intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” từ một số tài liệu tiếng Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu các thông tin, nhận định, quan điểm mới được chúng tôi tiếp cận được từ các tài liệu tiếng Anh; so sánh thông tin, nhận định, quan điểm được trình bày trong Giáo trình và các tài liệu tiếng Anh, từ đó, thảo luận về tính cụ thể - rõ ràng của thông tin - sự kiện lịch sử, tính thỏa đáng, thuyết phục và nhận định cũng như quan điểm lịch sử; tạo lập nguồn tài liệu tham khảo cho những đối tượng quan tâm và có nhu cầu sử dụng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” từ một số tài liệu tiếng Anh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CÔNG HẬU TIẾP CẬN NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” TỪ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CÔNG HẬU TIẾP CẬN NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” TỪ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. HỒ THANH TÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khoá luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong Khoá luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ KHOÁ LUẬN
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Quý Thầy Cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình học tập, tôi đã nhận được từ quý Thầy Cô những hướng dẫn tận tình trong nghiên cứu khoa học Lịch sử, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm… Quý Thầy Cô là những hình mẫu về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học và tận tâm trong giảng dạy. TS. Trần Thị Thanh Thanh, người đã trao cho tôi tình yêu khoa học và cũng như góp phần kiến lập nền tảng vững chắc về kiến thức cũng như phương pháp để tôi có thể vững bước trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học Lịch sử. ThS. Hồ Thanh Tâm, người hướng dẫn khoa học. Trong quá trình thực hiện Khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được từ Thầy sự hướng dẫn tận tình, cẩn trọng và tinh thần nghiêm túc, trung thực trong nghiên cứu khoa học. Những phương pháp nghiên cứu khoa học mà tôi học tập từ Thầy sẽ là hành trang không thể thiếu trong suốt chặng đường nghiên cứu khoa học về sau. Cô Nguyễn Thị Thu Hà, người trao cho tôi niềm đam mê, mang đến những kiến thức ban đầu về Lịch sử. Thầy Nguyễn Thượng Toàn, người tiếp tục trao cho tôi những kiến thức Lịch sử, dìu dắt, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông và Đại học. Gia đình, những người đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quãng đời sinh viên. TP. Hồ Chí Minh, Mùa thu 2018 NGUYỄN CÔNG HẬU
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ················································································· 1 1. Lý do chọn đề tài ····································································· 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ··························································· 2 3. Mục đích nghiên cứu ································································· 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ····················································· 4 5. Phương pháp nghiên cứu ···························································· 4 6. Nguồn tài liệu ········································································· 5 7. Đóng góp của đề tài ·································································· 6 8. Bố cục của đề tài ······································································ 6 Chương 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TIẾP CẬN ĐA DẠNG CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU KHI TÌM HIỂU VẤN ĐỀ LỊCH SỬ ··················· 8 1.1. Lý do cần tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu ···························· 8 1.2. Cách thức để tiếp cận nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu ····················· 10 1.3. Sự cần thiết phải tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu đối với nội dung “Cách mạng tư sản” ··································································· 12 Chương 2. NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI VÀ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH ·································································· 14 2.1. Cách mạng Anh (1640 - 1689) ················································· 14 2.1.1. Nội dung “Cách mạng Anh” trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại” ································· 14 2.1.2. Nội dung “Cách mạng Anh” trong tài liệu “Holt World History: The Human Journey” ················ 17 2.1.3. Thảo luận ································································· 25 2.2. Cách mạng Hoa Kì (1775 - 1783) ·············································· 28 2.2.1. Nội dung “Cách mạng Hoa Kì” trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại” ································ 28 2.2.2. Nội dung “Cách mạng Hoa Kì” trong tài liệu “A History of Western Society” và “Holt World History: The Human Journey” ································································ 29 2.2.3. Thảo luận ································································· 34 2.3. Cách mạng Pháp (1789 - 1799) ················································· 35 2.3.1. Nội dung “Cách mạng Pháp” trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại” ································ 36
  6. 2.3.2. Nội dung “Cách mạng Pháp” trong tài liệu “A History of Western Society”, Bài giảng online của Giáo sư John Merriman “Lecture 6 - Maximilien Robespierre and the French Revolution” và “Holt World History: The Human Journey” ················································ 38 2.3.3. Thảo luận ································································· 49 Chương 3. GIÁ TRỊ CỦA VIỆC TIẾP CẬN NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” TỪ TÀI LIỆU TIẾNG ANH (XÉT Ở GÓC NHÌN CỦA VIỆC DẠY HỌC) ············································································ 51 3.1. Mở rộng nguồn dữ liệu nhận thức về nội dung “Cách mạng tư sản” ····· 51 3.2. Đề xuất cập nhật vào đề cương học phần “Lịch sử Thế giới Cận đại” ···· 53 3.3. Vận dụng những kiến thức mới vào dạy học Lịch sử tại trường Phổ thông ··································································· 64 KẾT LUẬN ············································································ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ·························································· 69 PHỤ LỤC ·············································································· 71
