
5
Cần lưu ý là blockchain là tên gọi của một loại công nghệ lưu trữ có tính đảm bảo toàn
vẹn dữ liệu cao và smart contract chỉ là một trong những ứng dụng có thể được triển khai dựa
trên nền tảng công nghệ này. Về cơ bản “Hợp đồng thông minh” được ứng dụng trên blockchain
là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả mã máy tính tự động thực thi tất cả hoặc một phần của
thỏa thuận và được lưu trữ trên nền tảng dựa trên chuỗi khối. Bản thân mã được sao chép trên
toàn bộ nhiều nút của một chuỗi khối và do đó, được hưởng lợi từ tính bảo mật, tính lâu dài và
tính bất biến mà chuỗi khối mang lại. Vì bản chất các khối đã tồn tại là bất biến nên khi mỗi
khối mới được thêm vào chuỗi khối, mã sẽ được thực thi dựa vào cơ chế bổ sung. Nếu các bên
tham gia hợp đồng đã chỉ ra rằng các điều đã được quy định trước đã được đáp ứng, thì mã sẽ
thực hiện bước được kích hoạt theo điều kiện tương ứng với . Nếu không có điều kiện nào được
thỏa mãn, mã sẽ không thực hiện bất kỳ bước kích hoạt nào.
Tuy nhiên, khác với những gì mà công chúng thường nghĩ, khái niệm “hợp đồng thông
minh” đã được đình hình từ năm 1996 bởi Nick Szabo5, trước 12 năm sự ra đời của blockchain
bởi sự hiện thực hóa các ý tưởng của Satoshi Nakamoto vào năm 2008.6 Thực tế, ngay từ những
ngày đầu thuật ngữ “smart contract” hay “hợp đồng thông minh” là một khái niệm nhắm đến
nhiều loại hợp đồng khác nhau (như thế chấp, trái phiếu, phân định quyền sở hữu tài sản, v.v.)
có thể được nhúng vào phần cứng và phần mềm mà chúng ta đang sử dụng, sao cho việc vi
phạm hợp đồng trở nên đắt đỏ đối với người vi phạm,7. Hay nói cách khác bên vi phạm nghĩa
vụ sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn để thực hiện hành vi vi phạm thay vì tiếp tục thực hiện hợp
đồng. Cụ thể hơn, hợp đồng thông minh cần phải được gắn tham chiếu đến tài sản có giá trị và
được điều khiển bằng phương tiện số và các giao dịch sẽ được thực hiện bằng các giao thức
đồng bộ giữa hai hoặc nhiều bên liên quan đến giao dịch đó.
Như vậy, về nguyên tắc, hợp đồng thông minh đã tồn tại kể cả có hay không có công
nghệ blockchain.8 Tuy nhiên, hợp đồng thông minh sẽ chỉ có thể được thực thi khi môi trường
vận hành phải đảm bảo được hai yếu tố sau:
(1) đảm bảo tính dữ liệu được xác định, hay nói cách khác là nội dung của hợp đồng
trong quá trình từ khi ký kết đến khi thực hiện phải bất biến, các phép tính toán
không thể nào bị nhầm lẫn hoặc lỗi, hoặc dữ liệu không thể được xác minh bởi các
bên dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được.
(2) đảm bảo khả năng chống lại các tác nhân phá hoại (như hack, tin tặc hoặc lừa đảo…)
dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được.
Chính vì thế, sự ra đời và phát triển của Blockchain với những ưu thế đáp ứng được
những yêu cầu trên đã làm khả năng ứng dụng “Hợp đồng thông minh” trở nên phổ biến hơn
trong các giao dịch liên quan đến tài chính phi tập trung. Nền tảng DLT Ethereum được ra đời
vào tháng 7 năm 2015 là một trong những ví dụ điển hình, được thiết kế với khả năng triển khai
5 Nick Szabo , Smart Contracts: Building Blocks for Digital Markets , 1996
https://www.fon.hum.uva.nl/rob/Courses/InformationInSpeech/CDROM/Literature/LOTwinterschool2006/szabo
.best.vwh.net/smart_contracts_2.html
6 Marco Iansiti, Karim R. Lakhani, The Truth About Blockchain, 2017 https://hbr.org/2017/01/the-truth-about-
blockchain#:~:text=Blockchain%E2%80%94a%20peer%2Dto%2D,transferring%20ownership%2C%20and%20
confirming%20transactions.
7 Nick Szabo , Smart Contracts: Building Blocks for Digital Markets , 1996. Nick Szabo cũng đưa ra một ví dụ
nguyên thủy của hợp đồng thông minh vào thời điểm đó là máy bán hàng tự động. Với mức thiệt hại giới hạn (tổng
tiền trong máy phải ít hơn chi phí vi phạm cơ chế), máy thu tiền và thông qua một cơ chế đơn giản, giải quyết việc
trả lại tiền thừa và sản phẩm một cách công bằng.
8 Dell'Erba, Marco, Demystifying Technology. Do Smart Contracts Require a New Legal Framework? Regulatory
Fragmentation, Self-Regulation, Public Regulation (May 17, 2018), trang. 12.https://ssrn.com/abstract=3228445
or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3228445