intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển ở công ty cổ phần vận tải biển Bắc

Chia sẻ: Mhvghbn Mhvghbn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

231
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển ở công ty cổ phần vận tải biển Bắc hệ thống hoá các lý thuyết chung về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu thực trạng xây dựng thực hiện và hiệu quả của việc thực hiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc Nosco trong thời gian qua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển ở công ty cổ phần vận tải biển Bắc

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC Họ và tên sinh viên : Hå ThÞ Quúnh Nga Lớp : Anh 2 Khoá : 44 A Giáo viên hướng dẫn : TS. TrÇn SÜ L©m Hà Nội, tháng 5 năm 2009
  2. Để hoàn thành bài Khoá luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Sĩ Lâm đã tận tình giúp đỡ em từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành bài Khoá luận. Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến chú Trần Văn Liên – Giám đốc trung tâm thuyền viên, Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc NOSCO đã nhiệt tình giúp đỡ em về nguồn tài liệu cũng nhƣ những góp ý thiết thực để nội dung Khoá luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
  3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH ........ 3 I. CHIẾN LƢỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC ..................................................... 3 1.1. CHIẾN LƢỢC KINH DOANH .............................................................. 3 1.1.1. NGUỒN GỐC CHIẾN LƢỢC VÀ KHÁI NIỆM CHIẾN LƢỢC KINH DOANH ..................................................................................... 3 1.1.2. NHỮNG ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CHIẾN LƢỢC ........................ 5 1.1.3. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ................................... 6 1.2. QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC ..................................................................... 7 1.2.1. ĐỊNH NGHĨA QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC .................................. 8 1.2.2. NHIỆM VỤ CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC.............................. 8 1.3. PHÂN LOẠI CHIẾN LƢỢC .................................................................. 9 II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................................................................... 11 2.1. XÁC ĐỊNH SỨ MỆNH, MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP.......... 12 2.2. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI .......................................... 13 2.2.1. MÔI TRƢỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ............................... 14 2.2.2. MÔI TRƢỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN ..................................... 15 2.3. PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP ........................................... 19 2.4. XÂY DỰNG CÁC PHƢƠNG ÁN CHIẾN LƢỢC ............................... 23 2.4.1. CHIẾN LƢỢC SẢN PHẨM ...................................................... 23 2.4.2. CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH ................................................. 24 2.4.3. CHIẾN LƢỢC ĐẦU TƢ ........................................................... 25 2.5. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC.................................... 26 III. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC ........ 27 3.1. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC................ 27 3.2. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC.............................................................................................. 30 3.2.1. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC ............................... 30 3.2.2. ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC ................................................... 31
  4. 1 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ………………..…...34 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC 34 1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ..... 34 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐỘI TÀU CỦA CÔNG TY ........................... 36 1.2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY ................................. 36 1.2.2. ĐỘI TÀU CỦA CÔNG TY ........................................................ 39 1.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA ........................................................................................ 40 1.3.1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ KINH DOANH CỦA CÔNG TY .... 40 1.3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ..................................................... 41 II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY............................................................................................................................ 46 2.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC ...................................... 46 2.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC CỦA CÔNG TY .................................................................................................................. 47 2.3. KẾ HOẠCH KINH DOANH DÀI HẠN CỦA CÔNG TY ................... 48 2.4. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC TẠI CÔNG TY...................................................................................................... 49 2.4.1. KẾ HOẠCH SẢN PHẨM- THỊ TRƢỜNG ................................. 49 2.4.2. KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU ........................ 52 2.4.3. KẾ HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC ........................................... 54 III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA ................................................................................................................ 56 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC .............................................................................. 56 3.1.1. ƢU ĐIỂM ................................................................................. 56 3.1.2. NHƢỢC ĐIỂM ......................................................................... 57 3.2. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC.............................................................................................. 59
  5. 2 3.2.1. ƢU ĐIỂM........................................................................................... 59 3.2.2. NHƢỢC ĐIỂM ......................................................................... 60 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC.............................................................................................. 61 3.3.1. ĐIỂM MẠNH............................................................................ 61 3.3.2. ĐIỂM YẾU ............................................................................... 66 CHƢƠNG III: HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC ................. 70 I. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI............................................................ 70 1.1. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM............................................ 70 1.1.1. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................ 70 1.1.2. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM ................................................................................................... 71 1.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................................................................ 74 1.2.1. ĐỊNH HƢỚNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ...... 74 1.2.2. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................................................... 75 II. CHIẾN LƢỢC KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................................ 77 2.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN CỦA CÔNG TY .................................................................................................................. 77 2.1.1. MÔI TRƢỜNG VĨ MÔ.............................................................. 77 2.1.2. MÔI TRƢỜNG VI MÔ.............................................................. 80 2.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY .................................... 84 2.2.1. CƠ HỘI ................................................................................... 84 2.2.2. THÁCH THỨC ......................................................................... 85 2.3. XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT ............................................................ 87 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN CỦA CÔNG TY ....................................................................... 90 3.1. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC .............................. 90
  6. 3 3.1.1. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU ............................................. 90 3.1.2. CHIẾN LƢỢC MARKETING ................................................... 92 3.1.3. CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH ................................................ 95 3.1.4. CHIẾN LƢỢC TÁI CẤU TRÚC LẠI CƠ CẤU TỔ CHỨC ........ 96 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỔ TRỢ KHÁC ................................................ 98 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC .................................... 96 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 104
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH STT Danh mục bảng biẻu và hình Trang 1 Bảng 2.1: Cơ cấu chất lượng lao động của Công ty. 34 2 Bảng 2.2: Đội tàu nội địa của NOSCO, tháng 5 năm 37 2009. 3 Bảng 2.3: Đội tàu biển của NOSCO, tháng 5 năm 2009. 38 4 Bảng 2.4: Bảng số liệu các chỉ tiêu kinh doanh của Công 40 ty trong những năm gần đây. 5 Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải biển của 40 Công ty những năm gần đây. 6 Bảng 2.6: Cơ cấu hoạt động dịch vụ vận tải biển của 41 NOSCO so với tổng doanh thu những năm gần đây. 7 Bảng 2.7: Đội tàu của NOSCO so với một số Công ty 61 lớn trong nước. 8 Bảng 2.8: Tổng hợp ưu nhược điểm thực trạng xây dựng 65 và thực hiện chiến lược kinh doanh vận tải biển tại NOSCO. 9 Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn 68 và dự báo. 10 Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu vận tải biển Việt Nam đến 69 năm 2020. 11 Hình 1.1: Nhiệm vụ của quản trị chiến lược. 9 12 Hình 1.2: Sơ đồ mô hình năm áp lực cạnh tranh của 16 Michael Porter. 13 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty. 36 14 Hình 2.2: Biểu đồ năng lực vận tải khô của một số doanh 61 nghiệp vận tải biển. 15 Hình 3.1: Dự báo về giá cước vận tải biển 71
  8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hoá đi liền với việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể tồn tại, cạnh tranh trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc NOSCO nói riêng cần phải có sự chuẩn bị vững chắc, xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh thực sự hiệu quả để có thể đáp ứng được những yêu cầu trong thời đại mới. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, từ khi thành lập (1993) cho đến nay, NOSCO đã có xu hướng vận dụng phương pháp quản trị chiến lược vào quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty lại chưa có một quy trình chuẩn, bài bản về xây dựng chiến lược mà mới chỉ dừng lại ở việc đặt ra các kế hoạch dài hạn, do vậy kết quả hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng dịch vụ của Công ty còn nhiều hạn chế so với các doanh nghiệp trong nước và khu vực. Trước những đòi hỏi ngày càng gay gắt của môi trường kinh doanh hiện tại, nhằm đưa NOSCO thực sự trở thành một nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển chuyên nghiệp hơn, NOSCO cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển thật bài bản trong dài hạn, nhất là trong xu thế hiện nay- xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Với những lý do trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh dịch vụ vận tải biển ở Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc” làm đề tài Khoá luận tốt nghiệp cho mình. 2. Mục đích nghiên cứu  Hệ thống hoá lý thuyết chung về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  9. 2  Nghiên cứu thực trạng xây dựng, thực hiện và hiệu quả của việc thực hiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển tại Công ty trong thời gian qua.  Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển cho NOSCO. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển của Công ty.  Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng xây dựng, quá trình thực hiện và hiệu quả thực hiện các kế hoạch dài hạn của Công ty trong những năm gần đây. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, diễn giải, thống kê, phân tích SWOT… để nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài. 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Khoá luận được kết cấu gồm ba chương như sau:  Chương 1: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh.  Chương 2: Thực trạng xây dựng và thực hiến chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc trong những năm gần đây.  Chương 3: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ vận tải biển ở Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc. Sau đây là toàn bộ nội dung Khoá luận tốt nghiệp của em.
  10. 3 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH I. CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1.1. Chiến lƣợc kinh doanh 1.1.1. Nguồn gốc chiến lƣợc và khái niệm chiến lƣợc kinh doanh “Chiến lược” là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos” dùng trong quân sự. Nhà lý luận quân sự thời cận đại cũng cho rằng: Chiến lược quân sự là nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế [7, tr 5]. Học giả Đào Duy Anh, trong từ điển tiếng Việt đã viết: Chiến lược là các kế hoạch đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận. Như vậy, trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ chiến lược nói chung đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến tranh. Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm chiến lược đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực. Từ thập kỷ 60, thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh” ra đời . Quan niệm về chiến lược kinh doanh phát triển dần theo thời gian và người ta tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau. Năm 1962, Chanler định nghĩa chiến lược như là “việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này”. [7, tr 6] Sau đó, Johnson và Scholes định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi trường có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên hữu quan”. [7, tr 7]
  11. 4 Ngoài cách tiếp cận kiểu truyền thống như trên, nhiều tổ chức kinh doanh tiếp cận chiến lược theo cách mới: Chiến lược kinh doanh là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực, tài sản và tài chính nhằm mục đích nâng cao và bảo đảm những quyền lợi thiết yếu của mình. Kenneth Andrews là người đầu tiên đưa ra các ý tưởng nổi bật này trong cuốn sách kinh điển “The Concept of Corporate Strategy”. Theo ông, chiến lược là những gì mà một tổ chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của mình trong bối cảnh có những cơ hội và cả những mối đe doạ. [5] Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất: - Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. - Đưa ra các chương trình hành động tổng quát. - Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. Sau khi phân tích các quan niệm trên về chiến lược kinh doanh, có thể đưa ra một định nghĩa khá hoàn chỉnh về chiến lược kinh doanh như sau: Chiến lƣợc kinh doanh là khoa học, nghệ thuật xây dựng mục tiêu dài hạn, các chính sách và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, phối hợp một cách tối ƣu các nguồn lực của doanh nghiệp, đồng thời hƣớng doanh nghiệp thích ứng với sự biến động của môi trƣờng, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh để đạt đƣợc những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp đã đề ra và đƣa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên một bƣớc cao hơn. Ngày nay, thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực ở cả phạm vi vĩ mô cũng như vi mô. Ở phạm vi doanh nghiệp ta thường bắt gặp thuật ngữ chiến lược kinh doanh hoặc chiến lược công ty, quản trị chiến lược… Có thể nói việc xây dựng và thực hiện
  12. 5 chiến lược thực sự đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu và là một nội dung, chức năng quan trọng của quản trị doanh nghiệp, nó đang càng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. [6] 1.1.2. Những đặc trƣng cơ bản chiến lƣợc Tuy còn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lược, song các đặc trưng cơ bản của chiến lược trong kinh doanh được quan niệm tương đối thống nhất. Các đặc trưng cơ bản đó là:  Chiến lược xác định rõ những mục tiêu cơ bản, phương hướng kinh doanh cần đạt tới trong từng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động quản trị của doanh nghiệp.  Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo những phương hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Nó chỉ mang tính định hướng còn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu kinh tế, xem xét tính hợp lý và điều chỉnh cho phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh.  Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài sản vô hình, tài sản hữu hình…) nhằm phát huy lợi thế, nắm bắt cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh.  Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây dựng, đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.  Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh được hình thành và thực hiện trên cơ sở phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao. [7, tr 9]
  13. 6 1.1.3. Vai trò của chiến lƣợc kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Với những đặc trưng đó, có thể nói rằng trong cơ chế thị trường, việc xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp được thể hiện trên các khía cạnh sau:  Chiến lƣợc giúp cho các doanh nghiệp nhận rõ đƣợc mục đích hƣớng đi của mình trong tƣơng lai, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ vững chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều vấn đề nảy sinh chỉ thấy trước mắt mà không thấy được vai trò của cục bộ trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.  Chiến lƣợc kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe doạ từ bên ngoài Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường, ngoài những yếu tố cạnh tranh như giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing,…các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả nhất trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập ngày nay. Chiến lược giúp các doanh nghiệp có khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội và giảm bớt được những đe doạ liên quan đến điều kiện môi trường, tăng khả năng phòng ngừa và ngăn chặn các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp vì nó khuyến khích các mối quan hệ tương hỗ giữa các nhà quản trị viên ở các cấp trong doanh nghiệp. Môi trường xung quanh luôn thay đổi và
  14. 7 doanh nghiệp cần phải có các phương pháp đối phó có hiệu quả với những thay đổi đó. Trong xu thế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp cần phải mở rộng hoạt động thị trường ra nước ngoài, có như vậy mới giúp doanh nghiệp khai thác triệt để các lợi thế so sánh giữa các quốc gia, đạt được qui mô tối ưu cho hoạt động của mình, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy việc trao đổi và ứng dụng các công nghệ mới. Điều đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, tăng được doanh thu và lợi nhuận.  Chiến lƣợc kinh doanh hỗ trợ cho công tác kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp đƣợc hiệu quả hơn Chiến lược kinh doanh bao gồm trong nó một khâu quan trọng là kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược, các doanh nghiệp thường phải sử dụng kế hoạch như một công cụ để khai thác các nguồn lực của doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn và chính việc kế hoạch hoá sẽ làm cho các chiến lược trở nên khoa học hơn, phù hợp hơn và hiệu quả hơn. Kế hoạch chính là một bộ phận quan trọng và chủ yếu của chiến lược mà thiếu nó thì chiến lược không thể nào thành công được.  Chiến lƣợc kinh doanh nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc Chiến lược chẳng những là kim chỉ nam cho doanh nghiệp hoạt động trên thị trường trong nước mà còn ở cả thị trường nước ngoài. Đây cùng là một chỉ tiêu để bạn hàng xác định độ tin tưởng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với sự thành công và có tính lâu dài các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh đã tạo nên sự tin cậy của thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. Qua đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và cũng chính điều này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. 1.2. Quản trị chiến lƣợc
  15. 8 1.2.1. Định nghĩa quản trị chiến lƣợc Chiến lược và quản trị chiến lược là hai khái niệm không thể tách rời nhau. Một chiến lược của doanh nghiệp cần phải được hoạch định một cách chặt chẽ và phải được triển khai thực hiện để đảm bảo đạt được những kết quả như ý muốn. Dưới đây là một số định nghĩa khác nhau về quản trị chiến lược: - Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản trị quyết định sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. - Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. - Quản trị chiến lược là một tiến trình nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức, hiện tại cũng như tương lai; xác lập nhiệm vụ chức năng và xây dựng hệ thống mục tiêu cần theo đuổi; hoạch định, thực hiện và kiểm tra chiến lược nhằm giúp cho tổ chức vận dụng hữu hiệu các nguồn lực và tiềm năng của tổ chức để đạt được các mục tiêu như mong muốn. Theo các định nghĩa này, quản trị chiến lược chú trọng vào việc phối hợp các mặt quản trị, marketing, tài chính/kế toán, sản phẩm/tác nghiệp, nghiên cứu & phát triển và hệ thống thông tin để đạt tới sự thành công cho doanh nghiệp. [9] 1.2.2. Nhiệm vụ của quản trị chiến lƣợc Quản trị chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, xây dựng các chính sách và kế hoạch để đạt được các mục tiêu và phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả nhất để thực hiện các chính sách kế hoạch này. Như vậy, nhiệm vụ của quản trị chiến lược bao gồm bốn phần chính sau:  Tạo lập một viễn cảnh: bao gồm việc phân tích môi trường bên ngoài, bên trong doanh nghiệp. Phân tích này thường bao gồm cả phân tích
  16. 9 chính trị, môi trường, xã hội, công nghệ, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức…  Thiết lập các mục tiêu: Từ việc phân tích viễn cảnh chiến lược, soát lại các kết quả phân tích đã thu được, doanh nghiệp xác định được các mục tiêu chiến lược của mình, cái đích mà doanh nghiệp muốn đạt tới. Việc xác định các mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp năng động hơn, tự nguyện hơn và có ý chí muốn vươn lên để đạt được các mục tiêu đó.  Xây dựng chiến lược: bao gồm việc xác định sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp, đề ra các chiến lược, chính sách phù hợp để thực hiện chiến lược một cách hiệu quả nhất.  Thực thi và điều hành chiến lược: bao gồm các chương trình hành động, phân bổ nguồn lực, ngân sách…  Đánh giá và điều chỉnh chiến lược: bao gồm việc đánh giá kết quả và đưa ra những hiệu chỉnh cần thiết. [32] Nhiệm vụ của quản trị chiến lược được thể hiện qua sơ đồ sau: Hình 1.1: Nhiệm vụ của quản trị chiến lƣợc Nguồn: http://nqcenter.wordpress.com/2007/12/06/khainiemquantrichienluoc 1.3. Phân loại chiến lƣợc
  17. 10 Chiến lược kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, tuỳ theo mục đích của người nghiên cứu và phụ thuộc vào các căn cứ sau:  Căn cứ theo phạm vi chiến lƣợc - Chiến lƣợc kinh doanh trong nƣớc (Domestic Strategy): Là chiến lược do những người quản lý của doanh nghiệp xây dựng nên nhằm đẩy mạnh các hoạt động của doanh nghiệp, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp để đạt được những mục đích kinh doanh đã đề ra trong một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. - Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế (Multinational Strategy-Multidomestic Strategy – Multicountry Strategy): Là những chiến lược được xây dựng để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế và ứng phó với những biến động, thách thức trên thị trường của các quốc gia khác nhau. - Chiến lƣợc toàn cầu (Global Strategy): Là chiến lược của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở huy động mọi nguồn lực cần thiết trên toàn thế giới để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu. Nói một cách khác, chiến lược toàn cầu là chiến lược mà các doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường toàn cầu..  Căn cứ theo bản chất của từng chiến lƣợc - Chiến lƣợc sản phẩm: Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những lợi ích cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vô hình. Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Chiến lƣợc thị trƣờng: Là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp cần phải làm thế nào để sản phẩm thích ứng với nhu cầu của từng thị trường, dễ thay đổi qua từng giai đoạn phát triển. Khi áp dụng chiến lược này doanh
  18. 11 nghiệp chỉ nên tập trung vào các thị trường chủ chốt, có tiềm năng chứ không nên đầu tư dàn trải. - Chiến lƣợc cạnh tranh: Để có thể họat động kinh doanh một cách có hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị cho nhân viên và cổ đông, doanh nghiệp cần có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh đề cập đến những biện pháp làm thế nào để doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh và làm thế nào để duy trì lợi thế cạnh tranh mà mình đang có. - Chiến lƣợc đầu tƣ: Là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp cần phải lựa chọn mình nên đầu tư vào lĩnh vực nào? thị trường nào? Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ có một chiến lược đầu tư phù hợp.  Căn cứ theo quy trình chiến lƣợc - Chiến lƣợc định hƣớng: Đề cập đến những định hướng biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Đây là phương án chiến lược cơ bản của doanh nghiệp. - Chiến lƣợc hành động: Là các phương án hành động của doanh nghiệp trong từng tình huống cụ thể và các dự kiến điều chỉnh của chiến lược. II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần tuân thủ 5 nguyên tắc sau:  Xác định rõ một nhóm giá trị tiêu biểu sẽ đưa ra cho khách hàng có tính chất độc nhất so với các đối thủ cạnh tranh;  Xác định một chuỗi giá trị khác biệt và điều chỉnh nó theo mong đợi của khách hàng;  Xác định sự cân bằng và đánh đổi rõ ràng (chọn lựa điều gì không làm);  Đảm bảo các hoạt động trong chuỗi giá trị phải vừa vặn - ăn khớp và bổ sung cho nhau;
  19. 12  Đảm bảo tính liên tục trong chiến lược với những cải tiến thường xuyên trong việc hiện thực hóa chiến lược. [20] Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp gồm 5 bước sau đây:  Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp;  Đánh giá môi trường bên ngoài;  Phân tích nội bộ doanh nghiệp;  Xây dựng các phương án chiến lược;  Phân tích và lựa chọn chiến lược. [7] 2.1. Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp Sứ mệnh phản ánh nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh và thường được thể hiện thông qua những triết lý ngắn gọn của doanh nghiệp. Sứ mệnh là lý do tồn tại của doanh nghiệp cho thấy phương hướng phấn đấu của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại. Các doanh nghiệp có thể thay đổi chiến lược để thực hiện sứ mệnh nhưng ít khi thay đổi lý do tồn tại của mình. Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng mà doanh nghiệp cần đạt tới. Mục tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định và hình thành những tiêu chuẩn đo lường cho việc thực hiện trong thực tế.  Tầm quan trọng của việc lập mục tiêu Một doanh nghiệp được lập ra do có một chủ đích. Tuy vậy nhiều khi do không hiểu rõ nhiệm vụ của mình vì thế các công việc đã được thực hiện không đem lại kết quả như mong đợi. Đôi khi, vì không nắm vững những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra mà các doanh nghiệp chọn nhầm đường, mọi sự thực hiện công việc tiếp sau đó trở nên vô nghĩa. Vì vậy trước hết các doanh nghiệp phải biết được những công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện.
  20. 13 Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là giai đoạn mở đầu vô cùng quan trọng trong việc thực hiện quản trị kinh doanh theo chiến lược. Các mục tiêu được xác định rõ ràng và cụ thể là điều quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành công.  Các nguyên tắc xác định mục tiêu - Tính cụ thể: Mục tiêu cần làm rõ liên quan đến những vấn đề gì? tiến độ thực hiện như thế nào? Và kết quả cuối cùng cần đạt được? Mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ hoạch định chiến lược thực hiện mục tiêu đó. Tính cụ thể bao gồm cả việc định lượng các mục tiêu, các mục tiêu cần được xác định dưới dạng các chỉ tiêu cụ thể. - Tính khả thi: Một mục tiêu đặt ra phải có khả năng thực hiện được, nếu không sẽ là phiêu lưu hoặc phản tác dụng. Do đó, nếu mục tiêu quá cao thì người thực hiện sẽ chán nản, mục tiêu quá thấp thì sẽ không có tác dụng. - Tính thống nhất: Các mục tiêu đề ra phải phù hợp với nhau để quá trình thực hiện một mục tiêu này không cản trở đến việc thực hiện các mục tiêu khác. Các mục tiêu trái ngược thường gây ra những mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp, do vậy cần phải phân loại thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu. Tuy nhiên các mục tiêu không phải hoàn toàn nhất quán với nhau, khi đó cần có những giải pháp dung hoà trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra. - Tinh linh hoạt: Những mục tiêu đề ra phải có thể điều chỉnh được cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường nhằm tránh được những nguy cơ và tận dụng được những cơ hội. Tuy vậy, khi thay đổi những mục tiêu cũng cần phải đi đôi với những thay đổi tương ứng trong các chiến lược liên quan cũng như các kế hoạch hành động. 2.2. Đánh giá môi trƣờng bên ngoài Mục tiêu của việc đánh giá môi trường bên ngoài là để đề ra danh sách tóm gọn những cơ hội từ môi trường mà doanh nghiệp nên nắm bắt, đồng thời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1