intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lam Y Nữ Hiệp

Chia sẻ: Nguyễn Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1254

146
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một phần truyện trong Giang Hồ Kỳ Văn, miêu tả cuộc đời chiến sĩ giang hồ của nữ hiệp kỵ phách áo lam Chu Tú Anh dưới thời Vĩnh Lạc vương, tức vua Thành Tổ triều Minh Nàng là người Hoa Bắc, sanh quán thuộc Tề Nam phủ, tỉnh Sơn Đông cùng bào huynh là hiệp khách Đơn Đao Chu Đức Kiệt, du hành xuống Giang Nam, Giang Đông. Trong cuộc du hiệp đó anh em nhà Chu gia ra tay cứu độ dân lành, diệt trừ tham quan ác bá, trổ công phu võ thuật trong nhiều trận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lam Y Nữ Hiệp

  1. vietmessenger.com Tề Phong Quân Lam Y Nữ Hiệp MỤC LỤC 1. Trấn Giang thành, Tham Hoa Quỷ lộng quyền cha cợt gái 2. Giở thói trăng hoa, Ngũ thử lầm trang nữ kiệt 3. Phong lầu, Phàn gia mộ người nghĩa hiệp 4. Bênh con hư, Dương Trường Hỷ truy nã người ngay 5. Nhận đao Thái Bảo, táng đởm Dương tổng trấn 6. Khẩu Phật tâm xà, Hắc Đầu Đà trổ ngón 7. Tàng Xuân viện, trinh nữ thoát vòng kiềm tỏa 8. Mất người ngọc, đầu đà trở lại Chiêu Dương lộ 9. Cả lòng tin bạn, Pháp Huyền đại sư vong mạng 10. Loạn náo Hoàn Gia quán, quái khách anh hùng gặp gỡ 11. Tứ tuần đại khánh, Trương viên ngoại thết dị nhân 12. Múa lê thương, Trương Tam Nương thử thách anh hùng 13. Vô tình kẻ cũ gặp thù xưa 14. Đả Vô Thường Xích Quỷ, Đức Kiệt cứu người hoạn nạn 15. Thanh Dương hồ, Mộng Hoa Vương mang nhục 16. Duyên kỳ ngộ, Thái Phượng đẹp duyên cùng Tào Chí 17. Giữa tiệc, Đức Kiệt Lam Y biểu diễn Phong Vũ đao 18. Sơn Phu điếm, Chu song hiệp lầm tiệc thịt người 19. Duyên gặp đạo sĩ, Đới Vĩnh Khang luyện võ thuật 20. Thiên bất dung gian, Xích Hoa viện bị hỏa thiêu 21. Tìm dấu ngựa rừng trong Xuyên Lâm ổ 22. Nhập chốn thâm cung, si mê Hoàng hậu 23. Núi Long Sơn tự, Thượng Thái truyền nghề 24. Vô Địch tướng quân hiện thân dạy võ 25. Quyết hại anh hùng, Ân Định mạng vong 26. Vào chốn thâm cung, Nữ hiệp gặp Lan Anh 27. Tiên Long trấn, Hà Tiên Cô cho thuốc 28. Giở thói dâm tà, họ Hồ manh tâm thù oán 29. Giả khách tu mi, Nữ hiệp thăm kỹ viện 30. Thắng gia bảo, Tam hiệp trừng trị cường hào 31. Đả thiết ngưu, mỹ nam tử rời Tam Môn cốc
  2. 32. Nhờ hiệp khách phận hàn, Tề quân tặng báu kiếm 33. Gặp người bị nạn, trưởng lão tìm ra Tiêu Nhục Diệp 34. Hiến mưu lập kế, Trại Mạnh Thường quyết giúp Quân vương 35. Triệu tập tướng binh, Kim Lăng cờ xí ngập trời 36. Dùng sắc mê hồn, Đường Trại Nhi ru hồn Ngũ hổ 37. Huyết thắm phủ vương, cung môn tử chiến 38. Làng Thanh Phiêu, mãnh hầu bắt tiểu nhi 39. Nhận giúp Thiết Xích, Tam hiệp qua đất Trường Sa 40. Cứu người lành hiệp khách thám hiểm Vạn Đại Sơn 41. Tiệc yến linh đình, hiệp khách anh thư phỉ nguyện 42. Đội lốt danh gia, cường tặc cướp ngọc Lam Vân 43. Bị khốn Ngao Sơn Đầu, tướng binh nếm mùi thất trận 44. Gặp Nụy khấu bao vây, kẻ thù thành bằng hữu 45. Sóng động biển khơi, người và cá đua tranh 46. Tìm kiếm kho tàng, Tam hiệp xuất công vào núi Dịch giả: Trường Giang Mạnh Vũ Lời nói đầu LAM Y NỮ HIỆP là một phần truyện trong Giang Hồ Kỳ Văn, miêu tả cuộc đời chiến sĩ giang hồ của nữ hiệp kỵ phách áo lam Chu Tú Anh dưới thời Vĩnh Lạc vương, tức vua Thành Tổ triều Minh Nàng là người Hoa Bắc, sanh quán thuộc Tề Nam phủ, tỉnh Sơn Đông cùng bào huynh là hiệp khách Đơn Đao Chu Đức Kiệt, du hành xuống Giang Nam, Giang Đông. Trong cuộc du hiệp đó anh em nhà Chu gia ra tay cứu độ dân lành, diệt trừ tham quan ác bá, trổ công phu võ thuật trong nhiều trận ác chiến vô cùng rùng rợn, đem phần thắng về cho Công lý Giang Hồ Kỳ Văn vốn là một pho võ thuật trường thiên được các độc giả trung quốc ham chuộng từ năm. Tiếc thay, sau thời chiến tranh Trung Nhật bổn chánh của pho võ thuật quí báu này bị thất lạc một phần thứ nhất viết về gia đình họ Chu ở đất Sơn Đông và hai nhân vật Chu gia tại đất Sơn Đông và hai nhân vật Chu gia này kể từ lúc khởi luyện tới kinh thành tài và nổi danh ở Bắc Hiệp Chúng tôi hiện đang sưu tầm tiếp tục hoàn tất pho Giang Hồ Kỳ Văn để lần lần sẽ cống hiến bạn đọc. Không lẽ hữu thư vô truyền, vậy nên cho in trước tập LAM Y NỮ HIỆP để độc giả thưởng lãm trong buổi trà dư tửu hậu. TRƯỜNG GIANG MẠNH VŨ. VÀI HÀNG GIỚI THIỆU
