Kỹ thuật trồng rau xen canh đậu tương - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
lượt xem 7
download
Kỹ thuật trồng rau xen canh đậu tương trình bày về mục tiêu kinh tế kỹ thuật, yêu cầu sinh thái, giống đậu tương, quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm sóc và thu hoạch. Đây là tài liệu tham khảo thuộc chuyên ngành Nông nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật trồng rau xen canh đậu tương - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
- KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH ĐẬU TƯƠNG (Quy trình Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) I. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật 1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các vùng trồng đậu tương ở các tỉnh phía bắc 1.2. Quy trình kỹ thuật này đảm bảo cho việc thâm canh đậu tương đạt năng suất 18 - 25 tạ/ha/vụ. 2. Yêu cầu sinh thái 2.1. Điều kiện đất đai Đất trồng đậu tương thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, sâu màu, thoáng, thoát nước, pH từ 6,5-7,2. Đậu tương không sống được trên đất quá chua hoặc quá kiềm. Đất ít màu, chua vẫn có thể trồng được đậu tương nhưng cần phải thoát nước, bón nhiều lân và vôi. 2.2. Nhiệt độ Đậu tương có nguồn gốc ôn đới, nhưng không phải là cây trồng chịu rét. Tuỳ theo giống chín sớm hay muộn mà có tổng tích ôn biến động từ 1.888 - 2.7000C. Từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đậu tương có yêu cầu nhiệt độ khác nhau: Thời kỳ mọc nhiệt độ thích hợp nhất là 18-220C, phạm vi nhiệt độ tối thiểu và tối đa cho thời kỳ mọc là 100C và 400C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng cành lá là 20-230C, thấp nhất là 150C, cao nhất là 370C. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến ra hoa kết quả; nhiệt độ dưới 100C ngăn cản sự phân hoá hoa, dưới 180C đã có khả năng làm cho quả không đậu. Nhiệt độ thích hợp nhất cho thời kỳ ra hoa là 22-250C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho thời kỳ hình thành quả và hạt là 21-230C, thấp nhất là 150C cao nhất là 350C. Thời kỳ chín nhiệt độ thích hợp nhất là 19-200C. Nhiệt độ 25-270C hoạt động của vi khuẩn nốt sần tốt nhất.
- 2.3. ẩm độ, lượng mưa Hạt nảy mầm đòi hỏi độ ẩm đất 60-65%. Nhu cầu nước của cây đậu tương thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu,kỹ thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng. Cần lượng mưa từ 350-600 mm3 cho cả quá trình sinh trưởng. 2.4. ánh sáng Đậu tương có phản ứng với độ dài ngày, các giống khác nhau phản ứng với độ dài ngày khác nhau - Xác định bộ giống: Chọn giống ngắn ngày trong khung 95 ngày; giống thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao. Các giống đậu tương thích hợp là: ĐT28, ĐT27, ĐT26. ĐT84, ĐT12, ĐVN-6, ĐVN-10... - Xác định thời vụ: Ở vụ mùa, đậu tương có thời gian sinh trưởng từ 85-95 ngày tuỳ từng loại giống. Nên chọn thời điểm gieo trồng để đậu tương thu hoạch vào tháng 9. Do đó, đậu tương thu đông nên gieo kết thúc trước ngày 15/6 là thích hợp. Xác định vùng đất sản xuất: Để có vụ đậu tương ăn chắc nên chọn đất không nghèo dinh dưỡng; đất chủ động hoàn toàn tiêu nước nhưng có nguồn nước tối thiểu để tưới. Vùng đất nên tập trung quy mô để thuận lợi chỉ đạo sản xuất, thực hiện kỹ thuật thâm canh và phòng trừ sâu bệnh. II. Giống đậu tương 1. Giống đậu tương ĐT26 1.1. Nguồn gốc Tác giả và cơ quan tác giả: GS.TSKH. Trần Đình Long ; TS. Trần Thị Trường;Ths. Nguyễn Thị Loan; TS. Nguyễn Thị Chinh ; Ths. Nguyễn Văn Thắng, Ths. Trần Thanh Bình và cộng tác viên-Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ- Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
- Nguồn gốc và phương pháp: Giống đậu tương ĐT26 được chọn lọc từ tổ hợp lai giữa ĐT2000 x ĐT12. Được công nhận giống cho sản xuất thử năm 2008 theo Quyết định số 111/QĐ-TT-CCN ngày 03 tháng 06 năm 2008. 1.2. Đặc điểm chính - Giống đậu tương ĐT26 có thời gian sinh trưởng trung bình 90-95 ngày. - Chiều cao cây 45-60cm., hoa màu trắng, hạt vàng, rốn nâu đậm, quả chín có màu nâu, phân cành khá từ 2-3 cành/cây, có 30-55 quả chắc/cây, tỷ lệ quả 3 hạt 20-40%. Khối lượng 100 hạt (18-19 g). - Năng suất 21-29 tạ/ha, tuỳ thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh. - Giống thích hợp trong 3 vụ. Giống ĐT26 nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt, chịu giòi đục thân, chống đổ. 2. Giống ĐVN-6 2.1. Nguồn gốc: Giống đậu tương ĐVN -6 do nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Ngô (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chọn tạo từ tổ hợp lai AK 03/DT 96 theo phương pháp lai hữu tính và chọn lọc pha hệ. ĐVN-6 được công nhận cho sản xuất thử năm 2007 theo Quyết định số 1096 QĐ/BNN-TT, ngày 20/4/2007. 2.2. Đặc tính chủ yếu Giống đậu tương ĐVN -6 có thời gian sinh trưởng trung bình, từ 90-92 ngày ở vụ xuân, 84-86 ngày trong vụ hè và vụ đông. ĐVN-6 thuộc dạng hình sinh trưởng hữu hạn, dạng cây đứng, lá hình trứng nhọn, xanh đậm, hoa tím, vỏ quả chín nâu đậm, hạt vàng, rốn vàng. ĐVN-6 thấp cây (38-43,2cm), phân cành mạnh. Trọng lượng 1.000 hạt 170-190g; hàm lượng protein trong hạt đạt 41,69%. ĐVN-6 là giống có khả năng chống bệnh tốt, chống đổ khá. Năng suất trung bình ở vụ xuân đạt 17,5 tạ/ha, vụ hè 25-27 tạ/ha, vụ đông 18-22 tạ/ha.
- III. Quy trình kỹ thuật thâm canh 1. Chế độ trồng trọt Đậu tương là cây ngắn ngày nên có thể đưa vào công thức luân canh tăng vụ hoặc trồng xen, gối tuỳ theo đặc điểm khí hậu, thời tiết, đất đai và tập quán canh tác từng vùng: - Chế độ luân canh: Có thể áp dụng các công thức sau: + Lúa Xuân - Lúa mùa sớm - Đậu tương Đông + Lúa Xuân - Đậu tương Hè - Lúa mùa muộn - Cây vụ Đông. + Ngô Xuân - Đậu tương Hè thu - Cây vụ Đông. (hoặc lạc Xuân) (hoặc đậu tương Hè) + Đậu tương Xuân - Lúa mùa sớm - Cây vụ Đông. + Đậu tương Xuân - Mùa chính vụ - Rau vụ Đông. + Đậu tương Xuân - Đậu tương Hè - Lúa mùa. + Lúa Xuân - Đậu tương Hè - Ngô Thu đông. - Chế độ trồng xen: Có thể trồng xen đậu tương với các loại cây lương thực (ngô) và cây công nghiệp như cà phê, dâu tằm, cao su hoặc cây ăn quả ….ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. 2. Làm đất - Cày sâu 18-20 cm, bừa kỹ đất nhỏ, sạch cỏ dại, bằng phẳng, tơi xốp. Nếu đất đồi cần làm theo đường đồng mức để tránh xói mòn. - Lên luống rộng 1,2-1,8 m; rãnh cao 20- cm, thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc. 3. Thời vụ trồng Vụ Xuân: 15/2-15/3 Vụ Hè thu: 15/6-15/7. Vụ Hè 20/5-15/6. Vụ Đông: 10/9-5/10. 4. Khoảng cách, mật độ trồng Tuỳ thuộc vào giống, thời vụ trồng, đất đai, trình độ thâm canh mà có mật độ trồng khác nhau. Đối với giống ĐT26 và ĐVN-6 thì:
- Vụ Xuân: 30cm x 7cm (40-45 cây/m2). Vụ Hè thu: 30-35 cm x 5-7 cm (35-40 cây/m2). Vụ Đông: 30-35 cm x 5-7 cm (45-50 cây/m2). Lượng giống 60-70 kg/ha. 5. Cách gieo Gieo hạt khi đất đủ ẩm, trước khi gieo phải bón phân vào rãnh hoặc hốc, gieo hạt xong lấp một lớp đất tơi xốp dày 2-3 cm. Đối với đậu tương trên đất 2 vụ lúa: Trước khi gieo hạt cho nước vào để làm cho đất đủ ẩm, sau đó rút sạch nước mặt, vạch thành hàng hay dùng que ấn thành hàng cách nhau 25-30 cm để gieo hạt. Trên cùng một hàng gieo cách nhau 7-8 cm/1hạt, hoặc theo khóm cách nhau 13-15cm, mỗi khóm 2-3 hạt, lấp hạt bằng đất trộn NPK hoặc phân chuồng hoai mục. IV. Chăm sóc 1. Bón phân - Lượng phân bón: Tuỳ theo từng loại đất, loại giống, mùa vụ,… mà có lượng phân bón cho thích hợp. +Đất phù sa: Lượng phân bón cho 1 ha là: 5-6 tấn phân chuồng + 20 kgN + 40-60kg P205 + 40-60 kg K20 Cụ thể lượng phân bón cho một sào (500 m2) là 2,5-3 tạ phân chuồng + 2,2 kg đạm urê + 15-18 kg supe lân + 4 - 5 kg kali clorua, hoặc dùng phân NPK loại 5-10- 3 với lượng 20- 30 kg + 2,5 kg kali clorua + 2,5-3 tạ phân chuồng. + Đất bạc màu, đất cát biển, đất feralit trên nền phù sa cổ: Lượng phân bón cho 1 ha là : 8-10 tấn phân chuồng + 30kgN + 60kg P205 + 60 kg K20. + Lượng phân trên đất pha cát, thịt nhẹ: 110 kg Đạm urê + 350 kg lân supe + 138 kg kaly - Chú ý: Nếu dùng phân hỗn hợp NPK loại 5:10:3 thay thế phân đơn thì lượng bón là: 400-600 kg NPK + 50 kg kali clorua + 5-6 tấn phân chuồng đối với đất phù sa. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK loại 5:10:3 thay thế phân đơn thì lượng
- bón là: 600 kg NPK + 70 kg kali clorua + 8-10 tấn phân chuồng đối với đất bạc màu, cát biển, feralít trên nền phù sa cổ. Tuỳ vào độ chua của từng loại đất để bón từ 15-25 kg vôi bột/sào. - Cách bón + Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, vôi + Bón thúc lần 1: khi cây 3-5 lá thật, kết hợp xới xáo vun gốc, 50% lượng đạm và 50% kali. + Bón thúc lần 2: Khi cây có 5-7 lá thật, bón 50% lượng đạm và 50% lượng kali kết hợp làm cỏ, vun cao gốc. + Đối với phân hỗn hợp NPK: Bón lót 70% lượng phân NPK + phân chuồng + vôi, bón thúc 30% lượng phân NPK còn lại + toàn bộ lượng kali khi cây có 3-5 lá. 2. Xới, vun, làm cỏ, tỉa cây, bón thúc. - Làm cỏ, xới vun đợt 1 khi cây có 2-3 lá thật, tỉa dặm cây đều để cây không lấn át nhau. - Đợt 2 xới, xáo, bón phân thúc 50% đạm và 50% kali và vun gốc khi đậu có 3-5 lá. 3. Tưới tiêu nước Đậu tương là cây trồng cạn nhưng kém chịu hạn. Nhu cầu nước của cây đậu tương lớn nhất vào thời kỳ ra hoa làm quả. Đậu tương khi gieo cần độ ẩm 50% mới mọc được, vụ Hè thu làm xong đất cần gieo ngay. Đậu tương cần được tưới khi thời kỳ cây con, ra hoa làm quả. Nếu bị hạn ở các thời kỳ trên sẽ giảm năng suất, nếu mưa lớn cần thăm ruộng thường xuyên để tiêu úng. 4. Phòng trừ sâu bệnh 4.1. Sâu hại a. Sâu xám - Triệu chứng: Thường cắn ngang thân cây. Phá hại nặng vụ Xuân, vào thời kỳ cây con. - Biện pháp phòng trừ: Làm đất kỹ để diệt nhộng và sâu non thường ẩn nấp cách mặt đất 4-6 cm. Có thể dùng thuốc hoá học trừ diệt sâu non và sâu tuổi 1-3. Với sâu tuổi 4-5, tổ chức bắt vào buổi sáng sớm. b. Ruồi đục thân:
- - Triệu chứng: Phá hoại ở các bộ phận của cây như lá hoặc thân. - Biện pháp phòng trừ: Luân canh với các cây trồng khác như lúa… Dùng các loại thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì, nhãn mác. c. Sâu đục quả: - Triệu chứng: Sâu phá hoại khi cây có quả non, hạt mới hình thành bị sâu đục không phát triển nữa. - Biện pháp phòng trừ sâu non: Phun thuốc sớm trừ sâu non bằng Surpacide 40ND, Dipterex. Luân canh với các cây trồng không phải là ký chủ của sâu đục quả, chọn thời vụ trồng thích hợp. d. Sâu hại lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá). - Triệu chứng: Gây hại trên lá. - Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC, Sherpa, Polytin, Oncol… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác… e. Bọ xít xanh: - Triệu chứng: Chích hút lá, quả làm lá sinh trưởng kém, quả lép, không chín được. - Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC,Padan 95SP, Dipterex... theo liều khuyến cáo. 4.2. Bệnh hại a. Bệnh rỉ sắt: - Nguyên nhân: Do nấm. - Triệu chứng: Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá. Bào tử nấm phát triển trong vết bệnh, làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá vàng, mất khả năng quang hợp, rụng sớm, làm giảm số lượng và trọng lượng hạt. - Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng các loại thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb, Boocđo... theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác. b. Bệnh lở cổ rễ: - Nguyên nhân: Do nấm. - Triệu chứng: ở cổ rễ có một lớp sợi trắng, cây bị vàng úa và bị chết.
- - Biện pháp phòng trừ : Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm trước khi gieo. c. Bệnh virus và vi khuẩn: - Nguyên nhân: Do virus và vi khuẩn gây hại. - Triệu chứng: Làm hạt mất sức nảy mầm, cây lùn thấp, đốt ngắn, lá xoăn vàng, hoa lá rụng sớm. - Biện pháp phòng trừ: Tốt nhất là chọn giống chống bệnh. Tóm lại: Đối với sâu bệnh hại đậu tương cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như dùng giống sạch bệnh, bón phân cân đối hợp lý, xử lý hạt giống trước khi gieo, sử dụng các loại thuốc hoá học đúng đối tượng và thời điểm. V. Thu hoạch và bảo quản 1. Thu hoạch Khi trên cây có 90% quả đã chín màu vàng xám thì bắt đầu thu hoạch, cắt cây về phơi khô đập lấy hạt. Nên thu vào lúc nắng ráo, phơi khô, đập ngay; hoặc đập sau ủ 1-2 ngày. Phơi hạt tới khi khô giòn (cắn giòn không dính răng), khi độ ẩm còn 12% thì đưa vào bảo quản. Những ruộng làm giống thì cần khử lẫn, loại bỏ những cây xấu bị bệnh. Cần chọn và thu cây đẹp, đúng chúng loại giống, không sâu bệnh, quả chín đều. Không phơi trực tiếp xuống sân gạch mà ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống. 2. Bảo quản Tuỳ theo cơ sở vật chất có được mà có điều kiện bảo quản khác nhau. Thường sau khi phơi khô 2-3 giờ thì đưa vào bảo quản trong chum, vại hoặc bao tải đã được vệ sinh sạch sẽ. Chum, vại đựng đậu giống phải đựng đầy, có biện pháp chống ẩm. Kho giống phải khô ráo, thoáng, có chất cách ẩm, giống xếp cách trần 30-40 cm./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc rau hữu cơ - MĐ03: Trồng rau hữu cơ
104 p | 579 | 261
-
9 kinh nghiệm sản xuất rau trong mùa mưa
7 p | 110 | 33
-
Những kỹ thuật trồng bắp thu trái non
7 p | 146 | 25
-
Hiệu quả sản xuất cây ớt trong mùa mưa
3 p | 147 | 24
-
Kinh nghiệm trồng củ đậu xen canh gối vụ
5 p | 118 | 21
-
Bọ xít mướp (Aspongopus fuscus)
2 p | 189 | 13
-
XÉN TÓC ĐỤC THÂN Ở CÂY SA-BÔ-CHÊ
2 p | 114 | 11
-
Mô Hình “Trồng Cam Xen Ổi”
5 p | 130 | 9
-
MÔ HÌNH TRỒNG HẸ XEN CANH VỚI CÂY RAU ĂN LÁ KHÁC
4 p | 132 | 8
-
Phát triển rau hoa kim châm
3 p | 93 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn