Kinh tế phát triển FDI
lượt xem 209
download
Chủ đề 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000-2009. Thực trạng và giải pháp. Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Nguồn vốn đầu tư này có thể là những tài sản hữu hình như đất đai, nhà cửa, nhà máy, thiết bị, hàng hoá hoặc tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế phát triển FDI
- CHỦ ĐỀ 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000-2009. Thực trạng và giải pháp. MỤC LỤC: Phần 1: Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài I. Khái quát về đầu tư, đầu tư nước ngoài 1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư 2. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư nước ngoài II. Phân loại đầu tư nước ngoài 1. Đầu tư tư nhân 2. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) III. Tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế 1. Vị trí 2. Ý nghĩa 3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế IV. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay 1.Khái niệm và đặc trưng của toàn cầu hoá 2. Xu thế toàn cầu hoá trong những năm gần đây 3. Tác động của toàn cầu hoá đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phần 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000- 2009 I.Tính tất yếu khách quan của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá 1.Bối cảnh thế giới tác động đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2. Nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam II. Thực trạng nguồn vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000-2009 1. Tình hình thu hút vốn FDI giai đoạn 2000-2009 1.1. Số dự án và vốn thu hút đầu tư 1.2. Cơ cấu vốn đầu tư a. Cơ cấu theo ngành b. Cơ cấu theo lãnh thổ c. Cơ cấu theo chủ đầu tư 2. Đánh giá chung về thu hút FDI giai đoạn 2000-2009 2.1. Thành tựu và nguyên nhân 2.2. Hạn chế và nguyên nhân III. Các thành tựu về thu hút đầu tư FDI IV. Những lợi thế và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư FDI 1. Lợi thế 1.1. Việt Nam-vị trí chiến lược chi các nhà đầu tư 1.2. Tình hình chính trị- xã hội ổn định 1.3. Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định 1.4. Tiềm năng thị trường dồi dào 1.5. Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ 1.6. Thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 1.7. Chính sách đầu tư ngày càng thông thoáng 2. Khó khăn 2.1. Cơ sở hạ tầng vật chất kém 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý 2.3. Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế 2.4. Công nghiệp phụ trợ còn yếu Phần 3: Giải pháp I. Các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn FDI 1. Hoàn thiện cải cách hành chính và khuôn khổ pháp lý 2. Tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở xã hội 3. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ
- 4. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực II. Các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI Phần 1: Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài I. Khái quát về đầu tư, đầu tư nước ngoài: 1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư: Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Nguồn vốn đầu tư này có thể là những tài sản hữu hình như đất đai, nhà cửa, nhà máy, thiết bị, hàng hoá hoặc tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ thuật, uy tín kinh doanh, bí quyết thương mại... Các doanh nghiệp còn có thể đầu tư bằng cổ phần, trái phiếu, các quyền về sở hữu tài sản khác như quyền thế chấp, cầm cố hoặc các quyền có giá trị về mặt kinh tế như các quyền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Đối với nền kinh tế nói chung, toàn bộ việc đầu tư được tiến hành ở một thời kỳ nhất định là nhân tố cơ bản duy trì và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ tiếp theo. Xét về lâu dài, khối lượng đầu tư của ngày hôm nay sẽ quyết định dung lượng sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ cải thiện đời sống trong tương lai. 2. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung. Tuy nhiên, nó có thêm một số đặc điểm quan trọng khác so với đầu tư nội địa: - Chủ đầu tư là người nước ngoài. Đặc điểm này có liên quan đến các khía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, phong tục tập quán,...Nói chung, đây là các yếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư của các chủ đầu tư ở nước ngoài. - Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới. Đặc điểm này có liên quan chủ yếu đến các khía cạnh về chính sách, pháp luật, hải quan và cước phí vận chuyển. Về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ xung và hỗ trợ nhau trong chiến lược thâm nhập chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay. Nhiều trường hợp, việc buôn bán hàng hoá ở nước sở tại là bước đi tìm hiểu thị trường, luật lệ để đi đến quyết định đầu tư. Đến lượt mình, việc thành lập các doanh nghiệp đầu tư ở nước sở tại lại là điều kiện để xuất khẩu máy móc, vật tư nguyên liệu và khai thác tài nguyên của nước chủ nhà. Cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ hợp thành những dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong liên kết kinh tế toàn cầu. Sự phát triển của đầu tư quốc tế gắn liền với quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các quốc gia và sự phát triển của xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá. Nhu cầu về vốn của các nước đang phát triển và sự thay đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh ở các nước sở hữu vốn làm cho đầu tư nước ngoài diễn ra với quy mô ngày càng lớn, đa dạng và rộng khắp. II. Phân loại đầu tư nước ngoài: 1. Đầu tư tư nhân: Đầu tư tư nhân bao gồm ba loại: Đầu tư trực tiếp, đầu tư chứng khoán, tín dụng thương mại. Ở đây, ta sẽ tìm hiểu kĩ về đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp: là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như
- phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này có thể được thực hiện dưới các dạng: hợp đồng, liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách hiệm hữu hạn. Đây là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm sau : Đây là hình thức đầu tư bằng vốn tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỉ lệ góp vốn của mình. Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 49%; 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ. Trong khi đó, Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý...Đây là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. 2. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản viện trợ có hoàn lại của chính phủ, các tổ chức liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ. Hỗ trợ phát triển chính thức có các đặc điểm sau : Là nguồn vốn tài trợ ưu đãi của nước ngoài, các nhà tài trợ không trực tiếp điều hành dự án, nhưng có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Tuy nước chủ nhà có quyền quản lí sử dụng vốn ODA, nhưng thông thường danh mục dự án ODA phải có sự thoả thuận với các nhà tài trợ. Hỗ trợ phát triển chính thức chủ yếu dành cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội. Các nước nhận vốn ODA phải hội đủ một số điều kiện nhất định mới được nhận tài trợ. Điều kiện này tuỳ thuộc vào quy định của từng nhà tài trợ. Nguồn vốn ODA gồm viện trợ không hoàn lại và các khoản viện trợ ưu đãi. Tuy vậy nếu quản lí, sử dụng vốn ODA kém hiệu quả vẫn có thể để lại gánh nặng nợ nần cho tương lai. III. Tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế: 1. Vị trí: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và toàn diện hơn. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng khả năng về vốn, kinh nghiệm quản lý cho nước nhận đầu tư. - Là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đưa nước nhận đầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài là một yếu tố cần thiết và quan trọng để có thể đưa nền kinh tế bắt kịp với thế giới. 2. Ý nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có rất nhiều ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế của một nước.