  3. Trước đây, chúng tôi có ấn hành pho truyện LÃ MAI NƯƠNG. Quí vị đã đọc LÃ MAI NƯƠNG, hẳn QUÍ VỊ đã thích thú câu chuyện giang hồ hiệp khách hấp dẫn của tác giả Tề Phong Quân; đã say mê lời dịch lưu loát, truyền cảm của; đã vừa lòng đẹp ý lối trình bày sáng sủa của Nhà xuất bản Thế kỷ. Nay chúng tôi xin tiếp tục cống hiến QUÍ VỊ một tác phẩm thật hay, cũng của tác giả Tề Phong Quân và dịch giả, một bộ truyện giang hồ võ thuật kỳ tình của Trung Quốc dưới triều Minh thành tổ. Đó là LAM Y NỮ HIỆP Đọc LAM Y NỮ HIỆP để biết tài nghệ thuật tuyệt luân của các nhân vật sau: 1. ÂU DƯƠNG BÍCH NỮ - sư tổ sáng lập của Thiếu Lâm bắc phái (phái của Cam Tử Long trong truyện LÃ MAI NƯƠNG) 2. Đơn Đao CHU ĐỨC KIỆT, có đường kiếm Chu gia lưu truyền, sư tổ của phái Côn Luân 3. Lam Y nữ hiệp Chu Tú Anh, sư tổ sáng lập của phái Nga Mi sơn Đọc LAM Y NỮ HIỆP để tìm hiểu cây kiếm báu của thời Xuân Thu, và hậu quả đau thương của người luyện kiếm Trảm Thư Hùng và Trảm Lư Hùng, đã bị Sở Bình Vương giết chết hòng giữ bí mật về thuật luyện kiếm báu... Với nội dung phong phú, trình bày đẹp đẽ, lại thêm nét thần tình của chính dịch giả tô điểm các phụ trang chúng tôi tin rằng LAM Y NỮ HIỆP sẽ không phụ lòng Quí vị đã chiếu cố. Kính. Nhà xuất bản thế kỷ Hồi 1 Trấn Giang thành, Tham Hoa Quỷ lộng quyền cha cợt gái Dương Tử giang, Đàm đề đốc mừng quốc khánh duyệt binh Kể từ đời Chu Nguyên Chương đánh đuổi giặc Nguyên Mông Cổ thâu phục lại sơn hà Hán tộc, lập quốc lấy hiệu Minh Thái Tổ, thì năm nào cũng vậy, cứ tới rằm tháng Giêng là ngày Thái Tổ thể quốc, toàn thể Trung Hoa từ thành thị tới thôn quê đây đâu cũng đại hội hoa đăng mừng ngày quốc khánh. Toàn dân nhà nào cũng yên tiếc ca múa xênh xang, treo đèn kết, cờ xí tung bay muôn hồng ngàn tía trước gió xuân tươi. Thêm vào đó, mọi người còn đang ngây ngất về tết Nguyên Đán, các tiết liên gian nhân thế được kéo dài, tưng bừng náo nhiệt vô cùng. Tài tử giai nhân dập dìu, ngựa xe như nước, làn sóng người cuồn cuộn trên các ngã đường hướng về những nơi có chùa chiền miếu tạo dâng hương rằm tháng Giêng, trước là cầu phúc sau là dự các cuộc vui chơi buổi xuân về. Từ mọi nơi xa gần, những tay giang hồ tài tử mãi võ cũng nhân dịp này kéo về các thị trấn phô diễn tài nghệ kiếm tiền thưởng đầu năm của khách nhàn du.
  4. Thực khách đông nghẹt tửu quán, trà đình tiếng cầm ca vang vọng chốn ca lâu. Thị trấn Trấn Giang, thủ phủ của đất Giang Tô, trên bến dưới thuyền, dân cư đông đảo, tấp nập phồn thịnh, nhà nào cũng chăng đèn lết hoa màu sắc lung linh. Từ ngọn Giang Đầu sơn nhìn xuống, toàn thể Trấn Giang như là một thành hoa muôn sắc, nhất là dinh quan Thủy sư Đề đốc và quan Tổng trấn, ngoài đèn kết hoa treo còn muôn ngàn cờ xí tung bay trước gió. Trên hai vọng lầu cao ngất, phấp phới hai lá cờ cực lớn. Cờ bên Thủy sư Đề đốc màu xanh chữ đỏ đề ba đại tự "BÌNH THIÊN HẠ". Cờ bên Tổng trấn màu đỏ chữ kim tuyến lóng lánh "ĐẠI MINH VẠN TUẾ"... Thủy sư Đề đốc Trấn Giang, họ Đàm tên Bá Phúc, là cháu đích tôn của Đàm Bá Thành một vị công thần theo Minh Thái Tổ từ lúc mới bắt đầu khởi nghĩa có công đại phá thủy quân Nguyên triều... Sẵn có dòng máu trung nghĩa trong huyết quán, Đàm Bá Phúc là một tay lương đống triều Minh, lãnh trọng trách xuất mặt thủy tại Trấn Giang trên cửa sông Dương Tử, được quần thần kính nể. Tánh tình cương trực liêm khiết khoan dung nên binh tướng và toàn thể Trấn Giang rất trọng mến... Trái lại với Đàm Bá Phúc, quan Tổng trấn họ Dương tên Trường Hỷ cậy mình là cháu vợ Thái sư Trần Chí Hòa, thường hành động khiến dân chúng phải ca thán... Dương Trường Hỷ thấy Đàm Bá Phúc được mọi người kính mến thì có ý ghen tị, bởi vậy tuy là bạn đồng liêu, nhưng hai người không ưa nhau. Trừ những buổi gặp mặt công khai vì lẽ công vụ, họ không hề cùng nhau giao hảo với tư cách bạn đồng triều. Thật ra thì tư cách Dương Trường Hỷ không đến nỗi nào nếu họ Dương không bênh đứa con quá lộng hành. Nguyên quan Tổng trấn hiếm hoi, năm ấy đã trên 50 tuổi mà chỉ sanh được hai đứa con, một trai là Dương Tấn Đình, một gái là Dương Mỹ Vân nên vợ chồng Dương Trường Hỷ quí báu nuông chiều vô hạn. Dương Tấn Đình được nương chiều quá đỗi thành ra lêu lổng ngay từ bé, không chịu học hành quen sống trong gấm lụa núi vàng đồi bạc xa hoa của hạng kim chí ngọc điệp nên đã biết mê luyến chơi bời ra vào nơi ca kỹ từ năm tuổi. Hiếm con muốn có cháu sớm, vợ chồng Tổng trấn cưới vợ cho Dương Tấn Đình từ năm y 18 tuổi. Nhưng Dương Tấn Đình trác táng sớm nên cũng không đẻ chi cả. Tới năm 23, Tấn Đình nạp thêm hai tỳ thiếp nữa cũng vẫn không có con. Tuy đã có tới ba bà vợ, Dương Tấn Đình mau chán, mặc vợ ở nhà phòng khuê lạnh lẽo, ngày đêm mải miết truy hoan, tụ tập một số thanh niên công tử đồng hạng và một bọn vệ tướng, tên nào cũng như hùm beo lang sói, ra đường hễ thấy phụ nữ nào sắc đẹp vừa ý là trêu ghẹo, bắt đi gian dâm hãm hiếp cho kỳ được mới hả lòng. Cái trò quan lớn thế dư lực đủ, tiền vung như rác nên có lắm kẻ a dua xu nịnh, Dương Tấn Đình lại càng vênh vang tự đắc coi trời bằng vung không biết kiêng nể ai hết.
