Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp luật Việt Nam
lượt xem 8
download
Luận án có mục tiêu tổng quát là đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp luật tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp luật Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ NGỌC ÁNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN MINH MẪN 2. TS. ĐẶNG THỊ THU HUYỀN HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Đào Thị Ngọc Ánh
- LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Qúy Thầy/Cô Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm khoa Luật, Phòng quản lý đào tạo, các nhà khoa học, cán bộ và chuyên viên của Học viện khoa học xã hội Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn nội dung và phương pháp nhiên cứu khoa học, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, bảo vệ chuyên đề, bảo vệ luận án ở các cấp. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Nguyễn Minh Mẫn và TS. Đặng Thị Thu Huyền, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy/Cô trong Hội đồng bảo vệ chuyên đề, Hội đồng bảo vệ luận án các cấp đã có nhiều ý kiến góp ý giúp nghiên cứu sinh nghiên cứu, bổ sung trong luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện Quản lý giáo dục, chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã thường xuyên động viên, khích lệ, tạo điều kiện để nghiên cứu sinh có thêm động lực hoàn thành Luận án và quá trình học tập tại Học viện Khoa học xã hội. Do điều kiện chủ quan và khách quan, chắc chắn luận án còn nhiều thiếu sót, nghiên cứu sinh rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến góp ý quý báu của Hội đồng bảo vệ để luận án được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng. Xin trân trọng cảm ơn!
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án ........................................................ 7 1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài luận án ......................................... 22 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về đề tài luận án ............................. 23 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................................ 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 25 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ........................................................................... 26 2.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quyền tự chủ của cơ sở đào tạo sau đại học ......... 26 2.2. Tính tất yếu của việc trao quyền tự chủ và kinh nghiệm quốc tế về thực hiện quyền tự chủ .................................................................................................................. 39 2.3. Nội dung, điều kiện đảm bảo và vấn đề điều chỉnh pháp luật về quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo Sau đại học theo pháp luật ......................................................... 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 55 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM ..................................................................... 56 3.1. Hiện trạng các cơ sở đào tạo sau đại học tại Việt Nam ......................................... 56 3.2. Thực trạng quy định pháp luật về quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học ở Việt Nam ............................................................................................................. 57 3.3. Thực trạng thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo Sau đại học theo pháp luật Việt Nam hiện nay ................................................................................................. 79 3.4. Đánh giá chung về thực trạng quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp Việt Nam hiện nay ...................................................................................... 122 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 129
- CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY .................................... 131 4.1. Quan điểm bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học tại Việt Nam hiện nay .............................................................................................................. 131 4.2. Giải pháp bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp luật tại Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 149 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 150 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 166
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ CĐSP Cao đẳng sư phạm CSGDĐH Cơ sở giáo dục đại học CSĐT Cơ sở đào tạo CSĐTSĐH Cơ sở đào tạo sau đại học CSĐHTT Cơ sở đại học tư thục ĐH Đại học ĐT Đào tạo ĐTSĐH Đào tạo sau đại học ĐHCL Đại học công lập ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập GDĐH Giáo dục đại học HĐQT Hội đồng quản trị KH&CN Khoa học và công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nước TCTC Tự chủ tài chính TT Tư thục THPT Trung học phổ thông XH Xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH BẢNG Bảng 2.1: Bốn mô hình từ kiểm soát đến tự chủ ........................................................... 34 Bảng 3.1. Sự thay đổi tiền lương và các khoản thu nhập tăng thêm của người lao động .... 88 Bảng 3.2. Một số chương trình dự án của các trường còn ngân sách nhà nước cấp ......... 96 Bảng 3.3 Tự chủ và tự chịu trách nhiệm (b) ............................................................... 100 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Các nội dung cơ bản về tự chủ học thuật đại học .......................................... 45 HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu nhân lực theo nhóm đối tượng năm 2017 ........................................ 86 Hình 3.2. Cơ cấu nhân lực theo chức danh, học vị năm 2017 ..................................... 87 Hình 3.3. Sự thay đổi về chất lượng nhân sự của các trường tự chủ (2012-2017) ............. 87 Hình 3.4. So sánh tổng thu của các trường trước và sau khi tự chủ ............................ 92 Hình 3.5. Cơ cấu nguồn thu của các trường trước và sau tự chủ ................................ 93 Hình 3.6. Cơ cấu chi của các trường trước và sau tự chủ ............................................ 93 Hình 3.7. Trích lập quỹ của các trường trước và sau tự chủ ....................................... 94 Hình 3.8. Đánh giá về tự chủ trong tuyển sinh .......................................................... 101 Hình 3.9. Quy mô sinh viên theo các hệ đào tạo 2013-2016..................................... 102
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và đào tạo. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, X đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa; là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững. Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển, việc chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đã tạo thêm nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển toàn diện của đất nước. Đây là cơ hội, song bên cạnh đó Việt Nam còn đứng trước những thách thức, đặc biệt trong giáo dục đại học nói chung và đào tạo sau đại học nói riêng. Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề của giáo dục đại học trước yêu cầu của đất nước, trước hội nhập và bối cảnh toàn cầu hóa, tăng cường tính tự chủ cho các cơ sở đào tạo trong giáo dục là một trong những chủ trương lớn của Chính phủ Việt Nam. Trên thế giới, tự chủ đại học là yếu tố cơ bản trong quản trị đại học. Tự chủ sẽ tạo động lực để họ đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động của mình, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục. Vì vậy, xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là chuyển dịch dần từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ Nhà nước kiểm soát (state control) sang Nhà nước giám sát (state supervison). Mục đích chủ yếu của việc giao quyền tự chủ là để hệ thống giáo dục đại học có thể hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo sau đại học cũng chịu sự tác động của các quy luật trong cơ chế thị trường, đặc biệt là quy luật cung cầu, quy luật giá trị ... các cơ sở đào tạo sau đại học không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho khu vực nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu mọi thành phần kinh tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Sau 25 năm đổi mới của đất nước và gần 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2010 - 2020, giáo dục đại học nước ta đã từng bước phát triển về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo; cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Kinh tế nước ta đang tiếp tục quá trình chuyển sang nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, các cải cách kinh tế đang 1
- diễn ra một cách sâu, rộng và triệt để hơn nhằm tháo gỡ những cản trở về hành chính. Trong bối cảnh mới, giáo dục đại học Việt Nam cần hội nhập ngày càng sâu rộng với hệ thống giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới. Quyền tự chủ của các Cơ sở đào tạo sau đại học (CSĐTSĐH) đã được thừa nhận từ hơn 15 năm nay đang ngày càng phát triển, hoàn thiện và đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực có tác động mạnh mẽ đến hệ thống giáo dục. Từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học Việt Nam như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ Giáo dục và đào tạo (Bộ GD&ĐT), các CSĐTSĐH đã dần được trao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước. Tuy nhiên, quyền tự chủ của các CSĐTSĐH theo pháp luật Việt Nam vẫn chưa tạo ra được chuyển biến đáng kể và còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót cần phải khắc phục và hoàn thiện ngay nhằm huy động