460
Bài
44
DI TRUYỀN HỌC
VỚI CON NGƯỜI
Thời lượng: 4 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tính trạng ở người; Các tác nhân gây
bệnh tật di truyền người; Một số bệnh, tật hội chứng di truyền người (tên một
số biểu hiện điển hình); Vai trò của di truyền học với hôn nhân; Tuổi kết hôn và một số bệnh
di truyền ở địa phương.
Giao tiếp hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày về các bệnh tật
di truyền người, vai trò của di truyền học với hôn nhân trình bày được quan điểm về lựa
chọn giới tính trong sinh sản ở người; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu
của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
Giải quyết vấn đề sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm
giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người; Nêu được
khái niệm về bệnh tật di truyền người; Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di
truyền; Kể tên được một số hội chứng bệnh di truyền người; Dựa vào ảnh (hoặc học liệu
điện tử) kể tên được một số tật di truyền ở người; Nêu được vai trò của di truyền học với hôn
nhân trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản người; Nêu được
ý nghĩa của việc cấm kết hôn gần huyết thống.
Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua hoạt động nhóm và thực hiện dự án để tìm hiểu được một số
bệnh di truyền và tuổi kết hôn ở địa phương.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức về di truyền học người để
nhận biết được các tác nhân gây bệnh, tật di truyền ở người đề xuất được biện pháp phòng
ngừa bệnh, tật; Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn liên quan đến di truyền người.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
ý thức bảo vệ bản thân những người xung quanh trong việc hạn chế ảnh hưởng
của các tác nhân gây hại, tuân thủ quy định của luật pháp về độ tuổi kết hôn.
461
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Tranh, ảnh trong SGK tranh, ảnh về một số tính trạng, bệnh, tật hội chứng
di truyền ở người (bộ nhiễm sắc thể và biểu hiện bên ngoài); bài giảng (bài trình chiếu).
– Phiếu học tập, bảng nhóm, phiếu đánh giá HS, bài thuyết trình (bài báo cáo của HS).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu
– Xác định được nội dung sẽ học trong bài là vai trò của di truyền học với con người.
Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi
đặt ra ở tình huống khởi động.
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK tổ chức cho HS thảo luận dựa trên bảng KWL theo
mẫu Phiếu học tập số 1.
GV gợi ý hoặc cung cấp thông tin về “Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình”
trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 của Việt Nam để HS có cơ sở thảo luận.
– GV định hướng cho HS đưa ra câu trả lời dựa vào cơ sở di truyền học.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS suy nghĩ độc lập và đưa ra các câu trả lời trên Phiếu học tập số 1.
– GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.
Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên vài HS để trả lời theo quan điểm cá nhân.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.
– GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tính trạng ở người
a) Mục tiêu
Nhận biết được một số tính trạng ở người.
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 44.1 trong SGK (hoặc dùng máy chiếu
phóng to hình), hướng dẫn HS quan sát một cách tổng quát đến chi tiết để giúp HS hoàn
thành câu Thảo luận 1 và 2 (SGK trang 185).
462
Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong biên bản thảo luận nhóm. Qua đó,
HS mô tả được một số tính trạng ở người.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS làm việc cá nhân và đưa ra câu trả lời trong biên bản thảo luận nhóm.
– GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.
Báo cáo kết quả và thảo luận
GV yêu cầu đại diện một vài HS báo cáo kết quả.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận: Dựa vào các tính trạng ở người, có thể
phân biệt được các đối tượng khác nhau. Một số tính trạng ở người như: màu da, màu tóc,
chiều cao, giới tính, …
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm bệnh và tật di truyền, các tác nhân gây bệnh di truyền
ở người
a) Mục tiêu
– Nêu được khái niệm bệnh, tật di truyền.
– Trình bày được các tác nhân gây bệnh di truyền ở người.
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
– GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp, yêu cầu HS làm việc theo nhóm và hướng dẫn HS
hoàn thành câu Thảo luận 3 (SGK trang 186) theo mẫu Phiếu học tập số 2.
– Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 2.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận theo nhóm nhỏ và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong phiếu học tập.
GV theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động trong nhóm để
đưa ra câu trả lời.
Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV yêu cầu đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả.
– HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các HS khác.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– HS nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của bạn.
GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận: Bệnh, tật di truyền người là những bất
thường bẩm sinh của thể, phát sinh do đột biến gene hoặc đột biến nhiễm sắc thể. Bệnh,
tật di truyền người thể gây nên bởi các tác nhân vật lí, hoá học sinh học trong tự
nhiên, do ô nhiễm môi trường, …
463
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số hội chứng, bệnh và tật di truyền ở người
a) Mục tiêu
Nêu được một số hội chứng, bệnh tật di truyền người (tên hội chứng/bệnh/tật
di truyền, biểu hiện nhận biết).
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
– GV sử dụng phương pháp dạy học theo trạm để hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong SGK.
GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở, trong đó gồm ba trạm học tập.
Mỗi HS phải tham gia đủ ba trạm.
+ Trạm 1: Một số hội chứng di truyền ở người.
+ Trạm 2: Một số bệnh di truyền ở người.
+ Trạm 3: Một số tật di truyền ở người.
HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất nào đó).
Thời gian HS tham gia mỗi trạm không quá 15 phút. GV có thể thiết kế thêm các trạm chờ
(tuỳ theo không gian lớp học).
Tại mỗi trạm, GV chuẩn bị nội dung theo gợi ý trong SGK, tăng cường sử dụng hình
ảnh, sơ đồ, video, … có liên quan đến thông tin ở mỗi trạm. Nhiệm vụ của HS ở mỗi trạm
trả lời các câu hỏi thảo luận trong SGK theo mẫu Phiếu học tập số 3.
Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 3. Qua đó, HS nêu
được một số hội chứng, bệnh và tật di truyền ở người.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nội dung được phân công và đưa ra câu trả lời trong Phiếu học tập số 3.
– GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.
Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV yêu cầu đại diện một vài HS báo cáo kết quả.
– GV thu phiếu học tập của HS, sử dụng phương pháp đánh giá đồng đẳng chéo giữa các
cặp bằng cách GV chữa bài, đưa ra thang điểm chấm để các nhóm đánh giá lẫn nhau.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nhận xét, bổ sung, đánh giá phiếu học tập của một số nhóm đại diện (có thể bốc thăm
hoặc theo chỉ định của GV).
GV nhận xét, đánh giá chung rút ra kết luận: Dựa vào đặc điểm di truyền biểu hiện
bên ngoài, người ta thể nhận biết các hội chứng (Down, Turner, …), bệnh di truyền
(bạch tạng, câm điếc bẩm sinh, …) và tật di truyền (hở khe môi, hàm; dính ngón tay; …).
Hoạt động 5: Tìm hiểu vai trò của di truyền học với hôn nhân
a) Mục tiêu
Nêu được vai trò của di truyền học với hôn nhân.
464
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn HS làm việc cá nhân trả lời
câu Thảo luận 8 (SGK trang 188).
Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
– GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.
Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV yêu cầu một vài HS báo cáo kết quả nội dung đã thực hiện.
– HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các nhóm khác.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– HS nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của bạn.
GV nhận xét, đánh giá chung rút ra kết luận về vai trò của di truyền học với hôn nhân.
Hoạt động 6: Tìm hiểu vai trò của di truyền học với lựa chọn giới tính trong sinh sản
ở người
a) Mục tiêu
Nêu vai trò của di truyền học với lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người.
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn HS làm việc cá nhân trả lời
câu Thảo luận 9 (SGK trang 189).
Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
– GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.
Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV yêu cầu một vài HS báo cáo kết quả nội dung đã thực hiện.
– HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các nhóm khác.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– HS nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của bạn.
GV nhận xét, đánh giá chung rút ra kết luận: Di truyền học góp phần giải thích
sở sinh học của quy định về độ tuổi kết hôn, không được kết hôn giữa những người có cùng
huyết thống trong vòng ba đời cũng như quy định nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính
thai nhi dưới mọi hình thức của Luật Hôn nhân và gia đình.
Hoạt động 7: Luyện tập
a) Mục tiêu
– Củng cố, luyện tập lại các kiến thức được học.
Thông qua luyện tập, phát triển được các năng lực chung năng lực khoa học tự nhiên.