
46
HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ SỰ THẬT
(Truyện trinh thám – 13 tiết)
(Đọc, Thực hành tiếng Việt: 9 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 1 tiết)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC TRUYỆN TRINH THÁM
CHIẾC MŨ MIỆN DÁT ĐÁ BE-RÔ
NGÔI MỘ CỔ
KẺ SÁT NHÂN LỘ DIỆN (Đọc mở rộng theo thể loại)
CÁCH SUY LUẬN (Đọc kết nối chủ điểm)
Thời gian thực hiện: 6 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện trinh thám như: Không gian,
thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
– Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời
độc thoại trong VB truyện.
– Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề
tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
– Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác
phẩm văn học.
1.2. Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
2. Phẩm chất
Tôn trọng sự thật, có tinh thần đấu tranh cho lẽ phải trong cuộc sống.
II. KIẾN THỨC
– Khái niệm truyện trinh thám.
– Một số đặc điểm của truyện trinh thám: Không gian, thời gian, cốt truyện, sự kiện, nhân
vật, nhân vật chính, lời người kể chuyện, lời đối thoại, lời độc thoại nội tâm.
– Cách đọc VB truyện trinh thám theo đặc điểm của thể loại.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Bài 7.