intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy môn Khoa học Tự nhiên lớp 9 Bài 39

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy môn Khoa học Tự nhiên lớp 9 Bài 39 Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA cung cấp những kiến thức như: quan sát hình ảnh (hoặc sơ đồ), học sinh mô tả được sơ lược quá trình tái bản DNA gồm các giai đoạn: Tháo xoắn tách hai mạch đơn, các nucleotide tự do trong môi trường tế bào kết hợp hai mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung; Nêu được kết quả của quá trình nhân đôi DNA;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy môn Khoa học Tự nhiên lớp 9 Bài 39

  1. Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 TÊN BÀI DẠY: BÀI 39. TÁI BẢN DNA VÀ PHIÊN MÃ TẠO RNA Môn học: KHTN 9 Thời gian thực hiện: 2 tiết TIẾT …: MỤC I. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN DNA I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Quan sát hình ảnh (hoặc sơ đồ), học sinh mô tả được sơ lược quá trình tái bản DNA gồm các giai đoạn: Tháo xoắn tách hai mạch đơn, các nucleotide tự do trong môi trường tế bào kết hợp hai mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung. - Nêu được kết quả của quá trình nhân đôi DNA. - Nêu được nguyên tắc nhân đôi DNA. - Nêu được ý nghĩa di truyền của quá trình tái bản DNA. 2. Về năng lực: 2.1.Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập; Biết tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu quá trình tái bản DNA; Vận dụng kiến thức về nhân đôi DNA để giải thích các hiện tượng từ đơn giản đến phức tạp trong thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập theo nhóm; Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, xác định các thông tin có liên quan đến các vấn đề; mô tả vấn đề, giải thích các kênh thông tin, dự đoán được câu trả lời và đưa ra giải pháp cho các vấn đề liên quan đến quá trình nhân đôi DNA. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Năng lực nhận biết KHTN: Học sinh mô tả được diễn biến của quá trình nhân đôi DNA từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc; Học sinh nêu được các giai đoạn và sự vận động của các cấu trúc tham gia vào quá trình nhân đôi DNA. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nắm được cơ chế tái bản DNA và ứng dụng di truyền trong đời sống. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Học sinh nêu được một số vai trò của quá trình nhân đôi DNA trong đời sống thực tiễn; Vận dụng kiến thức đã học về DNA để phân tích và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống (ví dụ: Tại sao con cái sinh ra lại có những đặc điểm giống với bố và mẹ?); Sáng tạo được các mô hình về DNA và tái bản DNA,… 1
  2. Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 3. Phẩm chất: - Thông qua bài học rèn luyện cho học sinh tính chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu tái bản DNA. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ mà GV yêu cầu. - Trung thực, trách nhiệm trong báo cáo kết quả các họa động và kiểm ra đánh giá. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài dạy tái bản DNA, máy chiếu. - Bảng nhóm, bút lông, phiếu học tập. - Thẻ trò chơi Plickers. - Phiếu đánh giá chéo hoạt động nhóm và cá nhân. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Tìm hiểu, đọc trước nội dung bài học. - Các dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học TIẾT …: QUÁ TRÌNH TÁI BẢN DNA 1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút) a) Mục tiêu: - Ôn tập lại kiến thức đã được học ở tiết trước (Nucleic acid và gene). - Phát triển năng lực tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề nghiên cứu. - Phát triển khả năng quan sát và đánh giá sự kiện xảy ra. - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức về nucleic acid và gene đã được học để trả lời các câu hỏi thông qua trò chơi “Lucky Base”. Câu hỏi số 1. Tên gọi đầy đủ của phân tử DNA là: A. Acid Deoxyribonucleic B. Acid ribonucleic C. Acid nucleic D. Nucleotide Câu hỏi số 2. Các nguyên tố hoá học tham gia vào thành phần của phân tử DNA là: A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O, N, P, S 2
  3. Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 D. C, H, N, P, Mg Câu hỏi số 3. Đường kính DNA và chiều dài mỗi vòng xoắn bằng: A. 20 và 34 angstrong B. 34 và 10 angstrong C. 3,4 và 34 angstrong D. 3,4 và 10 angstrong Câu hỏi số 4. Em hãy điền vào ô trống để hoàn thiện dữ liệu sau: DNA có cấu trúc..(1).., gồm ..(2).. mạch ..(3).., có chiều ..(4)... Trên mỗi mạch, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết ..(5).., tạo thành chuỗi ..(6).. theo chiều ..(7).. đến ..(8).. A. Xoắn kép, song song, ngược nhau, cộng hoá trị, polynucleotide, 3' đến 5' B. Xoắn kép, song song, ngược nhau, hydro, polynucleotide, 3' đến 5' C. Xoắn kép, song song, cùng chiều, hydro, polynucleotide, 5' đến 3' D. Xoắn kép, song song, ngược chiều, cộng hoá trị, polynucleotide, 5' đến 3' Câu hỏi số 5. Phát biểu nào sau đây là sai? A. DNA có chức năng là mang, bảo quản thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ sau. B. mRNA là RNA thông tin: Chịu trách nhiệm mang thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài. C. Quá trình tái bản DNA diễn ra trong nhân tế bào ở SV nhân thực sau khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia. D. Hai mạch của phân tử DNA liên kết với nhau bằng liên kết liên kết hydro và theo nguyên tắc bố sung. c) Sản phẩm: - Mức độ nhận biết và ghi nhớ kiến thức bài học cũ. - Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV phát thẻ HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ. Plickers cho HS và phổ biến luật chơi như sau: GV sẽ chiếu từng câu hỏi gồm có 4 đáp án A, B, C, D lên trên màn hình. Nhiệm vụ của HS là đọc các câu hỏi và lựa chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách xoay thẻ Spickers của mình để chọn đáp án. Mỗi câu hỏi sẽ có thời gian quy định trả lời trong 30 giây, 4 bạn HS có số điểm cao nhất có quyền lựa chọn 1 phong bì chứa tên của 1 loại “Lucky Base”. 3
  4. Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 * Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS vận dụng kiến thức đã học, quan - GV chiếu lần lượt các câu hỏi. sát và xung phong trả lời các câu hỏi Câu hỏi số 1. Tên gọi đầy đủ của phân tử DNA là: trong thời gian 30 giây. A. Acid Deoxyribonucleic B. Acid ribonucleic C. Acid nucleic D. Nucleotide Câu hỏi số 2. Các nguyên tố hoá học tham gia vào thành phần của phân tử DNA là: A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O, N, P, S D. C, H, N, P, Mg Câu hỏi số 3. Đường kính DNA và chiều dài mỗi vòng xoắn bằng: A. 20 và 34 angstrong B. 34 và 10 angstrong C. 3,4 và 34 angstrong D. 3,4 và 10 angstrong Câu hỏi số 4. Em hãy điền vào ô trống để hoàn thiện dữ liệu sau: DNA có cấu trúc..(1).., gồm ..(2).. mạch ..(3).., có chiều ..(4)... Trên mỗi mạch, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết ..(5).., tạo thành chuỗi ..(6).. theo chiều ..(7).. đến ..(8).. A. Xoắn kép, song song, ngược nhau, cộng hoá trị, polynucleotide, 3' đến 5' B. Xoắn kép, song song, ngược nhau, hydro, polynucleotide, 3' đến 5' C. Xoắn kép, song song, cùng chiều, hydro, polynucleotide, 5' đến 3' D. Xoắn kép, song song, ngược chiều, cộng hoá trị, polynucleotide, 5' đến 3' 4
  5. Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 Câu hỏi số 5. Phát biểu nào sau đây là sai? A. DNA có chức năng là mang, bảo quản thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ sau. B. mRNA là RNA thông tin: Chịu trách nhiệm mang thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài. C. Quá trình tái bản DNA diễn ra trong nhân tế bào ở SV nhân thực sau khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia. D. Hai mạch của phân tử DNA liên kết với nhau bằng liên kết liên kết hydro và theo nguyên tắc bố sung. - Sau khi kết thúc 5 câu hỏi, GV mời 4 HS lên để chọn và nhận quà. * GV chốt lại kiến thức và đặt vấn đề vào bài: HS lắng nghe, chuẩn bị sách vở học Ở tiết học trước, chúng ta đã được biết DNA là vật bài mới. chất di truyền ở cấp độ phân tử, vậy làm thế nào để DNA con sinh ra giống với DNA mẹ? Hay nói cách khác làm thế nào để mình sinh ra giống với bố mẹ mà không giống ông hàng xóm? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. (30 phút) Hoạt động 2.1. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN DNA a) Mục tiêu: Mô tả, trình bày được vị trí, diễn biến, kết quả, nguyên tắc và ý nghĩa của tái bản DNA. b) Nội dung: HS hoạt động theo nhóm nghiên cứu thông tin quá trình tái bản DNA trong SGK/170 kết hợp với xem video về quá trình tái bản và thực hiện yêu cầu của GV là mô tả và trình bày quá trình tái bản DNA. c) Sản phẩm: Kết quả hoạt động của nhóm học sinh. - HS trình bày được vị trí diễn ra tái bản DNA, quá trình tái bản gồm có 3 giai đoạn, kết quả là tạo ra 2 DNA con giống với DNA mẹ, dựa trên nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn, ý nghĩa của tái bản DNA. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * HS thực hiện nhiệm vụ học tập 5
  6. Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 - GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS xem video - Thành viên nhóm thảo luận, góp ý và hoàn về quá trình tái bản DNA kết hợp với nghiên cứu thiện bài thảo luận nhóm: “Trình bày vị trí, thông tin về quá trình tái bản tại SGK/170, sau diễn biến và kết quả của quá trình tái bản đó yêu cầu HS tiến hành thảo luận nhóm để trình DNA ở sinh vật nhân thực”. bày, mô tả quá trình tái bản DNA trên giấy A0 trong thời gian là 7 phút (HS có thể sử dụng sơ đồ tư duy hoặc các cách trình bày khác nhau để hoàn thành bài thảo luận nhóm). - GV quan sát các nhóm thảo luận, đánh giá hoạt động nhóm và trợ giúp cho HS lúc cần thiết. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi các nhóm lần lượt cử đại diện trình bày - Các nhóm cử 1 bạn HS trình bày kết quả sản phẩm của nhóm. thảo luận của nhóm mình trong thời gian - GV theo dõi sản phẩm của các nhóm tối đa là 3 phút. - HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm thưởng cho - HS lắng nghe nhận xét, đánh gia của thầy HS và chốt nội dung kiến thức về quá trình tái cô giáo sau đó thực hiện đánh giá chéo kết bản DNA ở sinh vật nhân thực. quả hoạt động của các nhóm. - GV phát phiếu đánh giá kết quả hoạt động nhóm cho các nhóm và yêu cầu các nhóm đánh giá chéo kết quả hoạt động của nhóm bạn trong thời gian 3 phút. - GV mở rộng cho HS về quá trình tái bản DNA ở sinh vật nhân sơ, sau đó dựa trên kết quả tái bản (GV có thể vẽ các giai đoạn lên bảng) GV trình bày các nguyên tắc tái bản DNA và rút ra ý nghĩa. Tổng kết: QUÁ TRÌNH TÁI BẢN DNA * Vị trí, thời điểm diễn ra tái bản - Quá trình tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào ở sinh vật nhân thực (hoặc ở vùng nhân đối với sinh vật nhân sơ) trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia. * Diễn biến: Quá trình tái bản DNA gồm 3 giai đoạn - Giai đoạn 1. Tháo xoắn phân tử DNA tách thành 2 mạch đơn để làm mạch khuôn. 6
  7. Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 - Giai đoạn 2. Tổng hợp DNA mới: Các nucleotide tự do trong môi trường nội bào đến liên kết với các nucleotide trên mỗi mạch khuôn của phân tử DNA theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydro và ngược lại. - Giai đoạn 3. Hai mạch đơn gồm một mạch mới tổng hợp và một mạch khuôn xoắn trở lại với nhau, tạo thành hai phân tử DNA mới giống với phân tử DNA ban đầu. * Kết quả: Tạo ra 2 phân tử DNA hoàn toàn giống nhau và giống với phân tử DNA mẹ ban đầu. * Nguyên tắc tái bản: - Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của phân tử DNA được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của DNA mẹ, trong đó, A liên kết với T, G liên kết với C và ngược lại. - Nguyên tắc bán bản toàn: Trong mỗi DNA con có một mạch cũ của DNA mẹ, một mạch mới tổng hợp. * Ý nghĩa: - Sự nhân đôi DNA là cơ sở của sự nhân đôi NST. - Giúp truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể. - Duy trì các đặc trưng của loài, ổn định qua các thế hệ. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học về tái bản DNA để trả lời các câu hỏi của GV củng cố bài học. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau của GV Hình bên minh học kết quả tái bản của một đoạn phân tử DNA theo nguyên tắc bổ sung. Em hãy vẽ hình minh hoạ kết quả tái bản thêm một lần nữa của hai phân tử DNA con vừa mới tạo thành theo nguyên tắc đó và vận dụng kiến thức này để vẽ hình minh hoạ kết quả tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn khi trải qua ba lần tái bản. c. Sản phẩm: Kết quả trả lời câu hỏi của học sinh. 7
  8. Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV chiếu câu hỏi, hình ảnh, hướng dẫn HS cách - HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ viết và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ. học tập. - Hình bên minh học kết quả tái bản của một đoạn phân tử DNA theo nguyên tắc bổ sung. Em hãy vẽ hình minh hoạ kết quả tái bản thêm một lần nữa của hai phân tử DNA con vừa mới tạo thành theo nguyên tắc đó và vận dụng kiến thức này để vẽ hình minh hoạ kết quả tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn khi trải qua ba lần tái bản. * HS lắng nghe. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét và nhắc lại kiến thức bài học có liên quan. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Xem và ghi nhớ bài học Tái bản DNA. - Hoàn thành các bài tập trong SBT. - Đọc trước mục 2: Phiên mã 8
  9. Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC TẬP NHÓM “Trình bày vị trí, diễn biến và kết quả của quá trình tái bản DNA ở sinh vật nhân thực”. Nhóm….. Nhóm 1 2 3 4 VỀ NỘI DUNG 50 - Sản phẩm đầy đủ các nội dung kiến thức 20 trọng tâm: Vị trí, thời điểm; diễn biến; kết quả của quá trình tái bản DNA. - Kiến thức đảm bảo tính chính xác, hệ 20 thống, logic. -Thông tin phong phú, có hiệu quả cao. 10 VỀ HÌNH THỨC 10 - Hoàn chỉnh, có tính thẩm mỹ và khoa học 10 cao. VỀ TRÌNH BÀY 40 - Đảm bảo thời gian quy định. 10 - Trình bày logic, mạch lạc, tự tin, có sức 20 thuyết phục cao. - Trả lời tốt các câu hỏi chất vấn. 10 Tổng điểm 100 BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC TẬP CÁ NHÂN “Trình bày vị trí, diễn biến và kết quả của quá trình tái bản DNA ở sinh vật nhân thực”. Nhóm….. (Đánh dấu X vào mức độ phù hợp) Họ và tên Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 (Tham gia nhiệt tình, (Có tham gia (Không tham gia, đóng góp có hiệu quả và đóng góp không đóng góp vào sản phẩm) vào sản phẩm) vào sản phẩm) 9
  10. Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 Phần bổ sung, nhận xét rút kinh nghiệm của Cô giáo hướng dẫn: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Phạm Thị Phương Anh Nguyễn Thị Lộc 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2