- - Tạo thu nhập cho nước nhận đầu tư. - Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. 3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là yêu cầu tất yếu của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Với những đặc điểm của mình, FDI đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đối với cả nước nhập khẩu đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư, thúc đẩy các nước này gia tăng liên kết, nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước mình. FDI có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. FDI đã đem lại một hơi thở mới cho nền kinh tế thế giới, mở cửa cho sự toàn cầu hóa lan rộng khắp thế giới. -FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích lũy nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học, kỹ thuật thế giới phát triển mạnh. -Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các công ty nước ngoài đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc nước khác sang cho nước tiếp nhận đầu tư, do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, những kinh nghiệm quản lý, năng lực marketing, đội ngũ lao động được đào tạo, rèn luyện về mọi mặt ( trình độ kỹ thuật, phương pháp làm việc, kỷ luật lao động...) -Đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước. Điều đó có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. -Với việc tiếp nhận FDI, không đẩy các nước vào cảnh nợ nần, không chịu những ràng buộc về chính trị, xã hội. FDI góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các công ty nước ngoài. Thông qua hợp tác với nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư cso điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới. Như vậy, các nước có khả năng tốt hơn trong việc huy động tài chính cho các dự án phát triển. Tuy nhiện, bên cạnh những ưu điểm, FDI cũng có những hạn chế nhất định. Đó là nếu đầu tư vào nơi có môi trường bất ổn về kinh tế và chính trị, thì nhà đầu tư nước ngoài dễ bị mất vốn. Còn đối với nước sở tại, nếu không có quy hoạch cho đầu tư cụ thể và khoa học thì sẽ dễ dẫn đến đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tham nhũng, tài nguyên thiên nhiên bị khi thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. IV. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay: 1.Khái niệm và đặc trưng của toàn cầu hoá: Toàn cầu hoá là quá trình hình thành một chỉnh thể thống nhất toàn thế giới, là sự ảnh hưởng, tác động, xâm nhập xuyên biên giới trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế xã-hội và phát triển trong một trật tự hệ thống toàn cầu. Toàn cầu hoá được thể hiện qua một mạng lưới rất dày đặc các hoạt động kinh tế trên phạm vi quốc tế và các cơ cấu biểu hiện tính tuỳ thuộc lẫn nhau gia tăng. Trào lưu này dựa trên quá trình tự do hoá các chính sách kinh tế, dựa trên tiến bộ công nghệ, khoa học kĩ thuật tăng nhanh trong các lĩnh vực giao thông vận tải, viễn thông, truyền thông.., đồng thời dựa trên xu hướng quốc tế hoá ngày càng mạnh mẽ trong các hoạt động doanh nghiệp. Toàn cầu hoá tạo ra sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia, các dân tộc, giữa các lĩnh vực sản xuất khác nhau, giữa các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội khác nhau trong sự phát triển. Toàn cầu hoá là tất yếu, nó thể hiện nhiều mặt, nhiều tầng nấc và nhiều yếu tố cấu trúc khác nhau, như mặt nền tảng vật chất kỹ thuật, công nghệ (quá trình sản xuất và sản phẩm làm ra) ngày càng có hàm lượng tri thức cao và có thể do nhiều công ty của nhiều nước hợp tác chế tạo. Mức độ liên kết thị trường thế giới về hàng hoá, về tài chính thành một hệ thống quan hệ tương tác ngày càng tăng; hệ thống thông tin toàn cầu càng kết nối thành mạng lưới chặt chẽ tác động mạnh mẽ đến mọi người, mọi tổ chức, mọi quốc gia. Ngoài ra toàn cầu hoá còn thể hiện ở các mặt khác như :
- toàn cầu hoá về kinh tế kỹ thuật (tự do hoá thương mại toàn cầu, hệ thống phân công lao động quốc tế, hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế) và toàn cầu hoá về mặt thể chế các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc-UN, Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF, Ngân hàng thế giới-WB, Ngân hàng phát triển châu Á-ADB) và cả thể chế, đặc thù các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hoá, môi trường). Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá là những nước khác nhau về tiềm lực, khả năng, hoàn cảnh, điều kiện lợi ích và mục tiêu. Hệ quả là tiến trình phát triển của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá nhất định bị tác động theo những hướng khác nhau như tính không thống nhất về lợi ích, kéo theo đó là sự phức tạp của các mối quan hệ tác động khác làm cho sự lựa chọn giải pháp hội nhập vào toàn cầu hoá của mỗi quốc gia trở nên khó khăn hơn, mặt khác nó cũng tạo ra những yếu tố cạnh tranh thuận lợi hơn cho mỗi quốc gia. 2. Xu thế toàn cầu hoá trong những năm gần đây: Trong những năm gần đây quá trình toàn cầu hoá diễn ra với quy mô ngày càng lớn, với một tốc độ ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới như buôn bán, tổ chức sản xuất, nghiên cứu khoa học công nghệ cũng như cả lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hoá và lối sống. Điều đó làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, giữa chúng có sự tuỳ thuộc lẫn nhau. Quá trình toàn cầu hoá này diễn ra ở những cấp độ khác nhau và ngày càng trở nên gay gắt : không những vấn đề lương thực, vấn đề môi trường sinh thái, vấn đề dân số và cả vấn đề nợ nước ngoài. Nhất thể hoá kinh tế được tăng cường với sự nương tựa vào nhau ngày càng nhiều giữa các quốc gia. Xu hướng khu vực hoá thể hiện ở việc hình thành các liên kết khu vực với các hình thức đa dạng: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC). Xu hướng toàn cầu hoá đặt ra một yêu cầu tất yếu: Mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực để có được khuôn khổ phù hợp cho sự phát triển của mình. Nếu quốc gia kém phát triển, đơn thương độc mã, không có bạn hàng lâu dài, không có đối tác thực sự với nền kinh tế yếu kém rất dễ bị tổn thương và dễ trở thành vật hi sinh cho lợi ích của các nước khác. Chỉ lấy việc gia nhập WTO cũng đủ thấy được tầm quan trọng của vấn đề toàn cầu hoá đối với mỗi quốc gia. Một nước chỉ khi gia nhập tổ chức này mới tránh được sự phân biệt đối xử của các nước - cộng đồng quốc tế trong quan hệ thương mại, được hưởng các ưu đãi và miễn trừ theo quy định quốc tế của WTO, trong đó có điều kiện ưu đãi tối huệ quốc và ưu đãi thuế quan phổ cập, hàng hoá của nước đó mới có điều kiện đi vào thị trường rộng lớn và ít gặp trở ngại. Mặt khác, đối với những quốc gia mà trình độ khoa học kỹ thuật còn non yếu, khi gia nhập WTO sẽ tranh thủ được sự trợ giúp kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nhân lực, đồng thời cũng là điều kiện cần để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào nước đó. Như vậy lợi ích mà toàn cầu hoá mang lại chính là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và làm cho nó diễn ra ngày càng gay gắt. 3. Tác động của toàn cầu hoá đến đầu tư trực tiếp nước ngoài: Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đang trở thành động lực đưa nền kinh tế các nước liên kết, ảnh hưởng lẫn nhau trên hầu hết các lĩnh vực. Kết quả của quá trình hoà nhập là từng bước làm lu mờ dần những đường biên giới quốc gia trên sa bàn hoạt động của một số công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới. Nhiều công ty loại này đã bỏ vốn đầu tư, tận dụng những lợi thế của nước nhận đầu tư để sản xuất hàng hoá tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường mới, thay vì trước đây họ phải thông qua con đường xuất khẩu hàng hoá chịu nhiều lực cản. Toàn cầu hoá và đầu tư nước ngoài đã tác động, chi phối lẫn nhau một cách đáng kể. Đầu tư nước ngoài thúc đẩy toàn cầu hoá nhanh chóng, ngược lại, toàn cầu hoá là điều kiện quan trọng làm tăng lượng vốn đầu tư của toàn thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng, với quy mô và tốc độ ngày càng lớn tạo nên một nền kinh tế thị trường toàn cầu, trong đó tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế dân tộc ngày càng ra tăng. Nền kinh tế dân tộc đều theo xu hướng mở cửa và theo quỹ đạo của kinh tế thị trường. Trong điều kiện trình độ phát triển sản xuất , khả năng về vốn và công nghệ, nguồn tài nguyên, mức độ chi phí ở các nước khác nhau, nguồn vốn đầu tư quốc tế với tư cách của loại hàng hoá đặc biệt
- tất yếu sẽ tuân theo những quy luật của thị trường vốn là chảy từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn theo tiếng gọi của lợi nhuận cao. Hiện nay, trình độ chênh lệch phát triển giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển ngày càng dãn cách ra, nhưng sự phát triển của một nền kinh tế toàn cầu đang đòi hỏi phải kết hợp chúng lại. Các nước tư bản phát triển không chỉ coi các nước đang phát triển là địa chỉ đầu tư hấp dẫn do chi phí thấp-lợi nhuận cao, thuận lợi cho việc dịch chuyển thiết bị công nghệ lạc hậu mà còn thấy rằng sự thịnh vượng của các nước này sẽ nâng cao sức mua và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Về phần mình các nước đang phát triển cũng trông chờ và mong muốn thu hút được vốn đầu tư công nghệ của các nước phát triển để thực hiện công nghiệp hoá , khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Như vậy, quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy đầu tư quốc tế phát triển đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của cả các nước đầu tư và nước nhận đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu.
- Phần 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000-2009 I. Tính tất yếu khách quan của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá: 1. Bối cảnh thế giới tác động đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thế giới đang tiến dần đến một chỉnh thể thống nhất. Nó tạo điều kiện cho các nước tham gia vào “sân chơi” chung rộng lớn trên trường quốc tế, giúp cho các nước có điều kiện tốt hơn để tạo ra môi trường kinh tế, chính trị-xã hội thuận lợi cho sự phát triển của mình. Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự gia tăng của các hoạt động đầu tư nước ngoài. Các quốc gia ngày càng ưu tiên cho sự phát triển kinh tế với sự gia tăng các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế như trao đổi thương mại, chuyển giao khoa học- công nghệ và đặc biệt là hợp tác đầu tư. Các nước công nghiệp phát triển đang ra sức tìm kiếm thị trường đầu tư thuận lợi để đem lại lợi nhuận cao. Trong khi đó, các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) là một thị trường đáng chú ý đối với các nhà đầu tư vì đầu tư vào các nước đang phát triển, các nhà đầu tư có thể giảm được chi phí do sử dụng lao động và nguồn tài nguyên rẻ, ngoài ra các nhà đầu tư có thể giải quyết được tình trạng thừa vốn và kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm của doanh nghiệp ở thị trường này. Trong khu vực Đông Á- Tây Thái Bình Dương Việt Nam có vị trí địa lý chính trị quan trọng với nhiều ưu thế hấp dẫn các nhà đầu tư. Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của họat động đầu tư quốc tế, nhu cầu đầu tư của các nước công nghiệp phát triển và sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam đã thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 2. Nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam: Từ năm 1986 Việt Nam đã nhận thấy một trong các giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từng bước tham gia quá trình toàn cầu hoá đó là phát triển kinh tế đối ngoại. Trong đó , thu hút đầu tư là vấn đề quan trọng vì nó đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tiễn ở Việt Nam, đó là : -Tình hình cụ thể của Việt Nam đòi hỏi phải nhanh chóng nâng cao thu nhập quốc dân. Đòi hỏi đó buộc chúng ta phải có một nguồn vốn đầu tư rất lớn, nguồn vốn này không thể hoàn toàn trông chờ vào nguồn tích luỹ nội bộ trong một thời gian ngắn của một đất nước còn nghèo. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam gặp phải vấn đề nan giải là thiếu vốn do tích luỹ nội bộ thấp hoặc không có tích luỹ. Điều đó đã hạn chế đến qui mô đầu tư và đổi mới kỹ thuật gây ra tình trạng mất cân đối trong xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán thường xuyên bị thiếu hụt, đất nước thiếu ngoại tệ. Việc thu hút nguồn vốn nước ngoài giúp Việt Nam giải quyết các khó khăn về khả năng tích luỹ vốn thấp và bù đắp các khoản thiếu hụt ngoại tệ trong cán cân thanh toán. -Công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu, năng suất thấp do trình độ phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, khoa học ở trong nước còn hạn chế. Việt Nam có rất ít khả năng phát triển công nghệ mới, hiện đại và tiên tiến. Mặt khác khả năng tự nhập khẩu công nghệ của Việt Nam cũng rất hạn chế . Đầu tư nước ngoài sẽ giúp Việt Nam thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. -Việt Nam là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, nền công nghiệp còn nhỏ bé, lực lượng lao động dư thừa còn rất nhiều. Đầu tư quốc tế sẽ giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam. Thông qua việc tạo ra các xí nghiệp mới hoặc làm tăng quy mô của các đơn vị kinh tế đầu tư quốc tế tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng khá lớn người
- lao động, bên cạnh đó, đầu tư quốc tế góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và đưa nền kinh tế tham gia phân công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ. Như vậy, yêu cầu phát triển nội tại và thực tiễn khách quan trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang đòi hỏi Việt Nam cần tới nguồn đầu tư nước ngoài để hội nhập cùng dòng chảy kinh tế-xã hội trên thế giới. Do đó đầu tư quốc tế là xu thế tất yếu, là con đường hiệu quả nhất mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải làm khi có đủ điều kiện, và buộc phải thực hiện bởi các sức ép bên trong, bên ngoài nước và nước ta cũng không phải là ngoại lệ. II. Thực trạng nguồn vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000-2009: 1. Tình hình thu hút vốn FDI giai đoạn 2000-2009: 1.1. Số dự án và vốn thu hút đầu tư: Trong khoảng thời gian hơn 10 năm từ năm 2000 đến năm 2009 đã có khoảng 8867 dự án đầu tư trực tiếp nước nước ngoài (FDI) được cấp phép, đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDT) đựợc cấp giấy phép đăng ký đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 142401.9 triệu USD. Trong đó tổng số vốn được thực hiện là 29394.9 triệu USD chiếm 20.64% tổng số vốn đăng kí. Tổng vốn thực Quy mô bình hiện (triệu USD) quân 1 dự án Năm Số dự án (*) (triệu USD) Vốn đăng kí (triệu USD) Tổng số 8867 142401.9 29394.9 16.06 2000 391 2838,9 2413,5 7.26 2001 555 3142,8 2450,5 5.66 2002 808 2998,8 2591,0 3.71 2003 791 3191,2 2650,0 4.03 2004 811 4547,6 2852,5 5.61 2005 970 6839,8 3308,8 7.05 2006 987 12004,0 4100,1 12.16 2007 1544 21347,8 8030,0 13.8 2008 1171 64011,0 11400,0 54.66 2009 839 21480.0 10000.0 25.60 Trích tổng cục thống kê gso.gov.vn (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. Qua số liệu ta thấy tổng số dự án cũng như tổng số vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2000-2009 nhìn chung tăng lên với tốc độ khá nhanh. Từ năm 2000 số vốn đăng kí là 2838,9 triệu USD nhưng đến năm 2009 thì tổng số vốn đăng kí đã lên đến 21480.0 triệu USD. Mức tăng bình quân năm trong giai đoạn này là 39.22%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này có hai năm lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giảm so với năm trước, đó là năm 2002 : giảm từ 3142.8 xuống còn 2998.8 triệu USD với
- tỷ lệ giảm là 4.58%; năm 2009 giảm từ 64011 xuống còn 21480 triệu USD với tỷ lệ giảm khá lớn 66.44%. Trong giai đoạn 2001-2005 môi trường đầu tư được cải thiện rất tốt, tốc độ thu hút vốn FDI tăng lên. Đây là thời kỳ phục hồi hoạt động FDI sau thời kỳ suy thoái của nó giai đoạn 1997-2000. Vốn đăng kí năm 2001 là 3142.8 tỷ USD, năm 2005 là 6839.8 tỷ USD. Qui mô vốn trong mỗi dự án không lớn chỉ dao động trong khoảng tư 3-7 tỷ USD, đến những năm sau này thì qui mô vốn trong mỗi dự án mới dần tăng lên hàng chục tỷ USD trên một dự án. Với các số liệu ở trên ta có thể đồng ý với nhận định về môi trường kinh doanh tại Việt Nam của luật sư Oliver Massmann, thành viên Ban quản trị Phòng Thương mại Công nghiệp Châu Âu (EuroCham) cho rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng minh bạch, thị trường phát triển theo hướng thu hút đầu tư trong và ngoài nước một cách hiệu quả. Đây là một lợi thế to lớn để Việt Nam trở thành điểm đến của FDI quốc tế và điểm sáng của du lịch, dịch vụ, tài chính, tiền tệ quốc tế. Các năm có lượng vốn FDI vào Việt Nam giảm là do ảnh hưởng bởi tình hình chung của kinh tế-tài chính thế giới như cuộc tập kích nước Mỹ năm 2001, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008… 1.2. Cơ cấu vốn đầu tư: a. Cơ cấu theo ngành Đây là một vấn đề rất có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì nó có tác động to lớn đến quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Ta có bảng cơ cấu vốn đầu tư FDI theo cơ cấu ngành kinh tế của 10 lĩnh vực thu hút vốn FDI chủ yếu trong năm 2000 (tỷ trọng tính theo vốn đầu tư tăng dần) như sau: STT Ngành Tỷ trọng theo Tỷ trọng theo dự án(%) vốn đầu tư (%) 1 Nông-lâm nghiệp 10.9 5.32 2 Công nghiệp dầu khí 1.00 6.0 3 Xây dựng khu đô thị mới 0.08 6.52 4 Công nghiệp thực phẩm 5.28 6.54 5 Giao thông vận tải- Bưu điện 4.04 8.0 6 Xây dựng 8.7 9.3 7 Khách sạn-du lịch 5.45 10.48 8 Công nghiệp nhẹ 23.55 10.55 9 Xây dựng văn phòng - căn hộ 5.12 11.92 10 Công nghiệp nặng 22.68 18.22 (Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư) Thời điểm bắt đầu giai đoạn 2000-2009 là thời kỳ mà cơ cấu kinh tế đang được coi là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta. Không thể phủ nhận vai trò của FDI đã đóng góp đáng kể vào việc gia tăng tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Thực tế số liệu vốn FDI đầu tư theo cơ cấu ngành kinh tế năm 2000 cho ta thấy FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng, tiếp theo đó là lĩnh vực dịch vụ, số vốn còn lại vào ngành nông lâm ngư nghiệp. Công nghiệp nặng luôn là ngành hấp dẫn các nhà đầu tư nhiều nhất với tỷ trọng vốn đầu tư là 18.22%.
