KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
TS. Vũ Hồng Phong1- Bùi Thị Khánh Vân2
Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam xác định hội nhập quốc tế là vấn
đề mang tính chiến lược, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển xã hội bền vững. Trong hội
nhập quốc tế, bên cạnh sự hợp tác, chia sẻ lợi ích, nguồn lực, các quốc gia thành viên phải chấp hành các quy tắc
đã định, phải hoạt động trên một sân chơi chung và tuân thủ luật pháp chung. Để tăng cường hội nhập quốc tế,
Việt Nam ngày càng quan tâm hơn tới việc mở rộng tham gia và thực hiện các Điều ước quốc tế, đặc biệt là các
Điều ước quốc tế liên quan tới tiêu chuẩn lao động như các cam kết quốc tế về quyền được làm việc; các cam kết
quốc tế về chống phân biệt đối xử và trả công bình đẳng; Xoá bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các điều ước quốc tế nói chung và các điều ước quốc tế trong lĩnh
vực lao động và xã hội, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, việc nghiên cứu, học hỏi kinh
nghiệm triển khai các Điều ước quốc tế nói chung và các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội nói
riêng là rất cần thiết, để triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội mà Việt Nam đã
ký cam kết. Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm triển khai các điều ước quốc tế trong lĩnh
vực lao động và xã hội của Peru, Malaysia, Trung Quốc và tập trung vào các công ước, các tiêu chuẩn lao động
quốc tế liên quan lao động nữ, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Từ khóa: Điều ước quốc tế, Tiêu chuẩn lao động quốc tế; Triển khai điều ước quốc tế; Lao động nữ.
Abstract: In the context of increasingly strong globalization, Vietnam determined that international
integration is a strategic issue, contributing to promoting economic growth associated with sustainable
social development. In international integration, in addition to cooperation, benefit sharing, resources,
member states must abide by the set rules, must operate on a common playing field and comply with the
common law. In order to strengthen international integration, Vietnam is increasingly interested in expanding
participation and implementation of international treaties, especially international treaties relating to labor
standards such as national commitments. sacrifices about the right to work; international commitments to
combat discrimination and equal pay; Eliminate employment and occupational discrimination. However, in
the process of implementing international treaties in general and international treaties in the field of labor
and society, Vietnam still faces many difficulties and obstacles. Therefore, studying and learning experiences
in implementing international treaties in general and international treaties in the field of labor and society
in particular is very necessary to effectively implement national treaties. labor and social economy that
1 Email: phongvhulsa@gmail.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động – Xã hội.
2 Trưởng phòng Nội vụ - UBND thành phố Thanh Hoá.
615
PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
Vietnam has signed. Within the scope of this article, the author examines the experience of implementing
international labor and social treaties of Peru, Malaysia and China and focuses on international labor
standards and conventions. relating to female workers, from which to draw lessons for Vietnam.
Keywords: International treaties; international labor standards; Implementing international treaties; Womens labor.
1. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NGUYÊN TC THỰC THI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều ước quốc tế một trong những hình thức pháp chủ yếu chứa đựng các quy phạm pháp
luật quốc tế. Đó là sự thỏa thuận rõ ràng bằng văn bản về mặt ý chí giữa các chủ thể của luật quốc
tế nhằm ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong bất kỳ
lĩnh vực nào của đời sống quốc tế. Thuật ngữ Điều ước quốc tế tên gọi chung cho các văn bản
pháp lý quốc tế của hai hay nhiều chủ thể luật quốc tế ký kết như Hiệp ước, Hiệp định, Công ước,
Hiến chương, Quy chế, Nghị định thư…
Công ước Viên 1969 về luật Điều ước quốc tế (Công ước Viên năm 1969), có hiệu lực ngày
27/01/1980 là văn bản quan trọng nhất trong hệ thống văn bản pháp lý quốc tế quy định về ký kết
thực hiện điều ước quốc tế. Theo Công ước Viên năm 1969: Thuật ngữ “điều ước” dùng để
chỉ một thỏa thuận quốc tế được kết bằng văn bản giữa các quốc gia được pháp luật quốc
tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện
quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì1.”