  5. Hơn nữa, Dương phu nhân thương con, việc gì cũng che đậy giấu diếm. Dương Trường Hỷ thấy con tụ tập bạn bè, vệ tướng đông, lúc nào ở nhà thì lại hoa côn, múa đao quyền cước ra sức đua tài, yên trí rằng Dương Tấn Đình ưa chuộng võ nghệ nên cũng mặc không để ý tới. Chỉ khổ dân chúng bị quấy nhiễu chịu muôn cay ngàn đắng mà không dám hé miệng kêu vang nơi đâu. Gia đình nào có vợ, con bị Dương Tấn Đình giam hãm biết điều chịu nhục im miệng thì không sao, nhưng người nào khẳng khái vào đơn khởi tố thì trước sau lá đơn cũng tới tay Dương Tấn Đình, vì lẽ các quan hạ thuộc đều được "Đại công tử" mua chuộc. Thế là Tấn Đình phái bộ hạ đến tận nhà hỏi tội, đánh đập có khi tới vong mạng hay mang tội lao tù cũng chưa biết chừng. Bởi vậy ở Trấn Giang, ai cũng gọi Dương Tấn Đình là "Tham Hoa Quỷ", nghĩa là thằng quỷ hiếu sắc. Hằng ngày tụ tập với Dương Tấn Đình có mấy thanh niên trạc tuổi ấy như Hoa Tử Năng, con của Hoa tham tướng, Diệp Phước Hoa, Huỳnh Việt Ấn là con hai tay cường hào, tiền của như nước ở Trấn Giang. Còn một tên nữa ăn ở liền trong phủ Tổng trấn với Dương Tấn Đình, nhất nhất đều do Tấn Đình và Hoa Tử Năng, Diệp Phước Hoa, Huỳnh Việt Ấn bao, thân hình gầy ốm mặt chuột mắt ti hí, tên là Tạ Kỳ Quang chuyên môn nịnh hót. Hắn thường la cà chỗ nọ chỗ kia, hễ thấy nơi nào có phụ nữ đẹp là về hót với "Đại công tử", làm quân sư bày mưu hiến kế gian đoạt. Ở Trấn Giang ai nấy đều ghét tên thầy dùi này nên đặt tước hiệu cho y là Trư Diện Thử. Chính Trư Diện Thử đã tìm ra bốn vệ sĩ giới thiệu cho Tham Hoa Quỷ Dương Tấn Đình. Tên thứ nhất là Ngô Định, biệt hiệu Trường Vĩ Thử, quen dùng cây côn bịt đồng. Tên thứ hai là Triệu Quang Tân, biệt hiệu Thanh Mao Thử, thiện dùng cặp roi. Tên thứ ba là Mai Quí, biệt hiệu Bạch Túc Thử, dùng đoản đao. Tên thứ tư là Phàn Thuận, biệt hiệu Phong Hỏa Thử, thiện dụng cây đoản phủ. Cả bốn tên dương dương tự đắc, cậy thế Đại công tử không coi ai ra gì cả. Chúng họp với Tạ Kỳ Quang thành năm người rất đắc lực cho Dương Tấn Đình nên người Trấn Giang gọi chúng là Dương gia ngũ thử. Bọn Dương Tấn Đình, Hoa Tử Năng và Diệp Phước Hoa còn chung tiền lập một ngôi tửu lầu ở ngay mé sông trang nhã nhất Trấn Giang, đặt tên Xuân Phong quán. Hàng ngày, chúng kéo nhau tới đó chè chén. Mỗi khi bắt được phụ nữ nào thì chúng đưa ngay xuống thuyền chở, ra mé sau Xuân Phong quán đưa lên ở tầng lầu trên hành lạc. Từ khi Xuân Phong quán được thành lập, Dương Tấn Đình ủy cho Tạ Kỳ Quang làm quản lý và ở liền đó. Tuy Xuân Phong quán trang nhã lịch sự thật nhưng người Giang không một ai tới đó ăn
  6. uống, sợ cháy thành vạ lây, vả nên họ cũng không ưa họ Dương. Cho nên tại đây khách hàng phần nhiều là những người từ xa đến. Trái lại với anh là Dương Tấn Đình, Dương Mỹ Vân năm ấy tuổi thùy mị đoan trang, nàng đẹp dịu dàng, dáng mặt tiểu thư khuê các, suốt ngày may vá thêu thùa bên mẹ. Dương phu nhân tuy buồn về con trai bất tử, nhưng thấy Dương Mỹ Vân ngoan ngoãn hiền lành thì cũng đỡ phiền muộn được phần nào. Những lộng hành của Dương Tấn Đình, Đề đốc Thám Bá Phụ đều được biết rõ, nên định bụng sẽ cho chúng một bài học hay nếu chúng động tới nhân viên bên phủ Thủy sư Đề đốc. Nhưng theo lời khuyên của Tạ Kỳ Quang, không bao giờ Dương Tấn Đình động chạm với người bên phủ Thủy sư cả cho nên họ Đàm cũng không thể căn cứ vào lẽ gì trừng phạt Dương Tấn Đình. Theo niên lệ, sáng hôm quốc khánh, có cuộc thao diễn thủy quân trên Dương Tử giang. Suốt mé sông dọc thành Trấn Giang, cờ xí cắm ngập trời, dân chúng kéo ra bờ sông coi cuộc biểu diễn rất đông đảo. Quan Thủy sư Đề đốc, quan Tổng trấn và các hàng tướng tá phụ cận đứng cả trên nhà thủy tạ có chiếc nhu kiều nối liền với soái thuyền. Các chiến thuyền nhiều như lá tre đậu thành hàng rất nghiêm chỉnh ở hữu ngạn sông Dương Tử. Thuyền sơn đen kịt. Quân lính từng đoàn màu cờ và màu quân phục khác nhau chia ra bốn phương bảy hướng theo bát quái. Chấn, Đoài màu trắng. Khảm màu xanh, Cấn màu đen, Tốn màu đỏ, Kiến màu tía, Ly màu xanh dương, Khôn màu vàng. Ba hồi trống, ba hồi chiêng dứt, Đàm Bá Phục nai nịt giáp đồng màu đen, Dương Trường Hỷ mang triều phục màu đỏ xám từ thủy tạ qua nhu kiều xuống chiếc soái thuyền to lớn. theo sau là các hàng tướng tá. Đàm Bá Phục uy nghi leo lên vọng lầu nhìn khắp cả một lượt truyền linh cho viên tướng đứng bên. Lá cờ lệnh đuôi nheo màu trắng được kéo lên đứng dưới lá cờ "Soái" đỏ thắm. Tức thì đoàn chiến thuyền Chấn, Đoài xạ quân áo quần trắng, cung tên đỏ theo hàng tám tiến lên đi đầu. Chừng nào đoàn xạ quân tiến gần hết, lá cờ xanh được kéo lên cột buồm thay thế cờ trắng. Theo màu lịnh, đoàn chiến thuyền chữ Khảm cờ và quân phục xanh từ từ tiến nối đuôi đoàn trên. Đó là Đoàn Xung phong, quân lính toàn dùng trường thương. Lần lượt đến các đoàn Cấn Tốn hai màu đen, đỏ dã chiến quân lính dùng mộc và đoản đao. Đoàn Càn màu tía, Câu liêm sang. Đoàn Ly xanh dương, Kinh quân đoản kích. Sau cùng là đoàn Khôn màu vàng, thuyền độc mộc, Tiềm thủy quân là thứ quân lành nghề lặn dưới
  7. nước để đục thuyền địch. Đoàn hải thuyền diễn ra trên sông Dương Tử cờ xí rợp trời, gươm đao sáng quắc, uy nghiêm tề chỉnh. Một tiếng pháo nổ vang. Chiếc Soái thuyền đen kịt, to lớn bắt đầu chuyển lái, vô mái chèo nhịp nhàng khua nước đưa chiến thuyền khổng lồ đó theo các đoàn thuyền trước. Xa trông toàn thể đoàn hải thuyền như một con rết khổng lồ đang lướt trên mặt nước xanh mờ. Dân chúng trên bờ sông hoan hô vang dậy, pháo đốt rung chuyển cả khu thành Trấn Giang, xác pháo toàn hồng rụng đầy trên mặt nước như những cánh bông đào tỏa rơi trước gió... Hồi 2 Giở thói trăng hoa, Ngũ thử lầm trang nữ kiệt Ra tài võ dũng, Song hiệp phá lầu Xuân Phong Dưới mấy gốc cây liễu Trà Hương quán dựng sát cửa đông ngoại thành trên bờ sông Dương Tử, đứng lẫn vơi mọi người trong quán, một trai vóc người tầm thước ngoài ba mươi tuổi, diện mạo phương phi tuấn tú, gọn gàng trong bộ võ phục màu huyền, tóc búi ngược, lưng đeo cây đao lớn và một gái mặt trái xoan, nước da hồng mịn màng như trái đào mắt phượng xếch ngược, đôi môi thắm tựa cánh hường. nàng uy nghi gọn gàng trong bộ võ phục màu lam sậm, tấm khăn nhiễu đồng màu quấn chặt lấy làn tóc mây đen lánh kết múi rủ bên tai gài chiếc ngù trắng như bông. Thiếu nữ ấy tuyệt đẹp, đẹp tuyệt trần. bộ võ phụ gọn gàng lam sậm càng tôn nước da ửng hồng khiến nàng đẹp chẳng khác chi tiên nữ mới hạ giáng trần gian... Nhưng cặp mắt phượng đen lánh xếch ngược long lanh như tỏa muôn ngàn hào quang kia đã biến sắc đẹp tầm thường khuê các thành nét đẹp uy dũng anh thư... Nhất là thanh trường kiếm gài tráo lồ lộ trên tấm lưng ong thắt đáy, hai giải lụa tía buộc trên đốc kiếm phớt phơ trước gió nhẹ bên sông, biểu dương vị gia nhân tuyệt sắc ấy ắt có một bản lĩnh phi thường. Hai người đó là nhân vật nào? Cứ nhìn kỹ trên đầu đai lưng bỏ múi của họ, ta sẽ thấy chữ "Chu" thêu bằng kim tuyến trắng theo kiểu triện. Vâng. Đó là đôi giang hồ hiệp khách, danh vang đất Bắc thời bấy giờ quán tại Sơ đông, Bình Dương huyện, du hành xuống miền Nam, Anh em Đơn Đao Chu Đức Kiệt và Lam Y nữ hiệp Chu Tuấn Anh. Anh em Chu gia tới Trấn Giang vừa trúng kỳ lễ Quốc Khánh. Chu Tuấn Anh nhìn mấy chiếc nhạn ban lửng trên nền trời xanh lơ, khanh khách nói : - Miền Nam khí hậu ấm áp, cây cỏ xanh tươi, trăm hoa đua nở, cảnh sắc lung linh đẹp tệ. Chu Đức Kiệt nhìn em, mỉm cười. - Bởi cảnh sắc ấy nên bữa nay hiền muội có lời nói như thơ...
  8. - Chà hiền huynh giễu làm chi. Thành Trấn Giang kia rồi, trên bến dưới thuyền sầm uất quá chừng. - Ta vào thành hay trọ ngoài bến. - Trọ ngoài bến tiện hơn. Tìm Quán thanh lịch vắng vẻ. Hai người buông lỏng cương ngựa đi suốt dọc mé sông. Thành ngoại, phố xá cũng tấp nập đông đúc. Dưới bến thuyền đậu như lá tre, trên ngọn cột buồm cờ bay phấp phới muôn màu. Ra khỏi khu sầm uất, Chu Đức Kiệt lấy roi ngựa chỉ : - Hiền muội có ứng ý tửu quán ở phía xa kia không. Nơi có hàng liễu rủ... Chu Tuấn Anh gật đầu : - Hiền huynh khéo chọn lắm, quán ấy có phần u nhã. - Ta tới đó xem sao. Hai người thẳng tới cổng quán buộc ngựa vào gốc liễu. Trên lá chiêu bà đuôi nheo màu thiên thanh, anh em Chu gia thấy ba chữ thêu: "Trà Hương Quán". Giữa sân có hai cây trà lớn, lá um tùm xanh biếc làm nổi bật những chùm hoa đỏ ối. Tửu bão từ trong quán chạy ra vái chào. - Kính chào nhị vị khách quan, quán chúng tôi rộng rãi sạch sẽ lắm. - Có phòng trọ không. Tàu ngựa có cỏ non. - Bẩm phòng trọ trên lầu chắc sẽ được quí khách ưng ý... Còn tàu ngựa, bản quán có thứ Thanh Mã thảo rất hợp với tuấn mã từ xa tới. - Được lắm! Cho ngựa vào, trông nom cẩn thận sẽ có thưởng. Tửu bảo vâng dạ dắt ngựa qua sân ra lối sau. Đức kiệt, Tuấn Anh đủng đỉnh bước vào sân, nhìn mấy cây trà, rồi vào thẳng quán. Chủ quán đón tiếp ân cần. Trong quán ba thồi có người dùng bữa chiều. Chu Đức Kiệt nói : - Sửa soạn cho tôi hai căn phòng nhỏ thanh lịch liền nhau. - Dạ có sẵn rồi xin mời nhị vị lên lầu.
  9. Mấy người ăn hàng thấy anh em họ Chu nói giọng Bắc đều chăm chú nhìn. Hai người theo chủ quán lên lầu vào phòng đặt hành lý xuống bàn. Chủ quán nói : - Nhị vị tới Trấn Giang vừa dịp hội hoa đăng. Sớm mau có cuộc diễn hải quân lớn. Chu Tú Anh vội hỏi : - Diễn hải quân à? Ai diễn? Chủ quán đáp : - Thưa đây là địa điểm lớn lên có quan Thủy sư Đề đốc đóng dinh. Cuộc diễn binh sẽ dưới quyền điều khiển của người. Sáng mai, nhị vị chỉ cần ra sau phía bản quán là sẽ thấy các đoàn thuyền chiến qua khúc sông này, không cần chen chúc như ở bến trên kia. °°° Bởi thế quí vị độc giả mới thấy anh em Chu gia đứng dưới gốc liễu trên bờ sông Dương Tử cùng mọi người trong Trà Hương quán sau cuộc diễn thủy quân như đã nói ở trên. Chu Tú Anh hỏi Đức Kiệt : - Hiền huynh có nhớ tên lối diễn chiến thuyền vừa rồi quan Đề đốc điều khiển không? Đức Kiệt gật đầu : - Đó là thế trận "Bát quái thủy long" trong binh thư của Hán võ hầu. Quả thật oai dũng quá. Chủ quán tiến tới, nói : - Nhị vị khách quan ra nơi trung tâm bến chơi hay là vào than cũng được. Nội thành hay ngoại thành đều vui cả. Hành lý và khí giới xin cứ để lại bản quán. Tôi bảo đảm không hề suy suyển. Chúng tôi đã bốn đời ở đất này rồi. Hai người nhận thấy chủ quán thực thà nên nhìn nhau đồng ý, trở về phòng trao đao kiếm và hành lý gửi cho chủ quán, rồi mỗi người mặc thêm chiếc áo dài đủng đỉnh xuống lầu. Đức Kiệt, Tuấn Anh theo đường ra bến cửa Nam trà trộn vào đám đông người xem ngắm phố phường, la cà hết đường nọ sang phố kia nhìn không chán mắt. Tới chính ngọ, thấy đói bụng Chu Đức Kiệt : - Ăn cơm tại đây khỏi phải về Trà Hương quán, mất thì giờ. Chu Tú Anh mỉm cười gật đầu : - Ngu muội cũng nghĩ vật. Hiền huynh tìm tửu lầu nào ở bên có lẽ phong cảnh đẹp mắt hơn trong phố. Hai người lại la cà lần ra bến sông đi tới một nơi huê viên, cây lá xanh rờn mát mẻ. Nhìn lên
  10. thấy chiều bài đề lớn "Xuân Phong Quán". Đức Kiệt hỏi : - Vào đây nhé. - Dạ trang nhã lắm mà lại vắng người càng hay. Qua huê viên, hai người lên mấy bậc thềm vào quán bày trí cực kỳ sang trọng. Mấy tên tửu bảo vận chế phục đón khách vái chào. Phía trong cùng, một người trạc ngoại tam tuần đầu dơi, tai chuột, mắt nhỏ xíu nhìn ngang lanh như chớp, ngồi sau chiếc quầy lớn. Tú Anh đưa mắt nhìn Đức Kiệt, nhưng Đức Kiệt đã tiến thẳng vào dẫy hành lang phía trong, đi thẳng vào thủy đình dựng nhô hẳn ra trên mặt nước. Tú Anh đành theo sau. Thủy đình khá rộng rãi, xây hình lục lăng. Giữa thủy đình, hai thồi tiệc đã bày sẵn bát đĩa toàn đồ Giang Tây lịch sự. Bấy giờ Đức Kiệt mới quay lại hỏi Tú Anh : - Anh em ta ngồi đây xem cảnh Dương Tử giang luôn thể. Nói đoạn kéo ghế ngồi, Tú Anh ngồi theo. Nhưng hai tên tửu bảo đã từ nhà trong chạy ra. Một tên tiến tới trước Đức Kiệt nói : - Xin mời khách quan vào nhà trong, ở thờ này đã dành riêng cho Dương công tử. Đức Kiệt hỏi : - Thế còn thồi kia thì sao. Tửu bảo đáp : - Thưa Dương công tử giữ cả thồi. Chu Đức Kiệt khó chịu : - Thủy đình này rộng rãi có thể bày thêm hai thồi nữa cùng còn thừa chỗ. Bày thồi khác ở đây cho ta vậy nghe không. Tửu bảo lắc đầu : - Cũng không được. Thủy đình này dành riêng cho Dương công tử, người lạ không được vô đây.
  11. Từ nãy vẫn ngồi im, Chu Tú Anh giận lắm nhưng mặc cho anh xử trí. Đức Kiệt nổi giận đập bàn : - Ủa, mi nói vô lý, nếu dành cho công tử hay tiểu tử nào thời dán giấy cấm nhập có được không? Để khách hàng vào tới đây mới lên tiếng là nghĩa gì? Bộ tưởng ra không có tiền trả như công tử nào đó của nhà ngươi sao? Biết điều ra đem rượu thịt mau ta dùng, trái lại chớ có trách ta không biết khoan dung. Tên tửu bảo đương vò đầu bứt tai không biết làm thế nào thì người ngồi sao quầy ban nãy chạy vào hỏi : - Có việc gì vậy? Tên tửu bảo vội trình bày mọi sự. Người kia nhìn anh em Chu gia hồi lâu rồi đưa mắt mắng tửu bảo : - Ngươi không biết chi cả. Khách quan đã tới đây thì cứ để người an tọa, sao dám tự ý lôi thôi không hỏi ta? Biết điều cút ra ngoài kia ngay, kêu tên khác vào đây hầu. Nói đoạn hắn bước tới vái chào Chu Đức Kiệt nhăn nhở : - Xin khách quan vui lòng tha thứ tên tửu bảo này mới vô làm nên không biết gì. Trăm sự hoàn toàn tại tôi không chu đáo, khách quan lượng tỉnh cho. Hắn vừa nói vừa liếc nhìn Chu Tú Anh nhưng nàng tảng lờ nhìn ra phía sông. Hắn nói thêm : - Khách quan dùng thứ gì, xin truyền ngay cho tôi cũng được. Tuy khó chịu nhưng không lẽ trả lời thế nào trước những lời xin lỗi ấy, Đức Kiệt bèn gọi lấy mấy thức ăn. Người kia biên xong, trao thực đơn cho tửu bảo vái, chào một lần nữa mới lui ra. Chờ cho hắn đi khuất, Chu Đức Kiệt khẽ hỏi Tú Anh : - Hiền muội hãy ngồi đây, ngu huynh ra ngoài này một lát trở ngay. Tú Anh gật đầu không nói gì. Đức Kiệt đứng lên ra phía ngoài lúc thấy người ngồi quầy đang thì thào nói nhỏ với một tên tửu bảo, bảo nghe xong đi thẳng ra ngoài cổng quán. Phòng ăn ngoài lác đác có bốn năm thồi khách ăn uống. Chu Kiệt giả đò đi loanh quanh nhìn đó nhìn đây rồi trở vào thủy đình. Chu Tú Anh mỉm cười khi thấy Chu Đức Kiệt trở vào : - Xuân Phong quán này trang nhã lắm, nhưng có tên ngồi quầy mại ti tiện gian giảo quá đỗi. Không khéo đây là một tửu quán của vương tôn công tử nào lập ra để lấy chỗ trú chân phóng đãng. Chu Đức Kiệt nhìn Tú Anh :
  12. - Ngu huynh đồng ý. Vừa rồi bắt gặp tên ngồi quầy nói nhỏ với tên tửu bảo đi đâu đó. Có lẽ đi gọi "công tử" của y chăng. - Như vậy càng hay. Để xem bọn vương tôn ấy có mấy tay mà ghê gớm thế. Đức Kiệt cười : - Chỉ tiếc trời và cảnh đẹp như thế này mà không được yên trí ăn uống mà thôi. - Chà! Nếu chúng biết điều thì càng hay. Bằng không cho chúng một bài học rồi ra quán khác ngồi cần chi. - Đâu có dễ dàng thế được. Nơi đây là trấn lớn, nếu bọn này cánh lớn, câu chuyện sẽ còn lai rai có hậu quả, chớ không ổn ngay đâu. Nhưng thôi, sẽ tùy cơ ứng biến. Đói bụng hãy ăn uống đã. Sở dĩ anh em Chu gia dùng tiếng Sơn Đông nói chuyện này nên mấy tên tửu bảo bày thồi nhỏ gần bên lan can không hiểu chi cả. Anh em Chu Đức Kiệt ra ngồi ở thồi nhỏ vừa bày xong. Bọn tửu bảo đem mọi thứ cần dùng tới, hầu hạ rất thành thạo và chu đáo. Lát sau rượu và mấy món ăn được đem lên khói thơm bốc nghi ngút như đơm vào mũi. Chu Đức Kiệt hỏi tửu bảo : - Rượu chi vậy? - Dạ cúc hoa tửu ạ! - Đổi đi, lấy Mai quế tửu lên đây. Tửu bảo vâng dạ chạy đi đổi lấy hồ rượu khác. Chu Tú Anh lấy chiếc ly ở thồi bên rót đầy đưa cho tửu bảo : - Uống thử ta coi. Tửu bảo lấy làm lạ, nhưng cũng nâng ly uống luôn một hơi cạn. - Thưa quí khách rượu này ngon nhất đất Trấn Giang. Chu Đức Kiệt ngắt lời : - Được rồi, cần thêm chi ta sẽ gọi. Nói đoạn rót rượu, hai anh em mời nhau nhấm nhót uống. °°° Nguyên tên ngồi quầy hàng là Trư Diện Thử Tạ Kỳ Quang. Lúc đầu chính hắn sai tên tửu bảo vào bảo bọn Chu Đức Kiệt ra khỏi thủy đình vì thật ra
  13. Dương Tấn Đình đã cho lệnh dành nơi đây trong mấy ngày lễ hội để bọn chúng tới uống rượu chơi. Tới lúc đó, Tạ Kỳ Quang liền chạy vào để ý thấy Chu Tú Anh đẹp thì y bèn đổi ý, vờ xin lỗi rồi sau đó sai người đi báo cho bọn Dương Tấn Đình biết là "mồi ngon" vừa vào quán. Âu cũng là một sự không may cho chúng vì Tạ Kỳ Quang không nhận ra sắc khí anh hùng của anh em Chu gia. Tên tửu bảo vừa qua cửa thành phía Nam vào phố Kỳ Du thì gặp ngay bọn Tham Hoa Quỷ Dương Tấn Đình đi ngựa, theo sau là bọn vệ sĩ giai nhân. Tửu bảo thưa lại mọi sự. Dương Tấn Đình mừng quá bảo bọn Hoa Tử Năng, Diệp Phước Hoa, Huỳnh Viết Ấn. - Thế này thì hay quá, mấy hôm nay đang buồn không biết làm gì cho qua thì giờ. Nào! Đi lẹ lên, xem sắc diện giai nhân ra sao. Cả bọn cùng thúc ngựa nhấn bước không mấy chốc đã tới Xuân Phong quán. Tạ Kỳ Quang ra tận cửa đón, vẻ mặt nịnh tâng công. Dương Tấn Đình hỏi : - Giai nhân đâu. Lão Tạ này khéo quá, phải hậu thưởng mới được. Ta đang nóng mặt gặp nàng. Tạ Kỳ Quang sung sướng gãi đầu, gãi tai : - Đó là cái hên của công tử, chứ tôi có tài cán gì đây. nhưng đừng có vội vàng, có một gã khỏe mạnh đi cùng với nàng. Hình như là hai anh em thì phải. Dương Tấn Đình cười tít : - Là anh thì đoạt em, là chồng thì đoạt vợ chứ sao. - Còn cái khỏe mạnh của nó có lo gì? Các vệ sĩ hùm beo của ta không dư sức khỏe sao? Bọn vệ sĩ được ca tụng, thích chí tên nào cũng hoa chân múa tay như muốn xô ngay vào moi gan kẻ nào đó dám cản đường công tử của chúng. Trường Vĩ Thử Ngô Định tiến ra trước, nói : - Một mình tôi cũng đủ đập bể sọ mười tên ấy rồi. Công tử hà tất mất công, để tôi đi đoạt giai nhân đem ngay lên lầu cho người vui đùa. Nhưng ở đâu hả Tạ huynh. Tạ Kỳ Quang vội xua tay : - Khoan, khoan! Hai người ấy đang dùng bữa ngoài thủy đình. Đừng có nóng nảy phải nghe tôi mới được. Hoa Tử Năng nói :
  14. - Ừ, thế lão ta định hành động thế nào. Tạ Kỳ Quang chậm rãi nói : - Bây giờ công tử và quí vị Hoa, Diệp, Huỳnh cứ thản nhiên vào Thủy đình giả đò như khách quen của quán này. Trong khi nhậu nhẹt thì cứ việc ngắm nhìn cô ả cho thỏa thích xem có vừa mắt không đã. nếu vừa ý, công tử cứ việc tống tình. Biết đâu cô ả chẳng tham giàu thấy công tử xa hoa sang trọng mê tít cù đèn! Lúc đó, ta cứ việc cho anh kia chút ít tiền để y đi nơi khác. Người ngọc sẽ lọt vào tay công tử một cách êm đềm đỡ tốn công dùng sức. vả lại đang ngày trọng lẽ, bọn ta chẳng nên làm huyên náo khinh động. thì giờ còn nhiều mà! Dương Tấn Đình cả cười : - À được rồi. Lão tạ chí lý lắm. Dù thèm nhỏ dĩa cũng nên theo lời khôn khéo ấy, Hoa, Diệp, Huỳnh ba nhân huynh vào Thủy đình với tôi. các vệ sĩ gia nhân nấp quanh đâu đó, nếu cần sẽ ra tay. Có khách vào ăn gì không lão tạ. Tạ Kỳ Quang đáp : - Dưới nhà có năm thồi, trên lầu cũng có sáu thồi. Công tử cứ vào Thủy đình đi, mọi sự sắp đặt ngoài này mặc tôi. °°° Mọi người qua huê viên vào trong nhà. Các khách ăn hàng trên bọn người y phục sang trọng đều chú ý nhìn. Họ toàn là người giàu có ở xa tới nên không biết bọn Dương Tấn Đình. người Trấn Giang không một ai dại dột vào Xuân Phong quán ăn nhậu. Dương Tấn Đình và ba người đủng đình vào thẳng Thủy đình ngồi bên thồi lớn đã bày sẵn bên tả. Các tửu bảo đầu cúi chào rạp xuống tận đất. Vừa an tọa đâu đấy thì theo mưu kế Tạ Kỳ Quang, bọn tứ thử vệ sĩ cùng vào theo ngồi ở thồi bên hữu. Khí giới dựng cả ngoài hành lang. Hai anh em Chu gia đang thong thả ăn thấy khách lạ vào, liếc nhìn thấy bốn người, diện mạo trai lơ bảnh bao, bốn người sau hung hăng côn đồ, biết ngay là bọn công tử vương tôn mất dạy, nhưng cũng thản nhiên ăn uống bình thường. Trái lại, Dương, Hoa, Diệp, Huỳnh, bốn người thấy vị nữ lưu ngồi đó quả là một tay tuyệt sắc giai nhân chưa từng được gặp bao giờ thì láo liên, trố mắt miệng đờ người ra nhìn như muốn nuốt sống cho đỡ thèm. Nhất là Dương Tấn Đình nuốt nước miếng ừng ực, miệng há ra như cá ngáo. Ba tên Hoa, Diệp, Huỳnh biết điều hơn chút đỉnh vì xưa nay mỗi khi áp bức phụ nữ, chúng đều phải nhường họ Dương "xơi" trước. chừng nào "đã rồi" mới tới lượt chúng. Cái trò theo đóm ăn tàn, bào giờ cũng bị lép vế vậy. Chúng đờ người ra tiếc. Tiếc không biết bao giờ mới tới lượt mình.
  15. Hoa Tử Năng rỉ tai ba bạn : - Tuyệt sắc quả là không chối cãi được, nhưng giai nhân gì mà chẳng xiêm áo như phụ nữ thường. Từ nãy chúng mải miết ngắm nhì mặt hoa da phấn họ Chu, nay nghe Hoa Tử Năng, mới nhận ra người đẹp mặc võ bào thiên thanh, quần bịt trong cặp ủng màu lam sậm mỏng gót bắc kiểu. Huỳnh Viết Ấn nói : - Chắc cũng biết vài ba quyền rồi lập di mang võ phục khiến mọi người phải chú ý tới nàng chứ gì. Diệp Phước Hoa nói : - Chắc là hai anh em khuôn mặt giống nhau lắm. Người anh cổ to vai lớn, quắc thước có thạo nghề chân cũng vận ủng võ theo lối Bắc. Dương Tấn Đình mê tít, nói gạt : - Chà! bề ngoài đó, tứ thử vệ sĩ còn mạnh hơn nhiều chỉ một quyền là đủ bể sọ tên đó, nếu y không biết điều. Tửu bảo bê rượu và các đồ nhấm lên bày la liệt cả hai thồi. Bọn Dương Tấn Đình nâng chén mời nhau. Tứ thử vệ sĩ cũng đứng cả lên nâng chén mời bốn người. Trường Vĩ Thử Ngô Định nói lớn : - Chúng tôi xin mừng công tử và ba vị mọi sự mau mau như ý... Cả tám người cùng cười ầm, uống một hơi cạn ly. Chúng ăn cười nói nhiều câu xa xôi ngụ ý. Dương Tấn Đình bã lả : - Trời! hão tửu thiên bôi, bất hữu mỹ nhân kế! Hoa Tử Năng nói : - Mỹ nhân có thiếu chi! Tửu bảo đi gọi tì muội ở ái vân lâu về đây ca hát nghe. Tửu bảo dạ vâng. Dương Tấn Đình vội xua tay : - Khoan! ta không ưa bọn son phấn đó, nhưng chỉ mong có một giai nhân tuyệt sắc dịu dàng. Nói đoạn, đưa mắt nhìn sang thồi họ Chu. Cả bọn bảy người vỗ tay hoan hô "Hảo ý, hảo ý". Vừa lúc đó, Tạ Kỳ Quang đi vào. Dương Tấn Đình kêu lớn :
  16. - A ha, lão tạ vào đây uống rượu cho vui nào. Hoa xuân đẹp, rượu xuân nồng, chẳng uống cũng phí cả xuân thì, ngồi đây mau. Tạ Kỳ Quang nhăn nhở bộ mặt chuột : - Hay! Quí vị có điều chỉ vui thế, cho phép tôi cũng xin ngồi hầu tiếp. Họ Dương nói : - Anh em cả mà! Ngồi xuống, uống đi! Rượu ngon, nhấm tốt, chỉ thiếu một nỗi. Tạ Kỳ Quang vờ hỏi : - Nỗi gì vậy Dương công tử. Dương Tấn Đình thở dài : - Mỹ nhân! - Cao sang như công tử thành Trấn Giang này ai không biết tiếng, thèm muốn. Lo chi vấn đề nhỏ nhen ấy cho bận tâm. Mọi người lại liếc nhìn sang thồi hai người, cười ầm ĩ. Từ nãy đến giờ, Chu Tú Anh đã liệu tính khó bề tránh, gây sự nên kiên tâm cười thầm ngồi nghe những câu đơn bạc. Trên bước đường giang hồ đây đó đã nhiều phen nàng nghe các lời đơn bạc này, nhưng có thế mới phân biệt được kẻ hay người dở trừ hại cho xã hội con người chứ! Chu Đức Kiệt cũng hiểu vậy. Thoạt tiên, chàng không mấy quan tâm, ăn uống như thường, chỉ tiếc nỗi trời trong gió mát, cảnh đẹp nhường này mà thời giờ thanh thản của anh em chàng bị bọn ô trọc quấy rầy. Nhưng dù sao lòng nhân nhượng cũng có chừng mực. Tới lúc bọn kia lả lướt, giở giọng khinh bạc quá đỗi thì chàng nổi giận, trừng mắt nhìn bọn chúng. Dương Tấn Đình cậy thế đông người, ha hả cười : - Chà! Hảo mỹ nhân! Hảo mỹ nhân! Tây Thi cũng phải nhường nét ngọc. Không nhịn được nữa, Chu Đức Kiệt lớn tiếng : - Tửu bảo. Tên tửu bảo hay thường xuyên thầy ấy chạy tới : - Dạ! khách quan cần dùng thứ chi. - Gọi chủ quán, ta cần hỏi mau. Như đã quen cảnh cậy thế chủ và cũng đã biết trước tình hình, tên tửu bảo buông xõng.
  17. - Chủ quán không thể ra được, còn đang bận hầu rượu Dương công tử. Đức Kiệt giận quá, trừng mắt. - Nếu không gọi y ra đây, ta dạy, ta bẻ quẹo mặt cẩu trệ của người ra sau lưng nghe! Bị cái nhìn mãnh lực như điện, tửu bảo tái mặt vội lùi lại mấy bước nhìn Tạ Kỳ Quang. Họ Tạ biết không thể đừng được nữa rồi, vội đẩy ghế đứng lên tới thồi hai người nhíu cặp mắt ti hí lại giả đò hỏi. - Khách quan cần dùng tôi có điều chi mà hung hãn vậy. Nên nhớ Xuân Phong quán này là của nhà họ Dương, dễ vào mà khó ra đó. Đức Kiệt thét : - Hỗn xược. Đồng thời vung tay tát trúng mặt Tạ Kỳ Quang "Bốp". Bị cái tát như trời giáng, Tạ diện thử văng người ra phái sau đập phải tên tửu bảo, cả hai cùng té nhào hộc máu miệng. Bộn vệ sĩ đẩy ghế đứng cả lên định xô tới. Chu Tú Anh cũng đứng lên, hai anh em vắt áo bào lên lan can. Dương Tấn Đình vội quát ngăn bọn vệ sĩ : - Sao nhân huynh lại hung hăng đánh người như vậy? Nhưng thôi, tứ hải giai huynh đệ trước lạ sau quen, chúng ta nên kết thân với nhau có hơn không? Nhân huynh có một mình, mà bên này thì coi kìa! Phải suy tính lợi hại. Chúng ta có thể chiều ý lẫn nhau cơ mà, hì... hì... hì... Dương Tấn Đình vừa nói vừa đưa tay chỉ bọn vệ sĩ hung hãn đang ưỡn ngực, dang tay, miệng cười nhăn nhở khả ố, mắt tít lại nhìn Chu Tú Anh. Đức Kiệt cả giận mắng lớn : - Ai thèm huynh đệ chi mấy đồ cẩu trệ, thiên binh vạn mã ta cũng không cần nữa là mấy tên nhái chúng bây! Biết điều rút lui êm thắm ra khỏi nơi đây để lão gia ngồi uống rượu, trái lại thì chớ trách ta không biết khoan dung nghe! Dương Tấn Đình mất thể diện, mặt đỏ bừng cả thẹn, quát lớn : - À, ra con lừa này ưa nặng. Các ngươi hãy đánh táng mạng nó cho ta và bắt kỳ được con bé kia cho ta nạp làm tỳ thiếp mau! Hoa Tử Năng cậy mình con Tham Tướng biết mấy miếng võ nghệ xông lên trước hết : - Để ta bắt thằng này cho mà coi! Nói đoạn, hoa quyền nhảy vào nhè mặt Đức Kiệt thoi một đấm...
  18. Đức Kiệt mỉm cười đưa tay trái đón lấy cổ tay Hoa Tử Năng rút mạnh ra phía sau khiến họ Hoa nhào qua lan can, đầu đâm xuống sông nghe tõm một tiếng, kêu cứu rầm trời. Tên Trư Diện Thử Tạ Kỳ Quang cũng đã lóp ngóp bò dậy núp sau vệ sĩ hô đánh. Dương Tấn Đình và Diệp, Huỳnh định chạy ra chỗ họ Tạ, nhưng Chu Đức Kiệt sau khi kéo tay lao Hoa Tử Năng xuống sông Dương Tử, đã phóng tới xách cổ túm chân Tấn Đình nhấc bổng lên lao mạnh vào bọn bốn tên vệ sĩ... nhưng bốn tên này xông cả lên không kịp đỡ thành thử Dương Tấn Đình như cây thịt rơi trúng bàn thịt đánh "rầm" một tiếng rồi mới rớt xuống đất. Bàn tiệc mất thăng bằng đổ úp cả rượu thịt đè lên họ Dương... Cùng lúc ấy, Chu Tú Anh nhấc bổng cả thồi tiện bên này lao mạnh vào bốn tên vệ sĩ khiến cả bốn tên bị chiếc thồi gỗ trắc nặng lao trúng ngã đồng kềnh, các thức ăn đổ đầy người be bét... Thế đã xong đâu! Tú Anh nhấc nốt chiếc thồi nhỏ lao chồng vào đồng bọn khiến chúng chưa kịp bò dậy đã bị chiếc thồi đè bẹp xuống chuyến nữa. Tên quân sư quạt mo Tạ Kỳ Quang và mấy tên tửu bảo chạy thoát ra hành lang kêu cứu. Các nhân viên trong Xuân Phong quán thấy động liền kẻ dao người gậy, mấy chục người kéo ùa cả vào cứu cấp. Bọn vệ sĩ và mấy người bị bàn tiệc đè lên đã đứng được dậy chạy tháo ra ngoài hành lang, vác khí giới xông vào trả thù. Nhưng anh em Chu gia mỗi người hai chiếc ghế đẩu múa tít đánh dồn cả bọn qua hành lang, rút ra ngoài rộng rãi dụng võ dễ dàng hơn. Bọn kia không dám ham chiến trong hành lang chật hẹp chạy ùa cả ra ngoài. Các khách ăn trên lầu và dưới nhà thấy động vội bỏ cả ăn, vòng trong vòng ngoài đứng xem trận hỗn chiến kỳ thú. Dân Trấn Giang đang đi ra ngoài đường cũng kéo nhau vào trong Xuân Phong quán. Họ thấy bọn Dương Tấn Đình và lũ vệ sĩ y phục gấm vóc, lụa là bị dấy be bét cả món ăn, kẻ sưng mặt, đứa bươu đầu nhất là tên quân sư quạt mo họ Tạ, mặt vấy đậy máu miệng răng cửa gãy trụi, chỉ huy bọn tửu bảo vây đánh một trai, một gái. Tuy bọn tửu bảo la hét om sòm nhưng chẳng tên nào dám xông vào. Tạ Kỳ Quang nhóm nhém ôm miệng la : - Ô hay! Đánh đi chúng bây, đồ ăn hại này nhát quá. Cùng lúc bốn tên vệ sĩ tức khí, hoa khí giới xông vào. Không thèm đánh, Đức Kiệt, Tú Anh nhằm tên Trường Vĩ Thử Ngô Định và tên Thanh Mao Thử Triệu Quang Tân đi đầu phóng nhanh hai chiếc ghế đẩu. Hai tên đó tránh không kịp, ghế lao mạnh trúng mặt ngã lộn ngửa ra phía sau, máu me lênh láng. Hai chiếc ghế nữa được phóng mạnh ra, Bạch Túc Thử Mai Quý và Phong Hỏa Thử Phàn
  19. Thuận theo số phận hai tên trước, bị trúng ghế vỡ mặt ngã nhào ra gạch, khí giới văng đi một nơi. Bỗng có tiếng người ngựa ồn ào ngoài cổng quán, người xem vội rẽ sang hai bên nhường chỗ đi. Thì ra, có người về phủ riêng của Dương Tấn Đình báo nên 20 gia tướng phi ngựa ra Xuân Phong quán cấp cứu. Thấy có cứu binh hùng hổ tới, bọn Dương Tấn Đình mừng rỡ cả nhân viên trong quán xông vào anh em họ Chu. Nghĩ bụng bọn gia tướng này chắc đã nhiều lần cậy thế chủ nhân làm hại nhiều người lương thiện, nên đánh cho chúng một trận tơi bời cho chúng biết sợ, Đức Kiệt, Tú Anh bẹn nhấc bổng các thổi lao vào đám lang sói ấy. Những chiếc bàn nặng nề bị anh em họ Chu nhấc bổng phóng như bay vào toán gia tướng họ Dương. Hết chiếc thổi nọ đến chiếc thổi kia, bọn lang sói bị dồn cả vào góc nhà. Dân chúng đứng ngoài xem lắc đầu thè lưỡi vì thần lực của đôi trai gái anh hùng nọ. Họ thích chí vui sướng vì tên Tham Hoa Quỷ họ Dương bị đàn áp nặng nề. °°° Bọn Dương, Hiệp huỳnh, tạ thấy các gia tướng bị thua đứa vỡ đầu, kẻ gãy tay chạy dồn vào góc nhà, thì toan chạy ra cửa ngang trốn, nhưng Tú anh và Đức Kiệt đã như hai con sư tử chồm tới. Chu Tú Anh nhấc bổng Dương Tấn Đình lên hét : - Dương cẩu trệ muốn sống hay muốn chết. Tấn Đình ban đầu đã bị Đức Kiệt liệng gần chết, nay lại bị nhấc bổng lên thì sợ quá van kêu : - Trăm lạy nữ anh hùng, tôi hữu nhãn vô châu trót phạm tới hùm, xin nghĩ lại cho tôi nhờ... - Kêu mấy tên cẩu trệ của ngươi quỳ xuống đây, ta hỏi tội mau. Dương Tấn Đình vội gọi Diệp Phước Hoa, Huỳnh Viết Ấn, Tạ Kỳ Quang ra quỳ ở giữa nhà. Mấy tên này tuy mắc cỡ nhưng biết không thể đừng được nên đành dạn dày bước ra giữa nhà quỳ trước là cứu bản thân mình, sau là cứu Dương Tấn Đình luôn thể. Chu Tú Anh quay đi một vòng khiến Dương Tấn Đình la trối chết mới đặt y xuống đấy quỳ theo mấy tên kia. Trong lúc ấy, bọn gia tướng nhà họ Dương cùng chúi cả vào góc nhà len lét nhìn sợ hãi. Chu Đức Kiệt bỏ chúng đó, quay lại chỗ Tứ thử vệ sĩ xem xét thấy bốn tên này bị trúng ghế bể mặt, gãy răng đau quá nằm quằn quại trên đất, máu me đầy mặt. Chu Tú Anh bảo bọn Dương Tấn Đình :
  20. - Các ngươi cậy giàu, cậy thế ức hiếp nhiều người gian dâm phụ nữ thành Trấn Giang này đếm không xuể. Nay ta sanh phúc tha mạng cẩu trệ cho các ngươi hối cải với các điều kiện này: "Thứ nhất: Đóng cửa Xuân Phong quán. Thứ nhì: Phải giải tán đồng bọn, không được tụ họp ra phối quẫy nhiễu dân chúng. Thứ ba: Lập đàn tràng làm chay cầu cho các vong hồn bị các ngươi đã hãm hại được siêu sanh tịnh độ. Thứ tư: bảo nhau gom góp tiền nong bồi thường cho các gia đình bị các ngươi hãm hại, mỗi gia đình lượng bạc. Hẹn trong ba ngày phải thi hành đủ điều kiện, trái lại ta sẽ vào tận dinh Tổng trấn lấy đầu. Nghe không?" Bọn Dương Tấn Đình kêu van xin vâng lệnh hết. Muốn cho chúng sợ hãi thêm để giữ lời hứa, Chu Tú Anh nói tiếp : - Các ngươi hãy mở to mắt ra coi cho kỹ có đủ sức, hãy sai lời hứa. Coi đây! Nói đoạn, Tú Anh bước tới gần cây cột giữa nhà lớn non một ôm, vận động nội ngoại công phu co chân tả đạp mạnh. Cây cột nhà chênh hẳn sang một bên khiến mấy chiếc dầm chính trên nóc nhà chuyển răng rắc. Mọi người đứng xem lè lưỡi sợ hãi, tưởng nóc nhà đổ sụp xuống. Chu Tú Anh bảo bọn họ Dương : - Coi đó, nếu đầu các ngươi rắn hơn cây cột này thì hãy sai lời hứa. Ta hẹn cho ba ngày để thi hành, nghe chưa? Bọn Dương Tấn Đình vâng dạ, mặt mũi tái mét không còn hột máu. Chu Đức Kiệt đã vào Thủy Đình lấy hai chiếc võ bào vắt trên lan can, đưa cho Tú Anh một chiếc. Hai người mặc áo vào rồi bước ra khỏi huê viên dưới những cặp mắt thán phục, hả hê của mọi người. Bọn Dương Tấn Đình xưa nay hống hách mục hạ vô nhân quen hiếp đáp, coi mạng người như ngóe, bữa nay bị đánh một trận nhừ tử, nhục nhã trước dân chúng Trấn Giang nên thẹn uất người. Tên nào cũng len lét không dám ngửng đầu nhìn, chờ tới lúc anh em Chu gia đi khuất mới trệu trạo đứng dậy, đứa gãy răng, sưng mặt u đầu, kẻ gãy tay trẹo chân. Đó là chưa kể từ đầu chí chân nhơ nhớp toàn những rượu thịt gớm khiếp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2