm:
+ Thành phần hoá học của quặng.
+ Vai trò của quặng này đối với phát triển kinh tế xã hội, những ứng dụng của quặng
trên trong đời sống.
+ Trữ lượng hiện nay tại Việt Nam.
+ Tình hình khai thác tại Việt Nam.
+Những tác động của việc khai thác quặng này đối với môi trường.
+ Cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này và cách bảo vệ môi trường.
Mỗi nhóm HS sẽ được yêu cầu trình bày tại lớp trong vòng 5 – 6 phút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu
HS có nhu cầu tìm hiểu, khám phá, tìm kiếm các thông tin liên quan đến thành phần
vỏ Trái Đất từ các quan sát thực tế.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu hình ảnh một mu đá trong tự
nhiên và các tính chất của mẫu đá đó cho
HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi
trong phần Mở đầu.
– Các câu trả lời của HS có thể đúng hoặc
sai do chưa có đầy đủ kiến thức.
266
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ, tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi HS trả lời. Cả lớp nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ
– GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của
HS.
– GV từ đó đặt vấn đề: vỏ Trái Đất được
cấu tạo từ những thành phần nào?
– HS nảy sinh được những câu hỏi như:
+ Trái Đất được tạo thành từ những
nguyên tố nào, hàm lượng của chúng ra
sao?
+ Trong lớp vỏ Trái Đất có những chất
nào?
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Thành phần của vỏ Trái Đất
a) Mục tiêu
– Nêu được hàm lượng các nguyên tố hoá học chủ yếu trong vỏ Trái Đất.
– Phân loại được các dạng cht chủ yếu trong vỏ Trái Đất (oxide, muối,…).
– Tự chủ, tự học: đọc SGK tìm kiếm thông tin liên quan đến thành phần của vỏ Trái
Đất.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm
2 – 3 HS.
– GV liệt kê một số thành phần chính của
cát (SiO2), đất sét (SiO2, Al2O3, Fe2O3,...),
đá (MgSiO3, CaCO3, Fe2O3,…), yêu cầu
mỗi nhóm nêu những nguyên tố phổ biến
trong các đất, đá. Sau đó, yêu cầu HS trả lời
câu hỏi trang 146, SGK.
– GV yêu cầu mỗi nhóm nhận xét dạng
tồn tại phổ biến của các nguyên tố trong vỏ
Trái Đất. Tiến hành hoạt động trang 147,
SGK và trả lời câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
– Các nhóm HS quan sát và thảo luận với
nhau để thực hiện các yêu cầu.
Các câu trả lời của HS:
1. Các nguyên tố phổ biến trong đất, đá:
O, Si, Al, Fe, Ca,...
2. Trả lời câu hỏi trang 146:
Biểu đồ thành phần phần trăm về khối
lượng:
267
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV gọi một vài HS đại diện cho nhóm
phát biểu. Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung,...
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ
– GV kết luận một số nguyên tố phổ biến
trong vỏ Trái Đất và dạng tồn tại chủ yếu
của các nguyên tố trong vỏ Trái Đất.
– Có thể lưu ý thêm: một số kim loại q
như vàng tồn tại dạng đơn chất.
Nhận xét: oxygen (O) chiếm gần 1/2,
silicon (Si) chiếm hơn 1/4 khối lượng v
Trái Đất,...
3. Trả lời phần hoạt động trang 147:
– Các loại đá trên thường được tạo thành
từ oxygen và các nguyên tố như calcium
(Ca), aluminium (Al) và silicon (Si).
– Các hợp chất trong các loại đá trên thuộc
loại muối.
Các dạng chất chủ yếu của vỏ Trái Đất là
oxide, muối.
2.2. Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
a) Mục tiêu
– Trình bày được những lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội từ việc khai thác vỏ Trái Đất
(nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu); lợi ích của sự tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên,
sử dụng vật liệu tái chế,... phục vụ cho sự phát triển bền vững.
– Trên cơ sở nắm được hàm lượng các nguyên tố chủ yếu trong vỏ Trái Đất và các dạng
chất trong vỏ Trái Đất, trình bày được những lợi ích cơ bản từ việc khai thác vỏ Ti
Đất; lợi ích của sự tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên.
– Tích cực tham gia các hoạt động nhóm: thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên
trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,... trong quá trình thực hiện hoạt động nhóm.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chia lớp thành 6 nhóm, tiến hành tìm
thông tin, làm báo cáo theo các đề tài đã giao.
– Trên lớp, GV cho từng nhóm trình bày, báo
cáo kết quả thu thập được.
Các bài báo cáo của HS.
HS cần thấy được:
– Dầu mỏ, khoáng sản,... là nguồn tài
nguyên quý giá, mang lại lợi ích kinh
tế, xã hội khổng lồ cho con người.
268
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện làm việc nhóm tại nhà.
– Trên lớp, lần lượt từng nhóm báo cáo kết quả
thu thập được.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Các nhóm HS khác nhận xét bài trình bày của
các bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm v
GV nhận xét và tóm tắt báo cáo của mỗi nhóm
để cả lớp có thể ghi chép.
– Tài nguyên trong vỏ Trái Đất là hữu
hạn.
– Việc khai thác quá mức khiến dầu
mỏ, khoáng sản,... trở nên kiệt quệ,
gây ô nhiễm môi trường, đe doạ sự
tồn vong của loài người.
– Cần tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài
nguyên, sử dụng vật liệu tái chế,...
phục vụ cho sự phát triển bền vững.
3. Hoạt động: Luyện tập
Trình bày được những lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội từ việc khai thác vỏ Trái Đất và
tiết kiệm tài nguyên.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS suy nghĩ, thực hiện hoạt
động ở trang 148, SGK.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS độc lập suy nghĩ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV mời một số HS trình bày và một số
HS nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm v
GV nhận xét và đánh giá.
Các câu trả lời của HS:
1. Thành phần hoá học của cát: SiO2.
Ứng cụng của cát: là vật liệu xây dựng, là
nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất gốm
sứ, xi măng, thuỷ tinh,...
Việc khai thác cát trái phép ở các lòng sông,
bãi biển có thể gây tình trạng xói mòn, sạt lở
bờ sông,...
2. Nội dung trình bày:
– Một số lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội của
việc khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất:
+ Là nền tảng cho sự sinh tồn của loài người.
+ Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh
tế, là cơ sở cho sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp.
+ Là nguồn lực quan trọng cho lợi nhuận và
giao thương quốc tế.
+ Bảo vệ con người khỏi những tác động xấu
của các chất ô nhiễm và độc hại tạo ra trong
quá trình sản xuất,...
– Lợi ích của việc tiết kiệm, bảo vệ nguồn tài
nguyên và sử dụng vật liệu tái chế.
+ Đảm bảo phát triển bền vững.
+ Đảm bảo sự ổn định về kinh tế, xã hội,...