tối đa sức mạnh trí tuệ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn vẫn chưa đầy đủ, một số nội dung chưa thống nhất, thậm chí còn mẫu thuẫn nhau. Luật Giáo dục còn tồn tại tìm thấy những quy định trái chiều về quyền tự chủ, mặc dù quy định cho các trường được quyền tự chủ về mặt học thuật nhưng cũng theo quy định của Luật, Nhà nước vẫn đóng vai trò kiểm soát rất lớn. Mặt khác, vẫn chưa có đủ cơ chế, chính sách đủ mạnh để thực hiện tự chủ, nhất là cơ chế về tài chính và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhận thức cách tiếp cận và tư duy về bản chất, mức độ và các điều kiện thực hiện tự chủ còn khác nhau nên các trường gặp khó khăn và lúng túng trong việc triển khai tự chủ. Về mặt thực thi các quy định của pháp luật không được thực thi nghiêm chỉnh, ... Nguyên nhân cốt lõi của thực trạng trên là do những vướng mắc, hạn chế, bất cập của pháp luật về quyền tự chủ của các CSĐTSĐH ở Việt Nam. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo sau đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển đất nước, là tiền đề tạo ra nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, tạo động lực cho sự phát triển của xã hội. Một trong những tiêu chí để xem xét đánh giá mức độ phát triển kinh tế- xã hội một quốc gia, đó là trình độ dân trí, chất lượng lao động. Tuy nhiên, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về đào tạo SĐH nhằm đào tạo người học có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn, đặc biệt 2
- trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay. Pháp luật về quyền tự chủ của CSĐTSĐH đóng một vai trò quyết định đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo nói chung và đào tạo sau đại học nói riêng, là yếu tố quyết định sự thành công trong việc đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam bắt kịp xu thế phát triển chung của quốc tế. Những lập luận nêu trên là cơ sở để NCS nghiên cứu và triển khai đề tài luận án tiến sĩ “Quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp luật Việt Nam”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án 2.1.1. Mục đích nghiên cứu Luận án có mục tiêu tổng quát là đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp luật tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần giải quyết những nhiệm vụ cụ thể: - Tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước về vấn đề quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học; đánh giá khái quát phạm vi và mức độ nghiên cứu của các công trình này, xác định những kiến thức kế thừa và làm rõ những vấn đề cần được tiếp tục làm rõ trong luận án. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quyền tự chủ của cơ sở đào tạo sau đại học như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, nội dung của quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học;... Phân tích, làm sáng tỏ các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự chủ của các CSĐTSĐH. - Khảo sát, đánh giá thực trạng pháp luật, thực trạng thực hiện quyền tự chủ của các CSĐTSĐH tại Việt Nam nhằm chỉ ra các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, vướng mắc và rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện quyền tự chủ của các CSĐTSĐH ở Việt Nam hiện nay. - Xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền tự chủ của các CSĐTSĐH ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các quan điểm khoa học về quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo. - Nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật về quyền tự chủ của CSĐTSĐH ở Việt Nam. - Nghiên cứu thực tiễn thực hiện quyền tự chủ của các CSĐTSĐH ở Việt Nam 3
- trong thời gian qua. - Nghiên cứu phương thức trao quyền, thực hiện quyền và kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới về quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thể chế, các quy định của pháp luật về quyền tự chủ của các CSĐTSĐH, thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền tự chủ của các CSĐTSĐH theo pháp luật Việt Nam dưới góc độ pháp luật, đặc biệt là pháp luật hành chính thuộc chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính. - Phạm vi không gian: Một số CSĐTSĐH trên phạm vi cả nước, đặc biệt là cơ sở đào tạo sau đại học đang thực hiện cơ chế tự chủ hoặc thí điểm tự chủ. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu từ khi ban hành Luật Giáo dục năm 2005 trở lại đây và dựa trên số liệu khảo sát thực tế trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2018. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận - Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, nhân quyền, về tính chất phục vụ của nhà nước, đặc biệt là các quan điểm trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo đoàn kết dân tộc trong xây dựng và phát triển đất nước. - Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về vai trò, trách nhiệm của nhà nước, về chính sách phát triển kinh tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ,... - Nghiên cứu lý thuyết xã hội học pháp luật và Luật học so sánh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề luận án, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc, phát triển các luận điểm nghiên cứu, đồng thời phát hiện vấn đề nghiên cứu mới, xây dựng các luận điểm khoa học thuộc nội dung nghiên cứu luận án. - Luận án tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu từ góc độ của khoa học pháp lý, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Tuy nhiên, do đặc thù của đối tượng nghiên cứu nên góc độ tiếp cận liên ngành, đa ngành khoa học xã hội được luận án khai thác ở mức độ tối đa. - Luận án tiếp cận vấn đề trên cơ sở nghiên cứu pháp luật thực định liên quan đến vấn đề nghiên cứu, thực trạng vận dụng, ứng dụng các quy định của pháp luật này trong đời sống xã hội. Góc độ nghiên cứu ứng dụng được luận án đặc biệt chú ý. 4
- - Phương pháp lôgic, phân tích, tổng hợp: Được sử dụng bao quát trong tất cả các chương, mục của luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án. - Phương pháp cấu trúc hệ thống, so sánh, quy nạp, diễn giải: Được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và 3 của luận án nhằm nhận diện và đánh giá thực trạng quyền tực chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp luật ở Việt Nam. - Phương pháp luật học so sánh: Được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 4 của luận án để làm sáng tỏ các mô hình pháp lý và cơ chế thực hiện quyền tử chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học ở các quốc gia trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam. - Phương pháp tổng hợp và thống kê được kết hợp hài hoà nhằm mục đích tổng hợp các kết quả thu thập được từ thực tiễn qua các số liệu, báo cáo công tác năm của các CSĐTSĐH và xử lý một cách hợp lý, có hiệu quả các số liệu thực tiễn để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của luận án. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và 3 của luận án. - Phương pháp điều tra xã hội dùng để phỏng vấn, lấy ý kiến của một số cơ sở đào tạo sau đại học đã và đang thực hiện quyền tự chủ, phỏng vấn cơ sở sử dụng người có bằng sau đại học. Sử dụng bảng hỏi khảo sát thực trạng thực hiện tự chủ đại học dưới góc độ luật Hiến pháp và luật Hành chính. Phương pháp này được tác giả sử dụng trong phần thực trạng của chương 3. - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, được sử dụng để tham khảo xin ý kiến của một số chuyên gia Luật, Nhà quản lý Giáo dục các CSĐTSĐH có kinh nghiệm đưa ra giải pháp có tính khả thi liên quan đến việc thực hiện quyền tự chủ đại học. - Phương pháp lịch sử: Được sử dụng chủ yếu trong chương 3 nhằm nhận diện các đặc điểm và các bước tiến trong nhận thức và mô hình hiện trạng của quyền tự chủ của cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp luật ở Việt Nam. - Phương pháp dự báo khoa học: được sử dụng chủ yếu trong chương 4 nhằm dự báo về các yêu cầu và xu hướng mở rộng quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học tại Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án làm rõ cơ sở lý luận về quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học. Thứ hai, luận án cũng phân tích và làm rõ thực trạng quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp luật Việt Nam; đánh giá những ưu điểm cũng như 5
- những tồn tại bất cập; làm sáng tỏ những nguyên nhân của hạn chế bất cập nói trên. Thứ ba, luận án đề xuất những quan điểm, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo quyền tự chủ các cơ sở đào tạo sau đại học tại Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ và bổ sung lý luận quyền tự chủ của cơ sở đào tạo sau đại học, luận chứng cụ thể và khoa học hơn về nội hàm các nội dung, điều kiện đảm bảo quyền tự chủ của cơ sở đào tạo sau đại học. Phân tích, đánh giá một cách khách quan và toàn diện thực trạng quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp luật tại Việt Nam hiện nay. Chỉ ra những ưu, nhược điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. Đề xuất biện pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp luật tại Việt Nam 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần thay đổi nhận thức và hành động trong hoạt động thực tiễn của các nhà lập pháp, các nhà quản lý, cán bộ công chức, viên chức, người học và các đối tượng khác tham gia hoặc có liên quan vào công tác xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật về quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học tại Việt Nam hiện nay. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu khoa học, là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo trong xây dựng và ban hành các chính sách, chiến lược và hoàn thiện pháp luật về quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Danh mục các công trình công bố của tác giả nội dung luận án được kết cấu gồm 04 chương với các mục, bao gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu về đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học Chương 3: Thực trạng quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học theo pháp luật tại Việt Nam Chương 4: Giải pháp bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo sau đại học tại Việt Nam hiện nay. 6
