LỰA CHỌN ỐNG KÍNH
lượt xem 98
download
Một ống kính tốt cho người mới bắt đầu. Điều này phụ thuộc mục đích chơi ảnh của bạn, tuy nhiên cũng có một số vấn đề nên cân nhắc: Trước khi bạn mua một ống kính nào đó, bạn phải chắc chắn là bạn muốn mua ống kính nào. Phần lớn các cửa hiệu đều chẳng quan tâm nếu bạn mang theo mình máy ảnh với một cuộn phim hoặc một tấm thẻ nhớ, chụp thử vài kiểu với vài ống kính (nên dùng chân máy hoặc có điểm tỳ), bạn có thể bị cằn nhằn đôi chút...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LỰA CHỌN ỐNG KÍNH
- LỰA CHỌN ỐNG KÍNH III.1. Một ống kính tốt cho người mới bắt đầu. Điều này phụ thuộc mục đích chơi ảnh của bạn, tuy nhiên cũng có một số vấn đề nên cân nhắc: Trước khi bạn mua một ống kính nào đó, bạn phải chắc chắn là bạn muốn mua ống kính nào. Phần lớn các cửa hiệu đều chẳng quan tâm nếu bạn mang theo mình máy ảnh với một cuộn phim hoặc một tấm thẻ nhớ, chụp thử vài kiểu với vài ống kính (nên dùng chân máy hoặc có điểm tỳ), bạn có thể bị cằn nhằn đôi chút nhưng việc chụp thử này rất quan trọng đến quyết định lựa chọn của bạn. - Ống một tiêu cự rẻ tiền. Nếu bạn chủ yếu muốn học hỏi những kỹ năng chụp ảnh cơ bản và muốn chụp những bức ảnh có chất lượng tương đối thì ống kính đầu tiên bạn nên chọn là Canon 50mm 1.8. Đây là ống kính một tiêu cự rất nhanh. Về mặt kỹ thuật, chế tạo ống kính 50mm khá dễ dàng nên nó có cái giá rất hấp dẫn. Một ống kính Canon 50mm 1.8 mark II đời mới có giá chưa đến 75$. Ống kính này vừa rẻ, vừa chụp được những bức ảnh sắc nét lại có thể sử dụng trong điều kiện thiếu sáng mà không cần đến ánh sáng chói lọi của đèn flash. Bởi vậy những tấm ảnh chụp được trông tự nhiên hơn nhiều những tấm ảnh chụp bằng máy du lịch cả vì chúng sắc nét hơn cả vì chúng không bị bóp méo bằng ánh
- sáng nhân tạo của đèn flash, những tấm ảnh chụp bằng ánh sáng tự nhiên bao giờ trông cũng hấp dẫn hơn chụp bằng flash theo máy. Đương nhiên do đây là ống kính một tiêu cự nên bạn phải đi tới, đi lui để chụp được những bức hình như ý, đôi khi một số bức phải chụp ở góc rộng hoặc góc hẹp sẽ không thực hiện được, đây là nhược điểm chủ yếu. Lưu ý là Canon chế tạo hai đời ống kính này. Đời đầu không có các chữ số La mã nhưng có ngàm gắn bằng kim loại, có thước đo khoảng cách và loa che ống kính dạng kẹp (tuỳ chọn). Đời sau mark II có ngàm gắn bằng nhựa, không có thước đo và có loa che dạng xoay trông khá thô. Chất lượng quang học của hai ống kính này tương đương nhau. Canon còn bán ống kính 50mm 1.4 USM, về mặt quang học nhanh hơn và sử dụng USM lấy nét, nhưng về giá nó đắt hơn ống kính 50mm 1.8 khá nhiều. Nếu bạn sử dụng máy ảnh số có hệ số thu nhỏ (phần lớn các máy EOS cơ bản trừ số ít các dòng cao cấp) thì ống kính 50 mm này có thể ít hữu dụng hơn, vì nó làm việc giống ống kính có tiêu cự dài hơn khi lắp cho các máy ảnh này và góc nhìn của bạn bị thu hẹp lại. Trong trường hợp này ống kính 28mm 2.8 có thể là lựa chọn tốt hơn. Những ống kính đa tiêu cự phổ thông Nếu bạn coi trọng đến sự tiện lợi và chất lượng ảnh không phải là ưu tiên thì nên chọn ống kính đa tiêu cự giá rẻ, như là ống kính bộ bán kèm các máy ảnh phổ thông. Tuy nhiên không phải lúc nào những ống kính này cũng cho một chất
- lượng ảnh thấp, ngoại lệ có thể là ống kính EF-S 18-55 bán kèm các thân máy EOS 300/350/400 và Digital Rebel. Ống kính này dù khá rẻ nhưng không quá tồi, đặc biệt khi bạn sử dụng ở khẩu độ f/8 hoặc nhỏ hơn. Nếu bạn khá rủng rẻng và muốn sự tiện lợi của một ống kính đa tiêu cự thì bạn nên chọn các ống kính đa tiêu cự đã qua sử dụng đời cũ, nhiều ống kính dạng này có chất lượng khá tốt so với tầm tiền. Chẳng hạn bạn có thể mua ống kính ngàm kim loại 28-70 3.5-4.5 II qua sử dụng có giá xấp xỉ ống kính mới 28-80 toàn nhựa. Nếu bạn muốn có ống kính lấy nét USM êm ái bạn có thể cân nhắc ống 28- 80 3.5-5.6 USM ngàm kim loại (không phải loại đời sau ngàm nhựa có đánh số La mã), một ống kính có chất lượng chế tạo giống hệt 28-105 3.5-4.5 USM. Hai ống kính cũng rất hợp lý tuy không còn được sản xuất và bạn phải tìm chúng trên thị trường đồ cũ là ống 35-135 4.0-5.6 USM và ống đời cũ 35-105 3.5-4.5. Nhược điểm chính của các ống này là chúng không đủ rộng khi lắp trên máy có hệ số thu nhỏ. Tóm lại bạn không cần phải quan tâm đến những cửa hàng xa xỉ bởi một ngân sách eo hẹp miễn là bạn không ngại hàng đã qua sử dụng. Ống kính đa tiêu cự tầm trung. Nếu bạn có ngân sách rộng rãi hơn thì nên cân nhắc đến nhóm ống kính đa tiêu cự tầm trung. Chẳng hạn, hai ống kính rất phổ biến của Canon 28-105 3.5-4.5 USM và 24-85 3.5-4.5 USM. Cả hai đều là các ống kính cứng cáp, đẹp, dù chất lượng quang học chưa phải đỉnh cao, cả hai đều nhanh, lấy nét êm nhờ USM, cả
- hai cùng đắt và nặng hơn các ống kính đa tiêu cự rẻ tiền, nhưng phần lớn dân chơi ảnh đều đủ khả năng mua chúng. Trong hai ống này, cái đầu có tiêu cự dài hơn chút ít, khá tốt khi cô lập đối tượng và thích hợp khi chụp chân dung, cái sau góc rộng hơn (góc thu hình khác nhau khá nhiều giữa ống 24 và 28mm) và rất thông dụng khi chụp du lịch. Ống 24-85 3.5-4.5 USM cũng rất hợp khi xài trên các dòng máy có hệ số thu nhỏ như 300D/Digital Rebel/Kiss Digital hay 10D. III.2. Một số ống kính EF và EF-S thông dụng. EF 16-35 2.8L USM và EF 17-35 2.8L USM :Một ống đời mới và một ống đời cũ, cả hai đều góc rộng, nhanh, chất lượng hạng chuyên nghiệp được nhiều phóng viên ảnh sử dụng. Đắt tiền. EF 17-40 4L USM: Phiên bản chậm hơn hai ống trên, phổ biến đối với dân nghiệp dư có tay nghề. EF-S 18-55 3.5-5.6: Khá tốt cho các chủ nhân của máy 300D/Digital Rebel, 350D/Rebel XT và 400D/Rebel XT, được bán kèm các máy Canon hạng phổ thông. Chất lượng ảnh tốt, giá phải chăng. EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM: Rất thông dụng đối với người dùng máy Canon cảm biến nhỏ, ống này cho chất lượng ảnh tốt cho cả vùng tiêu cự và được hỗ trợ bởi cơ cấu ổn định hình ảnh.
- EF 28mm 2.8: Ống kính góc rộng, nhẹ, giá phải chăng, phù hợp cho chụp phong cảnh và những thứ tương tự. EF 50mm 1.8 và EF 50mm 1.8 II: Ống kính nhanh, nhẹ, rất rẻ, rất tốt cho người mới bắt đầu và dân nghiệp dư hạng khá, cho ra những tấm ảnh nét một cách ngạc nhiên với giá phải chăng. EF 50mm 1.4 USM: Ống tiêu chuẩn đa năng, dùng cho cả nơi ánh sáng yếu. Ống này dùng USM không hỗ trợ việc lấy nét tay toàn phần EF 24-70 2.8L USM và EF 28-70 2.8L USM: Ống dòng L, đen, nặng, to, chất lượng cao. Đắt tiền và thông dụng đối với dân chụp ảnh đám cưới. EF 24-105 4L IS USM: Ống kính dòng L có cơ cấu ổn định hình ảnh, khá đắt và phổ biến đối với dân chụp dạo. EF 28-70 3.5-4.5 II: Ống đời cũ, khá rẻ, nổi tiếng vì chất lượng quang học dù giá thấp. Tuy nhiên việc dùng kính lọc trên ống này hơn khó khăn. EF 28-80 3.5-5.6 II-V, 28-90 4-5.6: Các ống kính cực rẻ của Canon, dùng theo bộ cho thân máy hạng thấp, chất lượng quang học kém. EF 24-85 3.5-4.5 USM, 28-105 3.5-4.5 USM và EF 28-105 3.5-4.5 USM II: Các ống kính trung bình cả về giá, kích cỡ và tốc độ, phổ biến cho giới nghiệp dư. Ống 24-85 đặc biệt thông dụng cho người xài máy cỡ APS và máy cảm biến nhỏ. Không nên lẫn lộn giữa 28-105 3.5-4.5 và người anh em rẻ và chậm của nó có độ mở 4-5.6
- EF 28-135 3.5-5.6 IS USM: Ống hạng trung, linh hoạt và thông dụng với cơ cấu ổn định hình ảnh cho việc chụp thiếu sáng. EF 85mm 1.8 USM: Ống một tiêu cự sắc nét và giá hấp dẫn, phù hợp cho chụp chân dung EF 100mm 2.8 Macro và EF 100mm 2.8 Macro USM: Các ống chụp cận cảnh cho tỷ lệ 1:1, hữu dụng cả cho chụp chân dung EF 70-200 2.8L USM và EF 70-200 2.8L IS USM: Ống dòng L, nặng, sơn trắng, được nhiều phóng viên ảnh sử dụng. Đắt tiền EF 70-200 4L USM: Chậm hơn và nhẹ hơn các ống 2.8L. Một món hời đối với nhiều nhiếp ảnh gia và thông dụng cho dân nghiệp dư hạng khá. EF 70-300mm 4-5.6 IS USM: Một ống kính thông dụng hài hoà cho cả kích cỡ, sự thuận tiện và chất lượng ảnh, ảnh nét hơn so với ống 75-300 trước đó, cơ cấu ổn định hình ảnh rất tốt. Không nên lẫn lộn với các ống kính giảm thiểu quang sai DO là những ống rất đắt. EF 75-300 4-5.6: Thông dụng với dòng ống kính tiêu cự dài giá thấp. Phổ biến trong dòng ống kính giá rẻ nhưng chất lượng quang học thấp. EF 1200mm 5.6L USM: Một ống kính tiêu cự dài, kích cỡ khổng lồ, vô cùng đắt, không thông dụng chút nào nhưng luôn nổi bật trong các quảng cáo của Canon. Hãng thậm chí sẵn lòng chế tạo đơn chiếc theo yêu cầu nếu có tiền đặt trước, giá của nó tương đương một chiếc xe hơi sang trọng.
- Nếu bạn cần đến tiêu cự này có lẽ nên dùng 600mm 4L IS USM với đoạn nối 2x cho dù bạn phải xài thân máy EOS 1V, 1D, 1Ds hoặc 3 mới lấy nét tự động được. III.3. Các ống kính lai. Cho dù Canon có những chiến dịch quảng cáo rầm rộ chống lại các hãng sản xuất ống kính khác thì nhiều người vẫn lấy làm hài lòng với các ống kính sản xuất bởi Tamron, Tokina hay Sigma. Một lý do hấp dẫn, ống kính do các hãng độc lập chế tạo luôn luôn rẻ hơn nhiều nhiều các ống kính tương đương của Canon. Vậy bạn có nên mua ống kính của các hãng độc lập? Đây rõ ràng không phải là câu hỏi yes/no thuần tuý và đơn giản, nó ẩn chứa nhiều vấn đề. Tiết kiệm được nhiều tiền chính là yếu tố hấp dẫn nhất, đặc biệt khi bạn đang tìm kiếm một ống kính đa tiêu cự chất lượng và nhanh. Lưu ý rằng những ống kính rẻ theo nghĩa giá tiền chứ không phải là chất lượng quang học. Chênh lệch giá giữa ống kính Canon và ống kính lai không lớn đối với các ống kính siêu rẻ, vì vậy không khác biệt mấy nếu bạn chọn giữa hai loại ống kính này. Các nhà sản xuất ống kính độc lập đưa ra rất nhiều chủng loại sản phẩm cho nhiều nhu cầu khác nhau. Thông thường, nếu bạn cân nhắc đến các ống kính lai thì nên lưu ý đến dòng sản phẩm cao cấp chứ không nên theo nhóm phổ thông. Nói chung, ống kính Canon thường giữ giá tốt hơn so với ống kính lai, điều này bạn cần biết nếu muốn bán lại ống kính trong tương lai gần. Những nhà phân phối dường như cũng nhiệt tình hơn khi giới thiệu các ống kính lai, có thể vì
- họ nhận được tiền hoa hồng tốt hơn, vì vậy đừng bị họ làm bối rối, chưa chắc những lời khuyên của họ là vì lợi ích của bạn. Mua ống kính Canon là sự đảm bảo rằng sản phẩm của bạn sẽ được tất cả các máy ảnh EOS hỗ trợ. Tuy vậy, Tamron cũng rất thích hợp với các thân máy EOS. Bạn luôn phải thử trên máy của mình và luôn tự nhủ rằng những ống kính này không nhất thiết phù hợp với các thân máy EOS trong tương lai. Một số ống kính Sigma cũ không tương thích hoàn toàn với các thân máy EOS hiện đại, chúng lắp vừa với thân máy nhưng hệ thống điện tử không làm việc, vì vậy máy ảnh của bạn bị khoá lại khi nhất nút chụp. Nếu vớ được ống kính loại này, bạn nên liên hệ với nhà sản xuất xem có thể sửa chữa được không, các ống kính này tuy không làm hỏng thân máy nhưng nó làm máy ảnh tạm thời bị khoá và tắt nguồn. Chất lượng của các sản phẩm Sigma cũng rất mâu thuẫn. Một điều tra nhanh trên mạng cho thấy rất nhiều than phiền từ các chủ nhân của ống Sigma, các ống kính Sigma mới thì có vẻ cứng cáp hơn. Nhiều ống kính của Tokina có vỏ bằng kim loại, khá bền nhưng cũng khá nặng khi mang theo người. Canon đưa ra nhiều ống kính lấy nét bằng USM và hỗ trợ lấy nét tay toàn phần, phần lớn ống kính lai không có chức năng này.
- Về hoạt động cũng có vài điểm khác, chẳng hạn một số ống kính lai có vòng lấy nét hoặc vòng chỉnh tiêu cự quay ngược chiều với chiều thường thấy của ống Canon. Rất khó để tìm các số liệu so sánh hữu dụng, bạn có thể tìm được điểm đánh giá trên một số site như Photodo, nhưng chỉ có một cách chắc chắn nhất là tự mình thử các ống kính này xem chúng có đáp ứng được yêu cầu của bạn hay không. Câu hỏi như “Liệu ống kính xyz 2.8 Tokina có tốt hơn ống kính xyz2.8 của Canon hay không?” dường như không bao giờ có cầu trả lời xác đáng, vì phần lớn người dùng không mua cả hai ống kính này và cùng thử chúng!. Một số ống kính lai rất nổi tiếng. Ví dụ, Tamron 90mm macro nổi tiếng vì chất lượng ảnh với giá cả thấp hơn đáng kể ống kính Canon 100mm macro hoặc Sigma bán ống mắt cá 8mm mà Canon không có. Nhưng yếu tố quyết định nhất luôn luôn là tiền, rồi thì bạn mới cân nhắc đến những lợi ích khác như giá đầu tư thấp, độ bền cơ học, khả năng tương thích, giao diện người dùng và chất lượng quang học. III.4. Tại sao trên máy ảnh dSLR lại không có ống kính chỉnh tiêu cự bằng động cơ với nút chỉnh trên thân máy? Vì đây không còn là máy ngắm- chụp nữa, những ống kính có môtơ kiểu này chỉ thích hợp cho dòng máy du lịch, với thị trường các máy dSLR thay được ống kính thì khác.
- Tất cả các ống kính Canon EF đa tiêu cự đều chỉnh tiêu cự bằng tay, tức là bạn phải hoặc xoay vòng chỉnh (hai chạm) hoặc đẩy ống kính ra vào (zoom đẩy). Phần lớn người dùng đều cảm thấy điều chỉnh theo cách này nhanh và chính xác hơn so với cách chỉnh bằng mô tơ điện trên các máy ngắm- chụp. Canon từng bán loại ống kính chỉnh tiêu cự bằng mô tơ cho máy ảnh EOS trong thời gian ngắn, ví dụ như ống kính Canon EF 35-80 4-5.6 PZ (Power Zoom) vỏ nhựa và chất lượng quang học thấp, thân ống kính có hai nút nhấn cho phép bạn chỉnh vị trí tiêu cự. III.5. Sự khác biệt giữa các ống kính Canon 28-105mm Canon đã và đang bán nhiều ống kính có khoảng tiêu cự 28-105mm 28-105mm 3.5-4.5 USM, có hình bông hoa: Phiên bản đầu tiên của dòng ống kính rất phổ biến này, ra đời đầu những năm 1990, một ống đa tiêu cự tầm trung, chất lượng quang học tốt, nhanh và lấy nét bằng USM êm ái. Phiên bản mark I với biểu tượng bông hoa trên thân ống kính có 5 tấm thép mắt mèo tạo thành lỗ mở sáng, nếu đánh dấu bằng ba vạch vàng là ống kính có USM và ngàm gắn kim loại. Ống này hiện không sản xuất nữa. 28-105mm 3.5-4.5 USM, biểu tượng “MACRO”: Phiên bản thứ hai tuy chưa bao giờ được chính thức công nhận như vậy. Khá giống phiên bản đầu tiên ngoại trừ biểu tượng “MACRO” thay cho bông hoa, ống này có 7 lá thép mắt mèo, về lý thuyết cho một phông nền mềm mại hơn, làm mờ đi hậu cảnh, nếu đánh dấu
- bằng ba vạch vàng là ống kính có USM và ngàm gắn kim loại. Ống này hiện không sản xuất nữa. 28-105mm 3.5-4.5 USM II: Được công nhận chính thức là phiên bản thứ hai với ký hiệu “II”, theo Canon phiên bản này và phiên bản đầu tiên có chất lượng quang học giống nhau. Tuy nhiên phiên bản II hơi khác về kiểu dáng ngoài và trông có vẻ chắc chắn hơn. Canon Malaysia thì thông báo là các cơ cấu chỉnh tiêu cự được nâng cấp từ nhựa thành kim loại, nếu đánh dấu bằng ba vạch vàng là ống kính có USM và ngàm gắn kim loại. Ống này hiện cũng không sản xuất nữa. 28-105mm 4-5.6 USM: Ống kính hạng rẻ, xuất hiện năm 2002. Rất khác, rất thua kém các ống kính trên. Phần lớn được làm từ nhựa, kể cả ngàm gắn, chất lượng quang học