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Lịch sử là một khoa học luôn chỉnh sửa lại mình trên cơ sở những phát hiện mới của khảo cổ, hoặc từ những tư liệu Lịch sử bị lãng quên, bị thất lạc, bị che giấu vì những lý do xã hội nào đó, tới nay mới có điều kiện lộ sáng.” [2, tr.5] Có lẽ vì thế mà khi một ấn phẩm mới được xuất bản chứa đựng sự bổ sung, cập nhật thông tin hoặc chỉ đơn thuần giới thiệu một cách tiếp cận mới, nêu một nhận định hay gợi ra một quan điểm nhận thức mới … luôn nhận được sự hân hoan đón nhận từ độc giả. “Cách mạng tư sản” là một chủ đề quan trọng trong học phần Lịch sử Thế giới Cận đại dùng để giảng dạy sinh viên chuyên ngành Lịch sử (và những chuyên ngành lân cận) và cũng là nội dung trọng yếu trong chương trình môn Lịch sử hiện đang được áp dụng tại trường Phổ thông (và trong chương trình dự kiến ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Khi tiếp cận chủ đề này, không thỏa mãn với những nội dung được trình bày, không thuyết phục với những nhận định chưa logic của Giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại1, chúng tôi đã mở rộng việc tìm kiếm tài liệu, và nhận thấy: có khá nhiều tài liệu được viết bằng tiếng Anh2, tài liệu dịch (chủ yếu từ tiếng Anh, Pháp) được lưu hành trên Internet hay được xuất bản thành sách dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo… Trong giới hạn nội dung các cuộc cách mạng tư sản mà chúng tôi quan tâm, các tài liệu này hoặc là trình bày tròn vẹn nội dung một cuộc cách mạng, hoặc là trình bày một (hay một số) vấn đề liên quan đến các cuộc cách mạng, hoặc trình bày khái quát nội dung các cuộc cách mạng dưới dạng bài giảng, tài liệu giáo khoa … và điều đáng lưu ý là, các thông tin Lịch sử, và gắn với nó là các quan điểm, nhận định, cách tiếp cận …, được trình bày trong các tài liệu vừa nêu, với chúng tôi, là thuyết phục và rõ ràng. Từ đây, chúng tôi nghĩ rằng cần tiến hành một công trình nghiên cứu để tổng hợp và giới thiệu các thông tin, nhận định, quan điểm mới (trong đối tượng so sánh chủ yếu là Giáo trình) để mở rộng nguồn dữ liệu thông tin Lịch sử về chủ đề “Cách mạng tư sản”, từ đó, đề xuất cập nhật những nội dung mới vào đề cương học phần Lịch sử Thế giới Cận đại dùng trong việc giảng dạy sinh viên khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên và vận dụng vào dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông, đặc biệt là góp phần gợi ý cho các tác giả sách giáo khoa trong việc chuẩn bị biên soạn nội dung “Các cuộc cách mạng tư sản” theo chương trình dự kiến ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1 Chúng tôi đề cập đến 2 cuốn Giáo trình sau: [4] và [8] Tuy nhiên, cuốn Giáo trình chính mà chúng tôi sử dụng chủ yếu làm đối tượng so sánh trong Khóa luận này là [8], từ đây, xin gọi tắt là Giáo trình. 2 Chúng tôi giới hạn việc tìm kiếm bằng tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ mà chúng tôi có thể sử dụng được.
  8. 2 Đề tài “TIẾP CẬN NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” TỪ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH” được thực hiện nhằm triển khai các ý tưởng, dự định nêu trên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong không gian học thuật hiện nay, việc tiếp cận các vấn đề Lịch sử từ các nguồn tài liệu tiếng Anh đang trở nên rất phổ biến và đạt nhiều thành tựu. Điều này được thể hiện trong thư mục tham khảo của các công trình nghiên cứu và các tài liệu được dịch để xuất bản. Tuy nhiên, do hướng nghiên cứu của đề tài thuộc về một nội dung/chủ đề trong cấu tạo chương trình của một môn học trong không gian Đại học nên không có nhiều công trình được nghiên cứu theo hướng so sánh, giới thiệu các thông tin lịch sử, quan điểm, nhận định … Do vậy, để góp phần mang đến nhận thức chung về không gian các tài liệu được xuất bản bằng tiếng Việt có cùng hướng nghiên cứu với đề tài Khóa luận, chúng tôi sẽ trình bày một số ấn phẩm là bài giảng (được biên soạn dựa trên tài liệu tiếng Anh), sách (tiêu chí lựa chọn là có cách trình bày khác với Giáo trình về niên đại, phân kỳ Lịch sử…) và một vài tài liệu được dịch sang tiếng Việt. Trong tập 2 của cuốn Lịch sử Thế giới (ấn bản năm 2000 của Nhà xuất bản Văn hóa), Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang đã có cách phân kỳ “Cận đại” và “Hiện đại” không giống với cách phân kỳ quen thuộc của các nhà Sử học Marxist. Theo đó, Cách mạng Anh, cách mạng Hoa Kỳ được trình bày trong chương 8. Cách mạng dân chủ ở Anh. Chế độ đại nghị thành lập và chương 12. Nước Huê Kỳ thành lập (cuốn 1); còn Cách mạng Pháp được chọn làm sự kiện mở đầu thời Hiện đại với Chương 1. Cách mạng Pháp năm 1789 (cuốn 2). Như vậy, cách phân kỳ của Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang khác với Giáo trình và tất nhiên, quan điểm nhận thức và nội dung trình bày các sự kiện cũng không giống mà cụm từ “Cách mạng dân chủ ở Anh” có thể xem là một thí dụ dễ thấy. Chủ yếu sử dụng các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, năm 2005, trong Các bài giảng chuyên đề về Lịch sử các nước Tây Âu và Hoa Kỳ (Tập II), Lê Phụng Hoàng đã trình bày bài giảng “Nhìn lại một vài vấn đề cách mạng tư sản Anh trong thế kỷ XVII”. Chủ yếu xoay quanh hai vấn đề Ruộng đất và Chính quyền, với dung lượng hơn 100 trang sách, Lê Phụng Hoàng đã phản biện lại những luận điểm được trình bày trong Giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng với những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt với sự giúp đỡ về tài chính của Phòng Thông tin - Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Nhà xuất bản Thanh niên đã ấn hành cuốn Khái quát về Lịch sử nước Mỹ (Outline of U.S. History - bản quyền thuộc Bureau of International Information Programs, U.S. Department of State). Hai chương: Chương 3. Chặng đường giành độc lập và Chương 4. Xây dựng một chính phủ quốc gia đã trình bày chi tiết diễn trình của