- đây chính là mục tiêu đầu tiên của nước ta trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. TỔNG HỢP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM PHÂN THEO NGÀNH (Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009) Tổng vốn đầu tư Số dự đăng ký (USD) Vốn điều lệ TT Chuyên ngành án (USD) 1 CN chế biến,chế tạo 6,766 88,850,994,612 29,634,570,710 2 KD bất động sản 315 40,117,953,638 9,990,957,249 3 Dvụ lưu trú và ăn uống 258 14,964,511,189 2,433,438,420 4 Xây dựng 501 9,103,498,618 3,250,878,311 5 Thông tin và truyền thông 548 4,673,509,012 2,911,662,190 6 Nghệ thuật và giải trí 120 3,680,589,178 1,046,333,799 7 Khai khoáng 66 3,079,334,407 2,385,813,016 8 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 480 3,002,667,405 1,467,414,502 9 Vận tải kho bãi 286 2,324,750,704 843,673,485 SX,pp 10 điện,khí,nước,đ.hòa 53 2,236,203,675 676,377,653 11 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 307 1,203,191,541 551,787,585 Tài chính,ngân hàng,bảo 12 hiểm 72 1,181,695,080 1,084,363,000 13 Y tế và trợ giúp XH 65 956,849,074 237,855,506 14 Dịch vụ khác 80 625,730,000 140,541,644 15 HĐ chuyên môn, KHCN 807 597,750,432 275,028,133 16 Giáo dục và đào tạo 127 269,037,416 105,066,210 17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 91 185,158,416 85,758,006 18 Cấp nước;xử lý chất thải 18 59,423,000 37,123,000 Tổng số 10,960 177,112,847,397 57,158,642,419 Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vẫn là hai lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI khá lớn trong cơ cấu kinh tế. Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt
- Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm. Tổng hợp số liệu các năm trong giai đoạn 2000-2009 ta có bảng số liệu sau: Giai đoạn Nông, lâm, ngư Công nghiệp và xây Dịch vụ nghiệp dựng 2000-2009 2.2% 65.35% 32.45% Khối ngành công nghiệp và xây dựng chiềm tỷ trọng vốn FDI của nước ngoài nhiều nhất với 65.35% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là dịch vụ với tỷ trọng 32.45% và cuối cùng là nông nghiệp với 2.2%. Sở dĩ có mức tỷ trọng đó là do ở Việt nam có ba lĩnh vực hiện đang hấp dẫn các nhà đầu tư. Thứ nhất, khai thác dầu khí và khoáng sản vì Việt Nam giàu các nguồn tài nguyên và hiện giá xăng dầu tăng cao. Thứ hai, đầu tư để giành thị phần lớn hơn trên thị trường Việt Nam liên quan đến các mặt hàng tiêu dùng bởi sức mua của người Việt Nam đang tăng lên. Thứ ba, đầu tư để sản suất các mặt hàng xuất khẩu sang nước khác. Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy các ngành công nghiệp, xây dựng và dich vụ vẫn còn là tiềm năng phát triển chưa thật sự lớn mạnh. Các điều kiện phát triển cho các khối ngành này như vốn, kỹ thuật, công nghệ…. chưa được đáp ứng một cách đầy đủ hoặc vẫn còn thua kém các nước phát triển. Với sự phát triển sẵn có các yếu tố mà Việt Nam cần, các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách đổ vốn vào thị trường Việt Nam nhằm tăng khả năng sinh lợi cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. b. Cơ cấu theo lãnh thổ: FDI đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở các vùng kinh tế phía Nam và phía Bắc: Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Những năm gần đây, vốn FDI đã chảy vào một số địa phương mới và địa phương thuộc vùng kinh tế xã hội khó khăn như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ,Bình Phước, Bình Định, Bến Tre, Phú Yên,Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đồng Tháp. Đầu tư nước ngoài tập trung ở những tỉnh thành phố có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, thủ tục thông thoáng và nguồn nhân lực có chất lượng tốt. Taị một số tỉnh thành phố, loại hình đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tới 70% tổng số dự án, đặc biệt trong các khu chế xuất khu công nghiệp ( ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai). Những năm sau này còn có nhiều dự án tập trung vào lĩnh vực trọng yếu và địa bàn trọng điểm, đặc biệt những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và hệ thống cấp thoát nước đầy đủ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài (như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu…) sự gia tăng nguồn vốn đầu tư của các địa phương dần hình thành những khu công nghiệp chuyên ngành như khu công nghiệp dệt, kho công nghiệp điện tử ở Đồng Nai, khu công nghiệp đóng tàu ở TP. Hồ Chí Minh…và nhiều khu công nghiệp đa ngành. Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển dịch đến các địa phương khác do một số nguyên nhân như: nhu cầu đầu tư ở các thành phố lớn gần như đã bão hòa; những dự án mang lại lợi nhuận cao ngày càng giảm, môi trường đầu tư ở một số thành phố lớn kém hấp dẫn hơn ở các địa phương khác do tác động của một số yếu tố như giá nhân công; thị trường vốn và hoạt động ngân hàng; chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng… Tính trung bình trong cả giai đoạn 2000-2009, các tỉnh phía Nam thu hút được khoảng 73% số dự án được cấp phép và 60% tổng vốn đăng ký, trong khi đó các tỉnh phía Bắc chiếm 19,4 % trên số dự án được cấp phép và 26,4% vốn đăng ký. Năm 2000-2006 ngoài TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là những thành phố đứng đầu, Đồng Nai xếp vị trí thứ ba với 780 dự án trị giá trên 9 tỷ đô-la Mỹ. cả hai vùng chiếm gần 75% vốn FDI cuả cả nước. điều này cho thấy sự mất cân đối quá lớn giữa các địa phương vùng miền trong việc thu hút FDI. Chính
- phủ đã nhận ra khoảng cách biệt ngày càng lớn giữa các khu vực duyên hải và khu vực nội địa, cũng như sự chênh lệch về kinh tế giữa nông thôn và thành thị, và đã cố gắng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào các khu vực trung tâm và các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Các hình thức ưu đãi đặc biệt như được miễn thuế và miễn trong thời gian dài hơn, miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu thô, giảm tiền thuê đất, đã được áp dụng để thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Tuy nhiên, thành công còn hạn chế. Những điểm bất lợi chính để cạnh tranh của những khu vực trung tâm này bao gồm cả sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, mô hình thị trường hẹp và thiếu lao động có tay nghề. Do vậy mà những ưu đãi của Chính phủ cũng không thể làm giảm đi những chi phí phát sinh. Ta có biểu đồ về cơ cấu vốn FDI theo lãnh thổ trong giai đoan 1998-2008: Biểu đồ về cơ cấu vốn FDI theo lãnh thổ cho ta thấy TP.Hồ Chí Minh là nơi thu hút vốn đầu tư FDI lớn nhất trong cả nước với tổng số vốn trên 2 tỷ USD. Theo sau là các tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Thanh Hóa với số vốn trong khoảng từ 8-13 tỷ USD. Các tỉnh như Hải Phòng, Long An, Vĩnh Phúc, Hải Dương , Kiên Giang, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi thu hút khoảng từ 2-3 tỷ USD. Các tỉnh còn lại chiếm số lượng vốn rất nhỏ, tổng cộng chỉ có xấp xỉ 20 tỷ USD. Trong tổng vốn đầu tư FDI được đăng kí thì tỷ trọng lượng vốn đầu tư được thực hiện chiếm tỷ lệ cao ở các tỉnh như Quảng Ngãi (39.5%), Thừa Thiên Huế (35.2%), TP. Hồ Chí Minh (30.9%), Đồng Nai (30.2%)…ở khu vực miền Trung để khắc phục tình trạng sức hút vốn FDI kém trước đó Chính Phủ đã chủ trương và chỉ đạo việc hình thành khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi và khu kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam; đang thúc đẩy xây dựng khu kinh tế thương mại Chân Mây –Thừa Thiên Huế và khu kinh tế Nhơn Hội– Bình Định. Bên cạnh iềm năng phát triển kinh tế các tỉnh miền trung còn có lợi thế về cảnh biển, vùng này còn có nhiều di sản văn hóa như Cố Đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn…gần đây đã được xây dựng một số hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy mà tổng vốn đầu tư những năm gần đây ở khu vực này tăng lên và tỷ trọng vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư cũng khá cao. Riêng trong năm 2009 Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong năm 2009 với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Đứng ở các vị trí tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD. c. Cơ cấu theo chủ đầu tư:
- Cơ cấu FDI theo đối tác nước ngoài có sự thay đổi quan trọng từ vốn đầu tư của các nước láng giềng là chủ yếu sang các quốc gia châu Âu như Pháp, Hà Lan, Thụy Điển …và Mỹ. Lượng vốn FDI từ các quốc gia này đã gia tăng đáng kể chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư. Cụ thể năm 2001, FDI từ Châu Âu chiếm 44.4% (1081.8 triệu USD) tăng 48.6% so với năm 2000) trong đó Hà Lan đứng đầu, Pháp đứng thứ hai. Các nền kinh tế đông Á tiếp tục duy trì FDI tại Việt Nam chiếm 34% tổng vốn đăng kí trong đó Đài Loan đứng thứ hai, thứ tư là Nhật bản, tiếp theo là Hàn Quốc. FDI của các nước ASEAN vào việt Nam cũng đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ 13.4%. Vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam năm 2001 đạt 112.2 triệu USD. Như vậy thời kì đầu của giai đoạn này cơ cấu FDI theo chủ đầu tư cho thấy vai trò quan trọng của các quốc gia phát triển Châu Âu với tiềm lực lớn về khoa học công nghệ . Tiếp đến là các quốc gia Đông Á mà đứng đầu là Đài Loan. Ta có biểu đồ về cơ cấu vốn FDI theo chủ đầu tư trong giai đoạn 1998-2007: (theo nguồn Vietparners) Xét trong giai đoạn 1998-2007 thì nhìn chung châu Á có nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam là lớn nhất trong đó đứng đầu là Hàn Quốc (11.032 tỷ USD, chiếm 15.14%), tiếp theo là Singapore (9.654 tỷ USD, chiếm 13.25%), Đài Loan (9.221 tỷ USD, chiếm 12.66%). Các nước châu Âu thì đa số có lượng vốn đầu tư vào Việt Nam chênh lệch nhau không nhiều như: British virgin island (4.694 tỷ USD,chiếm 6.44%), Pháp (2.396 tỷ USD, chiếm 3.28%), Neitherland (2.592 tỷ USD, chiếm 3.56%)… Ngoài ra còn có một số nước khác cũng có nguồn vốn đầu tư đáng kể vào Việt Nam như: Trung quốc (1.502 tỷ USD, chiếm 2.06%), Mỹ(2.598 tỷ USD, chiếm 3.57%),Úc ( 784 triệu USD, chiếm 1.07%)… Tính đến thời điểm hiện nay, đã có trên 80 công ty và tập đoàn thuộc 65 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tập đoàn và các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực lớn về tài chính, công nghệ như Sony, Honda, Sanyo của Nhật Bản; Deawo, Goldstar, Samsung của Hàn Quốc; Motorota, Ford của Mỹ; Chingpon, Veodan của Đài Loan...Bên cạnh có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam. Điều này là thực sự cần thiết vì các doanh nghiệp này thường rất năng động, thích ứng nhanh với những biến động của thị trường, hoạt động rất hiệu quả. Từ đó sẽ là vệ tinh cho các tập đoàn và công ty lớn. Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 5.948 tỷ USD chiếm 40,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, quần đảo Cayman đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%.
- Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu cũng đã ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng sức thu hút nguồn vốn FDI từ nước ngoài của Việt Nam tuy có giảm so với năm trước nhưng vẫn có thể nói là còn ở mức cao. Cơ cấu vốn theo chủ đầu tư có sự thay đổi, đứng đầu danh sách không phải là các quốc gia châu Á như trước kia mà là Mỹ, quần đảo Cayman, chứng tỏ có xu hướng chuyển dịch trong đầu tư FDI của các nước. Trong thời kỳ khủng hoảng châu Á, dòng đầu tư từ các nước Đông và Nam Á, nhất là Xin-ga-po giảm mạnh. Đầu tư từ châu Âu và Nam Mỹ trong tổng dòng FDI vào thể hiện một mô hình tăng trưởng. Cụ thể là Mỹ chuyển lên vị trí thứ 4 năm 2002 nhưng vẫn đứng thứ 11 về vốn FDI. Mặc dù đây là một kết quả đầy hứa hẹn, nó vẫn chưa đạt mức như mong đợi. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được thông qua, các chính trị gia, các nhà kinh tế đã hy vọng hoặc tiên đoán về một luồng FDI đáng kể từ các công ty Mỹ và điều đó đã trở thành sự thật. 2. Đánh giá chung về thu hút FDI giai đoạn 2000-2009: 2.1 Thành tựu và nguyên nhân: Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã xảy ra và để lại hậu quả nặng nề không chỉ riêng với các nước trên thế giới mà cả Việt Nam nhưng nhìn chung trong giai đoạn 2000-2009 mức thu hút vốn FDI của Việt Nam vẫn tăng lên đáng kể cả về tổng số dự án và tổng số vốn đầu tư. Trong năm 2001-2005 khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp cho ngân sách Nhà Nước trên 3.6 tỷ USD, hai năm 2006 và 2007 trên 3 tỷ USD, riêng năm 2008 đóng góp gần 2 tỷ USD tăng 25.8% so với2007, tạo thêm việc làm cho 20 vạn lao động, đưa tổng số lao động làm việc trong khu vực FDI lên 1,46 triệu người. FDI do nhà đầu tư đưa vào Việt nam thực hiện trong thời gian qua chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tính ra đóng góp khoảng 7% cho tăng trưởng GDP, nếu tính cả yếu tố tăng lao độngvà năng suất lao độngthì con số này lên đến 10%. Với tỷ lệ đóng góp như vậy FDI đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn 2000-2010. đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước, bình quân 5 năm 2001-2005 là 7.5% và phát triển tương đối toàn diện, năm 2006, 2007 trên 8%, năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được 6.23%. Nguồn vốn FDI chủ yếu là ngoại tệ mạnh và máy móc thiết bị tương đối hiện đại nên đã đóng góp cơ sở vật chất mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng thêm năng lực sản xuất mới của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là khu vực công nghiệp. Thông qua việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật, FDI đã góp phần làm tăng năng suất lao động, khả năng sản xuất, kinh nghiệm quản lý ở một số ngành. Việt Nam bước vào công cuộc hồi phục và phát triển kinh tế với xuất phát điểm thấp về mặt công nghệ. Do đó chất lượng sản phẩm thấp, khó có thể tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác, trình độ công nghệ thấp còn dẫn đến ô nhiễm môi trường. Sau khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài, việc đổi mới nước ta đã thực hiện với quy mô và tốc độ cao hơn nhiều so với trước đó. Nước ta đã tiếp nhận được một số công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong nhiều ngành kinh tế như: thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, hóa chất, sản xuất công nghiệp, xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất lắp ghép ôtô, công nghệ điện tử, xe máy, sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng có chất lượng... Như vậy, thông qua chuyển giao công nghệ FDI đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, từ đó mà nâng cao kim ngạch xuất khẩu, cải thiện môi trường lao động, đồng thời kích thích các doanh nghiệp trong nước và cả ở nước ngoài. Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ta và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, tăng thu ngân sách. Đầu tư nước ngoài thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế nước ta. Trong cơ cấu vùng lãnh thổ, đầu tư nước ngoài góp phần hình thành khu kinh tế trọng điểm của 3 miền Bắc-Trung-Nam, mỗi vùng là một khu vực kinh tế ta nhanh, có tác dụng đầu tư đối với kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, FDI đã góp phần chủ yếu đầy nhanh quá trình hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm, ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. 2.2 Hạn chế và nguyên nhân:
- Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa hợp lý. Hơn 10 năm qua, các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới chỉ tập trung vào một số địa bàn và những ngành có khả năng thu hút vốn nhanh, ít rủi ro và có cơ sở hạ tầng khá. Tuy là có đầu tư vào nhiều vùng lãnh thổ nhưng số vốn chiếm tỷ trọng cao vẫn ở các vùng như TP. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông hồng, sông cửu long, còn các vùng trung du miền núi và trung bộ khá ít. Còn về cơ cấu ngành thì tập trung chủ yếu vào các ngành sinh lợi nhanh, dễ thu hồi vốn như công nghiệp, dịch vụ tài chính, ngân hàng, khách sạn…còn các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, vùng xâu vùng xa kinh tế yếu kém lại rất ít và thưa thớt. Mặt khác, FDI vào công nghiệp chế tạo và chế biến giảm liên tục từ năm 2005 đến năm 2008 (70,4% năm 2005 xuống 68,9% năm 2006, 51% năm 2007 và còn 36% năm 2008) và chủ yếu là đầu tư vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, đầu tư vào khai thác tài nguyên và vào bất động sản (cũng là một dạng khai thác tài nguyên đất đai) tăng lên. Đầu tư vào khai thác mỏ từ 0,8% năm 2005 lên 1,2% năm 2006 và lên tới 18,5% năm 2008, đầu tư vào khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng từ 0,9% năm 2005 tăng đến 15,1% năm 2008. Đó là chưa kể đến hiệu ứng sân golf làm mất một diện tích không ít đất đai (trong đó có đất nông nghiệp) và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân dẫn đến thu hút FDI không cao trong giai đoạn này là do trình độ nhân công thấp, mặc dù chi phí nhân công rất rẻ, và công nghiệp hỗ trợ không phát triển. Số liệu mới nhất cho thấy chỉ có 30% công nhân làm việc trong khu vực FDI đã qua đào tạo chuyên môn, việc phân bổ lao động theo vùng miền vẫn chưa hợp lý... Hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều, một số dự án đã đi vào hoạt động 3-4 năm nhưng vẫn bị thua lỗ. Ví dụ hóa chất lỗ 32 triệu USD bằng 29% vốn đầu tư, sản xuất bànn ghế, gường tủ lỗ 4 triệu USD bằng 15,4% vốn đầu tư...Nguyên nhân thua lỗ có nhiều có yếu tố đang cảnh báo là chi phí vật chất và khấu hao tài sản cố định quá lớn do định giá máy móc thiết bị nước ngoài đựơc nhập vào để liên doanh so với giá thực tế. Mặt khác, có không ít các nhà đầu tư đã lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư và sơ hở trong chính sách và kiểm soát để buôn lậu, trốn thuế gây thiệt hại không nhỏ cho nước tăng trưởng . Đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nội địa về lao động, kỹ thuật, về thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh mặt tích cực của cạnh tranh đó, cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước. Rõ nhất là sản xuất bia, bột giặt, dệt, da, lắp ráp điện tử, chế biến nông sản. Mục đích của nhà đầu tư là nhằm thu được lợi nhuận càng cao càng tốt. Vì vậy họ luôn tìm cách khai thác lợi thế tương đối của nước chủ nhà. Một lợi thế lớn nhất của Việt Nam là gíá lao động rẻ. Vì vậy, nhà đầu tư gây nhiều thiệt thòi cho người lao động. Ở một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các nhà đầu tư đã tăng cường độ lao động, cắt xén điều kiện lao động thậm chí xúc phạm nhân phẩm của người lao động, mua chuộc hoặc phản ứng với các cán bộ công đoàn. Vì vậy đã có nhiều cuộc tranh chấp về lao động xảy ra ở các xí nghiệp này. Mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất tuy có nhiều ưu điểm, nhưng sự phát triển trong hơn 10 năm qua. Mô hình này ở Việt Nam cũng xuất hiện những yếu tố hạn chế. Trước hết là xu hướng phát triển tràn lan không theo quy hoạch, chạy theo số lượng mà chưa tính đến yếu tố hiệu quả. Điển hình là thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, có 12 cụm công nghiệp “vô chủ”, hoạt động trên 3 không: không chủ đầu tư, không quy hoạch chi tiết, không hệ thống xử lý chất thải. Vấn đề lớn nhất mà FDI gây ra trong những năm đó nữa là không ít những công nghệ và thiết bị lạc hậu đã bị thải đến 20%. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu,thiếu đồng bộ đang báo động nguy cơ của các nước phát triển và Việt Nam là điều đáng quan tâm. Điều này gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của ngời lao động và nguy cơ gia tăng mức độ lạc hậu. Ngoài ra, một nguy cơ có thể xảy ra là sự phụ thuộc của các nước nhận đầu tư vào vốn, công nghệ kỹ thuật và thị trường của các nhà đầu tư. Sự phát triển kinh tế giả tạo ở nước nhận đầu tư. Sự “chảy máu” tài nguyên và chất xám. Sự can thiệp vào công việc nội bộ, an ninh của các nước công nghiệp phát triển thông qua các công ty xuyên quốc gia.....Nguyên nhân chính của tình hình trên là do Việt Nam thiếu thông tin về các loại công nghệ, trình độ còn thấp, trình độ quản lý và kiểm soát còn yếu. Quan trọng hơn là các chính
- sách về chuyển giao công nghê, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực....còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện. III. Các thành tựu về thu hút đầu tư FDI: Từ khi thực hiện mở cửa nền kinh tế thì luồng vốn FDI đổ vào nước ta ngày càng nhiều, kể cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Cụ thể là năm 2007, Việt Nam đã thu hút được một lượng FDI kỷ lục là 20,3 tỷ USD và trong năm 2008 là 64 tỷ USD. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi. Với sự có mặt của nhiều công ty đa quốc gia tại Việt Nam như Coca Cola, Pepsi, Intel, Microsoft, Unilever, P&G, Nestle, Metro, PWC, Kao, Avon, Mercedes Benz… cùng với sự bành trướng ra khỏi phạm vi chính quốc (Home Country) bằng nguồn vốn FDI. Nếu năm 2007, Việt Nam thu hút được 20,3 tỷ USD từ FDI và được coi là mức kỷ lục từ khi mở của thu hút vốn đầu tư năm 1988 đến năm 2006. Trong năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã nâng lên gấp 3 lần năm 2007 và lập mốc kỷ lục mới là 64 tỷ USD. Trong đó đáng chú ý là các dự án dầu khí có tổng giá trị trên 10 tỷ USD và dự án của Formosa với 7,8 tỷ USD. Trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong năm 2008 thì Malaysia là quốc gia dẫn đầu với 14,9 tỷ USD với 55 dự án . Kế tiếp là các quốc gia Đài Loan (8,64 tỷ USD) với 132 dự án, Nhật Bản (7,28 tỷUSD) với 105 dự án, Singapore (4,46 tỷ USD) với 101 dự án, Brunei (4,4 tỷ USD) với 19 dự án. Các địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất trong năm 2008 là Ninh Thuận do có dự án liên doanh sản xuất thép với tập đoàn Lion Malaysia với tập đoàn Vinashin có tổng mức đầu tư đăng ký là 9,79 tỷ USD. Đứng thứ hai là tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có 4 dự án với tổng mức vốn đăng ký lên đến 9,35 tỷ USD, TP.HCM, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Như vậy chúng ta có thể thấy cơ cấu các tỉnh thành dẫn đầu trong việc thu hút vốn đầu tư có thay đổi và các tỉnh Miền Trung đã có những bước tiến đáng chú ý. Trong đó đáng chú ý là tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu thu hút đến 9,35 tỷ USD (gần bằng cả năm 2006 thu hút vốn đầu tư của cả nước 10,2 tỷ). Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI từ năm 2006 đến 2008: Năm 2006 2007 2008 Triệu USD 10.2 20.3 64 (theo Vietpartners) Giai đoạn từ năm 2006 đến 2008 là giai đoạn phục hồi và tăng tốc một cách nhanh chóng của việc thu hút vốn FDI. Sau khi cơn bão tài chính qua đi, kinh tế của các nước Châu Á đã vực dậy và phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Việt Nam và Trung Quốc trở thành những quốc gia có sức hút mạnh đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, và luôn nằm trong danh sách các quốc gia dẫn đầu thu hút FDI. Năm 2006, Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp mới ra đời đánh dấu một bước ngoặc mới và một bước tiến quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực luật pháp. Chính phủ đã phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố việc thẩm định và cấp phép. Việc này đã tạo ra sự chủ động trong việc quản lý nguồn vốn FDI tại các địa phương và quan trọng hơn là tạo ra một cuộc thi đua giữa các địa phương thực hiện việc cải cách hành chính thông thoáng, tạo ra điều kiện tốt cho môi trường đầu tư. Từ đó tăng cường việc thu hút đầu tư và tạo cho các nhà đầu tư cảm thấy thuận tiện. Kết quả của việc cải cách hành chính của các địa phương cho ta kết quả hết sức khả quan là năm 2006 đạt mức thu hút vốn FDI là 10,2 tỷ USD vượt qua mức kỷ lục năm 1996. Tiếp tục năm 2007, việc thu hút FDI lại lập ra một kỷ lục mới ở mức 20,3 tỷ USD. Năm 2008, mặt dù tính hình kinh tế thế giới khó khăn, giá dầu và lạm phát tăng cao nhưng việc thu hút FDI của Việt Nam vẫn tăng rất cao và tiếp tục tạo ra một kỷ lục mới tại mức 64 tỷ USD. Điều này chứng tỏ Việt Nam là đang là nơi lý tưởng để thu hút vốn đầu tư, và là môi trường đầu tư cạnh tranh.
- Bảng 1.10 DỰ ÁN FDI LỚN NHẤT NĂM 2008 Dự án Vốn đăng ký (tỷ USD) Thép của Lion và Vinashin 9,8 Dự án thép của Formosa 7,8 Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn 6,2 Dự án bất động sản New City 4,3 Khu du lịch Hồ Tràm 4,2 Tổ hợp hóa dầu Long Sơn 3,7 Đô thị đại học quốc tế Berjaya 3,5 Liên doanh Gtel Mobile 1,8 Tổ hợp nghỉ dưỡng Starbay 1,6 Khu khách sạn, giải trí Good Choice 1,3 ( Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài) IV. Những lợi thế và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư FDI: 1. Lợi thế: 1.1 Việt Nam-vị trí chiến lược cho các nhà đầu tư: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, với Lào và Campuchia ở phía tây, phía đông là biển đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23023’ bắc đến 8027’ bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền dài chừng 500 km; nơi hẹp nhất dài gần 50 km. Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía bắc đến Hà Tiên ở phía tây-nam. Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo bao bọc. Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của Đông nam á, có thể dễ dàng qua lại cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN và có thể trở thành một đối tác sản xuất chặt chẽ cho cả hai. Đặc biệt, miền Bắc tiếp giáp với biển đông và có tiềm năng liên kết được với nhịp độ phát triển của khu vực năng động này và đó là một ưu thế vượt trội của Việt Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.2 Tình hình chính trị- xã hội ổn định: Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng Kông xếp Việt Nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh chính trị và xã hội sau sự kiện 11 tháng 9. So với các nước ASEAN khác như Indonesia, Malaysia, Philippine và Trung Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Sau khi đưa ta chính sách đổi mới, Việt Nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định, sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang được duy trì. Việt Nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư. Đảng cộng sản Việt Nam đã điều hành đất nước trong nhiều thập kỷ qua và không ai mong muốn có những thay đổi throng môi trường chính trị. Các giới chức đã ủng hộ một chính sách cải cách và quá trình chuyển sang một nền kinh tế đang tiếp tục. Trong khung cảnh của những sự kiện diễn ra trong vài năm liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, Việt Nam được biết đến như là một trong những nước an toàn nhất xét về các tội ác chống con người và quyền sở hữu. 1.3. Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định:
- 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% 2000 2002 2004 2006 2008 Tỉ lệ tăng trưở ng GDP Đồ thị 2. TỈ LỆ TĂNG TRƯỞNG GDP GIAI ĐOẠN 2000- 2009 ( Nguồn:Tổng cục Thống kê) Trong thời kỳ 2000-2008, kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. tăng trưởng GDP liên tục tạo nên những con số hết sức ấn tượng. Mặc dù gặp nhiều điều kiện không thuận lợi như hạn hán, lũ lụt, bão,dịch cúm gia cầm, và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 2000 - 2007 đạt 7,6%. Năm 2007, tăng trưởng 8,48%, đây cũng là mức tăng cao nhất từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây khá ấn tượng. Dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng đây không phải là một hiện tượng thần kỳ vì theo tính toán của các nhà kinh tế thì tăng trưởng của Việt Nam đang ở dưới mức tiềm năng. Theo mục tiêu Quốc hội đặt ra, tăng trưởng GDP năm 2009 của Việt Nam là 6,5%. 1.4. Tiềm năng thị trường dồi dào: Với dân số hơn 80 triệu người, Việt Nam có và có thể trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các công ty tập trung vào bán hàng trong nước. Tỉ lệ FDI trong các ngành định hướng vào thị trường trong nước như công nghiệp hàng tiêu dung, công nghiệp nặng , bất động sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng … đạt ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, chính sách bảo hộ do chính phủ Việt Nam áp dụng đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong các lĩnh vực được bảo hộ của chính phủ để hưởng lợi ích từ chính sách bảo hộ của chính phủ hơn là đầu tư vào các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Tóm lại, về khía cạnh thâm nhập thị trường, Việt Nam được đánh giá kém hấp dẫn hơn ASEAN4 và Trung Quốc. Đây là kết quả của chỉ số tổng GDP và GDP trên đầu người tương đối thấp so với ASEAN4 và Trung Quốc. Chỉ số GDP của Việt Nam chỉ bằng 3% của Trung Quốc, 24% của Thái Lan, 29% của Indonesia, 38% của Malaysia và 42% của Philippine. 1.5. Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ: Cả nước năm 2006 ước tính 84,11 triệu người, tăng 1,21% so với dân số năm 2005 trong đó dân số nam 41,33 triệu, nữ 42,78 triệu. Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế tại thời điểm 1/7/2006 ước tính là 43,44 triệu người, tăng 2,1% so với cùng thời điểm năm trước. Ngoài ra, giá nhân công của Việt Nam rất thấp so với giá nhân công đang tăng lên ở các nước trong khu vực. Năm 2008, sau khi trở thành điểm gia công phần mềm hấp dẫn, Việt Nam tiếp tục được Hãng nghiên cứu thị trường Gartner công bố nằm trong tốp 10 quốc gia châu Á – Thái bình dương có giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, lợi thế này đang mất dần đi. Bởi dù trẻ và dồi dào nhưng nguồn lao động này của nước ta chỉ có sức mà thiếu kỹ năng, kiến thức; và dù chăm chỉ nhưng thiếu tính sang tạo đột phá trong công việc và nghề nghiệp. Theo đánh giá của BSA, cứ 10 sinh viên ra trường thì may ra mới có một sinh viên có thể đạt trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. Chỉ với những khả năng này, nhân lực Việt Nam thường bị đánh giá ở tầm thấp. Điều đáng nói là, chúng ta hầu như xuất khẩu lao động phổ thông (lương thấp), trong khi phải nhập khẩu chuyên gia kỹ thuật và quản lý điều hành (đương nhiên mức lương cao). Nhiều doanh
- nghiệp Việt Nam đang khát nhân lực cấp cao. Mà chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố làm tăng năng lực cạnh tranh. Giờ đây, ngay cả lao động phổ thông không có trình độ, cũng đang mất dần lợi thế ngay trên sân nhà. 1.6. Thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực: Năm 1993 đã khai thông với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới(WB), Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB). Việc đạt được thỏa thuận sớm với EU, một đối tác thương mại lớn có 25 nước thành viên, đã tác động tích cực đối với quá trình đàm phán của Việt Nam. Ngày 25/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập vào hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN). Tham gia vào AFTA Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEFT). Tháng 3/1996 tham gia diễn đàn Á- Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương( APEC); 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC Năm 2000 ký hiệp định thương mại song phương Việt –Mỹ Tháng 1/1995 gửi đơn xin gia nhập WTO; ngày 11/1/2007 tổ chức thương mại thế giới WTO đã tuyên bố Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. 1.7. Chính sách đầu tư ngày càng thông thoáng: Kể từ lần ban hành đầu tiên(1987) đến nay, luật đầu tư nước ngoài đã từng bước được hoàn thiện nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nằm trong tổng thể tiến trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy định của luật đầu tư nước ngoài ngày càng thông thoáng và thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ dần sự cách biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để tiến tới xây dựng một khung pháp luật đầu tư thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Khó khăn: 2.1. Cơ sở hạ tầng vật chất kém: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nền kinh tế kém so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Theo nghiên cứu của công ty Price Waterhouse Cooper, chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam là 1 trong khi của Trung Quốc là 2, của Malaysia và Thái Lan là 4(1 là kém nhất và 4 là tốt nhất). Hiện nay số máy điện thoại tính trên 100 người dân của Việt Nam là 2,6 trong khi ở Thái Lan là 7,9. Số người sử dụng internet trên 10.000 dân của Việt Nam là 0,02, ở Thái Lan là 6. Tỷ lệ dân số được sử dụng điện ở Việt Nam là 75% còn ở Thái Lan là 87%. Chi phí đầu vào ở Việt Nam vẫn còn cao, cao hơn so với một số nước trong khu vực (như phí cảng biển, cước viễn thông, giá điện, phí đăng kiểm, thuế thu nhập và đặc biệt là chi phí giải phóng mặt bằng). Quy mô nền kinh tế và thị trường Việt Nam còn nhỏ so với hầu hết các nước trong khu vực do thu nhập bình quân đầu người thấp. Quy mô thị trường Việt Nam chỉ bằng 50% của Philippine, 40% của Malaysia, 30% của Thái Lan, 23% của Indonesia và 3% của Trung Quốc. 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý: Cơ sở hạ tầng pháp lý còn nhiều bất cập, tình trạng hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu công nghiệp vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Chậm ban hành một số thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định của Chính Phủ, khiến cho việc triển khai một số chính sách mới gặp khó khăn. Hệ thống pháp luật hay thay đổi và chưa hoàn thiện chẳng hạn như Nghị định 164/2003/NĐ-CP ban hành ngày 22/12/2003 quy định về thuế suất mới của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI đã làm giảm ưu đãi đối với các dự án mới, nhất là các dự án đầu tư vào khu công nghiệp và khu chế xuất; Nghị định 105/2003/NĐ-CP ban hành ngày 17/9/2003 về việc hạn chế các doanh nghiệp FDI không sử dụng quá 3% lao động nước ngoài và tối đa không quá 50 người trong một doanh nghiệp đã gây khó khăn cho một số doanh nghiệp trong việc triển khai dự án, nhất là các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ
- cao, giáo dục- đào tạo, do đó làm cho các nhà đầu tư rất khó lập kế hoạch một cách có hiệu quả. 2.3. Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế: thiếu đội ngũ quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp; chất lượng lao động không cao, thể hiện ở chỗ phần lớn số này thiếu kỹ năng chuyên môn như về luật pháp, thị trường, trong khi một số khác lại bị hạn chế bởi ngôn ngữ; sự phân bổ nguồn nhân lực có trình độ không hợp lý, phần lớn cán bộ có trình độ cao tập trung trong khu vực nhà nước và ở các đô thị. Hơn nữa, cán bộ công chức ở nhiều cấp không bị ép buộc tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật, trong khi thủ tục hành chính rất phiền hà, nạn tham nhũng chưa được kiềm chế một cách có hiệu quả. 2.4. Công nghiệp phụ trợ còn yếu: Công nghiệp phụ trợ là ngành cung cấp sản phẩm đầu vào cho các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là các ngành chế tạo và lắp ráp thành phẩm cơ khí, điện tử. Việc phát triển hiệu quả các ngành công nghiệp phụ trợ không chỉ thúc đẩy, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ hệ thống công nghiệp mà còn là yếu tố hấp dẫn FDI. Tuy nhiên, hiện nay, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vẫn kém phát triển cả về số lượng và chất lượng. Rất ít doanh nghiệp trong nước sản xuất linh kiện, phụ tùng đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư về thiết kế kiểu dáng, tiêu chuẩn chất lượng và thời hạn giao hàng. Do vậy, các dự án gia công, lắp ráp có vốn FDI thường phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, dẫn đến giá thành cao, sức cạnh tranh giảm. Phần 3: Giải pháp. I. Các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn FDI: 1. Hoàn thiện cải cách hành chính và khuôn khổ pháp lý: Lợi thế của Việt Nam là tạo ra được sự ổn định về chính trị và kinh tế nhưng lại mất khả năng cạnh tranh trong việc tạo ra một môi trường chính sách ổn định. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được nhiều lần sửa đổi, bổ sung; qua đó, các quy định của Việt Nam ngày càng sát hợp hơn với thông lệ quốc tế, thậm chí có những quy định còn được nhìn nhận là thông thoáng hơn một số nước xung quanh; song nhìn chung, môi trường này vẫn còn không ít điểm bất cập, khiến các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia còn dè dặt. Tuy môi trường pháp lý cho FDI đã cải thiện nhiều, đặc biệt là trong vòng hơn 1 năm trở lại đây, nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn xem Việt Nam là nơi có độ rủi ro cao do chính sách và luật lệ thiếu ổn định, hay thay đổi bất ngờ, không tiên liệu được và vì vậy vẫn chưa thể bằng một số nước ASEAN khác và Trung Quốc. Vì thế mà hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là vấn đề trọng tâm. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ công khai, minh bạch hóa tài chính và phải được coi là biện pháp then chốt trong việc phát huy sự kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành và nhân dân đối với hoạt động tài chính ở các doanh nghiệp, trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, góp phần chống tiêu cực, chống tham nhũng. Mặt khác, cải tiến lề lối, phong cách làm việc nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, có khả năng cạnh tranh với các thị trường đầu tư đầy hấp dẫn như Trung Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin... 2. Tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở xã hội: Bao gồm tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển, kêu gọi vốn đầu tư vào các cảng lớn của các khu vực kinh tế. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải, v.v...); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn FDI tại Việt Nam
26 p | 443 | 133
-
Kinh nghiệm thu hút FDI của các nước và vận dụng vào Việt Nam - 3
10 p | 119 | 24
-
GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Biên soạn: Ts. Bùi Thị Nga 2008
187 p | 98 | 20
-
Kinh nghiệm thu hút FDI của các nước và vận dụng vào Việt Nam - 1
10 p | 160 | 18
-
Kinh nghiệm thu hút FDI của các nước và vận dụng vào Việt Nam - 7
10 p | 104 | 16
-
Vai trò FDI trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam - 3
9 p | 84 | 15
-
Vai trò FDI trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam - 4
9 p | 116 | 15
-
Quan điểm của Lê Nin và các nhà kinh tế về FDI.
49 p | 109 | 15
-
Thu hút FDI trong việc hình thành và phát triển các Khu công nghiệp ở Hưng Yên - 5
11 p | 85 | 14
-
Thu hút FDI trong việc hình thành và phát triển các Khu công nghiệp ở Hưng Yên - 4
11 p | 96 | 13
-
Bản chất và vai trò của các công ty xuyên quốc gia - 2
9 p | 112 | 12
-
Quản lý Nhà Nước trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dệt may Việt Nam - 8
10 p | 75 | 10
-
Thu hút FDI trong việc hình thành và phát triển các Khu công nghiệp ở Hưng Yên - 2
11 p | 76 | 10
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và năng lực cạnh tranh của Việt Nam
14 p | 104 | 9
-
Định hướng và giải pháp tăng cường FDI khi hội nhập AFTA - 3
7 p | 90 | 7
-
Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút FDI: Kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam
9 p | 70 | 7
-
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ấn Độ
7 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn