Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh Học: Nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh - Nội dung và giá trị
lượt xem 11
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh - Nội dung và giá trị" nhằm làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài luận án; làm rõ cơ sở hình thành nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh; chỉ ra, hệ thống hóa và phân tích những nội dung cơ bản của nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh; chỉ ra và phân tích giá trị lý luận và thực tiễn của nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh Học: Nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh - Nội dung và giá trị
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀO ĐÌNH TUẤN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HỒ CHÍ MINH - NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Hà Nội - 2022
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những 23 vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Chương 2: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT 27 LÃNH ĐẠO HỒ CHÍ MINH 2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến luận án 27 2.2. Cơ sở hình thành nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh 37 Chương 3: NỘI DUNG NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HỒ CHÍ MINH 67 3.1. Nghệ thuật xác định mục tiêu, xây dựng tầm nhìn lãnh đạo 67 3.2. Nghệ thuật thuyết phục đối tượng lãnh đạo 80 3.3. Nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng cách mạng 90 3.4. Nghệ thuật sử dụng quyền lực 102 3.5. Nghệ thuật nắm bắt thời cơ 111 3.6. Nghệ thuật xử lý tình huống 123 Chương 4: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HỒ CHÍ MINH 132 4.1. Giá trị lý luận 132 4.2. Giá trị thực tiễn 146 KẾT LUẬN 164 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN 166 QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167
- DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CMVS : Cách mạng vô sản CNĐQ : Chủ nghĩa đế quốc CNMLN : Chủ nghĩa Mác - Lênin CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội CTQG : Chính trị quốc gia ĐCS : Đảng Cộng sản ĐLDT : Độc lập dân tộc GCCN : Giai cấp công nhân GPDT : Giải phóng dân tộc NTLĐ : Nghệ thuật lãnh đạo NXB : Nhà xuất bản SMDT : Sức mạnh dân tộc SMTĐ : Sức mạnh thời đại
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lãnh đạo là một hoạt động mang tính tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Con người cần đến lãnh đạo và lãnh đạo có mặt ở mọi lĩnh vực của đời sống con người. Trong sự phát triển chung đó, nổi lên những cá nhân với phẩm chất và năng lực vượt trội, trở thành người dẫn dắt các lực lượng xã hội, quốc gia, dân tộc phát triển, đạt được những thành tựu nổi bật, trở thành biểu tượng để mọi người ngưỡng mộ, noi theo. Họ đã hình thành nên NTLĐ đặc sắc để đạt được mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả nhất. Lý luận và thực tiễn đều chứng minh cách mạng là sự nghiệp to lớn, rất vinh quang nhưng cũng đầy gian khổ để xóa bỏ những trật tự làm tha hóa con người, đem lại cho con người tự do và phát triển toàn diện. Bởi vậy, nó gắn với những cuộc đấu tranh quyết liệt, lúc ngấm ngầm, lúc công khai, vừa ngấm ngầm vừa công khai giữa cái tiến bộ và lạc hậu, văn minh và bạo tàn để thiết lập những cái mới mẻ, tốt tươi. Muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh đó, đòi hỏi lực lượng cách mạng, nhất là các nhà lãnh đạo, phải nhận thức và giải quyết rất nhiều vấn đề một cách sáng tạo, linh hoạt, khéo léo để giành được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Qua đó, tạo dựng nền tảng vững chắc, tránh được hoặc giảm bớt những tổn thất, giành thắng lợi từng bước, đi đến thắng lợi hoàn toàn. Bởi vậy, NTLĐ rất quan trọng đối với cách mạng, luôn cần phải đi sâu nghiên cứu, vận dụng sáng tạo. Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, với thời gian hơn nửa thế kỷ, là lãnh tụ của cách mạng Việt Nam, chiến sĩ cộng sản quốc tế, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của đất nước và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã thể hiện một NTLĐ đặc sắc, có tính điển hình rất cao. Người trở thành một nhà lãnh đạo mẫu mực, có sức hút lớn, thông qua việc giải quyết thành công các vấn đề nảy sinh ở các cấp độ, từ cá nhân, tập thể đến tầm cao và cao nhất của quốc gia, trong những tình huống hết sức khó khăn, phức tạp và những thời khắc bước ngoặt, sống còn. Điều đó được thể hiện cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh đã tạo nên thắng lợi rực rỡ của cách mạng Việt Nam, trở thành một mẫu mực điển hình, kết tụ thành những giá trị văn hóa không chỉ có tầm vóc dân tộc mà mang tầm thời đại, có sức sống lâu bền cùng lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh, mặc dù NTLĐ của Người được đề cập gián tiếp ở một số nghiên cứu, dưới nhiều góc độ, nhưng chưa được khái quát, lý giải một cách toàn diện và có hệ thống dưới góc độ Hồ Chí Minh học. Khi nói đến NTLĐ Hồ Chí Minh, mọi người đều có thể cảm nhận, nhưng chưa định hình
- 2 được, cảm thấy luôn cần phải học tập, vận dụng nhưng chưa được đúc kết thành chỉnh thể. Điều nói trên đặt ra và đòi hỏi phải khái quát lý luận, hệ thống hóa cũng như luận giải khái niệm, nội dung, giá trị của NTLĐ của Người. Qua đó, bổ sung thêm hệ thống tri thức ngành Hồ Chí Minh học và khoa học lãnh đạo hiện đại, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của ĐCS Việt Nam hiện tại và tương lai. Mặt khác, nghiên cứu NTLĐ Hồ Chí Minh còn là một nội dung cần thiết góp phần xây dựng, phát triển lý luận NTLĐ của Đảng nói riêng và NTLĐ Việt Nam hiện đại nói chung với nền tảng là NTLĐ Hồ Chí Minh. Đây là một vấn đề có ý nghĩa lý luận rất thiết thực đối với Đảng và đội ngũ cán bộ của Đảng trong quá trình lãnh đạo đất nước, địa phương, đơn vị. Thông qua đó, thúc đẩy nhanh hơn quá trình hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam hùng cường trong điều kiện mới. Hiện nay, Việt Nam đang ở trong giai đoạn mà tình hình trong nước và thế giới đang có những biến đổi quan trọng, với sự phức tạp ngày càng cao, đồng thời, có không ít nghịch lý đang tồn tại. Nhiều vấn đề mới xuất hiện và sẽ xuất hiện cần được làm sáng tỏ, cần có đối sách phù hợp. Thế giới chuyển biến nhanh chóng, sâu sắc, tiềm ẩn những yếu tố khó lường; cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, tạo ra những tác động khó dự đoán đối với các nước nhỏ; những thách thức của an ninh truyền thống và phi truyền thống nổi lên với với những đặc điểm mới, tác động tới tình hình toàn cầu và mỗi quốc gia… Công cuộc đổi mới tiếp tục được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, với những mục tiêu đặt ra ngày càng cao, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo đúng đắn, hiệu quả hơn. Trước tình hình đó, nếu Đảng và đội ngũ cán bộ của Đảng không có NTLĐ, không sáng tạo, linh hoạt, khéo léo thì khó có thể giải quyết thắng lợi những thách thức đang đặt ra cũng như tranh thủ được những thời cơ đang đến và sẽ đến một cách hiệu quả nhất. Điều nói trên càng đòi hỏi, thôi thúc chúng ta nghiên cứu sâu sắc hơn về lý luận, để vận dụng sáng tạo NTLĐ Hồ Chí Minh với những giá trị nổi bật đã được lịch sử kiểm chứng và khẳng định vào điều kiện mới. Qua đó, tìm thấy khung tham chiếu trong giải quyết những vấn đề hiện tại, trước một bối cảnh đầy biến động, có nhiều yếu tố khó lường, thời cơ luôn song hành với nguy cơ, lợi ích đi liền với cạm bẫy. Thực tiễn phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng thời gian qua cho thấy, bên cạnh những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử đã đạt được, một bộ phận cán bộ lãnh đạo vẫn còn bộc lộ những hạn chế và bất cập nhất định, như tầm nhìn, hoạch định chủ
- 3 trương, sử dụng quyền lực, dùng người, giải quyết các mối quan hệ, xử lý các tình huống nảy sinh… có lúc, có nơi chưa tốt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương và đất nước. Điều này đòi hỏi phải tăng cường bồi dưỡng những tri thức về NTLĐ nói chung và NTLĐ Hồ Chí Minh nói riêng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, trước hết là cấp chiến lược. Trên cơ sở đó, góp phần giúp họ thực sự trở thành những những người lãnh đạo có tâm, có tầm và có tài, kế tục sự nghiệp mà Hồ Chí Minh cũng như các thế hệ đi trước để lại, đưa cách mạng đạt được những thắng lợi mới. Những vấn đề trên cho thấy, việc làm sáng tỏ NTLĐ Hồ Chí Minh, không chỉ bổ sung thêm hệ thống tri thức về Hồ Chí Minh học, góp phần làm nổi bật tầm vóc của Người, mà còn góp phần thiết thực giải quyết những vấn đề đang đặt ra, trong quá trình phát triển của Việt Nam và thế giới hiện nay, cả về lý luận và thực tiễn. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh - Nội dung và giá trị” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Chỉ ra, hệ thống hóa và luận giải nội dung, giá trị của NTLĐ Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích đã xác định, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án. Hai là, làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài luận án. Ba là, làm rõ cơ sở hình thành NTLĐ Hồ Chí Minh. Bốn là, chỉ ra, hệ thống hóa và phân tích những nội dung cơ bản của NTLĐ Hồ Chí Minh. Năm là, chỉ ra và phân tích giá trị lý luận và thực tiễn của NTLĐ Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nội dung và giá trị của Nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo được thể hiện trong các tác phẩm của Người cùng với cuộc đời và thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, khai thác làm rõ nội dung và giá trị của NTLĐ Hồ Chí Minh.
- 4 - Về thời gian: Thời gian Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng, tập trung vào thời kỳ 1945 - 1969. Để làm rõ giá trị của NTLĐ Hồ Chí Minh, luận án cập nhật những thành tựu lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. - Về không gian: Những nơi Hồ Chí Minh từng tham gia hoạt động lãnh đạo, tập trung là ở Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của CNMLN, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của ĐCS Việt Nam về cách mạng và lãnh đạo cách mạng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của CNMLN, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp ngành Hồ Chí Minh học và liên ngành để thực hiện đề tài. Trong đó, những phương pháp cụ thể được sử dụng chủ yếu là kết hợp lôgíc và lịch sử, khái quát hóa, hệ thống hóa. Đồng thời, tùy từng nhiệm vụ nghiên cứu, các phương pháp sẽ được sử dụng với mức độ ưu tiên khác nhau. Sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp: thu thập, xử lý và đánh giá các tài liệu, số liệu có liên quan của các công trình đã công bố trong và ngoài nước; sử dụng phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử để tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án. Sử dụng các phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa, kết hợp lôgíc và lịch sử, hệ thống - cấu trúc, phân tích văn bản, phân tích hành vi, so sánh để làm rõ cơ sở hình thành NTLĐ Hồ Chí Minh. Sử dụng phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử, khái quát hóa, hệ thống - cấu trúc để phân tích, đánh giá các quan điểm, hành động của Hồ Chí Minh, từ đó rút ra NTLĐ của Người; sử dụng phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa, kết hợp lôgíc và lịch sử, hệ thống - cấu trúc, so sánh để làm rõ khái niệm và hệ thống hóa nội dung của NTLĐ Hồ Chí Minh. Sử dụng phương pháp nghiên cứu giá trị, khái quát hóa, hệ thống hóa, so sánh để đúc rút và luận giải giá trị lý luận, thực tiễn của NTLĐ Hồ Chí Minh. Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, mô hình hóa, … để luận giải, nhận định, đánh giá và làm rõ nội dung và giá trị của NTLĐ Hồ Chí Minh.
- 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đưa ra và phân tích khái niệm NTLĐ Hồ Chí Minh; đồng thời, làm rõ cách tiếp cận trong nghiên cứu NTLĐ của Người. Luận án chỉ ra, phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn và nhân tố chủ quan tác động đến hình thành NTLĐ Hồ Chí Minh. Luận án chỉ ra, khái quát hóa, trình bày một cách có hệ thống nội dung, giá trị lý luận, giá trị thực tiễn của NTLĐ Hồ Chí Minh, trong đó có giá trị tham chiếu đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án khái quát hóa, hệ thống hóa lý luận và luận giải về NTLĐ Hồ Chí Minh với tư cách là một đối tượng nghiên cứu độc lập trên các khía cạnh: nội dung và giá trị. Thông qua đó, góp phần bổ sung vào hệ thống tri thức ngành Hồ Chí Minh học, khoa học lãnh đạo, đồng thời, góp phần khẳng định tầm vóc và những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận án cung cấp những luận cứ khoa học cho việc học tập và làm theo NTLĐ Hồ Chí Minh và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, góp phần đấu tranh phê phán những quan điểm, nhận thức sai trái, những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch về Hồ Chí Minh. Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, vận dụng, phát triển NTLĐ Hồ Chí Minh. Qua đó, góp phần phát triển, hiện thực hóa di sản của Người trong cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Luận án có thể làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy Hồ Chí Minh học, đào tạo cán bộ ở các học viện, nhà trường trong cả nước. 7. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu thành các phần: Mở đầu, 04 chương (12 tiết), kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo.
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Nghiên cứu về lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo Để xây dựng khung lý thuyết và làm cơ sở cho việc nghiên cứu nội dung và luận giải giá trị của NTLĐ Hồ Chí Minh, cần phải làm rõ tình hình nghiên cứu về lãnh đạo và NTLĐ. Số lượng các công trình nghiên cứu về lãnh đạo và NTLĐ ở nước ngoài và trong nước là rất phong phú, đồ sộ với nhiều hướng tiếp cận theo những trường phái khác nhau. Dù vậy, các công trình với nội dung đa dạng và phong phú đã tạo nên một diện mạo khá hoàn chỉnh về lãnh đạo, NTLĐ. Trong sự phong phú nói trên, dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu của luận án, có những công trình sau: Khoa học lãnh đạo hiện đại [118], đây là kết quả sau một thời gian nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nhất là quá trình cải cách mở cửa ở Trung Quốc của hai tác giả Vương Lạc Phu, Tưởng Nguyệt Thần. Công trình vừa là sự nghiên cứu lý luận vừa là sự tổng kết thực tiễn kinh nghiệm trong quá trình đào tạo cán bộ lãnh đạo và hoạt động thực tiễn lãnh đạo ở Trung Quốc. Thông qua đó, các tác giả trình bày những vấn đề cơ bản của lý luận lãnh đạo như bản chất lãnh đạo, thể chế lãnh đạo; quyết sách trong lãnh đạo; chế định chiến lược và sách lược hành động cách mạng; biện pháp thực thi nhiệm vụ; NTLĐ và phương sách dùng người. Có thể nói, công trình đã trình bày khá toàn diện những nội dung chủ yếu của khoa học lãnh đạo, trong đó chỉ ra các yếu tố thuộc NTLĐ như: nghệ thuật xử sự, khích lệ tinh thần tích cực của cấp dưới, sử dụng thời gian, họp hội nghị. Ở phương Tây, vấn đề về lãnh đạo được quan tâm nghiên cứu khá sớm và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những thành tựu đó đã được các tác giả Murray Hiebert, Bruce Klatt trình bày một cách hệ thống trong một công trình khá đồ sộ mang tên The encyclopedia of leadership (Bách khoa toàn thư về lãnh đạo) [44], với hướng đích cung cấp những hướng dẫn thực tế, những cách vận dụng các lý thuyết, kỹ năng lãnh đạo cổ điển và đương đại. Như tên gọi, đây là công trình mà người viết muốn tạo ra một cái nhìn bao quát về lãnh đạo, trong đó, chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các hướng dẫn và kỹ năng. Theo tác giả, lãnh đạo là một chủ đề vô cùng phức tạp và đa dạng, bao gồm mọi thứ, từ mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau đến chiến lược của tổ chức. Công trình cũng khẳng định, những vấn đề lý luận về lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải là vấn đề nhỏ. Trái lại, nó có liên quan rất nhiều đến sự thành công lâu dài của họ với tư cách là một nhà lãnh đạo, nhất là
- 7 những công cụ lãnh đạo. Chúng sẽ giúp người lãnh đạo làm chủ các công việc hàng ngày và có cái nhìn tổng thể về các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của mình. Trên cơ sở cung cấp những cách thức lãnh đạo hiệu quả, công trình trình bày các công cụ, khái quát các quan điểm lý thuyết gắn với nó. Lãnh đạo và quản lý gắn liền với việc giải quyết các mối quan hệ của con người với nhau. Do đó, muốn đạt hiệu quả cao, quá trình lãnh đạo, quản lý, chủ thể thực hiện phải có những phương pháp, cách thức phù hợp, sáng tạo. Đó cũng là mục đích chính trong công trình Lãnh đạo và quản lý một nghệ thuật của Gaston Courtois [14]. Người viết cho rằng người lãnh đạo và người quản lý tài năng, sáng tạo, có hiệu quả phải nhận thức đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ và sứ mệnh của mình trong tổ chức và phải luôn luôn xứng đáng với cương vị đó. Muốn vậy, người lãnh đạo phải có niềm tin vào công việc, hiểu được được ý nghĩa của quyền lực, có óc quyết đoán, sáng tạo và tinh thần kỷ luật; luôn luôn trau dồi năng lực thực hiện, biết trầm tĩnh, làm chủ bản thân, có đầu óc thực tế với tầm nhìn xa trông rộng; hiểu biết con người và có cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tình yêu, lòng nhân ái, sự tôn trọng với người khác. Đồng thời, họ phải giữ vững nguyên tắc công bằng, sự cương quyết trong hành động trong sự khiêm nhường và gương mẫu. Thông qua những nội dung đó để được người khác tin yêu, kính phục, đồng lòng đi theo một cách tự nguyện. Trong công trình Bàn về khoa học và nghệ thuật lãnh đạo [131] tác giả Chu Văn Thành và Lê Thanh Bình (Đồng Chủ biên) cùng các cộng sự đã đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về khoa học và NTLĐ. Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa các lý thuyết lãnh đạo, NTLĐ đã có, dựa vào quan điểm của CNMLN, công trình đã đi sâu bàn về những vấn đề cơ bản của khoa học lãnh đạo: lãnh đạo, sự phát triển của các thể chế lãnh đạo, những vấn đề cơ bản về mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo; chức năng và quyết sách lãnh đạo; lựa chọn và xác lập cơ cấu tổ chức, môi trường lãnh đạo; vấn đề dùng người trong lãnh đạo và cách thức điều hành, phương pháp lãnh đạo. Công trình cung cấp cách thức tiếp cận để nghiên cứu vấn đề lãnh đạo một cách khoa học, cách thức phân biệt với những hoạt động khác có tính tương đồng và xem hoạt động lãnh đạo “là một quá trình hành vi giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo thông qua một phương thức nhất định, kết hợp lại cùng thực hiện một mục tiêu của tổ chức, cũng chính là quá trình vận động làm cho các yếu tố của hoạt động lãnh đạo liên hệ với nhau và tác động lẫn nhau” [tr.8]. Các tác giả đã dành ra một chương (chương VIII) để bàn về NTLĐ. Cụ thể: người viết đã chỉ ra bản chất vai trò của NTLĐ; những đặc trưng của NTLĐ; sự khác nhau giữa quyền thuật -
- 8 thủ đoạn và NTLĐ; quan điểm của CNMLN về NTLĐ và con đường nâng cao NTLĐ. Cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về NTLĐ dưới góc độ lý luận chung, là cơ sở để nghiên cứu sinh kế thừa để đi sâu nghiên cứu về NTLĐ và NTLĐ Hồ Chí Minh. Đi sâu khái quát lý luận những vấn đề lãnh đạo từ thực tiễn lãnh đạo của đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy của bản thân, tác giả Trần Long Văn đã dành nhiều tâm huyết biên soạn công trình Nghệ thuật lãnh đạo [160]. Cuốn sách đi sâu phân tích về nghệ thuật của người lãnh đạo từ khởi đầu (lúc mới nhận chức) đến thành công. Người viết trình bày những vấn đề chính như: phương pháp và nghệ thuật nắm bắt tình hình của người lãnh đạo khi mới nhận chức, từ đó phân tích quá trình xây dựng và sử dụng quyền lực lãnh đạo; phương pháp và trình tự quyết sách của người lãnh đạo, trong đó bàn về việc làm thế nào để xây dựng được tinh thần tập thể trong các đơn vị thuộc quyền; làm rõ những tố chất của người đứng đầu cần có để vạch đường lối và làm tốt vai trò của mình; phân tích mối quan hệ, giải quyết mối quan hệ giữa cấp trưởng và cấp phó; vấn đề trí tuệ cảm xúc của người lãnh đạo. Trong phần cuối của cuốn sách, xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tác giả khái quát quy luật lãnh đạo, mối quan hệ giữa quy luật lãnh đạo và NTLĐ. Một trong những mục đích khi nghiên cứu về lãnh đạo là làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của hoạt động này và những công cụ cơ bản gì để thực hiện được điều đó. Trải qua một quá trình nghiên cứu, với mong muốn giải đáp vấn đề nói trên, Max Landsberg đã cho ra mắt công trình Công cụ lãnh đạo - Tầm nhìn, cảm hứng, động lực [79]. Tư tưởng xuyên suốt và là hạt nhân của cuốn sách là công thức về lãnh đạo: Lãnh đạo = Tầm nhìn x Cảm hứng x Động lực. Nói cách khác lãnh đạo là phải biết xây dựng tầm nhìn, truyền cảm hứng và tạo ra động lực, mức độ thực hiện các yếu tố đó đến đâu sẽ quyết định hiệu quả của lãnh đạo đến đó. Công trình giải thích chi tiết công thức, đề xuất các phương pháp cho công tác lãnh đạo; phân tích chi tiết về các thành phần trong công thức tổng quát; trình bày mở rộng về các khía cạnh rộng hơn trong công tác lãnh đạo như giao việc, chọn đúng thời điểm, quyền lực, văn hóa và phát triển sự nghiệp với tư cách lãnh đạo. Đan xen vào các nội dung chính nêu trên, tác giả cũng trình bày đặc điểm của công tác lãnh đạo: gần như luôn luôn liên quan đến đề xướng và dẫn dắt thay đổi; lãnh đạo là một hoạt động hết sức sáng tạo; lãnh đạo về bản chất là hoạt động giữa các cá nhân; người lãnh đạo luôn trở nên hiệu quả hơn khi những người liên quan chấp nhận đề xuất của anh ta; người lãnh đạo phải biết chọn đúng thời điểm. Một trong những người có nhiều thâm niên nghiên cứu, giảng dạy về lãnh đạo, John C. Maxwell là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng liên quan tới lãnh đạo, quản lý và một
- 9 trong số đó là công trình 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo [90]. Theo tác giả, người lãnh đạo muốn thành công phải biết làm cho hoạt động lãnh đạo của mình có tính nghệ thuật, phải biết tuân thủ những nguyên tắc. Người viết đã đúc rút ra 21 nguyên tắc quan trọng để đạt được NTLĐ. Trong đó, tựu chung lại là ở sự nỗ lực chủ quan cao độ của người lãnh đạo trong nhận thức bản thân, nhiệm vụ, nhận thức bối cảnh, nhận thức đối tượng. Người lãnh đạo phải nhận thức được bản thân mình, không ngừng phát triển bản thân, tích cực học hỏi, rút kinh nghiệm trong hoạt động; phải tạo dựng được uy tín với mọi người, phải hiểu đối tượng lãnh đạo, biết xây dựng, phát triển lực lượng nòng cốt, trở thành một người có thể kết nối với mọi người; biết chia sẻ, cổ vũ người khác; phải nhận thức được nhiệm vụ trong sự biến đổi của bối cảnh, không ngừng nỗ lực cố gắng, dám đương đầu và vượt qua khó khăn và xây dựng được tìm nhìn xa trông rộng. Ở một góc độ tiếp cận tương tự, tác giả Hướng Phi người Trung Quốc với công trình Thuật lãnh đạo [115] cũng muốn đi sâu vào những yếu tố, những công cụ, cách thức lãnh đạo để làm cho hoạt động lãnh đạo thu được kết quả cao nhất. Tác giả bàn về các vấn đề cơ bản của lãnh đạo như: nguyên tắc, trí tuệ, tài biện luận, quan hệ, nghệ thuật, uy tín, quyết sách, phương pháp và quyền mưu lãnh đạo. Mặc dù là công trình thiên về tiếp cận lãnh đạo tư và trong nội dung thiên về phương pháp, thủ thuật, nhưng đã góp phần trình bày một cách tương đối cơ bản những vấn đề của lãnh đạo học. Qua đó, nó cung cấp những nội dung có tính nguyên tắc, cách tiếp cận, đánh giá hoạt động lãnh đạo một cách khoa học. Ở chương V, tác giả tập trung bàn về NTLĐ. Theo Hướng Phi, NTLĐ được thể hiện ở khả năng quan sát kỹ tâm lý của đối tượng lãnh đạo; ở mối liên lạc tình cảm với người khác (lấy sự chân thành đối đãi và thu phục người khác, người lãnh đạo phải điều chỉnh được tình cảm của mình); ở sự kết hợp cương nhu; ở sự chỉ đạo linh hoạt (phù hợp với môi trường, phù hợp với đối tượng); biết phát huy tiềm năng của cấp dưới (nâng cao sĩ khí, tìm ra tiềm năng, tạo áp lực phù hợp, khích lệ và tạo cơ hội cho cấp dưới phát huy). Trên cơ sở đi tìm sự thành công của các nhà lãnh đạo trong lịch sử, Esther Cameron & Mike Green đã đúc kết những bài học quý báu và trình bày chúng trong công trình Giải mã thuật lãnh đạo [8]. Các tác giả xem xét thành công của những nhân vật xuất sắc, những nhà lãnh đạo tài năng đã thực hiện để xác định các nhóm hành vi được hình thành từ các hình tượng lãnh đạo. Thông qua đó, người viết đưa ra những chỉ dẫn quan trọng để các nhà lãnh đạo mới có thể định hình phương pháp lãnh đạo riêng của mình dựa trên tình hình cụ thể và tính cách của bản thân. Hai tác giả cũng nêu lên năm vai trò lãnh đạo có giá trị mà nhà lãnh đạo có thể thử nghiệm: Lãnh đạo là xúc tác mạnh (thường đặt ra câu hỏi khó, sắc
- 10 sảo, phát hiện những bất thường, làm việc tốt trong hoàn cảnh khó khăn); tạo động lực và có tầm nhìn (tạo ra bức tranh hấp dẫn về tương lai, tiếp sức và lôi kéo quần chúng); kết nối thận trọng (củng cố và thiết lập những quy tắc đơn giản, có trọng tâm để tác động đến những hoạt động phức tạp và kết nối mọi người); thi hành kiên quyết (kiên trì theo đuổi kế hoạch, chỉ đạo cho đến khi hoàn thành); người kiến tạo khôn ngoan (là kiến trúc sư, nhà thiết kế, người đưa ra ý tưởng riêng biệt, tạo ra cơ chế tổ chức). Đồng thời, cuốn sách cung chỉ ra sự khác nhau giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Khác với các công trình trên, khi nghiên cứu lãnh đạo và NTLĐ một cách khá toàn diện, thì hai tác giả Nguyễn Hữu Đổng, Nguyễn Thành Trung lại tập trung đi sâu làm rõ một vấn đề trong hoạt động chính trị thông qua bài viết Các đặc trưng chủ yếu của nghệ thuật hoạt động chính trị [29]. Các tác giả cho rằng: “những người lãnh đạo phải có nghệ thuật trong hoạt động của mình, tức giải quyết các công việc, tình huống, biến cố chính trị một cách sáng tạo, quyết đoán trên cơ sở khoa học, vừa kiên định về nguyên tắc vừa linh hoạt, nhạy bén, mềm dẻo về phương pháp, nhằm đạt được hiệu quả cao, đồng thời thể hiện tính chân thực và nhân văn trong hành vi và mục tiêu chính trị của mình” [tr.25]. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra các đặc trưng của nghệ thuật hoạt động chính trị như: tính sáng tạo, độc đáo; tính khoa học; tính quyết đoán; tính mềm dẻo, linh hoạt gắn với sự kiên định về nguyên tắc; tính nhân văn, thuyết phục. Đồng thời, người viết cũng dẫn những minh chứng lý luận từ trong các quan điểm của V.I.Lênin và Hồ Chí Minh. Nối tiếp những nghiên cứu về lãnh đạo ở Việt Nam trước đó, một trong những công trình dày dặn, trình bày một cách có hệ thống về những vấn đề cơ bản về lãnh đạo là Khoa học lãnh đạo - Lý thuyết và kỹ năng của Nguyễn Bá Dương [20]. Nội dung cuốn sách đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của khoa học lãnh đạo và người lãnh đạo. Đó là các vấn đề: bản chất, nhân cách, uy tín, phong cách, phương pháp và các kỹ năng lãnh đạo. Trong đó, người viết nhấn mạnh những kỹ năng: xác định tầm nhìn, ra quyết sách, giao tiếp cùng với đó là phương pháp lãnh đạo bằng uy tín, bằng đạo đức trên nền tảng tri thức, với điểm hạt nhân là khả năng thu hút và sử dụng nhân tài. Khi bàn về NTLĐ, tác giả cho rằng, NTLĐ là đỉnh cao của lãnh đạo hiệu quả, là ước vọng muốn đạt tới của bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Nó được hiểu là tài vận dụng tổng hòa các yếu tố phẩm chất, năng lực, các kỹ năng, tính cách cá nhân, quyền lực, địa vị, nắm bắt quy luật khách quan kết hợp với kinh nghiệm, phương pháp, khả năng tạo ảnh hưởng, truyền cảm hứng của người lãnh đạo để đạt được hiệu quả cao nhất với hao phí ít nhất. Trên cơ sở kết hợp lý luận và thực tiễn lãnh đạo cũng như nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển NTLĐ,
- 11 nhìn chung NTLĐ được thể hiện ở năm đặc điểm, bao gồm: tính khoa học, tính sáng tạo, tính kinh nghiệm, tính linh hoạt và tính thực tiễn. Nó được biểu hiện trước hết là khả năng quan sát và hiểu người. Hai là, vấn đề dùng người, vì nó quyết định tới sự thành bại của tổ chức. Ba là, vấn đề ra quyết định. Bốn là, vấn đề ứng xử. Thông qua cuộc sống và các phương pháp, người lãnh đạo giỏi sẽ nắm bắt, hiểu được cấp dưới và cấp trên, từ đó đưa ra cách ứng xử phù hợp với mỗi đối tượng. Với cách trình bày sinh động, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kết hợp cả xưa và nay, trên nền tảng CNMLN, tư tưởng Hồ Chí Minh, công trình có ý nghĩa thiết thực trong việc cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để đi sâu khám phá những vấn đề chủ yếu của lãnh đạo và NTLĐ. Để cung cấp một cái nhìn tổng quát về lãnh đạo, trên cơ sở đó giúp những nhà lãnh đạo và những người mong muốn trở thành lãnh đạo có thể tìm thấy trong đó những chỉ dẫn cần thiết cho hoạt động của mình, Peter G. Northouse đã cho ra đời công trình Leadership: Theory and practice (Lãnh đạo: Lý thuyết và thực hành) [114]. Cuốn sách đã góp phần hệ thống hóa quá trình phát triển của khái niệm lãnh đạo từ đầu thế kỷ XX đến thế kỷ XXI, những phẩm chất cần có của người lãnh đạo cũng như các phương pháp tiếp cận nghiên cứu về lãnh đạo. Đây là một công trình thâu tóm được các khuynh hướng chủ yếu trong nghiên cứu về lãnh đạo trên thế giới hiện nay. Nó cho phép những người nghiên cứu có cái nhìn toàn diện, tổng quát khi tìm hiểu về lãnh đạo với các lý thuyết khác nhau và các cách thức thực hiện: phương pháp tiếp cận đặc điểm, phương pháp tiếp cận kỹ năng, phương pháp tiếp cận hành vi, phương pháp tiếp cận tình huống, lý thuyết con đường - mục tiêu, lý thuyết trao đổi lãnh đạo - thành viên, lãnh đạo chuyển đổi, lãnh đạo đích thực, lãnh đạo đầy tớ, lãnh đạo thích ứng, phương pháp tiếp cận tâm động học, đạo đức lãnh đạo, lãnh đạo nhóm, giới và lãnh đạo, văn hóa và lãnh đạo. Khác những tác giả trên trên, nhằm đi sâu vào một phương diện trong lãnh đạo - lãnh đạo công, tác giả Phan Huy Đường (Chủ biên) cùng các cộng sự đã cho ra đời công trình Lãnh đạo các khu vực công [34]. Trong đó, người viết đã đưa ra quan niệm về lãnh đạo và tập trung vào phân tích các yếu tố cấu thành, tính chất, đặc điểm mục tiêu và các nội dung của lãnh đạo công. Đồng thời, tác giả cũng đã đi sâu luận giải về phẩm chất, năng lực nhà lãnh đạo và các yếu tố thuộc về kỹ năng lãnh đạo. Dù công trình mới đề cập bước đầu nhưng đã đưa ra cách tiếp cận đối với nội dung lãnh đạo công, làm cơ sở để nghiên cứu NTLĐ: định hướng phát triển hệ thống; xác định mục tiêu của hệ thống; xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo thực hiện mục tiêu; dẫn dắt, hướng dẫn thực hiện mục tiêu; động viên, khích lệ cán bộ, công chức làm việc; giải quyết xung đột; đổi mới.
