intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: Phương Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

394
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tiến hành phân tích, đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp của hệ thống chính sách này để hoàn thiện các chính sách hiện tại, nghiên cứu, kiến nghị Nhà nước xây dựng một số chính sách hỗ trợ mới đồng bộ, nhất quán để duy trì cạnh tranh, bảo đảm tự do kinh doanh, tự do thương mại và ổn định phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n -------------------------- ®ång thÞ hµ HOµN THIÖN CHÝNH S¸CH C¹NH TRANH Vµ KIÓM SO¸T §éC QUYÒN KINH DOANH ë VIÖT NAM TRONG §IÒU KIÖN HéI NHËP KINH TÕ QUèC TÕ Chuyên ngành : Kinh tế học (Kinh tế vi mô) Mã số : 62310101 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Minh Hµ néi, n¨m 2013
  2. i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận án là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 TÁC GIẢ LUẬN ÁN ðồng Thị Hà
  3. ii MỤC LỤC LỜI CAM ðOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ðỒ, KHUNG CHỮ................................ vi PHẦN MỞ ðẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................12 1.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................12 1.2. Phân loại công trình nghiên cứu theo hình thức công bố ..........................12 1.2.1. Sách tham khảo/ Chuyển khảo và các chương trình, dự án........................12 1.2.2. Các báo cáo thường niên của Bộ, Ngành....................................................18 1.2.3. Kỷ yếu, tạp chí và ñề tài khoa học..............................................................20 1.3. ðánh giá chung phần tổng quan và những vấn ñề ñặt ra..........................21 1.3.1. Các cách tiếp cận khác nhau về chính sách cạnh tranh và ñộc quyền........21 1.3.2. Những ñồng thuận về chính sách cạnh tranh của các công trình ...............23 1.3.3. Các vấn ñề ñặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................29 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................33 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH VÀ KIỂM SOÁT ðỘC QUYỀN KINH DOANH....................34 2.1. Cạnh tranh và ñộc quyền..............................................................................34 2.1.1. Cạnh tranh và phân loại cạnh tranh ............................................................35 2.1.2. ðộc quyền - Quá trình hình thành và hậu quả ...........................................44 2.2. Pháp luật cạnh tranh về kiểm soát ñộc quyền ............................................46 2.2.1. Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát ñộc quyền .......................46 2.2.2. Nội dung của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát ñộc quyền và những tiêu chí ñể ñánh giá ...............................................................................................47 2.3. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh ñối với kiểm soát ñộc quyền.......................................................................................................49
  4. iii 2.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạch ñịnh và thực thi chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền kinh doanh - những bài học cho việt nam ...................................................................................................55 2.4.1. Tính quốc tế của chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền...............55 2.4.2. Kiểm soát tập trung kinh tế theo mô hình Mỹ............................................58 2.4.3. Kiểm soát tập trung kinh tế theo mô hình Châu Âu ...................................59 2.4.4. Chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền của một số nước và những kinh nghiệm ...............................................................................................59 2.4.5. Bài học cho Việt Nam.................................................................................68 TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................70 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CẠNH TRANH - ðỘC QUYỀN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ðIỀU CHỈNH Ở VIỆT NAM ......................................................71 3.1. Thực trạng cạnh tranh và ñộc quyền ở Việt Nam......................................71 3.1.1. Thực trạng cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh..............................71 3.1.2. Thực trạng ñộc quyền nhà nước và hậu quả ...............................................75 3.2. Thực trạng chính sách và pháp luật cạnh tranh về kiểm soát và ñiều chỉnh ñộc quyền ở Việt Nam................................................................................79 3.2.1. Các chính sách ñiều chỉnh trực tiếp ............................................................80 3.2.2. Các chính sách ñiều chỉnh gián tiếp ...........................................................91 3.3. ðánh giá chung thực trạng chính sách cạnh tranh về kiểm soát ñộc quyền...126 3.3.1 Những ưu ñiểm ..........................................................................................126 3.3.2. Những hạn chế ..........................................................................................128 TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................132 CHƯƠNG 4 QUAN ðIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH VÀ KIỂM SOÁT ðỘC QUYỀN KINH DOANH Ở VIỆT NAM ............................................................................................................133 4.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn ñề ñặt ra ñể hoàn thiện chính sách ..133 4.1.1. Kinh tế thế giới và những tác ñộng ñến kinh tế Việt Nam .......................133 4.1.2. Kinh tế Việt Nam - Hội nhập và phát triển...............................................134
  5. iv 4.1.3. Những vấn ñề ñặt ra ñể hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền ở Việt Nam ........................................................................................137 4.2. Những quan ñiểm hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền ở Việt Nam ...............................................................................................138 4.2.1. Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền phải phù hợp với quan ñiểm, ñường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ðảng và Nhà nước ........................................................................................................141 4.2.3. Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền phải tôn trọng quyền tự do và tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp................................143 4.2.4. Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền phải bảo ñảm tính hiệu quả và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.......................................143 4.2.5. Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền phải phù hợp với văn hóa và ñạo ñức kinh doanh của Việt Nam.............................................144 4.3. Những giải pháp hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền ở Việt Nam ...............................................................................................147 4.3.1. Hoàn thiện, bổ sung và cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn thi hành các ñiều luật cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền.......................................148 4.3.2. Phát huy vai trò của Nhà nước, tạo ra sự ñồng bộ giữa các chính sách và cơ chế ñiều chỉnh, kiểm soát ñộc quyền ñể hoàn thiện cấu trúc thị trường152 4.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo thị trường và năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.....................................................155 4.3.4. Hoàn thiện các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh .........................158 4.3.5. Các nhóm giải pháp khác..........................................................................160 TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................................163 KẾT LUẬN ............................................................................................................164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ðà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................................................................................................169 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................170
  6. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước ðông Nam Á CPI Chỉ số giá tiêu dùng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước ðTNN ðầu tư nước ngoài EC Ủy ban Châu Âu EU Liên minh Châu Âu EURO ðồng tiền chung Châu Âu FDI Vốn ñầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp ñịnh thương mại tự do GCI Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GDP Tổng sản phẩm quốc dân IMF Quỹ tiền tệ quốc tế ODA Hỗ trợ phát triển chính thức USD ðô la Mỹ VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới WEF Diễn ñàn kinh tế thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu XTTM Xúc tiến thương mại VNCQLKTTW Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CQLCT Cục Quản lý cạnh tranh OECD Tổ chức phát triển và Hợp tác kinh tế DFID Bộ phát triển quốc tế Anh TTKT Tập trung kinh tế
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ðỒ, KHUNG CHỮ BẢNG Bảng 3.1. Hoạt ñộng M&A theo ngành ở Việt Nam năm 2011 ............................... 88 Bảng 3.2. Thống kê các vụ việc TTKT ñược thông báo ñến Cục QLCT ................. 89 Bảng 3.3. Thuế quan trung bình MFN của Việt Nam và một số nước trong khu vực theo ngành (%)................................................................................ 101 Bảng 3.4 Tỷ lệ bảo hộ thực tế và danh nghĩa của các mặt hàng có thể xuất nhập khẩu dưới tác ñộng của các cam kết hội nhập (%) ................................ 102 Bảng 3.5. Tỷ lệ hỗ trợ thực tế của một số ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (%) . 103 Bảng 3.6. Tỷ giá bình quân trong kỳ của Việt Nam và một số nước trên thế giới . 107 Bảng 3.7. Một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam ....................... 108 Bảng 3.8. Giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của một số nước trong khu vực và thế giới qua các năm ........................................................... 109 Bảng 3.9. Kim ngạch xuất nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất Việt Nam năm 2011 và so với cùng kỳ năm 2010 ......................................................... 111 Bảng 3.10. Thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng giầy dép Việt Nam............. 112 Bảng 3.11. Chỉ số phát triển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam (năm trước = 100) 112 Bảng 3.12. Chỉ số giá xuất nhập khẩu chung qua các năm của Việt Nam (năm trước = 100) ........................................................................................... 113 Bảng 3.13. Tình hình ñầu tư vào một số ngành kinh tế của Việt Nam (tính theo giá thực tế) ............................................................................................. 