
70
Bài 2
GIÁ TRỊ CỦA VĂN CHƯƠNG
(Văn bản nghị luận – 12 tiết)
(Đọc và thực hành tiếng Việt: 7 tiết; Viết: 3 tiết; Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 1 tiết)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
VỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI “THƯƠNG VỢ”
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
THIÊN NHIÊN VÀ HỒN NGƯỜI LÚC SANG THU
TÍNH ĐA NGHĨA TRONG BÀI THƠ “BÁNH TRÔI NƯỚC” (Đọc mở rộng theo thể loại)
THƠ CA (Đọc kết nối chủ điểm)
Thời gian thực hiện: 6 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
Năng lực giao tiếp, hợp tác lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
1.2. Năng lực đặc thù
– Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày vấn
đề chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).
– Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB.
– Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận
điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
– Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong VB, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.
2. Phẩm chất
Yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống của tự nhiên và con người.
II. KIẾN THỨC
– Thế nào là cách trình bày vấn đề khách quan, cách trình bày vấn đề chủ quan.
– Cách đọc văn nghị luận: phân tích luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong VB nghị luận
và mối liên hệ giữa các yếu tố này, phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình
bày vấn đề chủ quan.
DẠY ĐỌC