  9. 3 cuộc Cách mạng Hoa Kỳ từ lúc khởi đầu cho đến khi Tổng thống Washington nhậm chức (1789) và một vài sự kiện sau đó. Trong suốt phần trình bày sinh động, rõ ràng đó, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với tiểu mục “Tầm quan trọng của cuộc Cách mạng Mỹ” vì nội dung này có ý nghĩa tổng kết giá trị của Cách mạng Hoa Kỳ như là một cuộc cách mạng vì tự do chứ không phải những lối mòn quen thuộc như cách Giáo trình nhận xét. Đặng Thanh Tịnh đã xuất bản cuốn Lịch sử nước Pháp năm 2008. Tuy các tài liệu mà tác giả sử dụng để biên soạn được khai thác từ tiếng Việt và các ấn bản tiếng Hán nhưng chúng tôi vẫn xếp vào trong đề mục này vì khi khảo sát việc trình bày nội dung Cách mạng Pháp của tác giả trong Chương 3. Cuộc đại cách mạng Pháp 1789 và Đế chế Napoleon Bonaparte, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều điểm tương đồng về thông tin Lịch sử và cả một số nhận định với tài liệu Holt World History: The Human Journey. Năm 2008, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đã tái bản cuốn Lược sử nước Anh của Bùi Đức Mãn. Tuy chưa có những kết luận mang tính nhận định về bản chất, đặc điểm của cách mạng Anh (do hạn chế dung lượng của cuốn sách và phù hợp với nhan đề “Lược sử”) qua các đề mục “Charles I và cuộc nội chiến”, “Cromwell: Nhà độc tài quân phiệt”, “James II - Cuộc cách mạng 1688” … thuộc 2 chương: Chương 9. Cuộc nội chiến và nên Cộng hòa và chương 10. Nền quân chủ Phục hưng, cùng nội dung trình bày, tài liệu tham khảo dùng cho việc biên soạn đã cho thấy cách tiếp cận vấn đề khác với Giáo trình và tương đồng với các tài liệu tiếng Anh mà chúng tôi có dịp tham khảo. Các ấn phẩm nêu trên đã cho thấy những nỗ lực bổ sung, cập nhật thông tin, nhận định về nội dung “Cách mạng tư sản” từ nguồn tài liệu tiếng Anh là một xu thế đang được chấp nhận, lan tỏa trong cộng đồng học thuật. Tuy chưa có cùng đối tượng và phạm vi nghiên cứu với đề tài của Khóa luận để có một công trình giới thiệu về ba cuộc cách mạng nhưng sự tồn tại của những ấn phẩm nêu trên là những gợi ý trong tư duy, góp phần cung cấp các đối tượng làm cơ sở so sánh giữa nguồn tài liệu tiếng Anh tiếp cận được và Giáo trình cũng như tạo lập niềm tin đối với người thực hiện khóa luận. 3. Mục đích nghiên cứu Khoá luận được thực hiện nhằm các mục đích sau: 1. Giới thiệu các thông tin, nhận định, quan điểm mới được chúng tôi tiếp cận được từ các tài liệu tiếng Anh. 2. So sánh thông tin, nhận định, quan điểm được trình bày trong Giáo trình và các tài liệu tiếng Anh, từ đó, thảo luận về tính cụ thể - rõ ràng của thông tin - sự kiện lịch sử, tính thỏa đáng, thuyết phục và nhận định cũng như quan điểm lịch sử. 3. Tạo lập nguồn tài liệu tham khảo cho những đối tượng quan tâm và có nhu cầu sử dụng.
  10. 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Theo quan điểm sử học Marxist, “Cách mạng tư sản” là khái niệm dùng để chỉ các cuộc cách mạng diễn ra trong thời kỳ Cận đại do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm mục tiêu cao nhất là xóa bỏ những cản trở của quan hệ sản xuất phong kiến đã lạc hậu để xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Từ quan niệm này, “Cách mạng tư sản” sẽ là các cuộc “Cách mạng Nêđéclan”, “Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII”, “Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và sự thành lập nước Mĩ”, “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”… hay những cuộc các mạng khác tiếp tục diễn ra ở Pháp, Hoa Kỳ, các cuộc chiến tranh thống nhất Đức, Italia đều mang tính chất của cách mạng tư sản. Tuy nhiên, cụm từ “Nội dung “Cách mạng tư sản”” trong tên đề tài chỉ đề cập đến 3 cuộc cách mạng là: Cách mạng Anh (1640 - 1689), Cách mạng Hoa Kỳ (1775 - 1783), Cách mạng Pháp (1789 - 1799)3 cho phù hợp với giới hạn dung lượng của Khóa luận tốt nghiệp đại học. Chúng tôi xem đây là những trường hợp để minh họa hay gợi ý cho việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu ở những bậc học cao hơn hay không gian nghiên cứu khác. Một số tài liệu tiếng Anh: chúng tôi chủ yếu tiếp cận 2 nguồn tài liệu: Bài giảng online của GS. John Merriman và Joanne Freeman tại Đại học Yale và một số tài liệu lưu hành trên internet dưới dạng sách giáo khoa (được trình bày cụ thể hơn ở đề mục “Nguồn tài liệu”). Tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” từ một số tài liệu tiếng Anh là sự trình bày, giới thiệu các thông tin, nhận định, quan điểm mới (trong đối tượng so sánh chủ yếu là Giáo trình) được chúng tôi tiếp cận được từ các tài liệu tiếng Anh nêu trên. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện Khóa luận, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp liên kết - so sánh và phương pháp nghiên cứu trường hợp (case - study). Phương pháp Lịch sử và phương pháp logic: chúng tôi sẽ trình bày các sự kiện theo trình tự thời gian (lịch đại), trên cơ sở mô tả cụ thể các sự kiện lịch sử, chúng tôi sẽ trình bày những nhận định, quan điểm nhận thức về các vấn đề chính của các cuộc cách mạng, xem xét tính thỏa đáng của nhận định, quan điểm nhận thức đó trong mối quan hệ với các sự kiện và quá trình riêng biệt cũng như trình bày những nhận thức và quan điểm riêng. Phương pháp liên kết - so sánh: chúng tôi tiếp cận nhiều tài liệu đề cập đến cùng một vấn đề, do vậy, thao tác tất yếu của tư duy là so sánh để tìm ra 3 Tùy thuộc vào các quan điểm khác nhau, các tài liệu không thống nhất về mốc thời gian của các cuộc cách mạng. Chúng tôi chọn lựa các mốc thời gian như đã trình bày vì cho rằng những sự kiện diễn ra ở thời điểm đó xứng đáng được xem là mốc mở đầu và kết thúc các cuộc cách mạng.
