intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm báo thời kháng chiến

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

80
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những chuyến công tác bằng xe đạp Năm nay đã ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hi, đầu bạc trắng, nhưng khi ngồi cùng đoàn nhà báo kể về một thời làm báo kháng chiến, nhà báo Hữu Thọ vẫn như truyền lửa qua từng câu chuyện cho thế hệ nhà báo trẻ tiếp bước. Với hàng chục năm làm báo từ những ngày kháng chiến chống Pháp, những năm tháng ấy trong ông là chuỗi kỷ niệm về những chuyến đi công tác về cơ sở để viết bài. “Cuộc đời làm báo của tôi chỉ gắn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm báo thời kháng chiến

  1. Làm báo thời kháng chiến Những chuyến công tác bằng xe đạp Năm nay đã ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hi, đầu bạc trắng, nhưng khi ngồi cùng đoàn nhà báo kể về một thời làm báo kháng chiến, nhà báo Hữu Thọ vẫn như truyền lửa qua từng câu chuyện cho thế hệ nhà báo trẻ tiếp bước. Với hàng chục năm làm báo từ những ngày kháng chiến chống Pháp, những năm tháng ấy trong ông là chuỗi kỷ niệm về những chuyến đi công tác về cơ sở để viết bài. “Cuộc đời làm báo của tôi chỉ gắn với báo Nhân Dân chứ không gắn với báo nào khác. So với bây giờ, thời làm báo của chúng tôi khác xa lắm”, nhà báo Hữu Thọ tâm sự. “Thứ nhất là khởi điểm văn hóa của chúng tôi ngày đó rất thấp. Thời điểm chúng tôi thoát ly gia đình đi công tác, nếu tính như bây giờ là vẫn chưa học hết bậc trung học, thì đã phải “xếp bút nghiên lên đường đánh Mỹ”. Vì vậy, sau này khi đi công tác cái gì chúng tôi cũng phải tự học, tự bổ sung kiến thức cho mình. Điều thứ hai là khi bước chân vào làm báo, lúc đó vẫn chưa hề có một cơ sở nào đào tạo viết báo cả, thế nên chúng tôi phải tự học hỏi lẫn nhau, học những người đi trước rất nhiều. Trong khi đó, điều kiện vật chất còn khó khăn, đến xe đạp cũng không có”. “Mỗi lần đi công tác phải xuống gặp ông trưởng phòng hành chính mượn xe đạp công. Tôi còn nhớ như in, chiếc xe đạp biển xanh số hiệu AA0 Anpha. Cái xe đó là xe của Hungary mà người Hungary rất cao, còn tôi thì không cao lắm nên mỗi lần đi công tác là như phải “bò” trên chiếc xe. Nhưng mỗi chuyến đi đó với tôi chính là một dịp để quan sát thực tiễn. Chưa bao giờ tôi đi một ngày mà viết được
  2. một bài, ít nhất là phải một tuần ăn ngủ tại cơ sở. Điều kiện vật chất hồi đó khó khăn lắm, song hoàn cảnh ấy cũng khiến những người làm báo phải tự học nhiều và cũng có điều kiện “la cà” khắp nơi, về các cơ sở để thấy được những thực tiễn đời sống kháng chiến của dân tộc”, nhà báo Hữu Thọ vui vẻ kể lại. Và qua lời kể của ông, chúng tôi cũng biết được rằng, trong những năm kháng chiến ấy, phóng viên phải có sức khỏe. Đi ra chiến trường, mặt trận chụp ảnh, viết bài phải đi bộ hàng tuần, có khi hàng tháng là chuyện thường. Phóng viên không chỉ đi lấy tin viết bài mà còn phải làm công tác hậu cần, tự chăm lo cho cuộc sống của bản thân, tự trồng rau, nuôi lợn. Lúc đó, hình ảnh những người làm báo không chỉ gắn liền với cây bút và trang sách mà còn gắn với cái cuốc, những mảnh vườn rau, ao cá. Phút hòa bình trên đất Thái Nguyên Đi cùng đoàn nhà báo, còn có nhà báo lão thành Hồng Hà, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân. Ông cũng từng làm báo Cứu Quốc (tiền thân của báo Đại Đoàn Kết từ những năm đất nước còn kháng chiến). Kỉ niệm sâu sắc nhất trong ông về những ngày tháng đó là những ngày tháng chuẩn bị cho hội nghị quân sự Trung Dã và cảm giác về phút hòa bình đầu tiên trên mảnh đất Thái Nguyên. “Khi đó địch và ta thỏa thuận tiến hành hội nghị quân sự Trung Dã bàn về vấn đề đình chiến và tiếp quản của quân đội Pháp ở Hà Nội. Chúng tôi được phân công phụ trách công tác báo chí của toàn đoàn do thiếu tướng Phan Tiến Dũng dẫn đầu đi từ Định Hóa về đến thị xã Thái Nguyên. Nếu những lần đi công tác trước đây toàn phải đi bộ vào ban đêm trong rừng thì sáng ngày 26/6/1954 lần đầu tiên trong kháng chiến chúng tôi được đi giữa ban ngày và đi bằng ô tô, có thể nói là sung sướng vô cùng”, nhà báo Hồng Hà chia sẻ. Ông còn nói: “Thị xã Thái Nguyên chính là nơi được hưởng hòa bình sớm nhất cả nước trong những năm kháng
  3. chiến, vì bắt đầu từ hôm đó Pháp cam kết ngừng ném bom và bắn phá dọc đường từ Thái Nguyên xuống Trung Dã. Lúc đó, đoàn đàm phán của mình không phải đóng ở Phổ Yên mà đóng ở Tân Tiến (nay là xã Tân Phú – PV), cả thôn đó và những thôn xung quanh đều là chỗ làm việc của đoàn đàm phán. Đồng bào ở đây rất tốt, họ nhường hết nhà cửa cho chúng tôi ở, làm việc…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2