intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

36
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Luật học "Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay" trình bày những vấn đề lý luận về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự; Thực tiễn quy định và thi hành pháp luật về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam; Yêu cầu và các giải pháp tăng cường vai trò của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------ LIÊU CHÍ TRUNG HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------ LIÊU CHÍ TRUNG HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 9.38.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ SỸ SƠN Hà Nội, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Liêu Chí Trung
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ................................................. 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................... 17 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra nghiên cứu trong luận án................................................................... 21 Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 24 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ........................................................... 26 2.1. Khái niệm, đặc điểm, địa vị pháp lý của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ............................................................................. 26 2.2. Vai trò và các mối quan hệ của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ........................................................................................... 36 2.3. Thể chế hóa bằng pháp luật các vấn đề về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ............................................................................. 42 2.4. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ........................................ 51 2.5. Đại diện nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử trong các mô hình tố tụng hình sự ........................................................................ 55 Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 69 Chƣơng 3: THỰC TIỄN QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM..................................................................................................... 71 3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự....................................................................................... 71 3.2. Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam.......................................... 89 Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................... 113
  5. Chƣơng 4: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................................... 115 4.1. Yêu cầu tăng cường vai trò của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam ..................................................................... 115 4.2. Các giải pháp tăng cường vai trò của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự..................................................................................... 121 Kết luận Chƣơng 4 ...................................................................................... 145 KẾT LUẬN .................................................................................................. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 150
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT + Bộ luật Tố tụng hình sự : BLTTHS + Cộng hòa xã hội chủ nghĩa : CHXHCN + Hội đồng nhân dân : HĐND + Hội đồng xét xử : HĐXX + Hội thẩm nhân dân : HTND + Nhà xuất bản : Nxb + Thành phố : TP. + Tố tụng hình sự : TTHS + Tòa án nhân dân : TAND + Xã hội chủ nghĩa : XHCN
  7. DANH MỤC PHỤ LỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Danh mục bảng Bảng 2.1. Phân biệt giữa bồi thẩm viên và hội thẩm nhân dân .................... 160 Bảng 3.1. So sánh phụ thẩm nhân dân và hội thẩm nhân dân ...................... 161 Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án hình sự có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND TP. Hải Phòng 2015-2021 ............... 162 Bảng 3.3. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án hình sự có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND TP. Hà Nội 2015-2021 .................... 162 Bảng 3.4. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án hình sự có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND TP. Đà Nẵng 2015-2021 .................. 163 Bảng 3.5. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án hình sự có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND TP. Hồ Chí Minh 2015-2021 ........... 163 Bảng 3.6. Thời gian xem xét hồ sơ trước phiên tòa của thẩm phán trong vụ án hình sự ..................................................................................... 164 Bảng 3.7. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND huyện Hoài Đức (Hà Nội) 2008-2018............. 164 Bảng 3.8. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) 2008-2018 .......... 165 Bảng 3.9. Trình độ học vấn của hội thẩm nhân dân cấp tỉnh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhiệm kỳ 2016-2021 ........... 165 Bảng 3.10. Trình độ hội thẩm nhân dân cấp tỉnh có kiến thức luật và trình độ chuyên môn khác tại một số tỉnh, nhiệm kỳ 2016-2021 ..... 166 Bảng 3.11. Hội thẩm nhân dân tái cử và tham gia lần đầu tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhiệm kỳ 2016-2021 ................... 166 Bảng 3.12. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) 2015-2021 ............. 166 Bảng 3.13. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND quận Hoàng Mai (Hà Nội) 2015-2021 ............ 167
  8. Bảng 3.14. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân tham gia của TAND quận Dương Kinh (Hải Phòng) 2015-2021 ..... 167 Bảng 3.15. Tình hình giải quyết, xét xử án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm cả nước năm 2018, 2019, 2020 ....................................... 168 Bảng 3.16. Cơ cấu hội thẩm nhân dân cấp tỉnh kiêm nhiệm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhiệm kỳ 2016-2021. .................. 169 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 3.1. Vai trò đại diện cho người dân tham gia xét xử trong các vụ án hình sự của hội thẩm nhân dân như vừa qua? .............................. 170 Biểu đồ 3.2. Yếu tố chính khiến vai trò, nhiệm vụ của hội thẩm nhân dân khó đạt như yêu cầu là do? ............................................................... 170 Biểu 3.3. Hầu hết các quyết định của hội đồng xét xử vừa qua, hội thẩm nhân dân đều thể hiện đồng tình với quan điểm của thẩm phán (chủ tọa phiên tòa), nguyên nhân vì? ................................................ 171 Biểu đồ 4.1. Hội thẩm nhân dân chiếm đa số (2/3 hoặc 3/5) trong hội đồng xét xử và trực tiếp tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật như hiện nay? .................................. 171 Biểu đồ 4.2. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử trong các vụ án hình sự vừa qua? ............................................................................................ 172 Biều đồ 4.3. Sự tham gia của hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử hiện nay ở Việt Nam? ....................................................................... 172 Biều đồ 4.4. Để phát huy vai trò đại diện nhân dân tham gia xét xử các vụ án hình sự thực sự hiệu quả nên theo mô hình?........................... 173
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phán quyết của tòa án về vụ án hình sự được thể hiện bằng bản án hoặc quyết định của hội đồng xét xử không những liên quan trực tiếp đến quyền sống, quyền tự do hay sinh mệnh chính trị của mỗi cá nhân mà nó còn có thể ảnh hưởng lớn đến xã hội, uy tín của nhà nước. Chính vì ý nghĩa đặc biệt đó nên pháp luật luôn coi trọng quy định trình tự, thủ tục tố tụng, xét xử hết sức chặt chẽ nhằm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, nhưng đồng thời cũng nhằm tránh bất công, hạn chế oan, sai và bảo vệ quyền con người. Trải qua hàng nghìn năm phát triển của lịch sử xã hội loài người, đến nay luật pháp ở hầu hết các nước đều quy định đại diện nhân dân tham gia xét xử các vụ án hình sự. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm, điều kiện ở mỗi quốc gia, mô hình tổ chức, cách thức thực hiện mà có tên gọi khác nhau, như “bồi thẩm”, “hội thẩm”, “thẩm phán không chuyên”,… nhưng về cơ bản nó đều nhằm thể hiện tính dân chủ, nhân đạo và để các phán quyết của tòa án đảm bảo công lý, công bằng. Ở Việt Nam, từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, xét xử có hội thẩm đã trở thành nguyên tắc hiến định, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp. Hội thẩm tham gia xét xử vụ án hình sự không chỉ dựa trên cơ sở pháp luật mà còn dựa trên các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội để đánh giá tính chất, mức độ, sự tác động mà hành vi của bị cáo và các sự việc liên quan đối với xã hội. Đây cũng là cách thức để nhân dân trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nước, giám sát hoạt động tư pháp, đồng thời góp phần để các phán quyết tư pháp không bị lệ thuộc một cách cứng nhắc vào các quy phạm pháp luật, giúp cho việc xét xử được chính xác, khách quan, công bằng. Hơn nữa, hội thẩm là những người có kiến thức thực tế, gắn liền với đời sống xã hội nên trong quá trình thực hiện vai trò của mình, họ còn là nhịp cầu nối giữa tòa án và cộng đồng, tích cực hỗ trợ cho công tác tuyên truyền và thực thi pháp luật. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN, vấn đề phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người tiếp tục đặt ra với những yêu cầu mới. Nghị quyết số 08-NQ/TW 1
  10. ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới xác định “Khi xét xử, các tòa án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ khách quan; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, của bị cáo, nguyên đơn, bị đơn” [6]. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng chỉ rõ “Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”, đồng thời đặt ra yêu cầu “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai dân chủ, nghiêm minh,…” [8]. Tuy nhiên, đến nay vai trò của HTND nói chung và HTND trong TTHS vẫn chưa thực sự được phát huy, nhiều quy định và quá trình tổ chức thực hiện đang bộc lộ những hạn chế, bất cập. Không ít vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý, trách nhiệm của HTND trong xét xử cũng như hoạt động, quản lý hội thẩm chưa được làm rõ; hoạt động của HTND trong TTHS chưa đáp ứng đúng yêu cầu; tình trạng vi phạm pháp luật, oan sai trong các vụ án hình sự vẫn diễn ra khá nghiêm trọng. Thống kê cho thấy, trong cơ cấu thành phần hội thẩm hiện nay có đến 99,95 % hội thẩm đại diện cho 7% dân số Việt Nam là cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng hưu trí, nhưng chỉ có 0,03% hội thẩm đại diện cho 93% dân số còn lại tham gia hoạt động xét xử của tòa án [4]. Chỉ tính từ 1/1/2010 đến hết năm 2020 các cơ quan nhà nước giải quyết xong trên 420 vụ việc bồi thường oan sai với số tiền phải bồi thường ước tính trên 225 tỷ đồng [47]. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đánh giá “Mặc dù Nghị quyết 49-NQ/TW xác định “tòa án có vị trí trung tâm”, nhưng trên thực tế, vị trí và vai trò của tòa án chưa được đặt đúng tầm. Hoạt động của các TAND các cấp vẫn còn một số sai sót, chất lượng xét xử chưa cao; có nhiều vụ án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; nhiều vụ án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm… Một bộ phận nhân dân chưa thực sự tin tưởng tính đúng đắn của nhiều bản án, quyết định của TAND” [2, tr.114]. 2
  11. Từ một số phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu về HTND trong TTHS một cách toàn diện, khoa học, có hệ thống nhằm làm rõ bản chất, thực trạng để chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, cũng như những bất cập, hạn chế, đồng thời đề ra các giải pháp phù hợp, nhằm đáp ứng các yêu cầu cải cách tư pháp là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết của luận án - Câu hỏi nghiên cứu trọng tâm: Làm thế nào để hoàn thiện quy định và thực hiện có hiệu quả vai trò của HTND trong TTHS ở Việt Nam hiện nay?. - Lý thuyết nghiên cứu: Hệ thống lý luận về tố tụng nói chung và lý luận về chính sách pháp luật, chính sách TTHS nói riêng; định hướng, chiến lược cải cách tư pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Lý thuyết về chế định HTND nói chung, HTND trong TTHS nói riêng trong tư pháp TTHS. - Giả thuyết nghiên cứu + HTND trong TTHS được hình thành, phát triển và có quan hệ, chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó có chính sách pháp luật của nhà nước nhằm phát huy dân chủ, đảm bảo công bằng, công lý và quyền con người. + Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về HTND trong TTHS còn nhiều bất cập, nhất là ở quá trình tham gia xét xử của HTND trong vụ án hình sự. + Các giải pháp hoàn thiện HTND trong TTHS ở Việt Nam hiện nay chưa được nghiên cứu, thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về HTND trong TTHS, luận án đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của HTND trong TTHS ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên đây, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: 3
  12. Thứ nhất, xem xét, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, làm rõ những kết quả nghiên cứu đã công bố, xác định những khoảng trống, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, làm rõ khái niệm, đặc trưng, vai trò của HTND trong TTHS; xem xét về các mối quan hệ, cơ sở hình thành, những yếu tố tác động đến HTND trong TTHS; quá trình hình thành, phát triển của đại diện nhân dân trong xét xử hình sự; việc tổ chức, hoạt động của một số mô hình TTHS tiêu biểu hiện nay trên thế giới để liên hệ với Việt Nam. Thứ ba, phân tích, đánh giá quy định và thực tiễn thi hành quy định pháp luật về HTND trong TTHS ở Việt Nam từ khi có Hiến pháp năm 2013 đến nay; chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Thứ tư, phân tích các yêu cầu và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường vai trò của HTND trong TTHS ở Việt Nam trên cơ sở phù hợp với đặc thù tình hình chính trị - xã hội Việt Nam và xu hướng phát triển hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực tiễn quy định pháp luật và thi hành quy định về HTND trong TTHS ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu quy định về hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh và cấp huyện ở Việt Nam. - Về thời gian: Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong đó tập trung vào giai đoạn từ khi có Hiến pháp năm 2013 đến nay. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận mà luận án sử dụng gồm: Phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam về xây dựng và cải cách tư pháp. Từ phương pháp chung đó, 4
  13. tác giả sử dụng hướng tiếp cận hệ thống đa ngành, liên ngành đối với nội dung nghiên cứu của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu trong từng chương, mỗi tiểu mục, vấn đề của luận án, tác giả sẽ lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để nghiên cứu phân tích, tổng hợp các văn bản, tài liệu, số liệu liên quan đến quy định của pháp luật về HTND và hoạt động xét xử đã và đang được áp dụng trong thực tiễn; các kết quả nghiên cứu đã được công bố và áp dụng; - Phương pháp thống kê: Sử dụng để thống kê từ số liệu thực tế và kết quả hoạt động thực tế liên quan đến HTND trong TTHS của các cơ quan chức năng và tài liệu tin cậy từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay; - Phương pháp lịch sử: Sử dụng để tìm hiểu, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và hoạt động TTHS có sự tham gia của quần chúng nhân dân; - Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh HTND nói chung và HTND trong TTHS ở từng giai đoạn tại Việt Nam và một số mô hình TTHS tiêu biểu của các nước thực hiện việc người dân tham gia xét xử; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Sử dụng để tổng kết và rút ra những vấn đề có tính nguyên tắc của chế định HTND; - Phương pháp nghiên cứu điển hình: Sử dụng lựa chọn các tài liệu, số liệu, mô hình tiêu biểu có liên quan từ các kết quả nghiên cứu, thu thập để làm căn cứ, cơ sở cho các nội dung luận án. - Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng để thu thập ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, người làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng,… để làm rõ đánh giá, nhận xét về thực trạng vai trò, hoạt động của HTND trong TTHS ở Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình đầu tiên về HTND trong TTHS ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với những điểm mới cơ bản như sau: - Hệ thống, bổ sung, phân tích làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về khái niệm, vai trò, địa vị pháp lý, đặc điểm và các yếu tố tác động, mối quan 5
  14. hệ của HTND trong TTHS cũng như sự hình thành, phát triển của cơ chế đại diện nhân dân trong xét xử án hình sự. - Khảo sát, phân tích làm rõ quy định, thực tiễn hoạt động của HTND trong TTHS ở Việt Nam từ sau khi có Hiến pháp năm 2013 đến nay. - Phân tích về các ưu điểm, những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của HTND trong TTHS hiện nay; các yếu tố liên quan đến công tác lựa chọn (bầu), quản lý hội thẩm; các điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ, trách nhiệm pháp lý của HTND trong TTHS. - Phân tích, so sánh về lý luận, thực tiễn một số mô hình TTHS tiêu biểu trên thế giới, quá trình phát triển của HTND trong TTHS ở Việt Nam; đồng thời nêu ra những yêu cầu tăng cường vai trò của HTND trong TTHS ở Việt Nam hiện nay. - Kiến nghị các giải pháp (bao gồm cả lý luận, quy định pháp luật và hoạt động) tăng cường vai trò của HTND trong TTHS hiện nay ở Việt Nam. Đặc biệt, luận án sẽ đề xuất một số giải pháp, quy định mới liên quan đến công tác quản lý; quá trình lựa chọn, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm; thành phần HTND tham gia HĐXX và nhiệm vụ của HTND trong quá trình xét xử,... nhằm nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả hoạt động của HTND trong TTHS. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Với việc làm rõ các vấn đề về quan điểm, điều kiện, thực trạng và nguyên nhân tồn tại, hạn chế, bất cập của HTND trong TTHS ở Việt Nam, luận án góp phần nhận thức một cách sâu sắc, đúng đắn, thống nhất những vấn đề lý luận về HTND trong TTHS trong bối cảnh cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy mang tính chuyên sâu về HTND trong TTHS; đồng thời là nguồn tham khảo cho công tác xây dựng pháp luật và phục vụ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nghiên cứu, hoạt động tư pháp, xét xử. 6
  15. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Chương 3: Thực tiễn quy định và thi hành pháp luật về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam Chương 4: Yêu cầu và các giải pháp tăng cường vai trò của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay 7
  16. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về khái niệm, địa vị pháp lý và vai trò của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Về khái niệm HTND trong TTHS gồm sách, tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan, như: cuốn “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng xuất bản năm 2011; cuốn “Từ điển tiếng Việt” do Trung tâm Từ điển và Viện ngôn ngữ học thực hiện, được Nxb Bách khoa ấn hành năm 2007; Luận văn thạc sĩ đề tài “Địa vị pháp lý của hội thẩm trong TTHS”, Khoa Luật trường Đại học quốc gia Hà Nội (2015) của tác giả Trần Thị Kim Cúc. Các tài liệu này đã góp phần giải thích, phân tích về khái niệm HTND hiểu theo nghĩa gốc Hán, theo từ điển Pháp, gốc Latinh,… từ đó có cách hiểu thống nhất về thuật ngữ, vị trí của HTND trong xét xử nói chung. Nhóm các công trình nghiên cứu về địa vị pháp lý, vai trò của HTND trong TTHS, gồm: Đề tài KX.04.06 (2007) “Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nêu cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” (Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước 2001 - 2005, do Bộ Tư pháp chủ trì, nghiệm thu năm 2007); Đề tài khoa học cấp bộ “Đổi mới chế định hội thẩm trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Sản làm Chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2009; Đề tài cấp cơ sở của TAND tối cao (2014) “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hội thẩm TAND, giải pháp và kiến nghị” do Thẩm phán Chu Xuân Minh làm Chủ nhiệm. Các công trình này đã nêu một cách khái quát về khái niệm, địa vị pháp lý, vai trò và hoạt động cơ bản của HTND. Ở tập bài viết gồm 42 trang về công tác tư pháp năm 1950 của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Công Tường đã tập trung phân tích quá trình xây dựng chính quyền dân chủ, nhiệm vụ của TAND và HTND. Tập bài viết đã lý giải về việc đổi tên gọi “phụ thẩm nhân dân” thành “hội thẩm nhân dân”, đồng thời cho thấy đây không chỉ là sự thay đổi về hình thức mà còn ẩn chứa các giá trị cốt lõi về quan 8
  17. niệm, nhận thức, bản chất, vai trò của HTND thể hiện tính nhân dân với những quy định tương đối cụ thể [89]. Trong luận án tiến sĩ luật học về đề tài “Địa vị pháp lý của hội thẩm ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học xã hội 2019, tác giả Trần Thị Thu Hằng đã luận giải một số vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của HTND, nêu ra thực trạng các mối quan hệ và các giải pháp nhằm nâng cao địa vị pháp lý của HTND. Mặc dù vậy, luận án không đề cập nhiều đến lịch sử ra đời của cơ chế đại diện nhân dân trong xét xử và chưa đặt ra các vấn đề riêng về HTND trong TTHS. Trong nhóm công trình nghiên cứu còn có các bài báo khoa học, chẳng hạn như bài viết “Bàn về mô hình tổ chức hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của TS Nguyễn Minh Đoan đăng trên Tạp chí Tòa án số 4 năm 2010; bài viết “Luận bàn về tòa án là cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam” của Nguyễn Bằng Phi đăng trên Tạp chí Tòa án số 15/2014. Tuy không chú trọng vào đặc điểm, hoạt động của HTND trong TTHS nhưng các bài viết đó đã cung cấp các thông tin, quan điểm để làm rõ hơn về khái niệm, vai trò, địa vị của HTND cùng thực trạng hoạt động của HTND nói chung ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, trong bài viết “Đôi điều về chế định hội thẩm trong xét xử hình sự” của Ths. Liêu Chí Trung đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam số 6/2015, đã nêu khá rõ quan điểm về vai trò và việc áp dụng thực hiện hội thẩm trong xét xử hình sự ở Việt Nam hiện nay khi cho rằng việc quy định và áp dụng xét xử có hội thẩm cùng với ý nghĩa nhân đạo, góp phần giải quyết vụ án được khách quan còn giúp tăng cường nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, để người dân giám sát hoạt động của tòa án một cách trực tiếp, rộng rãi. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về lý luận, lịch sử quy định của pháp luật đối với hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Vấn đề quan điểm, nhận thức và lịch sử phát triển chế độ đại diện nhân dân tham gia xét xử, phải kể đến các tài liệu, công trình nghiên cứu như: Cuốn sách “Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Minh Tường do Nxb Khoa học và xã hội ấn hành năm 2012, đã giới thiệu về lịch sử phát triển tư tưởng ở phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập và Việt Nam. Trong đó, cuốn sách cung cấp một số thông tin bổ ích về sự hình thành 9
  18. các quan điểm, tư tưởng tiêu biểu và các điều kiện kinh tế - xã hội gắn liền với bối cảnh lịch sử, cũng như cách thức tổ chức, hoạt động xét xử ở một số quốc gia ở phương Đông thời cổ đại. Nội dung cuốn sách cũng chỉ ra những nét cơ bản về các cơ sở, sự tác động, ảnh hưởng và hoạt động xét xử trong lịch sử ở Việt Nam. Cuốn sách “Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền” do GS. TS Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên), được Nxb Tư pháp xuất bản năm 2004, đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về tổ chức, hoạt động tư pháp và vai trò của người dân trong nhà nước pháp quyền. Trong đó, tác giả không chỉ nêu lên những đặc điểm của các mô hình tư pháp trong nhà nước pháp quyền, mà còn nêu ra các dấu hiệu, sự hình thành, mối quan hệ trong tổ chức, hoạt động của chính quyền, hệ thống tư pháp mà các quốc gia áp dụng thực hiện khi xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong cuốn sách “Nhận diện nhà nước pháp quyền” của Trần Quyết Thắng do Nxb Đà Nẵng phát hành năm 2017, dựa trên cơ sở những khảo cứu về nhà nước pháp quyền đã liệt kê các dấu hiệu nhằm nhận diện một nhà nước pháp quyền hiện đại. Cuốn sách có phần nêu rõ vai trò của người dân trong tổ chức, hoạt động tư pháp và quản lý nhà nước của nhà nước pháp quyền. Ở cuốn sách “Độc lập xét xử trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” của TS Lưu Tiến Dũng do Nxb Tư pháp xuất bản năm 2012, tác giả đã phân tích các cơ sở khoa học của nguyên tắc độc lập xét xử cũng như các khía cạnh liên quan đến độc lập xét xử và đưa ra 13 yếu tố cơ bản bảo đảm độc lập xét xử, trong đó có 7 yếu tố có vai trò quan trọng thuộc về thẩm phán, bồi thẩm, HTND. Luận án tiến sĩ luật học về đề tài “Các yếu tố bảo đảm độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học xã hội năm 2013 của Nguyễn Hải Ninh đề cập đến cội nguồn và quá trình hình thành của tư tưởng độc lập xét xử, đồng thời chỉ ra các yếu tố quan trọng về lý luận, thực tiễn nhằm bảo đảm về độc lập xét xử. Đặc biệt, đặt trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách tư pháp, luận án còn phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao về đảm bảo độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách “Quy trình lập hiến trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của TS. Nguyễn Quang Minh do Nxb Tư pháp phát hành năm 2013 cung 10
  19. cấp những kiến thức cơ bản về lý luận quy trình lập pháp, quá trình hình thành và thực hiện quy trình lập hiến ở Việt Nam. Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư pháp” do Tạp chí Dân chủ và pháp luật tổ chức biên soạn và xuất bản năm 2010, gồm nhiều bài viết có giá trị của các nhà khoa học, quản lý rất đáng chú ý như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nền tư pháp nhân dân và các cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam” của TS Uông Chu Lưu; “Công lý và pháp lý dưới lá cờ “chí công vô tư” của Hồ Chủ tịch” của tác giả Vũ Đình Hòe. Các bài viết đã nêu bật quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về hoạt động tư pháp; vai trò của người dân trong quản lý, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, hoạt động xét xử; cung cấp nhiều thông tin bổ ích về quá trình ra đời, hoạt động tư pháp, xét xử ở Việt Nam, nhất là sự thay đổi trong nhận thức, quan điểm vai trò đại diện của người dân trong xét xử từ năm 1950. Các bài viết trong cuốn sách này cùng với “Tập bài viết của Thứ trưởng Trần Công Tường về công tác tư pháp năm 1950” [89] đã làm rõ về việc chính thức gọi tên tòa án nhân dân, “phụ thẩm nhân dân” được đổi là “hội thẩm nhân dân” với những quy định thể hiện rõ hơn về thẩm quyền, vai trò của HTND trong xét xử hình sự. Cùng với đó là các công trình khoa học, các bài báo, như: Bài viết “Bàn về vai trò của chế định HTND ở nước ta hiện nay” của Ths Cao Việt Thắng đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/2011, lưu ý về sự giao thoa và tiếp nhận văn hóa pháp lý Trung Quốc, đồng thời nhận định pháp luật chưa phải là quy tắc cao nhất để phán xét đối với các hành vi của xã hội. Do đó, sự tham gia của HTND vào hoạt động xét xử góp phần đưa tiếng nói từ phía người dân, từ phía xã hội giúp cho các phán xét “thấu tình, đạt lý”. Các bài viết “Độc lập tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho tòa án thực hiện đúng đắn quyền tư pháp” của tác giả Trương Hòa Bình đăng trên Tạp chí TAND số 16/2016, “Chế định HTND: Tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp thực hiện quyền tư pháp” của tác giả Trần Minh Giang đăng trên báo Công lý năm 2014, “Sự hình thành và phát triển của chế định hội thẩm ở Việt Nam” của Lê Thu Hương đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học pháp lý số 1/1999, đã khái lược về lịch sử hình thành và phát triển của chế định hội thẩm ở Việt Nam. Cùng với đó, Luận văn thạc sĩ “HTND trong pháp luật TTHS Việt Nam và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của Hoàng Trí Lý bảo 11
  20. vệ tại Đại học Quốc gia năm 2015; bài viết “Đổi mới TAND theo định hướng cải cách tư pháp” của tác giả Nguyễn Hà Thanh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6/2009;… đã nêu ra vấn đề hội thẩm tham gia xét xử - một chế định pháp luật thể hiện tư tưởng lấy dân làm gốc trong hoạt động tư pháp, khẳng định chế định HTND trong hệ thống pháp luật của nước ta nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động xét xử của tòa án, tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp thực hiện quyền tư pháp; giúp cho việc xét xử chính xác, khách quan, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân. Dù xuất phát ở các góc nhìn khác nhau, nhưng về cơ bản các nhà nghiên cứu đều cho rằng sự tham gia của đại diện nhân dân trong TTHS là biểu hiện của dân chủ, nhân đạo, công bằng, bảo vệ quyền con người của tư pháp (xét xử) và là một trong những giá trị quan trọng của xã hội dân chủ. Các công trình này chủ yếu đề cập đến chế định HTND nói chung, gợi mở ở các góc độ khác nhau về quá trình hình thành, vai trò đại diện của nhân dân trong xét xử dù còn ít đề cập về HTND trong TTHS một cách cụ thể. Một số lượng không nhỏ các công trình nghiên cứu đã được công bố đề cập đến các quy định của pháp luật Việt Nam và các nước về đại diện nhân dân trong TTHS, trong đó có thể kể đến như: Cuốn sách “Cổ luật Việt Nam thông khảo và tư pháp sử (quyển I - tập III)” (cùng một số tác phẩm khác) của GS Vũ Văn Mẫu xuất bản ở Sài Gòn năm 1974 là một trong những tài liệu rất có giá trị nói về sự hình thành, phát triển của pháp luật Việt Nam. Từ đó cho thấy những nét đặc trưng, độc đáo trong việc xây dựng, thực thi luật pháp, nhất là về luật hình của các triều đại phong kiến và dưới thời Pháp thuộc. Liên quan đến hoạt động tố tụng ở Việt Nam dưới triều Nguyễn còn có cuốn sách “Định chế pháp luật và tố tụng triều Nguyễn (1802-1885)” của Tiến sĩ sử học Huỳnh Công Bá do Nxb Thuận Hóa phát hành năm 2017 giới thiệu về các quy định, hoạt động tố tụng nói chung, kể từ khi triều đại này ra đời vào năm 1802 đến năm 1885. Cuốn sách “Án lệ vựng tập (1948-1967)” của Trần Đại Khâm do Nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài Gòn năm 1969 đã tập hợp những án lệ tiêu biểu thuộc các lĩnh vực khác nhau của các tòa án Nam triều, tòa án của thực dân Pháp, chính quyền Sài Gòn. Nội dung cuốn sách cho thấy những nét cơ bản về hoạt động TTHS và vai 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0