Liên quan đến khái niệm điều ước quốc tế, bên cạnh khái niệm chung được đưa ra trong văn
bản pháp lý quốc tế nêu trên, luật quốc tế cũng tạo điều kiện cho các quốc gia, trong khả năng của
mình được phép ban hành các văn bản pháp luật quy định về điều ước quốc tế khái niệm điều
ước quốc tế nhưng phải đảm bảo tính phù hợp với pháp luật quốc tế. vậy, nhiều quốc gia đã ban
hành quy định về điều ước quốc tế.
Một số quốc gia chuyển hóa định nghĩa của Công ước Viên năm 1969 vào nội luật như: Nước
Anh, Ma-lai-xi-a, Băng-la-đét, Lào, Mông Cổ, Kê-ny-a… định nghĩa Điều ước quốc tế gần như
hoàn toàn giống với quy định của Công ước Viên 1969.
Theo quy định của Việt Nam, “Điều ước quốc tế thỏa thuận bằng văn bản được kết nhân
danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa hội Chủ nghĩa Việt Nam với bên kết nước
ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa hội Chủ
nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi hiệp ước, công ước, hiệp
định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện tên gọi
khác2.” Khái niệm về điều ước quốc tế của Việt Nam tương đối phù hợp với khái niệm Điều ước
quốc tế được quy định trong Công ước Viên năm 1969. Đây cũng là khái niệm được sử dụng trong
bài viết. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia không định nghĩa Điều ước quốc tế, thậm chí không
luật quy định riêng về việc kết, thực hiện điều ước quốc tế. Trong trường hợp như vậy, thể
hiểu là các quốc gia này sử dụng định nghĩa Điều ước quốc tế của luật quốc tế.
1 Điểm a khoản 1 điều 2 Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế.
2 Khoản 1 điều 2 Luật Điều ước quốc tế năm 2016.
616 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động hội thỏa thuận bằng văn bản được kết
nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết
nước ngoài về lĩnh lao động - hội, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế3.
Lĩnh vực lao động xã hội có nội dung rộng, bao gồm: Lao động, tiền lương; việc làm, giáo
dục nghề nghiệp; bảo hiểm hội; an toàn, vệ sinh lao động; người công; bảo trợ hội; trẻ
em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn hội… Trong phạm vi bài viết này, các điều ước quốc
tế trong lĩnh vực lao động và xã hội được tập trung nghiên cứu gồm: các cam kết quốc tế về quyền
được làm việc; các cam kết quốc tế về chống phân biệt đối xử trả công bình đẳng; Xoá bỏ sự
phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp, Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.
Các nguyên tắc triển khai, thực thi Điều ước quốc tế:
Thực thi Điều ước quốc tế là việc các bên thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp
đã được ghi nhận trong Điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế phải được các thành viên kết ước
thực hiện tận tâm, thiện chí. Các thành viên của Điều ước quốc tế không thể viện dẫn sự khác biệt
giữa Điều ước quốc tế đã ký và luật quốc gia của nước đó để không thực hiện Điều ước quốc tế.
Cũng như các điều ước quốc tế nói chung, điều ước quốc tế về lao động - hội được thực
thi dựa trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đó là nguyên tắc thực hiện các cam kết quốc tế một
cách có thiện chí (Pacta sunt servanda) được quy định trong Công ước Viên năm 1969: “Mọi điều
ước đã hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia phải được các bên thi hành với thiện chí21”.
Nguyên tắc Pacta sunt servanda xuất hiện rất sớm tồn tại dưới hình thức tập quán quốc tế.
Đây là nguyên tắc rất quan trọng được nhắc đến trong hầu hết tất cả các quan hệ pháp luật quốc tế,
trong đó bao gồm cả quan hệ điều ước. Ngày nay, nguyên tắc này đã được ghi nhận trong nhiều văn
bản pháp quan trọng của luật quốc tế. Cụ thể như Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945, trong Lời
mở đầu của đã khẳng định quyết tâm của các nước thành viên là: “Tạo mọi điều kiện cần thiết để đảm
bảo công tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế và các nguồn khác của
luật quốc tế” và được ghi nhận chính thức tại khoản 2 điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất
cả các thành viên Liên hợp quốc thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra”.
Điều 26 Công ước Viên năm 1969 cũng nêu nguyên tắc Pacta sunt servanda như sau: “Mọi
điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện
chí”. Tuyên bố năm 1970 về Các nguyên tắc bản của luật quốc tế; Định ước Henxinki năm
1975... cũng nêu rõ nguyên tắc này.
Theo các văn kiện pháp lý quốc tế nêu trên, nguyên tắc này bao gồm các nội dung chính sau:
Thứ nhất, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện, có thiện chí, trung thực và đầy
đủ các nghĩa vụ điều ước quốc tế của mình.
Thứ hai, mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều ước quốc tế, tuân
thủ một cách triệt để, không do dự.
1 Vũ Hồng Phong (2017), “Giải pháp triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội đáp
ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế”, Đề tài cấp Bộ, Bộ Lao động Thương Binh & Xã hội.
2 Điều 26 Công ước Viên 1969.
617
PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
Thứ ba, các quốc gia thành viên điều ước quốc tế không được viện dẫn các quy định của pháp
luật trong nước để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình.
Thứ tư, các quốc gia không quyền kết điều ước quốc tế mâu thuẫn với nghĩa vụ của
mình được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành quốc gia kết hoặc tham gia kết
trước đó với các quốc gia khác.
Thứ năm, không cho phép các quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại Điều ước
quốc tế.
Thứ sáu, việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các nước thành viên của
Điều ước quốc tế không làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia này,
trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự này cần thiết cho việc thực hiện điều ước
(Điều 63 Công ước Viên 1969).
Như vậy, chính thỏa thuận là cơ sở làm phát sinh nghĩa vụ điều ước thực hiện nghĩa vụ cam
kết chính là tôn trọng những thỏa thuận đã đạt được giữa các bên. Nguyên tắc Pacta sunt servanda
chỉ được áp dụng đối với các điều ước quốc tế có hiệu lực, tức là đối với những điều ước được ký
kết một cách tự nguyện trên cơ sở bình đẳng.
Mọi quốc gia đều nghĩa vụ thực hiện tự nguyện thiện chí, trung thực đầy đủ
các nghĩa vụ từ các điều ước quốc tế nước mình đã kết, tham gia. Điều này nghĩa
các Điều ước quốc tế phải được thực hiện triệt để, không phụ thuộc vào các sự kiện trong
và ngoài nước. Sự tận tâm và thiện chí của các bên tham gia kết ước đóng vai trò quan trọng,
vừa sở, vừa bảo đảm để chủ thể ký kết tự ràng buộc mình vào các nghĩa vụ phát sinh
từ quan hệ điều ước.
2. KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI
* Kinh nghiệm của Peru
Trong các cam kết quốc tế của Peru với các nước, bình đẳng giới trong trả lương, việc làm và
nghề nghiệp một trong những nội dung trọng tâm, được chính phủ Peru đặc biệt quan tâm
đẩy mạnh triển khai thực hiện. Trong đó, có thể kể đến Hiệp định Thương mại tự do giữa Peru và
Canađa, hiệu định có những điều khoản về việc chống phân biệt đối xử trong lao động, việc làm.
Một trong số các hoạt động hợp tác hai bên triển khai xây dựng khuôn khổ giám sát, đánh giá
về tác động giới trong các hiệp định thương mại tự do. Hiện nay, Bộ Lao động Việc làm Peru
đang phối hợp với Canađa xây dựng các tiêu chí phục vụ việc đánh giá, hình thành các nhóm liên
ngành giám sát vấn đề giới liên quan tới thương mại cập nhật thông tin, biện pháp giải quyết
trong các cuộc họp song phương Peru – Canađa.