  11. 5 điểm giống và khác nhau, liên kết các thông tin trong tài liệu để xem xét tính thỏa đáng và thuyết phục, từ hai cơ sở này, chúng tôi đi đến việc chọn lựa tài liệu mà chúng tôi cho là có giá trị hơn hết để giới thiệu, trình bày trong khóa luận. Tất nhiên, việc tiếp cận các tài liệu tiếng Anh sẽ rất có giá trị cập nhật, bổ sung, điều chỉnh sự kiện - thông tin lịch sử, nhận định … khi đặt trong mối quan hệ so sánh với Giáo trình. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: lựa chọn ba cuộc cách mạng: Cách mạng Anh (1640 - 1689), Cách mạng Hoa Kỳ (1775 - 1783), Cách mạng Pháp (1789 - 1799), chúng tôi xem đây là những trường hợp để minh họa hay gợi ý cho việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu cùng hướng nội dung “Cách mạng tư sản” ở những bậc học cao hơn hay không gian nghiên cứu khác. 6. Nguồn tài liệu Để thực hiện Khóa luận, chúng tôi sử dụng các thông tin từ các bài giảng online và các tài liệu giáo khoa tiếng Anh. Bài giảng online của Giáo sư John Merriman và Joanne Freeman của Đại học Yale, gồm: 1. Merriman, J. (Fall 2008). Lecture 5 - European Civilization, 1648 - 1945. 25 - 12 - 2017. retrieved from: https://oyc.yale.edu/history/hist-202/lecture-5 2. Merriman, J. (Fall 2008). Lecture 6 - Maximilien Robespierre and the French Revolution. 25 - 12 - 2017. retrieved from: https://oyc.yale.edu/history/hist-202/lecture-6 3. Freeman, J. (Spring 2010). Lecture 2 - Being a British Colonist. 18 - 1 - 2018. retrieved from: https://oyc.yale.edu/history/hist-116/lecture-2 4. Freeman, J. (Spring 2010). Lecture 12 - Civil War. 25 - 3 - 2018. retrieved from: https://oyc.yale.edu/history/hist-116/lecture-12 Cuốn “Holt World History: The Human Journey” (bản online): ấn phẩm này trình bày nội dung “Cách mạng tư sản” qua các chủ đề sau: Chapter 20. 1550 - 1789 Enlightenment and Revolution in England and America và Chapter 21. 1789 - 1815 The French Revolution and Napoléon. Cuốn “A History of Western Society” (bản in): ấn phẩm này đề cập nội dung “Cách mạng tư sản” qua các chủ đề: Chapter 16. Absolutism and Constitutionalism in Western Europe (ca 1589 - 1715) và Chapter 21. The Revolution in Politics 1775 - 1815. Cuốn “World Studies: Medieval Times to Today” với chủ đề: Chapter 7. Changes in the Western World gồm 2 đề mục The Enlightenment và Political Revolutions.
  12. 6 Cuốn “World History: Patterns of interaction” đề cập qua các chủ đề: Chapter 22. 1550 - 1789 Enlightenment and Revolution với 2 tiểu mục The Scientific Revolution, The Enlightenment và Chapter 23. 1789 - 1815 The French Revolution va Napoléon với 2 tiểu mục The French Revolution Begins, Revolution Brings Reform and Terror. Tất cả các tài liệu vừa nêu đều được tham khảo để thu nhận các thông tin về sự kiện Lịch sử, quan điểm và nhận định. Tuy nhiên, khi tiếp cận nội dung từng cuộc cách mạng, chúng tôi lựa chọn và trình bày dựa trên một hay một vài tài liệu mà chúng tôi cho rằng được trình bày kỹ lưỡng và có chất lượng cao hơn. 7. Đóng góp của đề tài 1. Giới thiệu các thông tin, nhận định, quan điểm mới được chúng tôi tiếp cận được từ các tài liệu tiếng Anh nêu trên. Chúng tôi rất quan tâm đến việc hiểu rõ (hay mức độ chi tiết, cụ thể) của sự kiện Lịch sử vì chỉ khi dựa trên sự hiểu biết này, tất nhiên kèm theo nguồn tư liệu vững chắc và đa dạng, thì những quan điểm, nhận định về các vấn đề quá khứ, trong trường hợp này là các cuộc “cách mạng tư sản”, mới đủ sức thuyết phục và nhận được nhiều sự chia sẻ từ cộng đồng học thuật, góp phần vào không gian rộng lớn, đa chiều của nhận thức lịch sử. 2. Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các tác giả chuẩn bị biên soạn sách giáo khoa cũng như cung cấp thêm dữ liệu để giảng viên phụ trách điều chỉnh, cập nhật vào đề cương học phần Lịch sử Thế giới Cận đại, nguồn tài liệu tham khảo cho hoạt động dạy và học của giáo viên Phổ thông và sinh viên chuyên ngành Lịch sử. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khoá luận gồm có 3 chương: Chương 1. Sự cần thiết của việc tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu khi tìm hiểu vấn đề Lịch sử Khoa học là một khái niệm vừa đơn giản nhưng lại vừa phức tạp, và ngược lại, vì thế, đã khiến các nhà nghiên cứu phải trăn trở và suy nghĩ về nó. Trong thời kì “thế giới phẳng” như hiện nay, nếu chúng ta cứ tiếp thu một vấn đề theo lối mòn thì có lẽ khoa học nói chung và khoa học Lịch sử nói riêng chẳng còn mấy sức “quyến rũ”. Do vậy, việc “tiếp cận” nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu là một hoạt động cần thiết. Nội dung của chương này bao gồm 3 vấn đề: Lý do cần tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu, Cách thức để tiếp cận nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu, Sự cần thiết phải tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu đối với nội dung “Cách mạng tư sản”. Chương 2. Nội dung “Cách mạng tư sản” được trình bày trong Giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại và một số tài liệu tiếng Anh
  13. 7 Trong chương hai chúng tôi sẽ mở rộng tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” dựa trên các nguồn tài liệu sau: 1. Tài liệu giáo trình: Holt, Rinehart and Winston. (2005). Holt World History: The Human Journey. Texas: Holt, Rinehart and Winston. McKay, J.P., J.P., Hill, B.D., & Buckler, J. (1999). A History of Western Society. Boston, MA: Houghton Mifflin. Littlefield, H.W. (1965). History of Europe 1500 - 1848, New York: Barnes & Noble Inc. 2. Bài giảng online của Giáo sư John Merriman và Joanne Freeman của Đại học Yale. Qua quá trình tiếp cận, cập nhật thông tin về Cách mạng Anh, Hoa Kì, Pháp từ các tài liệu tiếng Anh, bài giảng điện tử, chúng tôi sẽ so sánh, đối chiếu, thảo luận cũng như cập nhật và đưa ra quan điểm của cá nhân đối với từng vấn đề. Nội dung của chương này bao gồm 3 vấn đề: Cách mạng Anh (1640 - 1689), Cách mạng Hoa Kì (1775 - 1783) và Cách mạng Pháp (1789 - 1799). Chương 3. Giá trị của việc tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” từ tài liệu tiếng Anh (xét ở góc nhìn của việc dạy học) Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày tính ứng dụng của Khoá luận trong việc dạy học, thể hiện qua các đề mục: (1) Mở rộng nguồn dữ liệu nhận thức về nội dung “Cách mạng tư sản”, (2) Đề xuất cập nhật vào đề cương học phần “Lịch sử Thế giới Cận đại”, (3) Vận dụng những kiến thức mới vào dạy học Lịch sử tại trường Phổ thông.