115 Bảng 3.14. Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ ñầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Việt Nam .. 115 Bảng 3.15. So sánh chi phí giá thuê ñất của 2 thành phố Việt Nam với một số nước trong khu vực (Giai ñoạn 2008 - 2009) ........................................ 116 Bảng 3.16. Bảng xếp thứ hạng kết cấu hạ tầng của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan với các nước (giai ñoạn 2008 - 2009) .................................... 116 Bảng 3.17. Tình hình chi ngân sách nhà nước cho hoạt ñộng tài chính - ngân hang của Việt Nam ............................................................................... 122 Bảng 3.18. So sánh lãi suất tín dụng nhà nước với lãi suất tín dụng thương mại thông thường.......................................................................................... 123 Bảng 3.19. Tình hình thực hiện cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu từ chính sách tín dụng nhà nước .......................................................................... 123
  8. vii HÌNH Hình 3.1: Tổng số doanh nghiệp ñăng ký thành lập và ñang hoạt ñộng ñến thời ñiểm 31/12 của các năm từ 2005 - 2011.................................................. 72 Hình 3.2. Số lượng và giá trị M&A tại Việt Nam (2003 - Q1/2012) ....................... 86 Hình 4.1. Một số giải pháp có hiệu quả ñể tái cấu trúc DNNN .............................. 155 SƠ ðỒ Sơ ñồ 3.1. Tác ñộng của tỷ giá ñến môi trường kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu... 106 Sơ ñồ 3.2. Tác ñộng của chính sách ñầu tư phát triển khoa học và công nghệ ...... 117 Sơ ñồ 3.3. Tác ñộng của chính sách ñầu tư phát triển giáo dục và ñào tạo ............ 119 Sơ ñồ 3.4. Tác ñộng của chính sách tín dụng nhà nước.......................................... 121 Sơ ñồ 4.1. Phân tích, ñánh giá và dự báo thị trường bên ngoài .............................. 156 Sơ ñồ 4.2. Phân tích, ñánh giá và dự báo môi trường ngành và doanh nghiệp....... 157 Sơ ñồ 4.3. Những yếu tố chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế .................................................................................................... 158 KHUNG CHỮ Khung 2.1. Vai trò của Nhà nước và ñiều kiện của chính sách cạnh tranh, kiểm soát ñộc quyền ......................................................................................... 52 Khung 2.2. Những kinh nghiệm nổi bật về chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền của một số nước ..................................................................... 67 Khung 3.1. Một số lĩnh vực ñộc quyền ở Việt Nam [74] ......................................... 76 Khung 3.2. Khi ñộc quyền Nhà nước biến thành ñộc quyền doanh nghiệp ............. 77 Khung 3.3. Thực trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ñộc quyền ở Việt Nam ... 85 Khung 3.4. Quy ñịnh pháp luật về kiểm soát ñộc quyền ........................................ 131 Khung 4.1. Các sự kiện xảy ra hơn 25 năm qua ảnh hưởng ñến môi trường kinh doanh của Việt Nam .............................................................................. 135 Khung 4.2. Các hành vi bị cấm theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam .............. 140
  9. 1 PHẦN MỞ ðẦU 1. LÝ DO CHỌN ðỀ TÀI Cạnh tranh là bản chất và là cơ chế vận hành chủ yếu có tính chất kinh ñiển của kinh tế thị trường, là ñộng lực thúc ñẩy sản xuất phát triển, ñổi mới công nghệ, kỹ thuật, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội và sự lựa chọn của người tiêu dùng. Còn ñộc quyền kinh doanh là một hình thái của cấu trúc thị trường, ñược hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra những tổn thất và hậu quả lớn cho xã hội như kìm hãm sản xuất, hạn chế sản lượng, tăng giá bán, gây thiệt hại cho người tiêu dùng; ñồng thời còn ngăn cản tự do kinh doanh, cản trở cạnh tranh, không có ñộng lực và quan tâm ñến cải tiến công nghệ, kỹ thuật và phương thức quản lý v.v.. ðể phát huy những lợi ích của cạnh tranh và duy trì môi trường cạnh tranh, ñồng thời kiểm soát và hạn chế các mặt tiêu cực của ñộc quyền thì vai trò của nhà nước rất quan trọng và có tính chất quyết ñịnh. Trong thời gian vừa qua, với hệ thống các chính sách triển khai thực thi ở Việt Nam ñã góp phần quan trọng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, hoạt ñộng kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả, năng lực cạnh tranh và thứ hạng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của Việt Nam ngày càng ñược cải thiện, từng bước khẳng ñịnh ñược vị thế trên thị trường quốc tế. Song, hệ thống các chính sách của Chính phủ vẫn nghiêng nhiều về giảm bớt khó khăn ,giảm bớt bất lợi chứ chưa tạo ra những tác ñộng hỗ trợ pháp lý về môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình ñẳng và kiểm soát ñộc quyền trong kinh doanh. Các chính sách chưa phản ánh ñúng quy luật vận ñộng của nền kinh tế. Hệ thống các chính sách còn thiếu ñồng bộ, phản ứng thụ ñộng, mang tính chất tình thế, ngắn hạn, thiếu tầm nhìn xa, thực thi chính sách còn có “ñộ trễ” nhất ñịnh, thậm chí còn có chính sách thiếu nhất quán với nhau, nhiều hỗ trợ, ưu ñãi của chính sách không ñược triển khai, chỉ nằm trên quy ñịnh, văn bản v.v… Các cải cách, sửa ñổi và bổ sung chính sách thường mang tính chắp vá, chạy theo "vấn ñề phát sinh, ñi sau thực tiễn". Nguyên nhân chính của thực trạng này là do công tác lập và quản lý chính sách "thiếu vắng" vai trò phân tích, ñánh giá chính sách một cách khoa học trước và sau khi chính sách ñược thực thi.