thấp. Ống kính này dễ dàng nhận dạng vì có vạch bạc (chrome) ở đuôi ống. Thú vị ở chỗ nó có USM và hỗ trợ lấy nét hoàn toàn bằng tay. Một ống kính bình dân, không so được với 28-105 3.5-4.5 USM II. Nói chung thì bạn nên cẩn thận khi mua dòng ống kính 28-105, phải kiểm tra cho kỹ khẩu độ của ống kính để phân biệt chúng với nhau. III.6. Có nên mua các ống kính như Canon 28-200, Tamron 28-200 hay Sigma 28-300 (và các dòng ống kính miền tiêu cự rộng tương tự)? Vấn đề này rất phổ biến những năm 90 khi những ống kính này chiếm lĩnh thị trường bởi sự thuận tiện của nó vì bao gồm vùng tiêu cự rất rộng. Không may, các ống kính này khá to và nặng, quan trọng nhất là chất lượng quang học của chúng gây thất vọng lớn. Rất khó để chế tạo một ống kính đa tiêu cự sắc nét, đặc
- biệt với vùng tiêu cự rộng như các ống kính này, các ống kính này chậm, khẩu độ tối đa nhỏ, chúng cũng gây ra hiện tượng méo hình, khiến các hình vuông và tam giác như lồi ra, rất xấu khi chụp các công trình. Nếu bạn chụp ảnh 4x6 thì những nhược điểm này chấp nhận được, nhưng nếu bạn muốn phóng lớn tấm hình ra thì sẽ thất vọng hoàn toàn- không có điểm lấy nét nào thực sự sắc nét cả!. Do là các ống kính chậm nên bạn sẽ thấy rằng bất kỳ tấm ảnh chụp tầm xa nào đều sẽ bị mờ trừ khi bạn dùng chân máy hoặc flash. Cuối cùng, sử dụng các ống kính tiêu cự dài đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm nhất định, ví dụ bạn không thể cầm máy bằng tay không để chụp với ống kính 300mm, nếu cố gắng và không dùng flash mạnh bạn sẽ thu được những tấm ảnh mờ mịt. Nói chung, các ống kính 28-200 và 28-300 luôn bị những hạn chế rất lớn về quang học, những hạn chế khiến giá trị của chúng bị suy giảm, đặc biệt ở vùng tiêu cự 200-300 mm. Chỉ có hai ống kính với miền tiêu cự lớn có chất lượng quang học tương đối chấp nhận được là Canon 35-350 3.5-5.6L và Canon 28-300 3.5-5.6L IS. Tuy nhiên cả hai đều là những ống kính rất lớn và mắc tiền, không hề phù hợp với dân chập chững vào nghề. III.7. Những ống kính chất lượng khá, tiêu cự dài của Canon. Canon chế tạo những ống kính tiêu cự dài rất đối lập: hoặc loại rất chậm, rất rẻ và chất lượng thấp hoặc loại rất nhanh, rất đắt và chất lượng rất cao. Ống kính 70-300 4.5-5.6 IS USM là chiếc có thể nên cân nhắc đầu tiên. Canon chưa hề
- sản xuất bất kỳ ống kính một tiêu cự cỡ dài nào với chất lượng tầm tầm, tất cả các ống kính một tiêu cự dài hơn 135 mm đều là dòng L. Một số ống kính Canon trong khoảng tiêu cự 75 đến 300 mm (chỉ khác nhau chút đỉnh) như: 75-300 4-5.6 75-300 4-5.6 USM 75-300 4-5.6 II 75-300 4-5.6 II USM 75-300 4-5.6 III 75-300 4-5.6 III USM Tất cả số này đều có chất lượng quang học như nhau, chỉ khác chút xíu vẻ bên ngoài (ví dụ phiên bản mark III có một vạch bạc ở đuôi chỉ để gây ấn tượng cho người mua) và động cơ lấy nét. Tất cả đều có giá không đắt lắm nhưng chất lượng quang học cũng chỉ kha khá. Ở góc rộng nhất (75mm) chúng không quá tồi, nhưng ở góc hẹp nhất (200-300mm) ảnh có xu hướng bị mờ. Muốn tăng chất lượng ảnh bạn phải khép khẩu nhỏ hơn f/8 hoặc f/11 và điều này đòi hỏi một tốc độ chụp chậm hơn. Các ống kính 75-300 USM có mô tơ lấy nét USM dạng siêu nhỏ và không hỗ trợ canh nét tay toàn phần (FTM- full time manual), những ống còn lại dùng mô tơ chậm và ồn hoặc chỉ dùng động cơ một chiều. Tuy giá không cao nhưng
