93
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
Chủ đề giúp các em hiểu khái quát về thiết kế tờ gấp quảng cáo nghệ thuật biểu biễn và
cấu trúc, đặc điểm tạo hình, chuyển động của nhân vật rối nước ở Việt Nam; bước đầu làm quen
kĩ thuật thể hiện và xu hướng thẩm mĩ đương đại trong thiết kế quảng cáo như: poster, backdrop,
tờ gấp, địa điểm trưng bày sản phẩm và kĩ thuật thực hiện sản phẩm rối nước, không gian
sân khấu, qua đó, các em hiểu được vai trò của truyền thông và phát huy được những giá trị văn hoá
dân tộc vào thực hành sáng tạo sản phẩm cho mình.
Yêu cầu cần đạt của chủ đề
– Nhận biết được đặc điểm, mục đích, thông điệp trong thiết kế tờ gấp quảng cáo,
nghệ thuật biểu diễn.
Vận dụng hài hoà được các yếu tố và nguyên lí tạo hình như: hình, mảng, chữ, màu,...
để thiết kế tờ gấp giới thiệu nghệ thuật biểu diễn.
– Phân tích, chia sẻ được kĩ thuật thể hiện và xu hướng thẩm mĩ đương đại trong thiết kế tờ gấp.
– Hiểu được vai trò quan trọng của truyền thông trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
– Nhận biết được cấu trúc, đặc điểm tạo hình, chuyển động của nhân vật rối nước.
– Xây dựng được phương án và thiết kế được sản phẩm có tỉ lệ, kích thước phù hợp với hoạt
cảnh biểu diễn.
Trình bày được ý tưởng và kĩ thuật thực hiện sản phẩm rối nước.
– Gìn giữ và phát huy được những giá trị văn hoá của dân tộc.
BÀI 11: THIẾT KẾ TỜ GẤP
GIỚI THIỆU NGHỆ THUT BIỂU DIỄN (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
– Nhận biết được đặc điểm, mục đích, thông điệp trong thiết kế tờ gấp quảng cáo nghệ thuật
biểu diễn.
Vận dụng hài hoà được các yếu tố và nguyên lí tạo hình như: hình, mảng, chữ, màu,...
để thiết kế tờ gấp giới thiệu nghệ thuật biểu diễn.
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
Số tiết: 04
CHỦ ĐỀ 6
94
– Phân tích, chia sẻ được kĩ thuật thể hiện và xu hướng thẩm mĩ đương đại trong thiết kế tờ gấp.
– Hiểu được vai trò quan trọng của truyền thông trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Nhiệm vụ của GV Gợi ý phương pháp,
hình thức dạy học
Tổ chức cho HS quan sát các sản phẩm thiết kế
quảngo; thảo luận, tìm ra đặc điểm và hình thức
thiết kế.
– Hướng dẫn HS cách tạo ra sản phẩm thiết kế tờ gấp
quảng cáo
Tổ chức cho HS thực hành tạo ra sản phẩm thiết kế tờ
gấp quảng cáo.
Trưng bày, phân tích, đánh giá.
– Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp,
gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo,
thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
– Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực
hành hoạt động cá nhân, hoạt động
nhóm.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực đặc thù môn học
– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được các sản phẩm thiết kế
quảng cáo, tìm ra đặc điểm và hình thức thiết kế.
– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được một SPMT thiết kế tờ gấp quảng cáo
qua cảm nhận cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: sắp xếp bố cục hợp lí giữa kênh chữ và kênh hình,
có màu sắc hài hoà, nội dung phù hợp với sự kiện biểu diễn trong SPMT; phân tích được một số
nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó, cảm thụ được ý nghĩa của
sự kiện biểu diễn.
– Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp
của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm bằng nhiều hình thức thiết kế;
biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
2.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,
trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành
tạo SPMT.
2.3. Năng lực đặc thù của học sinh
– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…
– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để
áp dụng vào vẽ sản phẩm.
95
3. Về phẩm chất
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS,
cụ thể qua một số biểu hiện:
– Phát triển tình yêu cuộc sống và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
– Cảm nhận được vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống qua sản phẩm thiết kế quảng cáo.
– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu,
giấy bìa, khối gỗ,… trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập tìm hiểu.
– Cảm nhận được cái đẹp, xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua
hoạt động nhóm.
– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.
– Một số sản phẩm thiết kế quảng cáo.
– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).
2. Học sinh
– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ,…
– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
– Ổn định tổ chức lớp.
– Kiểm tra đồ dùng học tập.
– Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC
a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm, hình thức thiết kế quảng cáo và địa điểm trưng bày
các sản phẩm như: poster, backdrop, tờ gấp,...
b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu, thảo luận về các sản phẩm thiết kế
quảng cáo trong SGK trang 48, 49 (hoặc SPMT do GV chuẩn bị).
c. Sản phẩm học tập: HS nhận thức, có kiến thức về các sản phẩm thiết kế quảng cáo.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
– Khởi động: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nối chữ – hình
nhằm rèn luyện cho HS khả năng phân biệt một số đặc điểm
nổi bật của sản phẩm.
Tham gia trò chơi.
96
+ GV chuẩn bị: một số hình ảnh sản phẩm như, tranh minh
hoạ, bìa sách, poster, backdrop, tờ gấp,… (về truyền thông y
tế, bảo vệ môi trường,...).
+ Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cả lớp. GV có thể cho HS
nối tên sản phẩm với hình ảnh đúng; nối tên gọi chính xác của
những sản phẩm thuộc thiết kế quảng cáo với hình ảnh,...
– Giới thiệu về phong cách thiết kế và yêu cầu HS (cá nhân/
nhóm) quan sát các hình ảnh trong SGK trang 48, 49 (hoặc hình
ảnh GV sưu tầm); gợi ý cho HS tìm hiểu về phong cách thiết kế
qua tổ chức thảo luận theo gợi ý:
+ Hình ảnh truyền thông trong sản phẩm thiết kế.
+ Đặc điểm, hình thức thiết kế.
+ Địa điểm trưng bày.
+ Nội dung truyền thông trong tờ gấp.
+ Kích thước, hình ảnh, cấu trúc tờ gấp.
+ Cách thức bố cục, màu sắc, kiểu và kích thước của chữ trong
sản phẩm thiết kế.
– GV cung cấp kiến thức:
+ Hình 4: Tờ gấp chương trình biểu diễn tuồng, kích thước
hình chữ nhật, sử dụng hình mặt nạ hoá trang làm hình ảnh
chính, sử dụng gam màu đỏ và xám làm chủ đạo.
+ Hình 5: Tờ gấp giới thiệu lịch trình sự kiện múa rối nước,
phần nhân vật được trổ thủng nền tạo cảm giác sinh động, sử
dụng gam màu vàng và xanh làm chủ đạo.
+ Hình 6: Giấy mời thiết kế triển lãm mặt nạ tuồng, thiết kế bố
cục theo cách phá thế, sử dụng sắc độ mạnh (đỏ, lam, trắng)
tạo ấn tượng và gây chú ý cho khán giả.
Thảo luận theo hiểu biết
cá nhân:
+ Hình ảnh: rõ ràng, cô đọng,
sắc nét.
+ Đặc điểm: sử dụng đồng
thời cả kênh hình và kênh
chữ, hình thức thiết kế đa
dạng, trên trang web, ngoài
trời, thư phát trực tiếp,…
+ Địa điểm: backdrop thường
được trưng bày trong không
gian chính của sự kiện, được
bố trí ánh sáng làm nổi bật
sản phẩm; poster trưng bày
nơi tiền sảnh và các khu vực
giao thông, lối vào; vé và tờ
rơi là sản phẩm nhỏ nên được
đưa trực tiếp cho khán giả,…
– GV mở rộng kiến thức: Hình thức truyền thông, quảng bá cho
nghệ thuật biểu diễn thường được thực hiện dưới dạng poster,
backdrop, tờ rơi, tờ gấp,… Thiết kế tờ rơi, tờ gấp (brochure) cho
nghệ thuật biểu diễn là một dạng ấn phẩm quảng cáo dưới
hình thức cuốn sách mỏng chứa đựng những thông tin giới
thiệu các sự kiện biểu diễn nghệ thuật, đảm bảo được các yếu tố
về chất lượng như:hình ảnh rõ ràng, sắc nét, giàu tính thẩm mĩ,
nội dung ngắn gọn, hấp dẫn, kích thích nhu cầu tìm hiểu của
khán giả.
– Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.
97
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO
a. Mục tiêu: HS hiểu được và biết cách thể hiện sản phẩm thiết kế tờ gấp quảng cáo thông qua
các bước gợi ý.
b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu các bước thực hiện sản phẩm thiết
kế tờ gấp quảng cáo trong SGK trang 50. HS thực hiện sản phẩm thiết kế tờ gấp quảng cáo.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được sản phẩm thiết kế tờ gấp quảng cáo theo chủ đề yêu cầu.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tổ chức cho HS thực hiện một sản phẩm thiết kế tờ gấp quảng
o; yêu cầu HS mở SGK trang 50, quan sát các bước thực hiện;
giúp HS lựa chọn ý tưởng thiết kế thực hiện bài tập.
– HS thực hành SPMT theo hình thức cá nhân, chất liệu tự chọn.
Gợi ý các bước:
1. Xây dựng ý tưởng và cấu trúc, cách gấp; xác định bố cục
thiết kế.
2. Vẽ hình, chữ.
3. Vẽ màu.
4. Chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm.
Lưu ý: Sản phẩm thiết kế cần đảm bảo sự hài hoà giữa hình và nền.
Không nên sử dụng nhiều phông chữ khi thiết kế một tờ gấp.
Màu sắc có thể phân ra các sắc thái và tông màu hoặc sử dụng
các màu của thương hiệu để thể hiện.
– Bài tập thực hành: Hãy thiết kế tờ gấp giới thiệu về một đêm nhạc
kịch, một bài hát hoặc một thần tượng âm nhạc mà em yêu thích.
Bài thực hành chỉ yêu cầu HS xong bước phác thảo bố cục
(bước 1) và vẽ hình, chữ (bước 2).
– Cho HS tham khảo một số sản phẩm thiết kế tờ rơi do GV sưu tầm.
– Quan sát, tìm hiểu các bước
thực hiện sản phẩm thiết kế
tờ gấp.
Thảo luận nhóm tìm hiểu về
cách thể hiện thiết kế tờ gấp
(brochure).
Thực hành tạo SPMT.
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
a. Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn; góp ý giúp bạn
xây dựng ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.
b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của cá nhân/ nhóm; HS nhận xét, góp
ý giúp bạn hoàn thiện sản phẩm.
c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.
d. Tổ chức thực hiện: