intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Những đóng góp của Phan Khôi đối với báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX

Chia sẻ: Cogacoga Cogacoga | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

110
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở việc tìm hiểu, phân tích sự nghiệp báo chí và khắc họa chân dung nhà báo Phan Khôi, luận án sẽ tổng kết, đánh giá những đóng góp của ông đối với sự phát triển của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX; tìm đến sự nhìn nhận công bằng, khách quan hơn đối với Phan Khôi trong lịch sử báo chí Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Những đóng góp của Phan Khôi đối với báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA<br /> HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN<br /> <br /> PHẠM THỊ THÀNH<br /> <br /> NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHAN KHÔI<br /> ĐỐI VỚI BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX<br /> Ngành<br /> <br /> : Báo chí học<br /> <br /> Mã số<br /> <br /> : 60 31 02 01<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. TẠ NGỌC TẤN<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> <br /> Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa<br /> học của cá nhân tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án<br /> này là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án<br /> chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa<br /> học nào khác.<br /> <br /> Tác giả<br /> <br /> Phạm Thị Thành<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHAN KHÔI<br /> <br /> 1. Tình hình nghiên cứu về Phan Khôi ở trong nước<br /> 2. Tình hình nghiên cứu Phan Khôi ở ngoài nước<br /> 3. Những vấn đề đặt ra<br /> <br /> 9<br /> 9<br /> 27<br /> 31<br /> <br /> Chương 1: THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP BÁO CHÍ CỦA PHAN KHÔI NỬA<br /> ĐẦU THẾ KỶ XX<br /> <br /> 1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX<br /> 1.2. Sự phát triển báo chí đầu thế kỷ XX<br /> 1.3. Thân thế và quá trình hoạt động báo chí của Phan Khôi<br /> <br /> 33<br /> 33<br /> 41<br /> 63<br /> <br /> Chương 2: QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG CÁC TÁC<br /> PHẨM BÁO CHÍ CỦA PHAN KHÔI<br /> <br /> 2.1. Quan điểm chính trị<br /> 2.2. Quan điểm xã hội<br /> <br /> 78<br /> 79<br /> 99<br /> <br /> Chương 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHAN KHÔI ĐỐI VỚI PHÁT<br /> TRIỂN TIẾNG VIỆT TRONG BÁO CHÍ<br /> <br /> 3.1. Những đóng góp của Phan Khôi với Việt ngữ học<br /> 3.2. Phát triển cách diễn đạt hiện đại vào ngôn ngữ báo chí<br /> 3.3. Phổ biến và phát triển tiếng Việt<br /> <br /> 121<br /> 123<br /> 132<br /> 141<br /> <br /> Chương 4: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHAN KHÔI TRONG PHÁT<br /> TRIỂN THỂ LOẠI TÁC PHẨM BÁO BÁO CHÍ VÀ KỸ<br /> NĂNG LÀM BÁO<br /> <br /> 4.1. Quan điểm của Phan Khôi về nghề báo và những kỹ năng hoạt<br /> động nghề nghiệp<br /> 4.2. Những đóng góp của Phan Khôi trong phát triển thể loại tiểu<br /> phẩm báo chí<br /> 4.3. Những đóng góp của Phan Khôi trong phát triển thể loại bình<br /> luận, chuyên luận<br /> KẾT LUẬN<br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 149<br /> 150<br /> 162<br /> 176<br /> 183<br /> 189<br /> 190<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do lựa chọn đề tài<br /> Nửa đầu thế kỷ XX, Phan Khôi là nhà báo nổi bật. Ông là cây bút nổi<br /> tiếng về sự sắc sảo và thẳng thắn, thường đề cập đến các vấn đề thời sự, nhạy<br /> cảm trong xã hội. Ông cũng là người khởi xướng và tham gia những cuộc<br /> tranh luận sôi nổi trên báo chí thời bấy giờ.<br /> Vốn là người thông minh, nhạy cảm trước cái mới và giàu tinh thần<br /> nhập thế, ông sớm bỏ lối học khoa cử, để chuyển sang học chữ quốc ngữ và<br /> tiếng Pháp. Ông là một trong những người đầu tiên cắt tóc ngắn, hưởng ứng<br /> vận động duy tân. Chính phong trào cách mạng sôi động những năm đầu thế<br /> kỷ XX đã cuốn Phan Khôi vào hoạt động báo chí. Nhờ tiếp thu được những tư<br /> tưởng tiến bộ từ Cách mạng Tân Hợi 1911, phong trào Ngũ Tứ 1919 ở Trung<br /> Hoa cùng với làn sóng tân thư mà Phan Khôi đã bàn luận một cách thẳng thắn<br /> trên báo chí về những vấn đề rất mới bấy giờ như: Vai trò người phụ nữ trong<br /> thời đại mới; về vai trò người trí thức trong vận hội mới của dân tộc… Riêng<br /> về vấn đề nữ quyền, Phan Khôi cho rằng phụ nữ có quyền bình đẳng với nam<br /> giới, người phụ nữ không phải là những người chỉ biết quẩn quanh nơi góc<br /> nhà, xó bếp mà họ có quyền tham gia các hoạt động xã hội, có quyền được<br /> học hành và nuôi chí tiến thủ. Có thể nói, với tư tưởng cấp tiến đó, Phan Khôi<br /> xứng danh là một trong những người khởi xướng phong trào “nữ quyền” ở<br /> nước ta ngay từ những năm đầu thế kỷ XX.<br /> Thời kỳ làm báo sung sức nhất của Phan Khôi là những năm 19281939, đặc biệt là quãng thời gian ông làm chủ bút tờ Phụ nữ Tân văn (từ<br /> 02/5/1929 đến 21/4/1935). Đây là tờ báo lớn, được phát hành trong cả nước.<br /> Trong hàng loạt bài báo đầy màu sắc luận chiến, Phan Khôi luôn đề cập đến<br /> những vấn đề nóng bỏng và bức thiết được xã hội bấy giờ quan tâm, trong đó<br /> có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ và văn tự. Cụ thể<br /> là, ông quan tâm đến việc viết chữ quốc ngữ phải viết cho đúng, đính chính<br /> <br /> 2<br /> những chữ mà người sử dụng hay dùng sai nghĩa; việc dùng điển tích trong<br /> thơ văn và chú thích; cách đặt quán từ, danh từ, động từ… Những bài viết này<br /> có ý nghĩa rất quan trọng, vì đây là thời kỳ chữ quốc ngữ đang trong quá trình<br /> hoàn thiện ở nước ta. Những bài báo của Phan Khôi luôn gây được sự chú ý<br /> bởi tính thẳng thắn trong suy nghĩ và cách trình bày hấp dẫn, rành mạch, đậm<br /> chất duy lý. Tiếp cận, phân tích các tác phẩm báo chí của Phan Khôi, một<br /> điều dễ nhận thấy là sự nhất quán trong tinh thần học thuật của ông - Phan<br /> Khôi luôn trọng lý. Ông là người ưa nhập thế, thích tranh luận để làm sáng tỏ<br /> chân lý. Chính trong những cuộc bút chiến này, độ sắc sảo của ngòi bút Phan<br /> Khôi được bộc lộ một cách rõ nét nhất. Tinh thần nhập thế và ý thức luôn tìm<br /> đến cái mới đã tạo nên nguồn cảm hứng tranh luận trong ngòi bút của ông.<br /> Với bút lực mạnh mẽ, ý tưởng dồi dào, ông đã vận dụng luận lý học để giải<br /> thích và bàn luận sâu nhiều vấn đề học thuật và tư tưởng.<br /> Từ số lượng khổng lồ các tác phẩm báo chí, có thể nói, ông là người có<br /> những đóng góp to lớn thúc đẩy sự phát triển của báo chí Việt Nam nửa đầu thế<br /> kỷ XX. Những đóng góp đó đã được nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận và đánh giá<br /> rất cao. Trong bài viết tham dự tọa đàm nhân dịp 120 năm ngày sinh của Phan<br /> Khôi (1887-2007), tác giả Lê Minh Quốc (làm công tác nghiên cứu, sưu tầm<br /> danh nhân lịch sử nước Việt) viết: “Nếu chỉ chọn lấy một nhà báo tiêu biểu nhất<br /> của xứ Quảng trong thế kỷ XX, tôi sẽ chọn lấy Phan Khôi. Đó là một hình ảnh<br /> kỳ lạ nhất, cô độc nhất, bản lĩnh nhất của lịch sử báo chí Việt Nam hiện đại”. Tác<br /> giả Lại Nguyên Ân sau quá trình sưu tầm khối lượng khổng lồ các tác phẩm báo<br /> chí của Phan Khôi những năm 20-30, thế kỷ XX đã nhận định:<br /> Phan Khôi hiện diện trước xã hội, trước cuộc đời này chỉ với tư cách<br /> nhà báo; người ta biết ông chủ yếu qua những gì ông viết ra đăng<br /> lên báo chí; nhưng, qua hoạt động báo chí, Phan Khôi chứng tỏ<br /> mình còn là một học giả, một nhà tư tưởng, một nhà văn (...) Phan<br /> Khôi hoàn toàn không thể hiện mình như một chí sĩ; ông sống như<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2