- nhóm ống kính này đều có ngàm gắn kim loại nhưng không in thước đo, các ống kính này còn một bất tiện nữa khi lắp kính lọc phân cực vì vòng xoay lấy nét lắp ở đầu ống. 75-300 4-5.6 IS USM: Một ống kính đáng kể trong dòng 75-300 có ổn định hình ảnh, đây là ống kính đầu tiên lắp ổn định hình ảnh của Canon, tuy vậy, chất lượng quang học chỉ tầm tầm như các ống 75-300 khác. 70-300 4.5-5.6 IS USM: Không nên nhầm với ống rẻ tiền hơn là 75-300 hay với ống mắc hơn có thấu kính DO tuy cùng tên gọi. Ống này có chất lượng quang học khá, có ổn định hình ảnh và khá tốt cho dân nghiệp dư tay nghề cao. Ống không được nét như 100-300 5.6L, nhưng hệ thống ổn định hình ảnh khiến sử dụng ống thuận tiện hơn. 70-300 4.5-5.6 DO IS USM: Một ống kính khá hiếm và là ống kính đầu tiên sử dụng các thấu kính nhiễu xạ (DO), công nghệ này khiến ống kính nhỏ và nhẹ hơn các ống bình thường. 70-300 DO ngắn hơn đáng kể so với người anh em 75-300 và được trang bị ổn định hình ảnh, tuy nhiên nó chẳng rẻ chút nào và bạn không nên lẫn nó với các ống không có DO. 90-300 4-5.6 USM: Ống này có màn trình diễn khá giống ống 75-300 rẻ tiền, chỉ có điều miền tiêu cự bắt đầu từ 90mm. Có lắp USM nhưng là loại siêu nhỏ (micromotor) nên không hỗ trợ canh nét tay toàn phần. 100-300 4.5-5.6 USM: Xét về chất lượng chế tạo và diện mạo vật lý, ống này bằng vai với 28-105 3.5-4.5 USM và 24-85 3.5-4.5 USM, một ống kính chắc
- chắn, nhanh, lấy nét bằng USM dạng vòng hẳn hoi, hỗ trợ canh nét hoàn toàn bằng tay, không bị xoay đầu ống khi lấy nét và có in thước đo tỷ lệ. Ống này nét hơn 75-300 một chút xíu ở tiêu cự dài nhất, tuy nhiều người cho rằng chẳng có khác biệt nào cả!. Về cơ bản 100-300 USM cho bạn tốc độ lấy nét nhanh và thuận tiện thao tác hơn dòng 75-300 nhưng chất lượng quang học thì chưa có cải tiến, bạn cũng bị mất 25 mm tiêu cự và một nửa khẩu độ ở tiêu cự ngắn. 70-210/3.5-4.5 USM: Tiền thân của 100-300 4.5-5.6 USM, giống hệt kích cỡ, kết cấu và chất lượng quang học chỉ khác về vùng tiêu cự thôi. 100-300 5.6L: Một ống kính cũ, hiện không còn sản xuất nữa. Một ống kính khá hấp dẫn, trong khi đây rõ ràng là ống kính dòng L với thấu kính fluorite và thấu kính UD thì nó lại không được cơ bắp lắm như các ống kính dòng L hiện nay. Ống này dùng mô tơ lấy nét kiểu AFD chậm và ồn, ống có nút chuyển giữa lấy nét tự động và lấy nét tay khá bất tiện (vì độ nghiêng thấp) và tỷ mẩn (khó trượt). Vòng lấy nét tay như bị vướng sạn khi xoay. Tuy thế chất lượng quang học tốt hơn nhiều loạt ống 75-300 và 100-300 USM, vì vậy nếu không quan tâm lắm đến khẩu độ tối đa chỉ 5.6 và mô tơ lấy nét vừa ồn vừa chậm thì đây có lẽ là lựa chọn tốt cho túi tiền vừa phải. 50-200/3.5-4.5 L: Giống 100-300 5.6 L, đây là thế hệ ống kính ngàm EF đầu tiền dòng L, chất lượng quang học y như ống L hiện nay nhưng độ cường tráng không bằng, chỉnh tiêu cự bằng cơ cấu kéo- đẩy. Một ống kính không hề tồi,
- nhưng có lẽ vẫn thua 70-200 4L USM, một ống kính không đắt lắm mà vẫn có chất lượng chế tạo tốt và USM êm ái. 70-200 4L USM: Nhỏ hơn và nhẹ hơn so với ông anh 70-200 2.8L USM dành cho dân chuyên nghiệp, một món hời cho dân dùng EOS. Đắt hơn ba lần so với các ống kính phổ thông nhưng cứng cáp hơn, lấy nét nhanh hơn vì USM, có FTM (full-time manual), quan trọng nhất là chất lượng quang học tốt hơn nhiều. Ống này to và nặng hơn các ống phổ thông nhưng là lựa chọn đáng giá nếu bạn không cố được lên 2.8L. Ống không dùng kính lọc 77mm to tướng như dòng 2.8L mà dùng loại 67mm giống 