153
A. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÁCH 1:
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã số
1. Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng
của bản thân và tự nhận công việc phù hợp. 1
Năng lực thực hành
Năng lực khai thác kênh hình; năng lực hợp tác, tổng
hợp, liên hệ, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích,
đánh giá.
2
2. Năng lực lịch sử
Tìm hiểu lịch sử
Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch
sử (17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6, 17.7, 17.8, 17.9,
17.10, 17.11, 17.12, 17.13, 17.14), phần Em có biết để
nhận thức được những thành tựu tiêu biểu trong công
cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa; mô tả được
các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền
Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn
1954 – 1965 (phong trào Đồng khi; đánh bại chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt”).
3
Nhận thức và tư duy lịch sử
Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công
cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (hoàn thành
cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế, chi
viện cho cách mạng miền Nam).
4
Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân
miền Nam trong kháng chiến chống M, cứu nước giai
đoạn 1954 – 1965 (phong trào Đồng khi; đánh bại
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”).
5
Vận dụng
Vận dụng kiến thức đã học để sưu tầm được tư liệu về
cuộc đấu tranh thống nhất đất nước diễn ra  khu vực
vĩ tuyến 17 (cầu Hiền Lương – sông Bến Hải); trên cơ
s đó, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề:
“Khát vọng thống nhất non sông.
6
3. Phẩm chất
Yêu nước
Thể hiện tinh thần yêu nước, chia sẻ khát vọng thống
nhất non sông của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn
1954 – 1975.
7
Bài 17. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965
(DỰ KIẾN 2 TIẾT)
154
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy tính, máy chiếu.
– Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán phiếu học tập, bút màu.
– SGK, SGV Lịch sử và Địa lí 9 (phần Lịch sử) (Bộ sách Chân trời sáng tạo).
– Các phim tài liệu Đồng khi Bn Tre (sản xuất năm 2020), Vit Nam 1963 – Ai s thng ai?
(sản xuất năm 2023); bài hát Dáng đứng Bn Tre (nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý, 1980).
– Lược đồ về phong trào Đồng khi (1959 – 1960)  miền Nam.
Tranh vẽ, hình ảnh liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1965.
– Một số tài liệu tham khảo: Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Vit Nam, tập IV, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2017; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Sử học, Lịch sử
Vit Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017;...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mc tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS sẽ nhận biết được yêu cầu cần đạt của bài học.
– Gợi ý 1: GV dùng phần Dẫn nhập trong SGK để dẫn dắt HS vào bài học.
– Gợi ý 2: GV tiến hành tổ chức trò chơi ghép hình, giải ô chữ ,… có nội dung liên quan đến
lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1954 – 1965 để tạo hứng thú cho HS.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. HOẠT ĐỘNG 1: NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG
MIỀN BẮC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1954 – 1965)
a) Mc tiêu: (1), (2), (3), (4)
b) T chc thc hin
– Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS dựa vào tư liệu 17.2, 17.4, 17.5, 17.6, 17.7, phần Em có bit và thông tin trong SGK
để hoàn thành nhiệm vụ sau: Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng
miền Bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1954 – 1965.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS khai thác, sử dụng tư liệu 17.2, 17.4, 17.5, 17.6, 17.7, phần Em có bit và thông tin trong SGK
để hoàn thành nhiệm vụ.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm.
155
Dự kiến sản phẩm
+ Cải cách ruộng đất và phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh (1954 – 1957): Thực hiện
chủ trương người cày có ruộng”, từ năm 1954 đến năm 1956, miền Bắc hoàn thành 4 đợt cải cách
ruộng đất và 6 đợt giảm tô  22 tỉnh đồng bằng và trung du. Kết quả chung của cải cách
ruộng đất là đã xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ; tịch thu, trưng thu, trưng
mua khoảng 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ lao động từ tay địa chủ
chia cho 2 triệu hộ nông dân miền Bắc. Sau cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều
thay đổi, nạn đói cơ bản được giải quyết, khẩu hiệu người cày có ruộng” bước đầu thành
hiện thực.
+ Bước đầu phát triển kinh tế – xã hội (1958 – 1960): Cuối năm 1960, miền Bắc đã bước đầu
phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo điều kiện vật chất, tinh thần cho nhân dân và phục vụ
chiến đấu. Nhiều công trình quan trọng cho nền kinh tế quốc dân bắt đầu được xây dựng.
Những tiến bộ về kinh tế đã tạo điều kiện cho văn hoá, giáo dục, y tế phát triển, trong đó
giáo dục đạt được những bước tiến nhảy vọt. Nhà nước cũng thống nhất tiền tệ, thị trường
giá cả, bãi bỏ các thứ thuế vô lí, phát triển mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán, giúp
ổn định thị trường và hạn chế đầu cơ tích trữ.
+ Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ s vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và chi viện
cho miền Nam (1961 – 1965):
Tháng 9 – 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền; thông qua kế hoạch Báo cáo chính trị, Báo cáo
sửa đổi Điu l Đng và kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965)  miền Bắc.
– Bước đầu xây dựng cơ s vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1958 – 1960).
Thực hiện xuất sắc nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam (1961 – 1965): Vì miền Nam
“mỗi người làm việc bằng hai”, đảm bảo chi viện đầy đủ sức người, sức của cho tiền tuyến.