  14. 8 Chương 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TIẾP CẬN ĐA DẠNG CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU KHI TÌM HIỂU VẤN ĐỀ LỊCH SỬ Khoa học là một khái niệm vừa đơn giản nhưng lại vừa phức tạp, và ngược lại, vì thế, đã khiến các nhà nghiên cứu phải trăn trở và suy nghĩ về nó. Trong thời kì “thế giới phẳng” như hiện nay, nếu chúng ta cứ tiếp thu một vấn đề theo lối mòn thì có lẽ khoa học nói chung và khoa học Lịch sử nói riêng chẳng còn mấy sức “quyến rũ”. Do vậy, việc “tiếp cận” nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu là một hoạt động cần thiết. 1.1. Lý do cần tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu Nhà sử học nổi tiếng Edward Hallett Carr đã từng nói, sử học “là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” [22]. Người nghiên cứu cũng như học tập Lịch sử luôn tìm cách đối thoại với quá khứ theo những hướng khác nhau. Nếu như nghiên cứu và học tập Lịch sử chỉ giới hạn, hướng mình trong những phương thức tiếp cận nhất định thì cũng chỉ là việc sưu tầm, học tập từ một số nguồn dữ liệu mà thôi. Trái lại, nếu như mạnh dạn tiếp nhận và vận dụng những phương pháp cũng như sưu tầm được nhiều nguồn sử liệu thì vấn đề sẽ càng hấp dẫn và thu hút. Khoa học Lịch sử cần và rất cần phải có sự tiếp cận cũng như cách thức tiếp cận cụ thể như đa diện (multidimension) và đa chiều (multi - perspective) để có thể hiểu rõ bản chất và lý giải những vấn đề logic hơn, thoả đáng hơn nhằm tăng tính thuyết phục. Thực tế cho thấy, sinh viên khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm còn thiếu hụt kiến thức về nội dung “Cách mạng tư sản”. Đây là một vấn đề không hề đơn giản vì thế để hiểu thấu đáo đòi hỏi người học cần phải tiếp cận nhiều quan điểm, khai thác nhiều nguồn tài liệu … Nếu như cứ tiếp cận theo hướng một chiều, cũng như giáo điều, thì sẽ không thể giúp người học xây dựng cơ sở, nền tảng vững chắc để có thể hiểu đúng bản chất của “Cách mạng tư sản” trong tiến trình Lịch sử Thế giới thời Cận đại. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, mọi người đều có thể truy cập những thông tin cần thiết về những vấn đề quan tâm. Chỉ cần gõ vào từ khoá “American Revolution” vào giao diện Google, thì rất nhanh, màn hình sẽ hiển thị trên 7 triệu kết quả có liên quan. Trong số hàng ngàn trang tài liệu đó có những chuyên khảo, báo cáo, bài giảng online, của các đại học lớn tại Hoa Kì, sách, mẩu tin ngắn … Trong tình hình đó, vấn đề đặt ra đối với công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy là không thể hạn chế hay bưng bít thông tin, mà phải ra sức nghiên cứu cũng như tìm hiểu cơ sở của các nhận định khoa học, đề xuất những phương pháp xử lý thông tin thích hợp. Khoa học sẽ không bao giờ tỏ ra lỗi thời và nhàm chán, nếu như chúng ta những người nghiên cứu luôn biết cách làm mới nó sao cho phù hợp với xu thế cũng như tư duy của thời đại. Ngoài ra, khoa học bên ngoài chúng ta là sự vận động không ngừng nhưng nếu người nghiên cứu cứ với tư tưởng “bế quan toả cảng” trong khoa học với nhiều lí do như không hợp với góc nhìn, không phù hợp với tư duy,… thì có lẽ khoa học sẽ ngày càng lạc hậu và trở nên khô cằn.
  15. 9 Khoa học nói chung và khoa học Lịch sử nói riêng, việc tiếp cận là một vấn đề mang tính sống còn, bởi lẽ qua tiếp cận hàng loạt những vấn đề sẽ được thay đổi sắc màu, những hoài nghi luận được đặt ra góp phần để khoa học phải vận động và vận động không ngừng. Khoa học sẽ không bao giờ có điểm dừng và thế giới sẽ bước vào thời kì u tối nếu như không có khoa học. Chính khi bắt đầu có khoa học cũng là lúc thế giới bắt đầu bước vào thời kì ánh sáng, thời kì mà trí tuệ con người bắt đầu được nâng lên những tầm cao mới. Ở mỗi quốc gia, việc tiếp cận một vấn đề, có thể nói, hoàn toàn khác nhau và sự khác nhau đó do nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, trong khoa học nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung, khi sự tự do trong tư duy càng mở rộng thì vấn đề càng sáng tỏ; nếu như sự tự do càng nẩy nở và không có cực đại nhất định thì đó sẽ là điều kiện hết sức cần thiết để khoa học có thể nhảy múa và định hình đúng như bản chất của nó chứ không như sự định hình, mà ở đó chịu nhiều tác động định kiến, để rồi sau khi định hình thì kiến thức khoa học lại phải tiếp tục đục đẽo và sửa mình. Khoa học Lịch sử là sự phục dựng quá khứ dựa trên những sử liệu gốc và góc nhìn cũng như cách lập luận của cá nhân người nghiên cứu. Khoa học là sự kế thừa, vì thế, qua các thời kì, hàng loạt những công trình ra đời xoay quanh vấn đề thì cốt lõi vấn đề chỉ là thế nên sẽ không còn tính hấp dẫn đối với người nghiên cứu và độc giả. Vì thế, tiếp cận mang tính chất cập nhật trong khoa học là việc hết sức cần thiết mang tính sống còn của khoa học Lịch sử, đồng thời sự tiếp nhận góc nhìn của sử gia phương Tây sẽ là cơ sở để bàn luận, thay đổi, mở rộng hay bổ khuyết những thiếu sót trong nghiên cứu của cá nhân và cộng đồng khoa học. Nếu như khoa học cứ theo một đường mòn thì sự nghiên cứu về sau sẽ là vô ích. Qua đó, cho thấy việc tiếp cận là vấn đề mang tầm cao mới là sự tận dụng mọi phương tiện vào việc nghiên cứu. Xét ở góc độ xoay quanh vấn đề “Cách mạng tư sản”, nếu như cứ khu biệt xoay quanh các giáo trình nội bộ trong nước thì có lẽ tư duy về vấn đề “Cách mạng tư sản” cũng chẳng có gì mới mẻ. Khoa học phải vận động và thế hệ đi sau phải có những góc nhìn mới mang tính đột phá và kèm theo là sự thừa hưởng những thành quả đi trước để làm nền chứ không là kim chỉ nam bởi lẽ nếu như dựa vào những kết quả đi trước để viết về vấn đề đi trước thì chắc cũng chẳng có gì hấp dẫn. Khoa học Lịch sử - phải mở rộng cách tiếp cận đi thì hơn! Việc tiếp cận sẽ bổ sung cũng như cập nhật những thông tin có giá trị giúp khoa học Lịch sử thêm phong phú và hấp dẫn người nghiên cứu cũng như bắt kịp sự vận động khoa học từ bên ngoài. Ngoài ra, thông qua quá trình tiếp cận người nghiên cứu sẽ có cơ sở so sánh cũng như đánh giá được khả năng nhận thức vấn đề cũng như góc nhìn của của bản thân về một vấn đề. Chính thể của quốc gia hoặc rộng hơn là toàn cầu sẽ phủ cả màu đen nếu như tất cả những bộ óc dừng hoạt động - cảnh tượng mà chúng ta đều không dám nghĩ đến. Do vậy, thế giới này cần có những bộ óc vượt thời đại để khoa học tiến bước vào thời kì hoàng kim đến rực sáng vì tư duy rộng mở thoát ly mọi định kiến sẽ rưới những tinh hoa, tiếp tục đưa khoa học tiến bước vào những không gian mới ở tương lai.
  16. 10 Có thể nói, khoa học mang tính chất của chính thể và chính thể này được xem là remote điều khiển tư duy, cách tiếp cận vấn đề của những nhà khoa học, người nghiên cứu,… Nhận thấy được vấn đề, và đặc biệt trong thời đại “thế giới phẳng” như ngày nay, việc “tung - hứng” những vấn đề khoa học trong nội bộ xét cùng đã lạc hậu, việc dựa vào thành quả đi trước để làm bệ đỡ, la bàn cho bước đi sau thật đáng trách bởi nếu như tư duy về một vấn đề cứ xoay quanh nội bộ thì mãi đến sau này vấn đề cũng chỉ được phản chiếu với một màu sắc. Thế giới đang chuyển mình bước vào thời đại mới - thời đại hội nhập, giao lưu cũng như học tập và tiếp nhận nền khoa học của nhau. Khi những cánh cửa khoa học trên thế giới sẵn sàng mở ra, với vai trò là người nghiên cứu, học tập Lịch sử, chúng ta hãy mạnh dạn bước vào “thế giới mới”, để tìm ra những điều hấp dẫn về Lịch sử. Khi bước vào “thế giới mới”, chúng ta sẽ được tiếp nhận cũng như dễ dàng tiếp cận các công trình nghiên cứu khác nhau của nhiều nước, nhiều sử gia nổi tiếng với nhiều góc nhìn, và do đó, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội được tiếp cận vấn đề mà chúng ta quan tâm. 1.2. Cách thức để tiếp cận nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu Trước hết, việc tiếp cận phải mang tính khách quan, mang tính phát triển, tính sáng tạo. Trong một thế giới đang thay đổi qua từng nhịp thở, những cách tiếp cận vấn đề mang tính giáo điều, cứng nhắc, duy ý chí cũng như sự chậm trễ trong chuyển đổi sẽ không thể đem lại kết quả mong muốn, thậm chí còn phản tác dụng. Vấn đề đặt ra đối với người nghiên cứu và học tập cũng như giảng dạy về vấn đề Lịch sử là cần phải dựa nền tảng lý luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, căn cứ vào tình hình hình thực tiễn để đưa ra những phân tích phù hợp với thực tế khách quan. Tuy nhiên, cả Marx cũng như Lenin không thể gánh vác được nhiệm vụ đưa ra câu trả lời sẵn cho những vấn đề nảy sinh sau khi các ông qua đời 50 năm, 100 năm hay nhiều thế hệ nữa. Nhiệm vụ đặt ra cho các thế hệ hậu sinh là phải tìm những cách tiếp cận mới để nhận thức và lý giải các vấn đề trên cơ sở nền tảng phương pháp luận của các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Marx - Lenin, đó là quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể - hệ quả phương pháp luận của hai nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Bản thân các nhà kinh điển cũng không coi lý thuyết của chính mình như một cái gì đó hoàn thiện, bất biến mà luôn đòi hỏi có sự bổ sung, vận dụng và phát triển sáng tạo trong những điều kiện Lịch sử cụ thể. Bởi lẽ, “mọi lý thuyết đều màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi” (Goethe) và chính các nhà lý luận cũng không bao giờ coi học thuyết của mình là những câu trả lời vạn năng cho mọi tình huống xuất hiện trong thực tiễn nghiên cứu khoa học. Trong thời kì đổi mới tư duy khoa học cùng với bầu không khí dân chủ trong khoa học đã ngày càng thể hiện rõ, sự can thiệp của “bàn tay quản lý hành chính” vào phân xử đúng sai trong khoa học không còn thô bạo nữa “các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta nói chung đã không cấm đoán, trừng trị và cũng ít gây khó khăn ngăn cản sáng kiến…” [10, tr.17]. Vì thế, đã tạo mọi điều kiện để người nghiên cứu có thể thể hiện được tư duy sáng tạo cũng như mạnh dạn cập nhật góc nhìn từ các sử gia phương Tây.
  17. 11 Tiếp cận là một khái niệm khá trừu tượng mà cho phép mỗi chúng ta có thể đưa ra một vài dòng chữ miễn phù hợp và hợp lí. Theo chúng tôi, “tiếp” trong “tiếp cận” nghĩa là tiếp thu thông tin khoa học kịp thời và chuẩn xác nhất còn “cận” trong “tiếp cận” là sự giới hạn “tiệm cận” nghĩa là “cận” chính là ranh giới phân chia đặc tính khoa học của người nghiên cứu này với người nghiên cứu khác, trường phái nghiên cứu này với trường phái nghiên cứu khác, quốc gia này với quốc gia khác. Chính bản thân từ “tiếp cận” đã tạo nên muôn màu khái niệm. Nhưng từ lý thuyết đến thực tiễn lại càng khó khăn hơn nhiều lần nếu như nhà nghiên cứu hoàn toàn không có chuyên môn sâu về vấn đề tiếp cận thì đó là một điều rất nguy hiểm. Bởi lẽ, như đã nói, trong trong thời đại thông tin lan tràn như ngày nay đó là một ích lợi trong công tác nghiên cứu nhưng nếu người chập chững mới bước chân vào khoa học thì sẽ khó thở trước nhiều nguồn thông tin trên các trang mạng xã hội về một vấn đề nhất định. Trong thời đại đại bùng nổ thông tin như ngày nay việc tiếp cận một vấn đề thông qua các kênh tư liệu Âu - Mĩ là một điều không hề khó nhưng đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận có chọn lọc và trên hết là phải phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận tư liệu. Thông qua quá trình cập nhật, phân tích, nghiên cứu các tư liệu, giáo trình và các bài giảng online cập nhật từ các trường Đại học như Đại học Yale,… Chúng tôi, sẽ có cơ sở cũng như nền tảng để đối chiếu cũng như thảo luận một số vấn đề. Đó thực sự là một việc làm không đơn giản đòi hỏi người nghiên cứu phải hiểu rõ, thấu đáo vấn đề và quan trọng hơn là đặt vấn đề đúng vào thời điểm mà nó xuất hiện. Qua quá trình tiếp cận, chúng tôi sẽ thảo luận cũng như góp phần nêu lên nhận định bản thân về vấn đề từ đó góp thêm một góc nhìn khách quan. Ngoài ra, thông qua quá trình tiếp cận chúng tôi sẽ có cơ sở cũng như tiếp thu được nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh một vấn đề Lịch sử. Song, trong quá trình tiếp cận chúng tôi cũng tìm hiểu một cách cẩn trọng và suy nghĩ thấu đáo về vấn đề để khi đưa ra những kết luận sẽ có giá trị và như một đóng góp nhỏ cũng như góc nhìn cá nhân đối với vấn đề. Trong quá trình tiếp cận đôi khi chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi những thông tin tiếp cận được đồng thời chúng tôi cũng không vội kết luận đúng hoặc sai. Bởi chúng tôi cho rằng, trong khoa học không có kết luận nào là đúng hay sai mà chỉ có lập luận đủ sức thuyết phục hay chưa mà thôi. Và khoa học sẽ chết đi nếu tại thời điểm đó tác giả cho rằng vấn đề là đúng hoàn toàn hoặc sai hoàn toàn, vì nếu đúng hoặc sai thì xem như quá rõ ràng đâu cần người nghiên cứu phải tiếp tục. Vì khoa học ngày càng tiến bộ và những thông tin có giá trị ngày càng được cập nhật cũng như được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau qua nhiều kênh khác nhau. Và bản thân người nghiên cứu phải cập nhật cũng như tập hợp nhanh chóng và nghiên cứu một cách cẩn trọng và đưa ra những nhận định cá nhân cũng như góp thêm một góc nhìn mới, nhận định riêng của bản thân về vấn đề. Tri thức khoa học là loại tri thức có thể sai hoặc đúng và thậm chí nó có thể sai hoặc đúng trong những trường hợp nhất định. Quá trình tiếp cận cũng như nghiên cứu là quá trình vô hạn để đi đến một chân lí khách quan. Trong quá trình tiếp cận, việc diễn ra va chạm giữa đúng và sai là vấn đề tất yếu và người nghiên cứu có quyền mắc sai lầm nhưng cũng đồng thời có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu nhằm sửa chữa, có trách nhiệm thay thế một quan
  18. 12 điểm nhiều sai lầm này bằng một quan niệm ít sai lầm hơn và cứ thế tiến gần đến chân lý. Như vậy, việc tiếp cận các nguồn tại liệu nghiên cứu đa dạng phải diễn ra với một tư duy rộng mở để sẵn lòng đón nhận những quan điểm không giống mình; một tư duy phê phán để phán xét độ tin cậy của thông tin và tính thuyết phục của nhận định; một tư duy phát triển, sáng tạo để có thể tạo ra những cái mới mang dấu ấn cá nhân - thành tựu trong nghiên cứu. Và hơn tất cả để khoa học đạt được những thành quả nhất định đòi hỏi nó phải được nghiên cứu một cách độc lập vì mọi sự ràng buộc sẽ khiến khoa học ngày càng lạc hậu, xơ cứng, do vậy mất đi tính hấp dẫn. 1.3. Sự cần thiết phải tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu đối với nội dung “Cách mạng tư sản” Trong chương trình Lịch sử Thế giới Cận Hiện đại ở các trường đại học, Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản từ thế kỉ XV đến thế kỉ XX chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận một sự thật là, chủ nghĩa tư bản hiện đại là một hệ thống ngày càng mang tính toàn cầu. Nhìn lại lịch sử có thể thấy chủ nghĩa tư bản đã mang tính thế giới kể từ sau khi các cuộc cách mạng tư sản hoàn thành và chủ nghĩa tư bản xác lập ở châu Âu và Bắc Mĩ. Qua đó, cho thấy việc tìm hiểu cũng như cập nhật tư liệu về vấn đề “Cách mạng tư sản” là một việc làm nhằm tiếp tục góp phần vào sự phục dựng lại quá trình ra đời của hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Có thể thấy một thực trạng khá phổ biến là cách tiếp cận đơn chiều trong công tác giảng dạy Lịch sử về vấn đề “Cách mạng tư sản”. Thực tế cho thấy, trong một thời gian dài, công tác giảng dạy Lịch sử thế giới ở các trường đại học Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ hệ thống học thuật của Liên Xô về cả nội dung và phương pháp giảng dạy. Việc giảng dạy vấn đề “Cách mạng tư sản” không nằm ngoài thực trạng này. Dù rằng đội ngũ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã đầu tư nhiều công sức để biên soạn lại hệ thống giáo trình, sách giáo khoa về Lịch sử thế giới, tuy nhiên chúng ta vẫn còn thấy đâu đó, trong một số giáo trình, sách giáo khoa những quan điểm giáo điều, cứng nhắc, thiếu sức thuyết phục hoặc chưa đồng bộ về một số vấn đề. Đồng thời, sinh viên còn thiếu độ sâu khi nhận thức về “Cách mạng tư sản” cũng như cảm thấy khó khăn trước những thông tin tản mạn. Tình hình đó đòi hỏi chúng tôi cố sức tiếp cận thêm các tài liệu để thoả mãn nhu cầu nhận thức quá khứ và phục vụ trong cho công tác dạy học. Thêm nữa, qua việc mở rộng hướng tiếp cận sẽ cung cấp một góc nhìn mới về Lịch sử cũng như cách thức thể hiện, trình bày một vấn đề về khoa học Lịch sử từ các học giả phương Tây. Từ đó, tạo nên cơ sở để có thể so sánh cũng như đối chiếu về phương thức và phương pháp học tập cũng như nghiên cứu Lịch sử. Tiếp cận là vấn đề cấp thiết và cần thiết trong khoa học Lịch sử. Vì ở mỗi chính thể khác nhau thì vấn đề sẽ được tiếp thu và cập nhật cũng như thể hiện ở mức độ khác nhau. Suy cho cùng, việc tiếp cận cũng chỉ hướng đến góp phần để vấn đề thêm sáng tỏ cũng như tạo nên sức hấp dẫn của vấn đề. Nội dung “Cách mạng tư sản” cho đến nay vẫn còn nhiều bất đồng, bởi lẽ sự bất đồng trong khoa học cũng chỉ sinh ra từ góc nhìn khác nhau. Vì thế, việc tiếp cận những tài liệu cũng như những bài giảng
  19. 13 đáng tin cậy từ các trường Đại học lớn tại Hoa Kì như góp thêm một nguồn tài liệu, sự biện luận nhằm làm sáng rõ những vấn đề còn hoài nghi. “Cách mạng tư sản” theo các sử gia phương Tây và dưới góc nhìn của họ khi so sánh và đối chiếu với góc nhìn cũng như cách tiếp cận với các tài liệu lưu hành như Giáo trình hiện đang được sử dụng tại các trường đại học trong nước quả thật có những bất đồng cũng như cách lập luận và đi đến kết luận không đồng nhất. Vì thế, việc tiếp cận sẽ góp phần đi sâu hơn cũng như có cái nhìn mang tính toàn diện, rộng mở hơn trong đánh giá các cuộc cách mạng. Như vậy, theo chúng tôi, việc mở rộng hướng tiếp cận về nội dung “Cách mạng tư sản” là một việc làm hết sức cần thiết trong tình hình dạy học hiện nay.
  20. 14 Chương 2. NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI VÀ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH Trong chương hai chúng tôi sẽ mở rộng tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” dựa trên các nguồn tài liệu sau: 1. Tài liệu giáo trình: Holt, Rinehart and Winston. (2005). Holt World History: The Human Journey. Texas: Holt, Rinehart and Winston. McKay, J.P., J.P., Hill, B.D., & Buckler, J. (1999). A History of Western Society. Boston, MA: Houghton Mifflin. Littlefield, H.W. (1965). History of Europe 1500 - 1848, New York: Barnes & Noble Inc. 2. Bài giảng online của Giáo sư John Merriman và Joanne Freeman của Đại học Yale. Qua quá trình tiếp cận, cập nhật thông tin về Cách mạng Anh, Hoa Kì, Pháp từ các tài liệu tiếng Anh, bài giảng điện tử, chúng tôi sẽ so sánh, đối chiếu, thảo luận cũng như cập nhật và đưa ra quan điểm của cá nhân đối với từng vấn đề. 2.1. Cách mạng Anh (1640 - 1689) Cách mạng Anh là cuộc cách mạng thứ hai trên thế gới sau cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI. Chúng tôi dựa trên: (1) Giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại của tác giả Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng, được sử dụng giảng dạy Học phần Lịch sử Thế giới Cận đại để điểm lại sơ nét về cách mạng Anh. (2) Holt World History: The Human Journey, là tài liệu chính phục vụ cho công tác tiếp cận của chúng tôi đối với cuộc cách mạng Anh. 2.1.1. Nội dung “Cách mạng Anh” trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại” Bất kỳ một lĩnh vực khoa học nào đều có những nguyên tắc riêng của nó. Khoa học Lịch sử cũng thế, để đi đến hai từ gọi là cách mạng chắc hẳn phải có nguyên nhân, diễn biết, và kết quả. Theo giáo trình, tác giả đã giành 22 trang để trình bày về cách mạng Anh. Trong đó, 10 trang đề cập về nguyên nhân, 10 trang về tiến trình cách mạng, và 2 trang để bàn về kết quả cũng như những đánh giá của tác giả. Với 10 trang đầu bàn về nguyên nhân, tác giả đề cập đến những tiền đề về xã hội cũng như tư tưởng để dẫn đến cách mạng và sự phân bố giai cấp trong xã hội. Đại ý về nguyên nhân, tôi xin tóm tắt như sau: đến thế kỉ XVI, công thương nghiệp Anh bắt đầu khởi sắc, thời kỳ huy hoàng công thương bắt đầu với những biến đổi. “…công nghiệp chế biến len tăng lên mạnh mẽ và nước Anh trở thành nước cung cấp hoàng hoá bằng len cho các thị trường bên ngoài” [8, tr.9], nhưng “…do sự phát triển củ công nghiệp len dạ ngày càng mạnh, nên nghề nuôi cừu trở thành nghề có lợi nhất. Địa chủ không thoả mãn với địa tô thu được của nông dân nên đều tăng nguồn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2