  10. 2 Mặt khác, nước ta ñang ở trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. ðiều ñó có nghĩa là thị trường ngày càng ñược mở rộng, các cơ hội và rủi ro trong kinh doanh nhiều hơn, phải ñối mặt với những thách thức và cạnh tranh quyết liệt hơn… Với tư cách là người quản lý xã hội và ñiều hành nền kinh tế của ñất nước, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách hiện tại, nghiên cứu, hoạch ñịnh các chính sách mới theo hướng bảo ñảm tự do kinh doanh, duy trì cạnh tranh, giảm ñộc quyền và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình ñẳng giữa các chủ thể kinh tế; ñồng thời nó là công cụ hỗ trợ pháp lý ñắc lực ñể kiểm soát, hạn chế ñộc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh, nhằm góp phần tái cấu trúc nền kinh tế, thay ñổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ thực trạng trên, cũng như tính cấp thiết và tính thời sự của nó, tác giả lựa chọn ñề tài: “Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền kinh doanh ở Việt Nam trong ñiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm ñề tài luận án tiến sỹ. 2. MỤC ðÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI Trên cơ sở tổng hợp và luận giải rõ hơn một số vấn ñề lý luận về mối quan hệ nhân quả và ñối lập nhau giữa cạnh tranh và ñộc quyền, giữa chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền. Trong ñó, pháp luật cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền là hợp phần và nội hàm quan trọng nhất của chính sách cạnh tranh. ðồng thời, qua phân tích, ñánh giá tình hình thực thi chính sách này ở Việt Nam, cũng như kết hợp với những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, cùng với bối cảnh thay ñổi của môi trường toàn cầu, ñặc biệt là sự thay ñổi của cấu trúc và quan hệ thị trường, của công nghệ kỹ thuật số v.v.. Tác giả sẽ kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần phải sửa ñổi, bổ sung và ñiều chỉnh một số chế tài và quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền ở Việt Nam, ñể chính sách này thực sự là công cụ pháp lý hữu hiệu của Nhà nước trong việc tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình ñẳng và ñảm bảo thực hiện ñầy ñủ các nguyên tắc nền tảng của cạnh tranh là tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh và không phân biệt ñối xử. Từ các vấn ñề này, tác giả ñã xác ñịnh mục ñích nghiên cứu
  11. 3 tổng quát của ñề tài luận án là phát huy vai trò của Nhà nước thông qua hệ thống các chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền ñể tạo ra môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình ñẳng và có hiệu quả, ñồng thời tạo ñiều kiện cho Việt Nam thực hiện ñầy ñủ các cam kết kinh tế quốc tế. Vì vậy, luận án sẽ tiến hành phân tích, ñánh giá tác ñộng trực tiếp và gián tiếp của hệ thống chính sách này ñể hoàn thiện các chính sách hiện tại, nghiên cứu, kiến nghị Nhà nước xây dựng một số chính sách hỗ trợ mới ñồng bộ, nhất quán ñể duy trì cạnh tranh, bảo ñảm tự do kinh doanh, tự do thương mại và ổn ñịnh phát triển. ðồng thời ñưa ra những quan ñiểm và giải pháp chính sách có hiệu lực hơn ñể kiểm soát và tái cấu trúc các doanh nghiệp ñộc quyền và các tập ñoàn kinh tế nhà nước theo hướng hạn chế ñộc quyền, chuyển dần sang thị trường cạnh tranh, bảo ñảm lợi ích cho xã hội và người tiêu dùng. Dựa vào mục ñích tổng quát trên, ñề tài nghiên cứu có các mục ñích cụ thể sau: 2.1. Phân tích ý nghĩa và tác ñộng trực tiếp hoặc hỗ trợ hay bảo hộ gián tiếp của các chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền ñối với môi trường kinh doanh, thúc ñẩy kinh tế phát triển ổn ñịnh, bền vững. Qua ñó ñể ñổi mới quan ñiểm về cạnh tranh và ñộc quyền trong nền kinh tế hiện nay và giới thiệu một số bài học kinh nghiệm về vấn ñề này ở một số nước. 2.2. ðánh giá các quy ñịnh, thể chế chủ yếu ñang thực thi hiện nay gây trở ngại và hạn chế ñến cạnh tranh ñể làm cơ sở cho các kiến nghị hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền. Cụ thể tập trung phân tích và ñánh giá chủ yếu 4 quy ñịnh pháp luật về hành vi: 1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, 2 Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí ñộc quyền, 3 Mức ñộ tập trung kinh tế và 4 Cạnh tranh không lành mạnh. Mỗi quy ñịnh pháp luật này, tác giả phân tích và ñánh giá kết quả, nguyên nhân, hướng sửa ñổi và hoàn thiện ở Việt Nam. ðể ñạt ñược các mục ñích tổng quát và cụ thể trên, những câu hỏi nghiên cứu ñặt ra là: • Chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh là gì và mối quan hệ trong quản lý và ñiều hành của các cơ quan chức năng Nhà nước? • Thể chế của chính sách và kiểm soát ñộc quyền. Tại sao pháp luật cạnh