Miền Bắc: đẩy mạnh cách mạng xã hội
chủ nghĩa; có vai trò quyết định nhất đối
với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Kinh tế
Các ngành cơ khí, đóng tàu,
sản xuất điện, gang thép
tăng cao; công nghiệp nhẹ
đáp ứng 80% nhu cầu tiêu
dùng; 90% hộ nông thôn
vào hợp tác xã, năng suất
đạt 5 tấn thóc/ha.
Giáo dục, y tế
Hệ thống giáo dục phổ
thông, các trường đại học
và trung học chuyên nghiệp
phát triển. Y tế miễn phí
với hơn 6 000 bệnh viện và
trạm xá.
Giao thông
Khôi phục hệ thống
đường bộ, đường sắt,
đường sông, đường hàng
không được củng cố. Năm
1959, bắt đầu m đường
Trường Sơn.
Miền Nam: đẩy mạnh cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất
nước nhà; có vai trò quyết định trực tiếp
đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
156
– Bước 4: Kết luận, đánh giá
*Công c đánh giá: thang đo
Tiêu chí Mức độ đạt được
HS khai thác được tư liệu và thông tin về những thành tựu
tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa
giai đoạn 1954 – 1965.
(1) (2) (3) (4) (5)
2.2. HOẠT ĐỘNG 2: CÁC THẮNG LỢI QUÂN SỰ TIÊU BIỂU CỦA QUÂN DÂN MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 1954 – 1965
a) Mc tiêu: (1), (2), (3), (5), (7)
b) T chc thc hin
– Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS dựa vào các tư liệu 17.9, 17.10, 17.11, 17.12, 17.13, 17.14, phần Em có bit
và thông tin trong SGK để hoàn thành các nhiệm vụ sau:
+ Hãy mô tả lại phong trào Đồng khi  Bến Tre (lực lượng tham gia, mục đích, kết quả).
+ Hãy cho biết quân dân miền Nam từng bước đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt
của Mỹ  miền Nam như thế nào.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS khai thác, sử dụng tư liệu 17.9, 17.10, 17.11, 17.12, 17.13, 17.14, phần Em có bit
và thông tin trong SGK để hoàn thành các nhiệm vụ.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm.
Dự kiến sản phẩm
+ Phong trào Đồng khi (1959 – 1960): về lực lượng tham gia: nhân dân 3 xã thuộc huyện
Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre với “Đội quân tóc dài” làm nòng cốt; về mục đích: nổi dậy đánh đồn bốt,
phá thế kìm kẹp; về kết quả: làm chủ nhiều xã, ấp, lập Uỷ ban nhân dân tự quản và lực lượng
vũ trang nhân dân,… Từ Bến Tre, phong trào lan rộng khắp miền Nam, giải phóng một vùng
rộng lớn, liên hoàn.
+ Quân dân miền Nam từng bước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ  miền
Nam: đẩy mạnh đấu tranh chính trị  thành thị và nông thôn, kết hợp với phong trào phá
ấp chiến lược và m các trận phản công chống địch càn quét; giành thắng lợi vang dội 
Ấp Bắc (Mỹ Tho) vào ngày 2 – 1 – 1963 (bước đầu đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”
“thiết xa vận”), chứng minh quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt”; giành được những thắng lợi quân sự liên tiếp  Bình Giã (Bà Rịa) cuối năm 1964,
 An Lão (Bình Định) và Ba Gia (Quảng Ngãi) vào năm 1965); cuộc đấu tranh của nhân dân 
các đô thị; hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu (6 – 1963), các cuộc biểu tình của hàng chục
vạn nhân dân thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội vào tháng 6 và tháng 7 – 1963.
157
– Bước 4: Kết luận, đánh giá
*Công c đánh giá: bảng kiểm và thang đo
Tiêu chí Có hoặc Không
HS mô tả được lực lượng tham gia, mục đích, kết quả của phong trào
Đồng khi. ?
Tiêu chí Mức độ đạt được
HS nêu được quân dân miền Nam từng bước đánh bại chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ  miền Nam như thế nào. (1) (2) (3) (4) (5)
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mc tiêu: Rèn luyện kiến thức, kĩ năng đã học.
– Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
HS thực hiện các bài tập sau:
1. Hãy v sơ đồ tư duy v nhng thành tựu tiêu biểu trong công cuc xây dựng min Bc xã hi
chủ nghĩa giai đoạn 1954 – 1965.
2. Theo em, thng lợi tiêu biểu nào v quân sự của quân dân min Nam giai đoạn 1960 – 1965
có ý nghĩa quyt định làm phá sn chin lược “Chin tranh đc bit” của Mỹ?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Các nhóm HS báo cáo sản phẩm.
Dự kiến sản phẩm
+ Câu 1. Dựa vào phần “Dự kiến sản phẩm  Hoạt động 1 để thực hiện nhiệm vụ.
+ Câu 2. Chiến thắng Ấp Bắc (2 – 1 – 1963). GV hướng dẫn HS khai thác thông tin từ
tư liệu 17.10, phần Em có bit nhắc lại đặc điểm và phương tiện triển khai của chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” để nhận thức về tầm quan trọng có tính quyết định của chiến thắng
Ấp Bắc đối với cục diện quân sự.
– Bước 4: Kết luận, đánh giá
*Công c đánh giá: bài tập
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
*Ghi chú: HS sẽ thực hiện hoạt động này tại nhà và gửi sản phẩm đến GV vào thời điểm
thích hợp do GV xác định.
a) Mc tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS vận dụng được kiến thức trong bài vào thực tiễn
cuộc sống của bản thân trong quá trình xây dựng và bảo vTổ quốc.