24-85 3.5-4.5 USM. Hơi đáng tiếc là rất ít ống kính Canon khác dùng kính lọc đường kính loại này. 80-200 4.5-5.6 80-200 4.5-5.6 USM 80-200 4.5-5.6 II: Ống kính vỏ nhựa, tương tự 28-80, tuy vậy rất nhẹ và cơ động, nếu bạn muốn một ống kính không quá đắt và không bao giờ phóng ảnh quá cỡ một bưu thiết thì đây là lựa chọn hữu ích. 100-300 5.6: Chất lượng chế tạo gần được như 100-300 5.6L, một ống kính kiểu cũ có tất cả các nhược điểm của 5.6L nhưng lại không có chất lượng quang học như ống L III.8. Ống kính chụp chim hoang dã
- Việc chụp ảnh thú hoang nhỏ, nhanh là một lĩnh vực rất khó và đòi hỏi những ống kính rất đắt tiền. Các ống kính 500 đến 600 mm thường được dùng trong trường hợp này, kể cả ống 100-300 thông dụng của bạn cũng không đủ dài để có được những bức ảnh đẹp. Khó một nỗi, các ống dài hơn 300mm rất đắt và cũng rất nặng. Thực tế khá phũ phàng, bạn có thể có được những bức ảnh khá với ống 100-300 chụp thú cảnh nuôi trong nhà chứ khó với được tới các bức ảnh ấn tượng in trong sách về động vật hoang hay trong các tờ lịch- những con chim bé tí đầy cả khung hình. Bạn luôn phải chụp ở 300mm và sau đó cắt đi toàn bộ phần bao quanh và rồi chất lượng tấm ảnh giảm rõ rệt. Nếu bạn thực sự hứng thú với lĩnh vực này với ngân sách eo hẹp thì nên nghĩ đến ống kính cũ, chỉ lấy nét bằng tay. Những ống kính dài đã qua sử dụng, lấy nét tay rẻ hơn khá nhiều so với các ống lấy nét tự động. III.9. Ống kính cho ảnh thể thao Lĩnh vực này cũng khá giống lĩnh vực trên. Thách thức của ảnh thể thao và ảnh hành động nằm ở hai điểm: bản chất tự nhiên của loại ảnh này chủ đề thường di chuyển rất nhanh và luôn luôn có khoảng cách lớn giữa đối tượng và máy ảnh. Giải quyết vấn đề đầu tiên, ống kính phải rất nhẹ, sử dụng flash hoặc phim độ nhạy cao nhưng điều này chứa đầy mâu thuẫn: ống kính nhanh thì thường to, nặng và đắt, tăng ISO thì tấm ảnh lại sạn và chất lượng thấp, dùng flash thì đôi khi không đáp ứng được yêu cầu nhất là khi đối tượng quá xa máy ảnh.
- Vấn đề thứ hai đòi hỏi phải dùng ống kính dài, nhưng hầu hết các ống kính dài lấy nét tự động kha khá một chút thì lại chậm- chúng không lấy được nhiều ánh sáng, điều này làm vấn đề đầu tiên trở nên nan giải hơn. Tất nhiên, đôi khi cả hai vấn đề trên đều trở nên dễ thở hơn, chẳng hạn nếu bạn chụp một trận bóng rổ mà bạn ở ngay gần sân đấu, vì sân bóng rổ khá nhỏ nên bạn có thể xài flash (nếu được cho phép) và không cần đến ống kính quá dài. Dù sao thì các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn phải dựa vào các ống kính nhanh, một sản phẩm mà dân nghiệp dư ít khi với tới được vì quá đắt. Những ống kính tiêu cự dài nhanh, đặc biệt là loại đa tiêu cự nhanh thì vô cùng đắt. Mọi lựa chọn đều có những điểm dở của nó: Ống kính nhanh. Hãy kiếm một ống kính nhanh nhất mà bạn có thể (độ mở tối đa là lớn nhất có thể), 70-200 2.8 khá tốt để chụp bóng rổ, 75-300 4-5.6 thì có lẽ không, vì ngay khi mở hết cỡ bạn vẫn cần tốc độ rất chậm gây ra các phần ảnh mờ không mong muốn. Ống kính tiêu cự dài. Bạn sẽ cần một ống kính dài trừ khi bạn muốn và có thể áp sát chủ đề, chẳng hạn không cần ống kính dài nếu chụp một ván trượt trên đường phố, nhưng nếu chụp bóng đá thì lại khác. Cắt bớt. Bạn có thể tạo hiệu quả khá giống ống kính dài bằng cách cắt bớt những phần thừa của ảnh, thủ thuật này phóng to ảnh lên và dĩ nhiên là cũng phóng to các yếu điểm như sạn, hạt do độ phân giải thấp.
- Hệ thống ổn định hình ảnh. Hữu dụng để giảm thiểu sự rung của máy ảnh nhưng chẳng có giá trị gì trong việc bắt chết một khoảnh khắc của một đối tượng đang chuyển động. Đèn flash. Hiệu quả trong cả việc mô tả cũng như “bắt chết”, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng được sử dụng nó. Độ nhạy phim/ISO. Tăng ISO là cần thiết để tăng tốc độ chụp, mặt trái của nó là giảm chất lượng ảnh. Thân máy lấy nét nhanh. Một thân máy chuyên nghiệp như dòng EOS 1 có thể khoá cứng tiêu cự rất nhanh và chính xác, giảm thiểu thời gian trễ từ lúc bấm máy đến lúc ghi hình. Một thân máy phổ thông khó thực hiện điều này nên cũng khó tạo ra những bức hình hoàn hảo. Mô tơ lấy nét nhanh. USM dạng vòng của Canon lấy nét cực nhanh, trong khi dạng AFD thì chậm hơn. Một ống kính với mô tơ lấy nét nhanh luôn tạo ra sự khác biệt giữa các bức ảnh đạt và không đạt. Tóm lại, nếu bạn định gắn ống kính phổ thông 75-300 4-5.6 lên thân máy thì đừng hy vọng sẽ có được các bức ảnh như trong tạp chí thể thao. Điều này không có nghĩa là bạn không thể tạo ra các bức ảnh như vậy với thiết bị trên mà chỉ có ý rằng để tạo ra các bức ảnh như vậy là thử thách vô cùng lớn, nó đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm và cả sự may mắn chộp được những khoảnh khắc hiếm hoi. Nói chung bạn sẽ phải đối mặt với nào là đối tượng chụp bị mờ, nào là độ nét và tương phản thấp nếu sử dụng các ống kính tiêu cự dài phổ thông.
- III.10. Ống kính gương, một cách rẻ tiền để có tiêu cự dài !. Một số hãng độc lập chế tạo các ống kính gương, được biết cả dưới cái tên ống kính khúc xạ thấp (catadioptric). Những ống kính này dùng thêm một cặp gương phản chiếu để hướng ánh sáng bổ sung cho các thấu kính bình thường khác. Ưu điểm của các ống kính này là rẻ hơn, nhẹ hơn và ngắn hơn các ống kính bình thường khác có cùng tiêu cự. Ống kính gương tiêu cự 500mm đến 1000mm không hiếm, các nhà sản xuất của Nga cho ra rất nhiều ống loại này. Khổ nỗi, ống kính gương có nhiều điểm bất tiện. Thứ nhất nó chỉ có thể lấy nét tay. Thứ hai, nó là các ống kính chậm, khẩu độ chỉ khoảng f/8. Thứ ba, nó không có các lá kim loại mắt mèo, nên chỉ có cách chỉnh thời chụp bằng cách chỉnh tốc độ, độ nhạy phim hay bằng … kính lọc. Thứ tư, gương phản chiếu thường gây hiệu ứng tạo ra các vòng tròn hoặc dẹt quanh các điểm sáng ở vùng không được canh nét, hiệu ứng này có thể gây sao nhãng việc xem ảnh. Thứ năm, chất lượng quang học không cao, rất khó chụp được chim chóc cho ra hồn. Rốt cuộc, ống kính này chỉ thu hút sự chú ý của ngân sách eo hẹp mà thôi, nó có quá nhiều hạn chế. Phương án xài ống kính lấy nét tay (đã qua sử dụng), chế cho vừa máy ảnh của bạn hoặc xài một thân máy lấy nét tay có lẽ hợp lý hơn. Suy cho cùng, nhiếp ảnh vẫn là một thú chơi đắt tiền !. III.11. Ống kính cận cảnh và ống kính có khắc chữ “MACRO” Mắt người chỉ có thể nhìn rõ trong một khoảng cách nhất định (thay đổi theo tuổi tác), khoảng cách có thể lấy nét của các ống kính cũng khác nhau. Đa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
6 Bước chọn ống kính cho máy ảnh số DSLR của bạn
6 p | 269 | 110
-
Chọn ống kính nào khi mới chơi DSLR
5 p | 207 | 66
-
Kinh nghiệm chụp ảnh: Hướng dẫn chụp ảnh chân dung (phần I)
3 p | 192 | 59
-
3 ống kính thông dụng người mới chụp
2 p | 153 | 50
-
Biến hóa ống kính để chụp macro
6 p | 180 | 44
-
.Nhiếp ảnh nâng cao - Ống kính và các thông số
11 p | 161 | 44
-
Hướng dẫn chụp ảnh chân dung & thời trang (Phần 1)
5 p | 187 | 37
-
NHIẾP ẢNH NÂNG CAO-ỐNG KÍNH VÀ CÁC THÔNG SỐ
3 p | 132 | 26
-
9 kinh nghiệm khi mua máy ảnh kỹ thuật số
4 p | 163 | 23
-
Những yếu tố chính tạo nên bức ảnh đẹp
4 p | 152 | 22
-
.5 điều cần biết khi 'lên đời' với máy ảnh ống kính rời
7 p | 168 | 19
-
Kỹ thuật chụp ảnh-Ống kính đa tiêu cự và ống kính tiêu cự cố định- Nên chọn loại nào?
5 p | 119 | 19
-
Chọn trang phục cho bạn có vòng hông to
6 p | 137 | 15
-
Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR (phần 1)
3 p | 90 | 14
-
Chọn ống kính cho máy ảnh Nikon
3 p | 168 | 14
-
5 điều cần biết khi 'lên đời' với máy ảnh ống kính rời
4 p | 107 | 13
-
Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR (phần 3)
3 p | 86 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn