intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lập thời gian biểu theo nhịp sinh học

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

611
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lập thời gian biểu theo nhịp sinh học 14h30 là lúc thích hợp nhất để bạn chứng tỏ khả năng. Sau khi nghỉ trưa, não đã sẵn sàng cho sáng tạo, suy luận, làm những việc cần trí nhớ lâu dài. Nếu cần đến nha sĩ thì hãy đi vào giờ này vì tác dụng của thuốc tê sẽ mạnh nhất lúc 15h. Cuộc sống phải chăng chỉ là một cuộc chạy đua với thời gian? Không, nếu chúng ta biết nghe theo chiếc đồng hồ sinh học. Như chu kỳ ngày đêm, cơ thể của chúng ta cũng tuân theo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lập thời gian biểu theo nhịp sinh học

  1. Lập thời gian biểu theo nhịp sinh học 14h30 là lúc thích hợp nhất để bạn chứng tỏ khả năng. Sau khi nghỉ trưa, não đã sẵn sàng cho sáng tạo, suy luận, làm những việc cần trí nhớ lâu dài. Nếu cần đến nha sĩ thì hãy đi vào giờ này vì tác dụng của thuốc tê sẽ mạnh nhất lúc 15h. Cuộc sống phải chăng chỉ là một cuộc chạy đua với thời gian? Không, nếu chúng ta biết nghe theo chiếc đồng hồ sinh học. Như chu kỳ ngày đêm, cơ thể của chúng ta cũng tuân theo các nhịp sinh học được quản lý bởi chiếc “đồng hồ” nhỏ nằm trong não. Ví dụ về một ngày lý tưởng theo đúng nhịp sinh học sẽ là thế nào? 7 giờ thức giấc
  2. Đây là thời điểm thích hợp để rời giấc ngủ và bước vào một ngày mới. Lượng đường và ôxy trong máu khá cao, năng lượng của bạn đã được nạp đầy. Nên tắm nước nóng, điều này sẽ làm tăng thân nhiệt và kích động cơ thể. 7 giờ 30 điểm tâm Sự tiết hoóc môn đang ở đỉnh cao, nhất là cortisone để tạo ra đường cho cơ thể. Nó giúp bạn tái tạo lại sự thiếu hụt sau hơn 7 giờ nhịn ăn. Nên dành khoảng 20 phút để dùng ngũ cốc, thức ăn từ sữa, trứng, jambon, thức uống nóng. 8 giờ hoạt động nhiều hơn Hãy còn quá sớm để giục giã các neurone. Chờ 1 hoặc 2 giờ để lượng đường huyết và thân nhiệt cao thêm. Nên lợi dụng lúc này để tập thể dục hay dưỡng sinh ngoài trời. 9 giờ 30 làm việc Hãy mạnh dạn bước vào văn phòng. Nhờ lượng đường huyết tối ưu và thân nhiệt đang gia tăng dần, các neurone sẽ làm việc hiệu quả cho đến giờ ăn trưa. Dù sao cũng nên ưu tiên cho các công việc cần trí nhớ ngắn hạn, nghiên cứu, đọc lại tài liệu. 12 giờ 30 ăn trưa Cơ thể đã đốt hết năng lượng, lượng đường huyết hạ thấp. Nên tránh các bữa ăn vì công việc, vì khi quá no, tâm trí sẽ mờ mịt. Một miếng thịt ít mỡ hay một con cá, trái cây sẽ rất thích hợp. Một ly rượu vang, uống nhiều nước cho bữa ăn kéo dài từ 30 đến 45 phút này.
  3. 14 giờ nghỉ trưa Lượng hoóc môn làm tỉnh táo sẽ giảm lúc 14 giờ để tăng lên lúc 15 giờ, do đó nên nghỉ trưa chút ít. Người Nhật thường nghỉ khoảng 5- 10 phút cứ sau 90 phút, vì nhịp sinh học sau thời gian đó lại khiến người ta buồn ngủ. 14h30 làm việc tích cực Não sau khi được nghỉ đã sẵn sàng cho bạn chứng tỏ năng lực của mình qua những công việc đòi hỏi suy luận, sáng tạo, cần trí nhớ dài hạn. 16 giờ giải lao Cơ thể chúng ta đòi hỏi được tiếp thêm glucid và lipid. Một ly cà phê, bánh ngọt, sữa hay nước trái cây sẽ rất tốt. Nên nhớ uống nhiều nước. Cơ thể luôn luôn cần một lượng nước tối thiểu. 17 giờ cảm xúc Lúc này đàn ông rất hưng phấn, thân nhiệt tối đa, lượng sérotonine tiết nhiều, khuyến khích nhiều xúc cảm. 19 giờ rảnh rỗi Gần như là bắt đầu một ngày thứ nhì. Lúc này thuận tiện cho các công việc tay chân như làm vườn, sửa chữa đồ đạc. Nếu bạn thích hẹn hò, gặp gỡ bạn bè, nên chọn một bữa ăn nhẹ: xúp, cá hay thịt không mỡ, rau cải, yaourt, phô mai và trái cây. 22 giờ đi ngủ
  4. Đồng hồ sinh học của cơ thể được điều chỉnh theo thân nhiệt. Khi thân nhiệt hạ thấp (từ 20 giờ đến 23 giờ), tức đã đến lúc đi ngủ. Khi ấy bạn sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Và lúc ấy, bạn cũng hài lòng vì đã tuân theo chiếc đồng hồ của chính mình. Tập tranh thủ Cách tốt nhất để các nhân viên văn phòng giải quyết những vấn đề thường gặp như căng thẳng thần kinh, đau vai, mỏi gáy, ê ẩm cột sống... là hãy nghỉ giải lao giữa giờ và tranh thủ vận động với những động tác đơn giản sau đây. Giữ thăng bằng
  5. Khi cảm thấy căng thẳng, trước tiên bạn hãy buông xuôi 2 vai, cằm hơi ngước lên, đầu ngả về phía sau, đồng thời nghiêng sang bên phải một chút rồi đổi bên. Đây là động tác tạo sức nặng lên vùng vai và cổ để giải tỏa mệt mỏi ở 2 vùng này. Tiếp đến ngồi thẳng lưng, đặt 2 ngón tay tựa vào giữa cằm và đẩy cằm vào phía sau cho tới khi bạn cảm thấy phần gáy, cổ thẳng, đầu ở vị trí cân bằng. Nên tập thường xuyên động tác này. Xoa dịu vùng cằm Đặt 2 ngón trỏ ở giữa hàm và ngay tại vị trí trên vùng nếp nhăn của cằm. Mở miệng rộng ra bằng cỡ khoảng cách giữa 2 ngón tay, đồng thời dùng 2 ngón cái đẩy vào để kháng lại động tác mở miệng này. Giữ trong 5 giây rồi thả ra. Lập lại từ 15-20 lần để đẩy cơn stress ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng. Giải tỏa nhanh vùng vai Trước hết bạn cần làm ấm các cơ bắp nằm giữa xương bả vai và cột sống bằng cách đặt bàn tay trái lên mặt trước của xương đòn phải, xoay tròn vùng vai theo hướng đưa lên cao và đưa ra phía sau. Dùng bàn tay ấn vào vai trong suốt nửa chu kỳ quay tròn khi vai đưa ra phía trước. Tiếp đến là bước kéo giãn sâu bằng cách xoay tròn vai về phía trước (không dùng tay đẩy). Thực hiện xoay ra sau 10 lần, ra trước 10 lần rồi lần lượt đổi bên vai và lặp lại. Thư giãn cơ bắp
  6. Đứng, 2 chân chụm. Đặt quyển vở dày (hay quyển sách) xuống bàn. Bạn đặt nửa bàn chân lên quyển vở, 2 cánh tay giơ thẳng ra phía trước mặt. Thở ra đồng thời ngồi xuống từ từ sao cho mông ở vị trí ngang gối. Giữ ở vị trí này trong 5 giây rồi về vị trí ban đầu. Tập 8 lần. Đứng, 2 chân chụm, 2 cánh tay giơ thẳng trước mặt, bàn tay giữ quyển vở, cúi gập cằm, sau đó từ từ cúi người ra trước. Đẩy quyển vở theo hướng lên trên rồi trở về vị trí ban đầu. Tập 8 lần. Đứng, 2 chân chụm, quyển vở kẹp giữa 2 bàn tay, 2 cánh tay giơ thẳng ra trước mặt. Từ từ ngồi xuống đồng thời thở ra, sau đó đứng lên về vị trí ban đầu. Tập 8 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2