  12. 4 tranh là hợp phần cơ bản và quan trọng nhất của chính sách cạnh tranh? • Cơ sở nền tảng và nội dung chủ yếu của chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh? • Sử dụng các tiêu chí và chỉ tiêu thành phần nào ñể phân tích, dánh giá chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền ở Việt Nam? • Mức ñộ kết hợp sự ñiều chỉnh của Nhà nước giữa cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền trên thị trường như thế nào là thích hợp? • Vì sao và cần làm gì ñể tạo ra môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình ñẳng và có hiệu quả? • Tại sao phải sửa ñổi và hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới? 3. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. ðối tượng nghiên cứu • Ở mỗi quốc gia, các chính sách của Chính phủ thường có: Chính sách công, chính sách kinh tế và chính sách cạnh tranh. Trong luận án, tác giả chỉ phân tích, nghiên cứu chính sách cạnh tranh và tiếp cận chủ yếu ở nội dung và hợp phần quan trọng của chính sách này là pháp luật cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền. • ðể thực hiện các mục ñích nghiên cứu trên, ñối tượng nghiên cứu của ñề tài là phân tích, ñánh giá một cách tổng thể chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền kinh doanh ở Việt Nam, có dẫn chứng một số lĩnh vực trong sản xuất và dịch vụ. ðề tài tiếp cận và nhìn nhận các vấn ñề dưới góc ñộ của chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh, tức là xem xét ñộc quyền hóa, rào cản gia nhập và rút lui khỏi thị trường, mức ñộ tập trung kinh tế, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh…. ðó là những nội dung cơ bản của chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh. ðể phân tích và ñánh giá các vấn ñề này, tác giả sử dụng 5 tiêu chí: 1 Quy mô thị trường, 2 Các rào cản gia nhập thị trường, 3 Cấu trúc thị trường, 4 Thể chế và chính sách cạnh tranh hiện hành, 5 Thực trạng cạnh tranh và nhận diện hành vi phản cạnh tranh trên thị trường. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập môi trường cạnh tranh, thúc ñẩy
  13. 5 kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, làm ăn có hiệu quả, tạo ra nhiều phúc lợi nhất cho xã hội và người tiêu dùng. ðồng thời Nhà nước phải có những quy ñịnh, giải pháp chính sách ñồng bộ, có hiệu lực ñể kiểm soát, hạn chế ñộc quyền. Vì muốn khuyến khích và duy trì cạnh tranh thì phải hạn chế ñộc quyền và chống ñộc quyền. ðây là hai mặt ñối lập nhưng thống nhất của cấu trúc thị trường, ñòi hỏi các chính sách của nhà nước xử lý như thế nào cho thích hợp. • Nghiên cứu kinh nghiệm từ việc thiết kế, quản lý và ñiều hành các chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù, có những ñặc ñiểm riêng, khác nhau nhưng những kinh nghiệm của các nước này rất hữu ích và có giá trị tham khảo cho Việt Nam. • Doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp và các tập ñoàn kinh tế Nhà nước) là nơi trực tiếp thụ hưởng chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh, cho nên tác giả sẽ phân tích và ñề cập trong luận án một số doanh nghiệp này trong một chừng mực nhất ñịnh ñể giúp cho việc kiến nghị hoàn thiện chính sách và bảo ñảm tính công bằng, hiệu quả trong môi trường cạnh tranh và tự do kinh doanh v.v… 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Tác giả nghiên cứu và phân tích chính sách cạnh tranh, song chủ yếu lại tập trung vào phân tích hợp phần quan trọng của chính sách này là pháp luật cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền. Vì vậy, tác giả ñã dựa vào các nội dung, sử dụng các tiêu chí và chỉ tiêu thành phần ñã trình bày ở trên ñể phân tích các chính sách và pháp luật cạnh tranh, kiểm soát ñộc quyền có tác ñộng trực tiếp và gián tiếp ñến môi trường kinh doanh và môi trường ñầu tư của Việt Nam theo các nguyên tắc nền tảng của cạnh tranh là: không phân biệt ñối xử và tự do cạnh tranh. ðồng thời phân tích và nhận diện các nhân tố tích cực thúc ñẩy cạnh tranh và các nhân tố hạn chế cạnh tranh, ñặc biệt là những hạn chế phát sinh từ các quy ñịnh và thể chế của chính phủ. - ðề tài lấy ví dụ và dẫn chứng cụ thể về phân tích và ñánh giá cạnh tranh ở 2 lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Việt Nam là xi măng và xăng dầu. - Tình hình, số liệu và thời gian nghiên cứu của ñề tài chủ yếu là 4 - 5 năm gần ñây, ñặc biệt là sau Hội nhập kinh tế quốc tế và khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
  14. 6 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp truyền thống như: • Phương pháp so sánh và phân tích thống kê ñể ñánh giá sự tương quan của các biến số và ñộng thái phát triển. • Phương pháp phân tích hệ thống, chủ yếu là hệ thống quản lý nhà nước ñối với việc tạo lập môi trường cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật và thể chế, qua ñó chỉ ra vai trò quan trọng của nhà nước. • Phương pháp ñịnh tính và kế thừa có chọn lọc. Phương pháp ñịnh tính ñược sử dụng khi các thông tin và số liệu quá ít, hoặc khó sử dụng. Khi ñó phải dựa vào phương pháp suy luận hợp lý, logic, dựa vào trực quan và kinh nghiệm; hoặc xử lý một cách khoa học những ý kiến ñánh giá chủ quan của các chuyên gia ñể có ñược những thông tin chất lượng, ñáng tin cậy. Còn phương pháp kế thừa có chọn lọc là sử dụng kết quả, dữ liệu căn bản và số liệu thứ cấp qua khảo sát, ñiều tra thị trường của các cá nhân và cơ quan nghiên cứu một cách thận trọng, sáng tạo và minh bạch. Luận án còn sử dụng các phương pháp sơ ñồ và biểu ñồ nhằm khái quát hóa lý luận và thực tiễn, thấy ñược mối quan hệ giữa các quy ñịnh và giải pháp chính sách với kết quả khuyến khích, duy trì cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền, thấy ñược tác ñộng về mặt ñịnh lượng và ñịnh tính của các chính sách ñối với nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận án. ðồng thời, luận án còn sử dụng các phương pháp ñặc trưng của kinh tế học như phương pháp cận biên và lựa chọn tối ưu, phương pháp thực chứng và chuẩn tắc v.v.. 4.2. Tư liệu nghiên cứu • Các tài liệu và chính sách có liên quan ñến ñề tài nghiên cứu của một số nước trong khu vực và thế giới • Các tài liệu và chính sách cạnh tranh, kiểm soát ñộc quyền ở Việt Nam, chủ yếu ở Bộ công thương (Cục quản lý cạnh tranh), Bộ NN&PTNT, VCCI và các ngành dịch vụ (Xăng dầu, bảo hiểm, viễn thông…). Trong ñó có Luật cạnh tranh,
  15. 7 Luật phá sản, Nghị ñịnh 116/2005/Nð-CP, Nghị ñịnh 120/2005/Nð-CP, Nghị ñịnh 05/2006/Nð-CP, Nghị ñịnh 06/2006/Nð-CP và một số luật chuyên ngành v.v… • Các kỷ yếu khoa học, tạp chí kinh tế và internet. 5. NHỮNG ðÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 5.1. Những ñóng góp chung của luận án Những ñóng góp chủ yếu của luận án ñược thể hiện ở mục ñích nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu ñặt ra ñã trình bày ở trên. Sau ñây là phần luận giải thêm. (1) ðể hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền cần phải tiếp tục ñổi mới nhận thức và quan ñiểm khi thiết kế, xây dựng chính sách. Từ ñó, cần phân biệt rõ: ðộc quyền Nhà nước và ñộc quyền doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở thị trường cạnh tranh và doanh nghiệp nhà nước có sự kiểm soát của Nhà nước… ñể có chính sách phù hợp. Nếu các quy ñịnh, giải pháp và các yếu tố pháp lý, thể chế chắp vá, không ñồng bộ và không nhất quán thì sẽ hạn chế cạnh tranh và nuôi dưỡng ñộc quyền. Vì vậy, trên cơ sở bảo ñảm quan hệ "Nhà nước - Thị trường", muốn tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh thì phải kiểm soát và giảm quyền lực ñộc quyền, bảo ñảm bình ñẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong kinh doanh. (2) Kinh tế thị trường sẽ vận hành theo quy luật và cơ chế của nó, không ảnh hưởng gì ñến vai trò của nhà nước. Nhà nước vẫn giữ một vị trí quan trọng trong việc tạo lập môi trường và ñiều chỉnh hành vi của doanh nghiệp. ðối với chính sách cạnh tranh, luận án tập trung luận giải rõ các vấn ñề cơ bản: Nới lỏng quy ñịnh pháp lý theo hướng bảo ñảm tự do kinh doanh, tự do thương mại và tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhiều hơn, duy trì và khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, ñưa ra các quy ñịnh và giải pháp chính sách kiểm soát, hạn chế ñộc quyền nghiêm ngặt hơn. Muốn vậy phải xử lý quyết liệt hơn các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí ñộc quyền, hành vi cạnh tranh không lành mạnh. ðồng thời, kiểm soát chặt chẽ hành vi và mức ñộ tập trung kinh tế nhằm thay ñổi cấu trúc thị trường, làm tổn hại ñến ñộng lực cạnh tranh, làm suy giảm hiệu quả kinh tế và xâm hại ñến lợi ích của người tiêu dùng… Về phía nhà nước, trong một thời gian ngắn, quá ñộ, cần sớm xác ñịnh rõ
  16. 8 những nhóm mặt hàng nào cần bình ổn giá, mặt hàng nào ñể cho thị trường ñiều tiết, mặt hàng nào còn gắn với ñộc quyền hoặc ở thị trường không cạnh tranh thì nhà nước phải kiểm soát và ñịnh giá. Các vấn ñề này phải ñược thể chế hóa và công khai, minh bạch. (3) Luận án trình bày có luận cứ khoa học, mức ñộ kết hợp giữa quy ñịnh, ñiều chỉnh của nhà nước với môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp, giữa duy trì cạnh tranh và hạn chế ñộc quyền kinh doanh. Kiến nghị lộ trình, bước ñi ñể thị trường hóa và cạnh tranh hóa từng phần, từng bộ phận của doanh nghiệp ñộc quyền, nhằm hoàn thiện hơn nữa cấu trúc thị trường. (4) Từ kinh nghiệm của nước ngoài và những vấn ñề còn tồn tại trong việc thiết kế và triển khai thực thi hệ thống chính sách, luận án sẽ ñưa ra các nội dung và giải pháp hoàn thiện các chính sách ñiều chỉnh trực tiếp thông qua các quy phạm và chế ñịnh của pháp luật, cũng như ñiều chỉnh gián tiếp thông qua chính sách hỗ trợ hay bảo hộ ñối với cạnh tranh và ñộc quyền ở Việt Nam ñể thực sự tạo ra môi trường kinh doanh bình ñẳng, lành mạnh; góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế. 5.2. Những ñóng góp cụ thể của luận án 1 Luận án ñã chỉ ra trong nền kinh tế ñương ñại, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các giao lưu và quan hệ vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia. Cùng với những biến ñổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, ñặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin, của "nền kinh tế - kỹ thuật số" và của "thế giới phẳng" mà yếu tố then chốt là hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu và sự thay ñổi cấu trúc thị trường. Khi ñó, trên thị trường chỉ còn tồn tại hai thị trường: Thị trường cạnh tranh và thị trường không cạnh tranh. Thị trường cạnh tranh bao gồm các công ty, doanh nghiệp hoạt ñộng vì lợi nhuận, còn thị trường không cạnh tranh bao gồm các công ty, doanh nghiệp hoạt ñộng phi lợi nhuận và các công ty, doanh nghiệp ñược hình thành theo "Chiến lược ñại dương xanh". 2 Luận án ñã phân tích và khuyến nghị: muốn tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh thì phải kiểm soát và chống ñộc quyền, không có sự tồn tại của ñộc
  17. 9 quyền, mọi chủ thể kinh tế ñều ñược bình ñẳng, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, không phân biệt ñối xử, ñó là cơ sở và nguyên tắc nền tảng của cạnh tranh và chính sách cạnh tranh. 3 Luận án ñã chỉ rõ: Pháp luật cạnh tranh là hợp phần hay cấu phần quan trọng của chính sách cạnh tranh. Chính sách cạnh tranh là tập hợp các yếu tố pháp lý, chế tài và giải pháp của Nhà nước nhằm giám sát và ñiều hành các hoạt ñộng cạnh tranh, kiểm soát ñộc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ñể tạo lập và bảo ñảm cơ chế kinh doanh và cạnh tranh tự do, sòng phẳng trên thị trường. Còn pháp luật cạnh tranh là ñạo luật của Nhà nước nhằm giám sát các hoạt ñộng kinh doanh, bao gồm các quy ñịnh hình sự và dân sự nhằm ngăn cản hành vi phản cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ cách tiếp cận trên thì kiểm soát ñộc quyền chỉ là một trong những cấu phần hay nội hàm hoặc nội dung cơ bản và quan trong nhất của chính sách cạnh tranh. 4 Luận án kiến nghị cần thiết phải tổ chức tiến hành phân tích và ñánh giá chính sách cạnh tranh bao gồm cả các chính sách kinh tế khác có liên quan một cách khoa học trước và sau khi thực thi chính sách, ñể ñảm bảo tính ñồng bộ, minh bạch, nhất quán và tính hiệu quả của hệ thống các chính sách. ðây là những quy tắc cơ bản nhằm khắc phục sự bất cập, chắp vá, chồng chéo và chạy theo "vấn ñề thực tế phát sinh" của các chính sách. Cùng với vấn ñề này, luận án còn kiến nghị thành lập một bộ phận gồm những người có trình ñộ chuyên môn và có ñầy ñủ các ñiều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính ñể hoạt ñộng một cách chuyên nghiệp và ñộc lập tương ñối với các bộ phận khác trong cơ quan quản lý cạnh tranh của Nhà nước. 5 Chính sách kiểm soát tập trung kinh tế (TTKT) là một bộ phận trong tổng thể các chính sách của Chính phủ ở mỗi quốc gia. Trong ñó chủ yếu là chính sách cạnh tranh. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay, ñang có nhiều biến ñộng sau khủng hoảng tài chính và nợ công. Hoạt ñộng tập trung kinh tế thông qua mua bán và sáp nhập (M&A) trong khu vực ASEAN và Việt Nam ñang có bước phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, mở rộng hoạt ñộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, góp phần giúp cho các nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng.
  18. 10 Tuy nhiên, hoạt ñộng TTKT (cả chiều ngang và chiều dọc) ñều tiềm ẩn những yếu tố hình thành vị trí thống lĩnh thị trường và ảnh hưởng ñến môi trường cạnh tranh. Vì vậy, luận án ñề nghị các hoạt ñộng giám sát, kiểm soát TTKT thông qua các thể chế và quy ñịnh pháp luật phải ñược ñặt lên vị trí cấu phần quan trọng nhất của chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh của Việt Nam. 6 Luận án ñã chỉ ra và kiến nghị Nhà nước cần phải kiên quyết và cứng rắn hơn nữa việc áp ñặt thị trường cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các DNNN ñược ñộc quyền kinh doanh. Vì ñây không những là một xu hướng tất yếu, là ñộng lực phát triển kinh tế mà còn là một nguyên tắc cơ bản, ñảm bảo bình ñẳng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của xã hội. 7 Với xu thế ñổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay, luận án kiến nghị Nhà nước cần phải thay ñổi theo hướng giảm chức năng "Nhà nước kinh doanh" và tăng cường "Nhà nước phúc lợi", "Nhà nước pháp quyền", gắn nhà nước với thị trường, khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền… 8 ðể xác lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình ñẳng và hiệu quả, luận án kiến nghị Nhà nước thực hiện kết hợp ñồng thời cả hai chính sách: Chính sách tác ñộng trực tiếp thông qua các thể chế và quy ñịnh của pháp luật; và chính sách tác ñộng gián tiếp thông qua chính sách thuế, xuất nhập khẩu, chống bán phá giá, tín dụng nhà nước v.v.. ñể hỗ trợ hay bảo hộ các doanh nghiệp trong nước. 9 Luận án còn kiến nghị hoàn thiện, bổ sung các nhóm tiêu chí chung và các nhóm tiêu chí thành phần, ñồng thời cần có sự kết hợp giữa các nhóm tiêu chí này với các tiêu chí phụ trợ ñể phân tích, ñánh giá và so sánh các quy phạm pháp luật về hành vi trong luật cạnh tranh ñối với kiểm soát ñộc quyền. Ví dụ: Chính sách kiểm soát tập trung kinh tế, nếu chỉ dựa vào thông tin "thị phần" thì có nhiều trường hợp không phản ánh hết ñược bản chất của hành vi ngăn cản cạnh tranh, mà cần phải kết hợp với các tiêu chí doanh thu và tổng giá trị tài sản cũng như các tiêu chí thành phần có tính chất ñặc thù khác như TTKT theo chiều ngang và theo chiều dọc… Căn cứ vào kinh nghiệm xây dựng mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của một số nước như Nhật, Mỹ, Australia, Thụy Sỹ và Singapore… Căn cứ vào tình
  19. 11 hình hoạt ñộng thực tế và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian vừa qua còn chồng chéo, ñùn ñẩy, kéo dài thời gian và hiệu quả thấp. Mặc dù các cơ quan quản lý cạnh tranh và một số chuyên gia kinh tế Việt Nam ñã có ý kiến ñề xuất: Cần thành lập một cơ quan cạnh tranh thống nhất trên cơ sở sáp nhập Cục quản lý cạnh tranh và Hội ñồng cạnh tranh. Song, ñến nay vẫn chưa triển khai và thực hiện. Vì vậy, do sự cần thiết và tính hợp lý, cũng như tính hiệu quả của vấn ñề này, cho nên tác giả luận án tiếp tục kiến nghị Nhà nước hình thành Ủy ban cạnh tranh quốc gia và trực thuộc Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập hai cơ quan cạnh tranh hiện nay ñể có vị trí pháp luật cao hơn, tương xứng với chức năng và nhiệm vụ ñược giao v.v.. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở ñầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Những vấn ñề lý luận cơ bản về chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền. Chương 3: Thực trạng cạnh tranh - ñộc quyền và các chính sách ñiều chỉnh ở Việt Nam. Chương 4: Quan ñiểm và giải pháp hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền kinh doanh ở Việt Nam.
  20. 12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Mục tiêu nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu là phần tổng hợp, khái quát, phân tích, ñánh giá và so sánh các công trình của cá nhân và tập thể các nhà khoa học ñã nghiên cứu và công bố ở trong nước và ngoài nước, có liên quan ñến ñề tài luận án ñể tác giả hình thành ý tưởng, lựa chọn cách tiếp cận và lĩnh vực nghiên cứu phù hợp, tránh trùng lặp. Hoặc ñánh giá và chỉ rõ ñược những ưu ñiểm, kết quả cũng như những hạn chế của các công trình ñã nghiên cứu trước, từ ñó xác ñịnh "khoảng trống" về lý luận và thực tiễn, về tri thức hoặc những nội dung và câu hỏi nghiên cứu còn bỏ ngỏ. ðồng thời, gợi mở và giúp tác giả thấy ñược những vấn ñề, những lĩnh vực ñặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, hoặc phát triển ở tầm cao hơn và toàn diện hơn… 1.2. Phân loại công trình nghiên cứu theo hình thức công bố Theo cách phân loại trên thì các công trình ñã nghiên cứu và công bố có liên quan ñến ñề tài luận án bao gồm: 1.2.1. Sách tham khảo/ Chuyển khảo và các chương trình, dự án Ở dạng này có các công trình và ñược mô tả như sau: 1.2.1.1. "Các vấn ñề pháp lý và thể chế về cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền kinh doanh" (Xuất bản - 2001) - Dự án hoàn thiện môi trường kinh doanh - VIE/97/016 - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW. ðây là công trình do các cán bộ của Ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô - Viện NCQLKTTW và nhóm chuyên gia kinh tế trong nước của UNDP, cùng các cộng sự khác nghiên cứu với mục tiêu: • Tìm hiểu ý nghĩa của chính sách cạnh tranh ñối với phát triển kinh tế ñể ñổi mới quan ñiểm về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và giới thiệu cách thức xây dựng chính sách cạnh tranh của một số nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2