208
A. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÁCH 1:
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã số
1. Năng lực chung
Giải quyết vấn đề và
sáng tạo
Thông qua trải nghiệm, nhận thức cá nhân để thảo luận các
vấn đề về tác động của cách mạng khoa học, kĩ thuật và
xu thế toàn cầu hoá.
1
2. Năng lực lịch sử
Tìm hiểu lịch sử
Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử
(24.1, 24.2, 24.3, 24.4, 24.5) để nhận thức về nội dung của
cách mạng khoa học, kĩ thuật; về xu hướng toàn cầu hoá và
tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam.
2
Nhận thức và tư duy
lịch sử
Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học,
kĩ thuật trên thế giới và ảnh hưng của cuộc cách mạng đó
đến Việt Nam.
3
Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hoá
và đánh giá được tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới
và Việt Nam.
4
Vận dụng
Vận dụng kiến thức về xu thế toàn cầu hoá, cơ hội và thách
thức của xu thế này đối với Việt Nam để đề xuất một số biện
pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế
toàn cầu hoá hiện nay.
5
3. Phẩm chất
Chăm chỉ Đọc và sưu tầm các thông tin và hình ảnh, tư liệu về cuộc
cách mạng cách mạng 4.0 và xu thế toàn cầu hoá hiện nay. 6
Bài 24. CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT
XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
(DỰ KIẾN 1 TIẾT)
Chương VII.
CH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUT
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
209
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC HỌC LIỆU
– Máy tính, máy chiếu.
– Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán phiếu học tập, bút màu.
– SGK, SGV Lịch sử và Địa lí 9 (phần Lịch sử) (Bộ sách Chân trời sáng tạo).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mc tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS sẽ nhận biết được yêu cầu cần đạt của bài học.
b) T chc thc hin
– Gợi ý 1: GV dùng phần Dẫn nhập trong SGK để dẫn dắt HS vào bài học.
– Gợi ý 2: GV thiết kế câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi, hình ảnh có liên quan đến thành tựu
của cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá, các vấn đề mang tính toàn cầu,…
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. HOẠT ĐỘNG 1: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUT
a) Mc tiêu: (1), (2), (3), (6) và Luyện tập câu 2
b) T chc thc hin
– Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ học tập:
+ Nhiệm vụ 1: Theo em, thành tựu nào có giá trị ứng dụng nhất trong đời sống hiện nay?
+ Nhiệm vụ 2: Cách mạng khoa học, kĩ thuật mang đến thuận lợi và thách thức gì cho
sự phát triển của Việt Nam? (Các nhóm HS sử dụng thông tin trong SGK hoàn thành
phiếu học tập dưới đây)
PHIẾU HỌC TẬP
Thuận lợi Thách thức
– Sản xuất: (1).
– Quản lí hành chính: (2).
– Giáo dục, y tế: (3).
– Đời sống xã hội: (4).
(5)
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Nhiệm vụ 1: HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm lựa chọn một thành tựu. Với mỗi thành
tựu được lựa chọn, nhóm HS nêu một lí do và một ví dụ để chứng minh.
+ Nhiệm vụ 2: GV hướng dẫn nhóm HS sử dụng thông tin trong SGK để hoàn thành phiếu
học tập; sau đó, nhóm HS nêu một ví dụ về thuận lợi và một ví dụ về thách thức.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Các nhóm HS báo cáo sản phẩm.
210
Dự kiến sản phẩm
+ Nhiệm vụ 1: HS xác định được thành tựu, nêu được lí do và cho ví dụ để chứng minh.
+ Nhiệm vụ 2:
PHIẾU HỌC TẬP
Thuận lợi Thách thức
– Sản xuất: (1) chuyển giao công nghệ sản xuất
hiện đại (dây chuyền lắp ráp ô tô,…).
– Quản lí hành chính: (2) chính phủ điện tử,...
– Giáo dục, y tế: (3) môi trường dạy học đa dạng,
trí tuệ nhân tạo trong y khoa,…
– Đời sống xã hội: (4) kết nối liên lạc thông qua
mạng xã hội,…
(5)
Sự lệ thuộc vào công nghệ.
Tin giả.
Xâm phạm đời sống cá nhân.
Lưu ý: cần đưa ra những ví dụ về thuận lợi và thách thức tương ứng với những lĩnh vực
đã xác định trong phiếu học tập.
GV tôn trọng ý kiến của HS và chú trọng hướng dẫn HS xây dựng lí lẽ thuyết phục để
xây dựng, bảo vệ quan điểm.
– Bước 4: Kết luận, đánh giá
GV chốt và chuẩn hoá kiến thức:
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, quá trình phát triển của cách mạng khoa học,
kĩ thuật có thể chia thành 3 giai đoạn nối tiếp nhau:
+ Từ những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, cách mạng khoa học, kĩ thuật
đạt được những bước tiến dài trong lĩnh vực khoa học cơ bản (Toán học, Vật lí học,…).
+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến cuối thế kỉ XX, cách mạng khoa học, kĩ thuật
đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ, làm thay đổi nhận thức của
con người về thế giới.
+ Trong những năm đầu thế kỉ XXI, cách mạng công nghiệp 4.0 với thành tựu nổi bật
là vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI),...
Cách mạng công nghệ có tác động đến Việt Nam trên cả hai phương diện là tích cực
lẫn tiêu cực.
*Công c đánh giá: thang đo
Các nhóm HS tự đánh giá: khoanh tròn mức độ đạt được của nhóm khi thực hiện nhiệm vụ
học tập.
Tiêu chí Mức độ đạt được
Mức độ thuyết phục của lí lẽ, ví dụ. (1) (2) (3) (4) (5)
211
2.2. HOẠT ĐỘNG 2: XU THẾ TOÀN CU HOÁ
a) Mc tiêu: (1), (2), (4), (6)
b) T chc thc hin
– Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ học tập:
+ Nhiệm vụ 1: Từ tư liệu 24.3 trang 126 trong SGK, theo em, lĩnh vực nào phản ánh rõ nhất
đặc trưng của xu thế toàn cầu hoá? Tại sao?
+ Nhiệm vụ 2: Từ bảng 24.4 trang 127 trong SGK, theo em, cơ hội lớn nhất cần nắm bắt
và thách thức lớn nhất phải đối mặt của Việt Nam là gì dưới tác động của toàn cầu hoá?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV có thể tổ chức các nhóm HS tranh luận (sử dụng kĩ thuật dạy học tranh luận ủng hộ –
phản đối”).
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Nhiệm vụ 1: Các nhóm HS xác định được lĩnh vực mà nhóm cho là phản ánh rõ nhất
đặc trưng của xu thế toàn cầu hoá, nêu lí do.
+ Nhiệm vụ 2: Các nhóm HS xác định được cơ hội lớn nhất cần nắm bắt và thách thức
lớn nhất phải đối mặt của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá, nêu lí do và ví dụ
chứng minh.
GV tôn trọng ý kiến của HS và chú trọng hướng dẫn HS xây dựng lí lẽ thuyết phục để
xây dựng, bảo vệ quan điểm.
– Bước 4: Kết luận, đánh giá
GV chốt và chuẩn hoá kiến thức:
+ Sự phát triển của khoa học và công nghệ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xu thế
toàn cầu hoá. Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học công nghệ, từ
khi bắt đầu tr thành xu thế vào thập niên 80 của thế kỉ XX, toàn cầu hoá ngày càng
tr thành một trong những xu thế chủ đạo, tạo lập thế giới phụ thuộc lẫn nhau trên
nhiều phương diện – nền tảng vững chắc cho xu hướng đối thoại và hợp tác trong
quan hệ quốc tế.
+ Bên cạnh đó là các biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá và những cơ hội, thách thức
mà xu thế này tác động đến thế giới và Việt Nam.
*Công c đánh giá: thang đo
Tiêu chí Mức độ đạt được
Nhiệm vụ 1
Với lĩnh vực được xác định, HS nêu thuyết phục 2 lí do để
cho rằng lĩnh vực đó phản ánh rõ đặc trưng của xu thế
toàn cầu hoá.
(1) (2) (3) (4) (5)
Với mỗi lí do được nêu ra, HS cung cấp được từ một ví dụ
để chứng minh. (1) (2) (3) (4) (5)
HS trình bày tự tin, diễn đạt rõ ràng, thuyết phục ý tưng. (1) (2) (3) (4) (5)
212
Nhiệm vụ 2
Với việc xác định được cơ hội lớn nhất cần nắm bắt, HS
nêu được một lí do và một ví dụ để chứng minh. (1) (2) (3) (4) (5)
Với việc xác định được thách thức lớn nhất phải đối mặt,
HS nêu được một lí do và một ví dụ để chứng minh. (1) (2) (3) (4) (5)
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mc tiêu: Rèn luyện kiến thức, kĩ năng đã học.
b) T chc thc hin
– Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
HS thực hiện các bài tập sau:
1. Theo em, thời cơ và thách thức ln nhất mà cách mạng khoa công ngh mang đn cho
Vit Nam là gì? Tại sao?
2. Hãy v sơ đồ tư duy thể hin thành tựu tiêu biểu của cách mạng khoa hc công ngh.
Trong các vấn đ toàn cu đòi hỏi các nưc cùng hợp tác gii quyt được trình bày tại bng 24.3,
em chú ý đn vấn đ nào nhất? Tại sao?
GV hướng dẫn HS thực hiện như sau:
+ Câu 1. HS sử dụng ngữ liệu đã thảo luận  nội dung mục 1b để thực hiện yêu cầu,
sau đó lựa chọn thông tin, xây dựng luận điểm và lí lẽ cho luận điểm.
+ Câu 2. HS khai thác, sử dụng tư liệu 24.1 để vẽ sơ đồ tư duy thể hiện thành tựu tiêu biểu
của cách mạng khoa học công nghệ. Ngoài ra, HS khai thác cột “Các vấn đề toàn cầu”
trong tư liệu 24.3 để thực hiện yêu cầu và nêu lí do.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận
– Bước 4: Kết luận, đánh giá
*Công c đánh giá: bảng kiểm và thang đo
– Công c đánh giá nhim v 1: bảng kiểm
Tiêu chí Có hoặc Không
Đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy (màu sắc, phân nhánh,…). ?
Lựa chọn và sắp xếp đúng thông tin từ SGK đối với từng lĩnh vực. ?
Các thông tin được trình bày súc tích, ngắn gọn. ?
Công c đánh giá nhim v 2: thang đo
Các nhóm HS tự đánh giá: khoanh tròn mức độ đạt được của nhóm khi thực hiện nhiệm vụ
học tập.