- 12 Tác giả cũng đã phân tích những yếu tố cơ bản của NTLĐ từ khái niệm, đặc điểm, nội dung và các phương pháp vận dụng NTLĐ. Nói về đặc điểm của NTLĐ, công trình chỉ ra các đặc điểm sau: ra quyết định đúng lúc, phát huy thế mạnh bản thân, huy động sức mạnh làm việc của tập thể, kiểm soát thời gian, luôn có phương án mới thay thế phương án cũ hoặc không thích hợp. Đồng thời, người viết cũng chỉ ra ba nội dung cơ bản của NTLĐ: tôn trọng con người, hiểu được nhu cầu của con người với các động cơ, động lực thúc đẩy đưa đến sự sáng tạo trong lao động của họ; tạo sự thống nhất, nhân hòa, tin tưởng giữa lãnh đạo với thành viên cộng đồng, các bộ phận, nhóm trong tổ chức; thiết kế duy trì môi trường làm việc tốt cho mọi người. Mặc dù dung lượng chưa nhiều và mang tính chất đại cương, nhưng những nội dung về NTLĐ trong Lãnh đạo các khu vực công có ý nghĩa gợi mở quan trọng trong định hướng cách tiếp cận nghiên cứu về NTLĐ nói chung và NTLĐ Hồ Chí Minh nói riêng. Nhằm đưa ra những phương pháp, kỹ năng để giúp cho người lãnh đạo có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình lãnh đạo tổ chức, tác giả Đặng Thanh Tịnh đã cho ra đời công trình Nghệ thuật làm lãnh đạo [143]. Đây là cuốn sách giới thiệu những nghiên cứu, kinh nghiệm, những phương pháp, thủ pháp để làm việc lãnh đạo, đưa lãnh đạo trở thành nghệ thuật, giúp người lãnh đạo đạt được thành công trong sự nghiệp. Trong đó, tác giả nhấn mạnh vào các nội dung: nghệ thuật vận hành quyền lực, nghệ thuật điều hành; nghệ thuật truyền đạt, giao tiếp; nghệ thuật dùng người; nghệ thuật ứng xử với cấp trên và cấp dưới; nghệ thuật quản lý, nghệ thuật khen thưởng, phê bình. Tiếp nối và kế thừa những công trình đã nghiên cứu về lãnh đạo trước đó cả trong và ngoài nước, đồng thời từ sự khái quát thực tiễn, tác giả Ao Thu Hoài với công trình nghiên cứu chuyên sâu của mình là Lãnh đạo từ khoa học đến nghệ thuật [47], đã đem đến một cách nhìn khá toàn diện về lãnh đạo với tư cách là một khoa học và với tư cách là một nghệ thuật. Tác giả đã khái quát một số quan điểm cơ bản về lãnh đạo trên thế giới. Trong đó, cuốn sách đã tập trung luận giải những vấn đề chính của khoa học lãnh đạo như lãnh đạo và người lãnh đạo; uy tín, quyền lực của người lãnh đạo; hiệu quả và cấp độ lãnh đạo; phẩm chất, nhân cách, năng lực của người lãnh đạo; những vấn đề về phong cách lãnh đạo. Với cách nhìn đồng đại kết hợp với lịch đại, giữa lý luận với thực tiễn, công trình đem đến một cái nhìn khá hoàn chỉnh về hoạt động lãnh đạo và các yếu tố cấu thành nó, cùng với đó là những phương pháp để vận dụng chúng vào trong cuộc sống. Bên cạnh những nội dung cơ bản về lãnh đạo và người lãnh đạo, tác giả đã bàn về nhiều vấn đề của NTLĐ. Trong đó,
- 13 NTLĐ được thể hiện qua nghệ thuật thấu hiểu tâm lý, nghệ thuật tạo động lực cho nhân viên, nghệ thuật xử lý xung đột, nghệ thuật thu hút nhân tài. Công trình đem đến những kiến thức nền tảng của hoạt động lãnh đạo. Cũng với cách tiếp cận thiên về các kỹ năng lãnh đạo và đi sâu vào NTLĐ, trên cơ sở kế thừa phát triển nhiều công trình trước đó, tác giả Nguyễn Thanh Giang (Chủ biên) cùng với các cộng sự đã cho ra đời công trình Kỹ năng và nghệ thuật lãnh đạo những vấn đề lý luận và thực tiễn [36]. Cuốn sách đã cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ năng, NTLĐ và những kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo. Từ đó, công trình mong giúp ích cho các nhà nghiên cứu cũng như các nhà lãnh đạo, quản lý muốn tìm hiểu, phát triển và vận dụng các kỹ năng lãnh đạo và NTLĐ. Đặc biệt, các tác giả đã đi sâu làm rõ các cách tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu NTLĐ và quan niệm về nó; chỉ ra những biểu hiện chính của NTLĐ như nghệ thuật hiểu người và dùng người; nghệ thuật sử dụng quyền lực trong lãnh đạo. 1.1.2. Nghiên cứu về nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh Nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh là một đề tài mới, bởi vậy chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Các khía cạnh liên quan chủ yếu là được lồng ghép, đánh giá vào những nội dung trong nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách và những cống hiến nói chung của Hồ Chí Minh. Là một trong những người nghiên cứu khá sớm về Hồ Chí Minh, Jean Lacouture dưới góc độ nghiên cứu tiểu sử đã cho ra đời cuốn sách Ho Chi Minh [77]. Nội dung đã khắc họa chân dung của một lãnh tụ cách mạng mà tác giả đánh giá là một trong những nhà cách mạng lỗi lạc nhất trong mọi thời đại, với phẩm chất đạo đức, tài năng vượt trội. Nghiên cứu tuy không đề cập trực tiếp NTLĐ Hồ Chí Minh, nhưng những nội dung về, nhân cách tài năng, sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng và chống ngoại xâm, xây dựng đất nước đã góp phần nhất định thể hiện NTLĐ của Người. Cùng góc độ nghiên cứu tiểu sử những nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới, trong đó có Hồ Chí Minh, Dana Ohlmeyer Lloyd đã xuất bản công trình World leaders past & present Ho Chi Minh [85]. Tác giả đã khái quát những nét cơ bản về xã hội Việt Nam và trình bày vắn tắt về tiểu sử của Hồ Chí Minh, qua đó làm nổi bật lên khát vọng chống thực dân Pháp, GPDT, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân của Người. Nhờ tài năng và khát vọng độc lập không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã vượt qua những nguy hiểm, tích cực lao động, học tập để tìm đường giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã biết gắn kết CNMLN với truyền thống dân tộc, Người đã tìm ra được phương pháp riêng để giành độc lập cho
- 14 đất nước mình. Đồng thời, con người đó đã lãnh đạo nhân dân mình đánh thắng các cuộc chiến tranh của Pháp và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc chiến tranh chống Mỹ. Cuốn sách đi đến khẳng định Hồ Chí Minh “đã thay đổi tiến trình lịch sử trên toàn bộ hai lục địa, nếu không muốn nói là trên thế giới” (He had changed the course of history on two entire continents, if not the world” [tr.111]. Là một trong những tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Furuta Motoo đã xuất bản công trình Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới [107]. Tác giả với cách tiếp cận riêng của mình, trên cơ sở lựa chọn những sự kiện và thời gian tiêu biểu trong cuộc đời Hồ Chí Minh để làm nổi bật chân dung của Người và quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của Việt Nam. Đặc biệt thông qua cuốn sách, tác giả đã khẳng định Hồ Chí Minh “là một vĩ nhân của thế kỷ XX”, “là Người cầm cờ của phong trào giải phóng dân tộc - của thế kỷ XX”, “đã gắn chặt cuộc đời và sự nghiệp của mình với đất nước Việt Nam do chính Người khai sinh”. Đặc biệt ở chương 5: Hồ Chí Minh - nhà lãnh đạo chính trị, người viết khẳng định, Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín cao trong quần chúng và trong ĐCS Việt Nam. Người luôn có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, biết nắm bắt thời cơ, hóa giải những tình thế phức tạp một cách khéo léo, biết gắn kết cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, tập hợp rộng rãi các nhân sĩ trí thức ngoài Đảng tham gia chính quyền, hình thành được một ban lãnh đạo Đảng ổn định. Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) với công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam [37]. Các tác giả đã trình bày một cách khoa học, toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam. Cuốn sách phân tích một cách có hệ thống những luận điểm sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh về đường lối và phương pháp, về chiến lược và sách lược cách mạng; về tổ chức lực lượng cách mạng; về tư tưởng quân sự; tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh; phương pháp luận Hồ Chí Minh. Qua đó, chúng ta thấy được những đóng góp to lớn của Người trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, đây là tác phẩm trình bày một cách tổng quát, nên NTLĐ Hồ Chí Minh chỉ được đề cập ở một số khía cạnh chung, lúc hiện rõ, lúc ẩn sâu trên nền tảng những sáng tạo, những cách xử lý xuất sắc các vấn đề nảy sinh trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Người. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) với công trình Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh [75]. Các tác giả đã khẳng định những vấn đề có tính phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, khái quát hệ thống phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh từ lý luận và thực tiễn hoạt động cách mạng của Người, chỉ ra mối liên hệ giữa phương pháp và phong cách.
- 15 Trong đó, nhóm tác giả nhấn mạnh đến những phương pháp cách mạng chung nhất và hệ thống phong cách trên các khía cạnh: tư duy, diễn đạt, làm việc, ứng xử, sinh hoạt. Tuy những nội dung đó dù chưa đề cập trực tiếp vào NTLĐ, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu NTLĐ Hồ Chí Minh. Bởi vì, NTLĐ không thể tách rời phương pháp và có liên hệ với phong cách của cá nhân. Phan Ngọc Liên, Trịnh Vương Hồng với công trình Hồ Chí Minh chiến sĩ cách mạng quốc tế [86]. Các tác giả đã trình bày, hệ thống hóa, phân tích những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh. Qua đó, người viết đã làm nổi bật vai trò, cống hiến của Hồ Chí Minh như một người lãnh đạo phong trào GPDT và phong trào cộng sản quốc tế. Cuốn sách tập trung làm nổi bật công lao của Người với tư cách một chiến sĩ cách mạng quốc tế, thông qua việc giải quyết các mối quan hệ phức tạp của thời cuộc và đóng góp cho phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và GPDT. Qua đó, công trình đã đề cập tới sự linh hoạt, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc nhìn nhận, nắm bắt, phân tích các vấn đề, sự kiện quốc tế, giải quyết các mối quan hệ của phong trào cách mạng thế giới và giữa cách mạng thế giới, cũng như các nước có liên quan với cách mạng Việt Nam. Điều đó đã góp phần thể hiện NTLĐ của Hồ Chí Minh, nhất là trong giải quyết các vấn đề đối ngoại. William J. Duiker với công trình Hồ Chí Minh - Một cuộc đời [17]. Đây là một nghiên cứu công phu, khá chi tiết và bám sát cuộc đời Hồ Chí Minh. Dưới góc độ nghiên cứu tiểu sử, tác phẩm đã trình bày khá tỉ mỉ những tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã phần nào phác họa được chân dung Hồ Chí Minh với tư cách là nhà lãnh đạo một quốc gia, một nhà hoạt động cách mạng quốc tế. Người đã rất khéo léo giải quyết các mối quan hệ chính trị phức tạp của thời cuộc góp phần làm nên chiến thắng của cách mạng Việt Nam. Những nhận định, đánh giá của người viết về lãnh tụ của cách mạng Việt Nam cung cấp nhiều gợi mở cho việc nghiên cứu về NTLĐ Hồ Chí Minh. Một người, theo tác giả, kiên định với hệ tư tưởng của mình, nhưng ít quan tâm tới việc tranh luận nó mà chú tâm vào giải quyết những vấn đề thực tế. Là người có nhiều lần tiếp xúc với Hồ Chí Minh, một nhân vật trong bộ máy của thực dân Pháp, khá am hiểu về Việt Nam, Jean Sainteiny, sau những trải nghiệm của mình, ông ta đã viết hai tác phẩm Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ và Đối diện với Hồ Chí Minh. Sau này chúng được in chung trong Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ [126]. Công trình đã thể hiện suy nghĩ của tác giả khi ở Việt Nam, về cách mạng Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh cũng như những suy nghĩ đánh giá của người viết về Hồ Chí Minh nói riêng. Qua những đánh giá của Jean Sainteiny, chúng ta thấy toát lên được sự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng công an nhân dân thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
171 p | 103 | 25
-
Luận án tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách Hồ Chí Minh
175 p | 107 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
187 p | 78 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện, nhà trường kỹ thuật quân sự hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
216 p | 90 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh Học: Giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
208 p | 32 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo tư tưởng nhân văn quân sự Hồ Chí Minh
195 p | 78 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh Học: Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
184 p | 37 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước và vận dụng trong tình hình hiện nay
220 p | 35 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
182 p | 61 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Quảng Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
262 p | 28 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
184 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Công tác tư tưởng của thành ủy Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
224 p | 69 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
190 p | 28 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài Dành dành láng (Gardenia philastrei), Dành dành Angkor (Gardenia angkorensis) và Dành dành chi tử (Gardenia jasminoides) tại Việt Nam
166 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
27 p | 25 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Quảng Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
27 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
27 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn