
26
Bài 3. CHÂU Á TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
(DỰ KIẾN 1 TIẾT)
A. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÁCH 1:
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Mã số
1. Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của
bản thân và tự nhận công việc phù hợp. 1
2. Năng lực lịch sử
Tìm hiểu lịch sử
Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (3.1,
3.2, 3.3, 3.4) và phần Em có bit để nhận thức về tình hình
một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và
khu vực Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1945.
2
Nhận thức và tư duy
lịch sử
Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918
đến năm 1945. 3
Vận dụng
Vận dụng kiến thức về các nhân vật lịch sử nổi bật của các
nước châu Á trong những năm 1918 – 1945 để lựa chọn
nhân vật ấn tượng và đánh giá về sự nghiệp hoặc quan điểm,
đường lối thực hành sinh hoạt chính trị của nhân vật đó.
4
3. Phẩm chất
Nhân ái Thể hiện sự ủng hộ về tinh thần đấu tranh chống lại ách đô hộ
của các nước châu Á. 5
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy tính, máy chiếu.
– Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán phiếu học tập, bút màu.
– SGK, SGV Lịch sử và Địa lí 9 (phần Lịch sử) (Bộ sách Chân trời sáng tạo).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mc tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS sẽ nhận biết được yêu cầu cần đạt của bài học.
b) T chc thc hin
– Gợi ý 1: GV dùng phần Dẫn nhập trong SGK để dẫn dắt HS vào bài học.
– Gợi ý 2: GV thiết kế câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi, hình ảnh có liên quan đến địa danh, nhân
vật lịch sử, thuật ngữ,… về tình hình chính trị châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 để giao nhiệm
vụ chính của bài học cho HS. (Lưu ý: nên sử dụng những hình ảnh có trong bài để HS có cơ s trả
lời, từ đó, GV đi thẳng vào việc tìm hiểu hai vấn đề chính là: Nước Nhật gây chiến tranh và phong
trào cách mạng bùng lên Trung Quốc và Ấn Độ).