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận của đề tài luận án a. Tình hình nghiên cứu trong nước: * Về đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo: Có thể kể đến các đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo của các tác giả: - Vũ Ngọc Hải (2008), Nghiên cứu đổi mới hệ thống tổ chức trường đại học Việt Nam theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội, Báo cáo tổng kết đề tài. Nghiên cứu đã dành nhiều nội dung quan trọng để làm sáng tỏ sơ sở lý luận liên quan đến quyền tự chủ của các trường đại học. Trong nghiên cứu tác giả đã đề cập đến khái niệm quyền tự chủ và quyền tự chủ trong tổ chức quản lý các trường đại học dưới góc độ quản lý giáo dục, phân tích những lý luận cơ bản về tổ chức quản lý nói chung, hệ thống cơ cấu tổ chức của trường đại học, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học. - Mai Ngọc Cường (Chủ nhiệm) (2005-2006), Điều kiện thực hiện quyền tự chủ tài chính trong các trường đại học Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Trong nghiên cứu tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền tự chủ nói chung như: khái niệm, mục đích, nội dung quyền tự chủ đại học và cơ sở lý luận về tự chủ tài chính trong nghiên cứu khoa học như: khái niệm, đặc điểm và điều kiện thực hiện tự chủ tài chính (TCTC) trong NCKH. - Đặng Thị Thanh Huyền (2006), Tự chủ tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập các tỉnh phía bắc: Thực trạng và giải pháp, Báo cáo tổng kế đề tài Khoa học - Công nghệ cấp Bộ. Đề tài đã khái quát cơ sở lý luận về TCTC trường học và vấn đề tăng cường phân cấp, phân quyền quản lý tài chính cho trường THPT như: khái niệm, đặc điểm, nội dung TCTC. - Vũ Duy Hào (2005), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường ĐHCL khối kinh tế ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ. Nghiên cứu đã nêu lên xu thế, kinh nghiệm tự chủ ĐH của một số nước (Hàn Quốc, Mỹ...), kinh nghiệm ở một số trường ĐHCL Việt Nam; đưa ra một số lý luận về tự chủ, TCTC trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, NCKH; mối quan hệ, điều kiện thực hiện tự chủ, tác động của chính sách tăng học phí; * Các bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành: 7
- Qua khảo cứu, các bài báo khoa học đã tập trung giải mã một hoặc một vài vấn đề lý luận về quyền tự chủ của các cơ quan, tổ chức nói chung, của các cơ sở đào tạo nói riêng; đã cho thấy sự đa dạng trong quan niệm về quyền tự chủ, nội dung, ý nghĩa của quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo. Các công trình đã bàn về khái niệm, nội dung quyền tự chủ, kinh nghiệm về tự chủ ở các nước trên thế giới như Đức, Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Singapore.... bản chất của tự chủ, các điều kiện để thực hiện tự chủ, đưa ra các khung phân tích tự chủ, mối quan hệ giữa nhà nước và nhà trường. Xu hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo đại học là xu hướng chung trên thế giới. Trong các quốc gia thực hiện quyền tự chủ thì Mỹ và Singapore được giao quyền tự chủ cao nhất. Nói đến ý nghĩa của việc cho phép các trường tự chủ, các bài viết đều cơ bản cho rằng: sự tự chủ cho phép các trường đại học linh hoạt trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính, cơ chế tự chủ tạo ra môi trường cạnh tranh, khích lệ tinh thần nghiên cứu khoa học, sử dụng các nguồn lực hiệu quả và có những giải pháp, hướng đi phù hợp với sự phát triển. Các tác giả tập trung khái quát những vấn đề thuộc về cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quyền tự chủ có thể áp dụng vào Việt Nam. Có thể kể đến một số bài báo của các tác giả sau đây: Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lê Thanh Tâm (2014), Bàn về quản lý trường đại học thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội ở nước ta, Tạp chí Khoa học giáo dục, sô 106, tháng 7/2014, Tr.4-6; Nguyễn Hữu Quân (2011), Cơ chế đánh giá, xử lý trách nhiệm khi trao quyền tự chủ cho tổ chức KH&CN – góc nhìn từ thanh tra, Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ Vĩnh Long, số 4/2011; Lê Ngọc Đức (2009), Vấn đề tự chủ-tự chịu trách nhiệm của các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam tổ chức, tháng 10/2009; Vũ Thi Cẩm Tú (2011), Một vài ý kiến về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước, só 9/2011, Tr.43-45; Dương Nguyên Vũ (2014), Quyền tự chủ của viện nghiên cứu theo mô hình tam giác tri thức, Tạp chí Tia sáng, số 21 ngày 05/11/2014; Nguyễn Vũ Hoàng (2016), Bài viết Quản trị đại học công lập gắn với tự do học thuật, trong “Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của CSGDĐH”, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà Nội năm 2016, Tr.330-351; Nguyễn Hữu Quân (2011), Cơ chế đánh giá, xử lý trách nhiệm khi trao quyền tự chủ cho tổ chức KH&CN – góc nhìn từ thanh tra, Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ Vĩnh Long, số 4/2011, Tr.12-14; Vũ Thị Phương Anh (2014), Tự 8
- chủ đai học ở Việt Nam: Thiếu thực chất, tạp chí Tia sáng, số 16 tháng 8/2014; Nguyễn Kim Hồng, Trường ĐH sư phạm Tp.HCM, Tự chủ đại học= Tự do học thuật+ Tự chủ+ trách nhiệm, Hội thảo Khoa học “Vấn đề tự chủ - Tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học và cao đẳng Việt Nam; Lê Đức Ngọc, Bàn về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các CSGDĐH, Trung tâm Đánh giá, Đo lường và Kiểm định chất lượng, Bài viết tại Hội thảo Khoa học “Vấn đề tự chủ - Tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học và cao đẳng Việt Nam”; Nguyễn Quang Dong (2012), Quản trị đại học: từ kinh nghiệm của các nước đến thực tiễn Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế đổi mới mô hình quản trị của các trường đại học khối kinh tế tại Việt Nam; Nguyễn Trọng Hoài, Tự chủ đại học kinh nghiệm thế giới- bối cảnh trong nước và gợi ý chính sách cho các trường đại học công lập khối kinh tế Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế đổi mới mô hình quản trị của các trường đại học khối kinh tế tại Việt Nam, năm 2012; Lee Little Soldier, Giáo sư danh dự, Trường Đại học Texas tech (Hoa Kỳ), Những vấn đề toàn cầu trong quản lý và tài chính của GDĐH: Trường hợp của Việt Nam, Kỷ hiểu Hội Thảo khoa học quốc tế giáo dục so sánh lần thứ 2: “Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” do trường ĐHSP Tp.HCM tổ chức năm 2008, … * Các Luận án tiến sĩ, các luận văn thạc sĩ: Đáng lưu ý phải kể đến các công trình của các tác giả như: - Chử Thị Hải (2013), Cơ sở khoa học và giải pháp thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý tài chính của các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Hà Nội. Trong luận án, tác giả đã tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề; xây dựng khung lý thuyết cho luận án đó là lý luận về tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý tài chính ở các trường cao đẳng; phân tích mối quan hệ của tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý tài chính; khái quát các khái niệm, bản chất, nội dung của vấn đề phân cấp, tự chủ, trách nhiệm xã hội, quản lý tài chính. Luận án đã xây dựng 4 yêu cầu và 5 tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý tài chính của các trường cao đẳng. Xác định 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý tài chính nói riêng và quản lý nhà trường nói chung. - Phạm Huy Hùng (2009), Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. Luận án đã chỉ ra một số vấn đề lý luận như: Khái niệm tự chủ, tự chủ đại học, các dạng thức của tự chủ đại học; chỉ ra bốn nguyên lý tự chủ đại học; bản chất, tầm 9
- quan trọng, sự cân bằng và bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm; cơ cấu tổ chức và thẩm quyền quản lý GDĐH; vai trò điều khiển và tài trợ hệ thống GDĐH của nhà nước; mô hình và kinh nghiệm quốc tế QLNN về GDĐH. Hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước về tăng cường quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của trường đại học. Tuy nhiên, những vấn đề lý luận về tự chủ được tác giả đề cập đến trong nghiên cứu mới dừng lại ở việc tổng kết lý luận, chỉ ra một cách khái quát quyền tự chủ của trường đại học. - Lương Văn Hải (2010), Vai trò nhà nước trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lập Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền tự chủ, vai trò của nhà nước trong việc mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học Việt Nam nói chung, của các trường đại học công lập nói riêng như: khái niệm, nguyên tắc; nội dung của quyền tự chủ của các trường đại học; sự cần thiết phải mở rộng quyền tự chủ đại học của nhà nước; - Trần Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. Luận án làm rõ bản chất, cơ chế tự chủ tài chính (TCTC), phân tích các nhân tố ảnh hưởng; tổng kết bài học kinh nghiệm của 5 nước; đưa ra 06 tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế TCTC, đặc biệt đã đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ban đầu của cơ chế TCTC. Chẳng hạn như qui mô, cơ cấu vốn; cơ cấu chi phí; suất đầu tư trên sinh viên; số lượng bài báo, công trình khoa học; số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên; tỷ lệ sinh viên trên giảng viên; diện tích đất đai; ... Ngoài ra gần đây nhất còn phải kể đến Luận án của Nguyễn Trọng Tuấn (2018), Quyền tự chủ của các CSGDĐH công lập ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, ... b. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: - Nghiên cứu về lịch sử và sự hình thành nguyên lý về quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo: Trên thế giới các trường đại học được giao quyền tự chủ từ rất sớm phù hợp với quy luật quản trị đại học. Nguyên lý về tự chủ của Wilhelm Von Humboldt đã được hình thành vào những năm 1810 với những nguyên lý tiền đề tự do giảng dạy và tự do học tập. Đại học cần được tự chủ không có sự can thiệp của nhà nước. Về kết quả nghiên cứu này, có thể kể đến các công trình như: Thomas Huslay (2010), Higher Education Finance and Cost-Sharing in Indonesia, Kỷ yếu đại học Humboldt 200 năm (1810-2010), Updated April 2010: hhtp://www.e- duacare.org/.../higher-eduacation-fia nce; “Đại học Beclin.. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tự chủ đại học như: Khái niệm, bản 10
- chất, nội dung, điều kiện đảm bảo tự chủ,… đã được các công trình bàn đến trên các phương diện và quản điểm khác nhau. Điển hình có thể kể đến như: + Clark, Burton (1983), trong “Quyền hành”, Nền tảng giáo dục đại học Mỹ. Bess, J.L (chủ biên), Nxb Simon & Schuster Custom, Tài liệu dịch, tr.56-79. Tác giả đã khái quát cơ cấu thẩm quyền trong hệ thống GDĐH và cho thấy xu hướng tập trung thẩm quyền ra quyết định quản lý cho cấp trường hay giới học thuật. + Theo Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA (OECD) (2011), “Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường học: chúng có liên quan đến sự thực hiện của sinh viên hay không?”, (“School autonomy and accountability: Are they related to student performance?”, PISA IN FOCUS. Điểm mấu chốt là quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của một nhà trường đi đôi với nhau: tự chủ hơn trong các quyết định liên quan đến chương trình giảng dạy, đánh giá và phân bổ nguồn lực có liên quan với kết quả học tập tốt hơn của học sinh, đặc biệt khi các trường hoạt động trong một nền văn hóa chịu trách nhiệm, các dữ liệu thành tích được nhà trường đăng công khai. Nghiên cứu của PISA cho thấy trong một hệ thống mà trách nhiệm nhà trường thấp mà được tự chủ càng nhiều, thì kết quả học tập của học sinh càng thấp. Ngược lại, trong hệ thống mà trách nhiệm nhà trường cao thì trường càng tự chủ, kết quả học tập của học sinh càng cao. Vậy nên tự chủ phải đi kèm với trách nhiệm. + Trong nghiên cứu “University Autonomy In Europe: Changing Paradigms In Higher Education Policy” tạm dịch “Tự trị Đại học ở Châu Âu: Thay đổi mô hình trong chính sách giáo dục đại học” của Prof. Ulrike Felt, Michaela Glanz (2002), page 13, các tác giả đã khẳng định quyền tự chủ của các trường đại học là một giá trị cơ bản và cũng là một điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện “tự do học thuật”. Cũng theo đó thì quyền tự chủ của các trường đại học bao hàm việc tự đưa ra các quyết định, tự thiết lập các hệ thống giá trị, các hình thức liên kết, lĩnh vực hoạt động trong xã hội nhằm ngày càng nâng cao giá trị khoa học. Trong đó, họ cũng đặc biệt nhấn mạnh việc các trường phải tự chịu trách nhiệm đối với những quyết định cũng như những ảnh hưởng đối với xã hội. + Theo Prof. Luc WEBER Rector Emeritus University of Geneva Vice- President IAU (Giáo sư Luc, chủ tịch hiệp hội quốc tế các trường đại học, và nguyên hiệu trưởng ĐH Geneva) (2006), trong “University atonomy, a necessary, but not suffucient condition for excellence IAU/IAUP Presidents’ Symposium Chiang Mai, T hailand” tạm dịch “Tự chủ đại học, một điều kiện cần thiết nhưng không phải là điều kiện đủ nổi trội” tại hội nghị chuyên đề của các tổng thống 11
- IAU/IAUP, Thái Lan, ngày 8-9 tháng 12 (2006). Theo đó, tự chủ đại học là một điều kiện cần, nhưng chưa đủ, để đại học (theo nghĩa university) có thể thực hiện được sứ mệnh của nó đối với toàn xã hội, đó là: Nghiên cứu (tìm ra các kiến thức, hiểu biết mới); Giảng dạy (truyền đạt lại các hiểu biết); Phản biện xã hội (phân tích các vấn đề của xã hôi một cách khoa học). Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã bàn đến quyền tự chủ của các trường đại học ở nhiều khía cạnh khác nhau như: khái niệm, bản chất của quyền tự chủ đại học; thành tố của quyền tự chủ đại học; quyền tự chủ đại học từ góc nhìn của Triết học, kinh nghiệm quốc tế về tự chủ của các CSGDĐH, … trên nhiều khía cạch khác nhau. Tuy đề cập đến khái niệm quyền tự chủ ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng tựu chung lại các công trình đều thống nhất rằng: quyền tự chủ là quyền của CSGDĐH quyết định sứ mạng và chương trình hoạt động của mình, cách thức và phương tiện thực hiện sứ mạng và chương trình hoạt động đó, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước công chúng và pháp luật về mọi quyết định cũng như hoạt động của mình. Xu hướng tăng quyền tự chủ cho đại học là xu hướng chung trên thế giới. Sự tự chủ cho phép các trường đại học linh hoạt trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính, cơ chế tự chủ tạo ra môi trường cạnh tranh, khích lệ tinh thần nghiên cứu khoa học, sử dụng các nguồn lực hiệu quả và có những giải pháp, hướng đi phù hợp với sự phát triển. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu những vấn đề thực tiễn của đề tài luận án a. Tình hình nghiên cứu trong nước * Về các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, sách chuyên khảo: - Lâm Quang Thiệp (2016), bài viết “Tự chủ về học thuật của giáo dục đại học Việt Nam” trong “Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của CSGDĐH”, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà Nội năm 2016, Tr. 319-329. Nghiên cứu đã trình bày sự phát triển các mô hình quản trị và quản lý GDĐH trên thế giới và nêu lên một mô hình chung được chấp nhận rộng rãi là mô hình quyền tự chủ cùng với trách nhiệm giải trình, đó cũng là mô hình mà GDĐH Việt Nam lựa chọn. Nghiên cứu đã dẫn một số quy định pháp luật về quyền tự chủ đặc biệt là quyền tự chủ về học thuật, đánh giá những khó khăn trong việc thực thi quyền tự chủ về học thuật tại Việt Nam. Cũng theo tác giả Lâm Quang Thiệp, Altbach, P.G., Jonhstone, D.B. (2006) trong sách Giáo dục đại học Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.13-33. Trong “GDĐH Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của GDĐH Hoa Kỳ” năm 2006. Tác 12
- giả đã giới thiệu mô hình giáo dục đại học mà trong đó vai trò của nhà nước bị hạn chế trong khi của thị trường được đề cao. Điều này khác hẳn sự điều hành GDĐH ở Việt Nam thường là áp đặt trực tiếp. Đồng thời tác giả lập luận rằng giáo dục đại học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của giáo dục đại học Hoa Kỳ từ lâu, qua nhiều con đường và hiện nay có thể áp dụng kinh nghiệm của Hoa Kỳ trực tiếp và tự nguyện. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề về quan điểm quản lý hệ thống và cách vận dụng chưa được tác giả đề cập cụ thể. - Phạm Huy Hùng (2009), Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về GDĐH bảo đảm tự chủ của nhà trường về học thuật, tổ chức bộ máy học thuật và tài chính; trách nhiệm xã hội của trường đại học. Đồng thời, xác định nguyên nhân và hệ quả của những thành tựu và tồn tại. - Nhóm tư vấn và nghiên cứu chính sách, Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp Bộ Tài chính (2011), Đánh giá tình hình thực hiện TCTC và định hướng đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục ĐHCL giai đoạn 2012-2020, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đổi mới cơ chế tài chính đối với CSGD ĐHCL", Bộ Tài chính, tr 34-42. Nghiên cứu đã sơ bộ đánh giá thực trạng, những tác động tích cực của cơ chế TCTC như tạo ra cơ sở pháp lý để các trường thực hiện TCTC. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ khảo sát, đánh giá thực trạng tự chủ tài chính - một thành tố của quyền tự chủ, mặt khác cũng chưa đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về quyền tự chủ đối với các CSĐT. - Vũ Thi Cẩm Tú (2011), Một vài ý kiến về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước, só 9/2011, Tr.43-45. Bài viết đã bàn đến những nội dung cơ bản của quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các trường ĐH và CĐ công lập Việt Nam được pháp luật ghi nhận. - Vũ Ngọc Hải (2008), Nghiên cứu đổi mới hệ thống tổ chức trường đại học Việt Nam theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội, Báo cáo tổng kết đề tài. Trong nghiên cứu tác giả đã đã phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý tổ chức trường đại học, thực trạng hệ thống tổ chức trường đại học ở Việt Nam và một số trường đại hoc trên thế giới, kinh nghiệm về tổ chức của các trường đại học trên thế giới để đảm bảo thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. - Đặng Thị Thanh Huyền (2006), Tự chủ tài chính đối với các trường trung học phổ thông công lập các tỉnh phía bắc: Thực trạng và giải pháp, Báo cáo tổng kế đề tài KH&CN cấp Bộ. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tự chủ tài chính trường THPT một số tỉnh phía Bắc, đề tài đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến đổi mới cơ 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 639 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 402 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 172 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 90 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 199 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 135 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 64 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 268 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 57 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn