489
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu quan điểm về chế tiến hoá của Lamarck,
Darwin và thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.
Giao tiếp hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu quan điểm của Lamarck
của Darwin về chế tiến hoá, trình bày một số luận điểm về tiến hoá theo quan niệm của
thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của
GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
Giải quyết vấn đề sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết
các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được quan điểm của Lamarck về chế tiến hoá;
Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hoá; Trình bày được một số luận điểm
về tiến hoá theo quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị
di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hoá, cơ chế tiến hoá lớn).
Tìm hiểu tự nhiên: Trình bày các quan điểm của Lamarck, Darwin thuyết tiến hoá
tổng hợp hiện đại về cơ chế tiến hoá.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức chế tiến hoá để giải thích
được tính đa dạng và thống nhất của thế giới sống.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về sự tiến hoá của thế giới sống.
Nhận biết được vai trò quan trọng của đa dạng sinh học, từ đó, ý thức bảo vệ sự đa dạng
của sinh giới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Tranh, ảnh trong SGK tranh, ảnh về chế tiến hoá theo quan điểm của Lamarck,
Darwin và thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại; bài giảng (bài trình chiếu).
– Phiếu học tập, bảng nhóm, phiếu đánh giá HS.
Bài
47
Thời lượng: 3 tiết
CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
490
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu
– Xác định được nội dung sẽ học trong bài là về cơ chế tiến hoá.
Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra
ở tình huống khởi động.
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS xem video về sự tiến hoá của sinh giới (sự hình thành các loài sinh vật từ
dạng tổ tiên ban đầu) và cho HS thảo luận theo nhóm hoặc cặp đôi để trả lời câu hỏi mở đầu
dựa trên suy nghĩ của bản thân (GV cũng thể đặt câu hỏi cho HS khai thác thông tin từ
video để dẫn dắt HS trả lời câu hỏi mở đầu).
– GV định hướng cho HS đưa ra câu trả lời dựa vào cơ chế tiến hoá.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS suy nghĩ độc lập và đưa ra các câu trả lời.
– GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.
Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên vài HS để trả lời theo quan điểm cá nhân.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.
– GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hoá
a) Mục tiêu
Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hoá điểm chưa đúng trong quan điểm
của Lamarck.
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
– GV sử dụng phương pháp trực quan hỏi – đáp, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi bằng
kĩ thuật think – pair – share, quan sát Hình 47.1 trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to
hình), hướng dẫn từng nhóm HS quan sát một cách tổng quát đến chi tiết để giúp HS hoàn
thành câu Thảo luận 1 và 2 (SGK trang 203) theo mẫu Phiếu học tập số 1.
Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 1. Qua đó, HS nhận
biết sự thay đổi về hình thái thể hươu trong quá trình hình thành tính trạng cổ cao của
hươu cao cổ dưới sự tác động của điều kiện môi trường. Từ đó, HS nêu được quan điểm của
Lamarck về cơ chế tiến hoá và điểm chưa đúng trong quan điểm của Lamarck.
491
Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm được phân công đưa ra câu trả lời trong biên bản thảo luận nhóm.
– GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.
Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV yêu cầu đại diện một vài HS báo cáo kết quả.
GV thu Phiếu học tập số 1 của HS, sử dụng phương pháp đánh giá đồng đẳng chéo giữa
các cặp bằng cách GV chữa bài, đưa ra thang điểm chấm để các nhóm đánh giá lẫn nhau.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nhận xét, bổ sung, đánh giá phiếu học tập của một số nhóm đại diện (có thể bốc thăm
hoặc theo chỉ định của GV).
– GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận: Theo Lamarck, ngoại cảnh đóng vai trò
quan trọng đối với sự tiến hoá của sinh giới. Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của
môi trường sống giúp sinh vật tích luỹ được các biến đổi để thích ứng với các môi trường
mới, tạo nên sự tiến hoá tiệm tiến”, từ đó hình thành nên các loài mới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hoá
a) Mục tiêu
Nêu được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hoá.
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng phương pháp hỏi đáp nêu vấn đề để hướng dẫn HS thảo luận nhóm
trả lời câu Thảo luận 3 và 4 (SGK trang 204) theo mẫu Phiếu học tập số 2.
– Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 2.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS nghiên cứu nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
– GV theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động học tập để đưa ra
câu trả lời.
Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV yêu cầu đại diện một vài HS trình bày ý kiến.
– HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các nhóm khác.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– Các HS nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của bạn.
– GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận:
+ Theo Darwin, tiến hoá quá trình tích luỹ các biến dị lợi qua nhiều thế hệ, tạo
n những biến đổi lớn làm cơ sở cho hình thành loài mới. Các loài được hình thành từ
tổ tiên chung. Darwin cho rằng: Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính trong quá trình hình
thành đặc điểm thích nghi và đấu tranh sinh tồn, tạo động lực để tiến hoá diễn ra liên tục.
492
+ Quan điểm tiến hoá của Darwin đã giải thích hợp lí và thuyết phục để khẳng định sự
đa dạng của thế giới sống là kết quả của quá trình tiến hoá. Tuy nhiên, do hạn chế của
nền tảng khoa học đương thời nên ông vẫn chưa giải thích được nguyên nhân của các
biến dị không xác định và chưa rõ cơ chế di truyền của các biến dị.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nguồn biến dị di truyền cho tiến hoá, nhân tố tiến hoá và
cơ chế tiến hoá nhỏ, tiến hoá lớn
a) Mục tiêu
Nêu được một số luận điểm về tiến hoá theo quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
(cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hoá, cơ chế tiến hoá).
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm kết hợp với kĩ thuật công đoạn để hướng dẫn
và gợi ý cho HS trả lời câu Thảo luận 5, 6, 7 (SGK trang 205, 206).
GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm tiến hành nghiên cứu nội dung về thuyết tiến
hoá tổng hợp hiện đại. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ độc lập thông qua việc hoàn thành
Phiếu học tập số 3.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu nguồn biến dị di truyền cho tiến hoá.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nhân tố tiến hoá.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu cơ chế tiến hoá nhỏ, tiến hoá lớn.
– Mỗi nhóm tiến hành thảo luận nội dung trong 2 phút, sau đó, các nhóm sẽ luân chuyển
phiếu học tập đã ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể: nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2
chuyển cho nhóm 3. Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau 2 phút lại tiếp
tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được phiếu học tập của nhóm mình cùng với
các ý kiến góp ý của hai nhóm còn lại.
– Từng nhóm sẽ thảo luận thống nhất các ý kiến của các nhóm bạn để hoàn thiện lại
kết quả thảo luận của nhóm mình.
– Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 3.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS nghiên cứu nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
– GV theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động học tập để đưa ra
câu trả lời.
Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV yêu cầu đại diện một vài HS trình bày ý kiến.
– HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các nhóm khác.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– Các HS nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của bạn.
– GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận:
493
+ Quá trình đột biến tạo ra các allele mới làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá. Quá trình
giao phối giúp tổ hợp các đột biến trong quần thể, hình thành các kiểu gene mới, tạo
nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
+ Các nhân tố tiến hoá bản bao gồm: đột biến, di nhập gene, yếu tố ngẫu nhiên, giao
phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất
liên tục tạo nên tiến hoá thích nghi.
+ Tiến hoá lớn là quá trình tiến hoá diễn ra trên quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất
rất dài dẫn đến hình thành loài mới và các nhóm phân loại trên loài như: chi, họ, bộ,
lớp, ngành, giới và lãnh giới.
Hoạt động 5: Luyện tập
a) Mục tiêu
– Củng cố, luyện tập lại các kiến thức được học.
Thông qua quá trình luyện tập, phát triển được các năng lực chung năng lực khoa học
tự nhiên.
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức lớp học thành các nhóm nhỏ theo thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS
thực hiện các bài luyện tập trong SGK bằng cách hoàn thành Phiếu học tập số 4.
– Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 4.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận theo nhóm nhỏ và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong phiếu học tập.
GV theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động trong nhóm để đưa ra
câu trả lời.
Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV cho HS bất kì trong nhóm trình bày về nội dung phiếu học tập của nhóm.
– HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các nhóm khác.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– HS nhận xét, đánh giá phiếu học tập của các nhóm khác.
– GV nhận xét, đánh giá chung và củng cố thêm về nội dung bài học.
Hoạt động 6: Vận dụng
a) Mục tiêu
– Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Thông qua quá trình vận dụng kiến thức, phát triển được các năng lực chung năng lực
đặc thù.
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc độc lập nhằm hoàn thành câu hỏi vận dụng để tổng kết kiến thức
đã học.