Danh mục giám sát tác động giới dùng trong việc đánh giá trước và trong quá trình triển khai
các cam kết thương mại, đặc biệt tập trung vào các điều kiện lao động ảnh hưởng tới lao động nữ
bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
618 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Loại tác động Các câu hỏi chính Chỉ số tác động(Các dữ liệu cần thu thập
kể từ khi các FTA có hiệu lực)
Lương điều kiện
làm việc
Tỉ lệ giới trong lực lượng lao động
thay đổi không? Thay đổi như
thế nào?
Số lượng lao động nam trong lĩnh vực
Số lượng lao động nữ, theo ngành nghề
Các mức lương tăng hay giảm? mức lương hàng năm theo nghề và giới tính
Tỉ lệ công việc theo hợp đồng phụ/
không chính thức tăng hay giảm?
% công việc phi chính quy/hợp đồng phụ
dành cho phụ nữ/nam giới
Việc làm thường xuyên tăng hay
giảm? Có ổn định không
% hoặc số lượng công việc chính thức dành
cho nam giới/phụ nữ, theo năm và theo giới
Thăng tiến, phát triển
nghề nghiệp
Các chủ sử dụng các thức đào
tạo/hỗ trợ phát triển kỹ năng cho
người lao động không?
số tiền đầu tư vào đào tạo cho nam giới, nữ
giới, theo công ty
Có các cách tạo cơ hội nghề nghiệp
mới cho phụ nữ và nam giới không?
Số lượng loại việc mới dành cho nam
giới/nữ giới, theo công ty
Sự phân chia giới theo ngành nghề
tăng hay giảm (so sánh với các lĩnh
vực khác)
Số lượng nam giới/nữ giới theo ngành nghề
Bảo hiểm xã hội còn tồn tại khoảng cách giới
trong việc hưởng các chế độ bảo
hiểm hội không (bảo hiểm
hội/bảo hiểm y tế)?
Số lượng nam/nữ giới được hưởng các chế
độ bảo hiểm
Phân biệt đối xử Khoảng cách về lương giữa nam
giới nữ giới trong cùng một
ngành nghề tăng hay giảm?
Mức lương, theo ngành nghề và theo giới
Đối với các chủ sử dụng doanh
nghiệp nhỏ, vừa lớn theo ngành
nghề, việc kết các thoả thuận thuê
nhân công cấm phân biệt đối xử
về giới không (tác động nam giới
hoặc nữ giới)? các thoả thuận
này có hiệu lực thực thi không?
Các nguồn lực
Sự cạnh tranh của
các doanh nghiệp vừa
và nhỏ
các chương trình/sáng kiến xúc
tiến đầu cho các doanh nghiệp
lớn, vừa và nhỏ không?
Số lượng doanh nghiệp vừa nhỏ các
doanh nghiệp, theo vùng/lĩnh vực, tính theo
số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
Các doanh nghiệp vừa nhỏ
nhận được các dịch vụ đào tạo
thông tin cần thiết để thể tiếp
cận các thị trường xuất khẩu mới
không?
Số Doanh nghiệp vừa nhỏ nằm trong
mục tiêu
Số loại hình đào tạo loại thông tin cung
cấp cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm
chủ
Các chủ doanh nghiệp (phụ nữ
nam giới) có gặp phải khó khăn đặc
biệt khi tham gia các chương trình
xúc tiến thương mại không?
Số lượng doanh nghiệp do các phụ nữ/
người dân tộc làm chủ
Số lượng sáng kiến dành riêng cho các
doanh nghiệp do phụ nữ/ người dân tộc làm
chủ
Khả năng tiếp cận tài
nguyên/vốn
Các chủ doanh nghiệp (nam nữ
giới)có khả năng tiếp cận đầy đủ
các nguồn lực và nguồn vốn và khả
năng tiếp cận các thị trường xuất
khẩu mới không?
Mức độ vốn khởi nghiệp, theo lĩnh vực
theo công ty