intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐTNN ở nước CHDCND Lào, Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về ĐTNN ở nước CHDCND Lào hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NORKEO KOMMADAM THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2016
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NORKEO KOMMADAM THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ §ÇU T¦ N¦íC NGOµI ë N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mà SỐ : 62 38 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Đức Thảo HÀ NỘI - 2016
  3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án NORKEO KOMMADAM
  4. ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 6 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Lào 6 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 15 1.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 26 2.1. Khái niệm và nội dung điều chỉnh pháp luật đầu tư nước ngoài ở Lào 26 2.2. Khái niệm, hình thức, vai trò thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài 35 2.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Lào 43 Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 55 3.1. Sự hình thành phát triển pháp luật đầu tư nước ngoài ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 55 3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 66 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 96 4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. 96 4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay 108 KẾT LUẬN 134 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 137 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 138 PHỤ LỤC
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA : Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á ASEAN : Tổ chức các nước Đông Nam Á CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào CTN : Chủ tịch nước DN : Doanh nghiệp ĐTNN : Đầu tư nước ngoài FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm trong nước QH : Quốc hội TTG : Thủ tướng USD : Đồng đô la Mỹ VPTTCP : Văn phòng Thủ tướng Chính phủ WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tổng kết dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đã cho .............. 82 Bảng 3.2: Cân đối nguồn vốn theo phương án phát triển cơ bản................... 86
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này đã làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất, đòi hỏi các quốc gia mở cửa nền kinh tế, tham gia một cách tích cực vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Để phù hợp với xu hướng đó, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) đã và đang có những hoạt động tích cực tham gia vào quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những chính sách hàng đầu của Đảng NDCM Lào và Nhà nước Lào. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không những để giải quyết tình trạng khan hiếm vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội mà còn để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Trong những năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp cho đất nước nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng, thực hiện các mục tiêu Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Trong bèi c¶nh kinh tÕ thÕ giíi ngµy nay, héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ lµ con ®­êng lùa chän tÊt yÕu ®Ó ®¶m b¶o cho sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng l©u dµi cho mét quèc gia. Sau h¬n 30 n¨m thùc hiÖn chÝnh s¸ch ®æi míi, nÒn kinh tÕ cña n­íc CHDCND Lµo ®· chuyÓn ®æi sang nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng vµ ®· tõng b­íc ph¸t triÓn. Mét sè ngµnh cã c¸c mÆt hµng cã chç ®øng v÷ng ch¾c trªn thÞ tr­êng trong n­íc vµ n­íc ngoµi nh­: ®iÖn, vµng, ®ång, cµ phª, dÖt may, bia, s¶n phÈm gç, dÞch vô viÔn th«ng, ng©n hµng vµ hµng thñ c«ng mü nghÖ... C¸c doanh nghiÖp (DN) Lµo ®· tõng b­íc ph¸t triÓn, tr­ëng thµnh vµ b¾t ®Çu kh¼ng ®Þnh vÞ thÕ cña m×nh trªn thÞ tr­êng thÕ giíi vµ khu vùc ë mét sè lÜnh vùc. Tuy nhiªn, trong ®iÒu kiÖn tham gia céng ®ång kinh tÕ ASEAN kÓ tõ n¨m 2015 vµ tiÕn tr×nh héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ ngµy cµng s©u réng, c¹nh tranh ph¸t triÓn ngµy cµng trë nªn gay g¾t. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước Lào trước hết phải tạo ra cơ sở pháp lý đa dang và phủ hợp với điều kiện mới.
  8. 2 Riêng trong lĩnh vực đầu tư từ năm 1987 đến nay. Thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng NDCM Lào, Chính phủ Lào đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư trong đó quy định các cá nhân, tổ chức không chỉ là nhà đầu tư trong nước mà còn là các nhà đầu tư ĐTNN có quyền đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, hoạt động trên cơ sở của pháp luật CHDCND Lào, nhà đầu tư sẽ được bảo vệ bởi pháp luật của CHDCND Lào. Sau đó, Luật ĐTNN đầu tiên của CHDCND Lào được ban hành ngày 19/4/1988, đã được thay thế bằng Luật Khuyến khích và quản lý ĐTNN được Quốc hội thông qua ngày 14/3/1994, có hiệu lực tháng 6/1994 (sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào) Luật này chỉ điều chỉnh hoạt động ĐTNN. Năm 2009 Quốc hội Lào đó thông qua Luật khuyến khích đầu tư mới. Luật khuyến khích đầu tư quy định nguyên tắc thủ tục và biện pháp về khuyến khích, quản lý đầu tư trong và ngoài nước để hoạt động đầu tư được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, nhận được sự bảo hộ của Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư, Nhà nước và nhân dân nhằm tăng cường chất lượng và vai trò đầu tư, góp phần quan trọng trong việc gìn giữ bảo vệ và phát triển vững chắc đất nước; ngày 8 tháng 7 năm 2009 đã được sửa đổi bổ sung thêm, năm 2011 tại kỳ họp của Quốc hội CHDCND Cách mạng Lào lần thứ VIII đã sửa đổi cuối cùng gọi chung là pháp luật khuyến khích đầu tư của nước CHDCND Lào. Những văn bản pháp luật trên đây bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Lào trong những năm qua. Hàng năm lượng vốn đầu tư nước ngoài thường năm sau cao hơn năm trước. Tuy vậy, thực tiễn đầu tư nước ngoài trong những năm qua cho thấy mặc dù Luật đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư những kết quả thu hút nguồn vốn của nước ngoài vào Lào còn rất hạn chế. Điều đó do nhiều nguyên nhân trong đó đáng chú ý là việc thực hiện
  9. 3 pháp luật này còn nhiều hạn chế bất cập. Đó là các chủ thể thực hiện pháp luật đầu tư cũng chưa hiểu hết các pháp luật đầu tư nước ngoài của Lào; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đầu tư nước ngoài thiếu tính thường xuyên liên tục... Từ đó, dẫn đến có một số chủ thể tuân thủ, chấp hành không nghiêm, một số chủ thể khác sử dụng pháp luật trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình chưa có hiệu quả, các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật đôi lúc còn mang tính chủ quan... tác động không nhỏ đến thu hút của nhà đầu tư nước ngoài vào Lào trong thời gian qua... nhằm khắc phục những bất cập nêu trên đòi hỏi cần có sự nghiên cứu toàn diện và hệ thống những vấn đề lý luận mà thực tiễn vấn đề thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài vào CHDCND Lào. Xuất phát từ những lý do trên NCS chọn đề tài: "Thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào" để nghiên cứu và viết luận án Tiến sĩ Luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐTNN ở nước CHDCND Lào, Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về ĐTNN ở nước CHDCND Lào hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục đích trên luận án có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về ĐTNN ở nước CHDCND Lào. - Nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về ĐTNN và thực hiện pháp luật đầu tư ở nước CHDCND Lào, trên cơ sở đó chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này. - Luận chứng cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về ĐTNN ở nước CHDCND Lào hiện nay.
  10. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật ĐTNN ở nước CHDCND Lào, dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu thực hiện pháp luật về ĐTNN ở nước CHDCND Lào, có tham khảo giá trị một số nước trên thế giới, tập trung là Việt Nam. - Thời gian chủ yếu từ khi nhà nước CHDCND Lào ban hành luật ĐTNN năm 1986 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích và lý giải các nội dung liên quan đến đề tài luận án. Cụ thể các phương pháp này bao gồm: - Phương pháp phân tích - tổng hợp được dùng chủ yếu để phân tích cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về ĐTNN ở CHDCND Lào ở chương 2 luận án. Đồng thời ở mức độ nhất định phương pháp này cũng được sử dụng để phân tích quá trình hình thành phát triển pháp luật đầu tư và thực trạng thực hiện pháp luật đầu tư ở nước CHDCND Lào ở chương 3 luận án; và phân tích luận chứng khoa học của các giải pháp ở chương 4 luận án. - Phương pháp lịch sử cụ thể được sử dụng chủ yếu ở chương 3 luận án để phân tích đánh giá quá trình hình thành và phát triển pháp luật ĐTNN. Đồng thời ở mức độ nhất định phương pháp này được sử dụng để phân tích một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật ĐTNN ở CHDCND Lào. - Phương pháp so sánh - thống kê được dùng chủ yếu ở chương 3 - đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật ĐTNN từ năm 1986 đến năm 2015, từ đó chỉ
  11. 5 ra được ưu điểm và hạn chế của thực trạng. Phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện pháp luật đầu tư của một số nước trên thế giới, từ đó chỉ ra được những giá trị tham khảo cho CHDCND Lào. 5. Đóng góp khoa học mới của luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện hệ thống thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài như nước CHDCND Lào như vậy có một số đóng góp khoa học mới sau: - Phân tích và đưa ra được khái niệm và chỉ ra được vai trò, điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài của nước CHDCND Lào. - Luận án chỉ ra được thành tựu và hạn chế thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở CHDCND Lào. - Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài ở CHDCND Lào hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về phương diện lý luận luận án, góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn của thực hiện pháp luật về ĐTNN ở CHDCND Lào, luận giải căn cứ khoa học, căn cứ đề xuất về quan điểm và giải pháp thực hiện pháp luật ĐTNN của nước CHDCND Lào hiện nay. - Về phương diện thực tiến luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu hệ thống pháp luật thực hiện vê ĐTNN cũng như là pháp luật đầu tư của Lào hiện nay, trong công tác xây dựng pháp luật về đầu tư, trong quản lý hoạt động ĐTNN hay trong công tác giảng dạy các môn khoa học pháp lý như Luật kinh tế, Lý luận Nhà nước và pháp luật, Luật so sánh, Luật thương mại... 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
  12. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO Vấn đề pháp luật đầu tư nói chung và thực hiện pháp luật đầu tư trong nước và ngoài nước nói riêng đã được các cơ quan và các nhà khoa học CHDCND Lào quan tâm nghiên cứu. Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài luận án. Các công trình đó được thể hiện qua các nhóm vấn đề sau: 1.1.1. Nhóm công trình liên quan đến đầu tư và pháp luật đầu tư Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ Sengphet Bulom:“Pháp luật về hình thức đầu tư Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư CHDCND Lào” [91] . Đưa ra được khái niệm pháp luật và pháp luật đầu tư, đồng thời so sánh pháp luật về các hình thức đầu tư của Việt Nam và pháp luật CHDCND Lào. Luận văn nghiên cứu đưa ra được khái niệm pháp luật về hình thức đầu tư. Qua sự so sánh pháp luật về hình thức đầu tư của Việt Nam với pháp luật của CHDCND Lào, luận văn rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư của CHDCND Lào. Phonepaseuth Mahanousith:“Hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu tư nhằm hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở nước CHDCND Lào” [87]. Luận văn đã nghiên cứu và khái quát được quan điểm của Đảng NDCM Lào và chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào về vai trò của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời nêu lên được nội dung điều chỉnh; quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về khuyến khích đầu tư. Phutsady Phănnhaxít:“Pháp luật về khuyến khích đầu tư ở nước CHDCND Lào - thực trạng và phương hướng hoàn thiện [90]. Luận văn nghiên cứu về
  13. 7 pháp luật khuyến khích đầu tư nước trong nước và pháp luật khuyến khích đầu tư nước ngoài là một mốc quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa nền kinh tế đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế Luật khuyến khích đầu tư trong nước của CHDCHD Lào được đánh giá là đạo luật thông thoáng, cởi mở, đảm bảo an toàn về đầu tư và quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư trong nước, đồng thời bảo đảm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, tuân thủ pháp luật CHDCND Lào, bình đẳng và cùng có lợi. Hơn nữa trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì việc đổi mới pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nước của CHDCND Lào là một công việc xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nước và nhu cầu mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế. Bun thôm Phôm ma vông sy:“Đầu tư Nhà nước vào sự phát triển cơ sở hạ tầng kiến trúc ở tỉnh Sa La Văn” [59]. Luận văn nghiên cứu về so sánh pháp luật của hai nước nói chung, pháp luật khuyến khích đầu tư nói riêng là cần thiết. Một mặt điều đó ghi nhận và khẳng định những thành công, mặt khác nhận thức và khắc phục những hạn chế, bất cập trong pháp luật của nhau, bởi không có một hệ thống pháp luật pháp luật nào là hoàn chỉnh, vấn đề là cần biết điều chỉnh nó phù hợp với thực tế. Việc tìm hiểu các quy định pháp luật về khuyến khích đầu tư của nhau. Không có một hệ thống pháp luật nào là hoàn chỉnh, vấn đề là cần hoàn thiện nó một cách thường xuyên. Việc tìm hiểu các quy định pháp luật về khuyến khích đầu tư của Việt Nam và Lào không chỉ là học những cái hay mà còn rút ra được kinh nghiệm của nước bạn, để từ đó áp dụng cho việc xây dựng chính sách và pháp luật khuyến khích đầu tư tại Lào. BunTy ĐêtĐaVôngSỏn:“Cải thiện đầu tư của Nhà nước trong khu vực nông nghiệp” [60]. Luận văn đã nghiên cứu xem xét, phân tích sự thực trước sau như một về đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở phân tích tách bạch chi tiết cụ thể và có hệ thống đầy đủ về lý luận và
  14. 8 thực tiễn, đặc biệt là đầu tư của Nhà nước trong giai đoạn vượt qua mà đã có cụ thể tương đối về vấn đề này. Luận văn này, mặc dù vẫn còn thiếu các nội dung, chưa đầy đủ, nhưng mà nó có thể trở thành một số tài liệu để giúp đỡ các ngành có liên quan đến để nghiên cứu học thuyết về củng cố đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng được một số điều trong nhiều năm sau, Vì vậy, người nghiên cứu tin tưởng mà luận văn này đã góp vào một phần về chuyên ngành nông nghiệp của kinh tế quốc gia. Bởi vì, hiện nay Đảng và Nhà nước đã coi trọng ngành nông nghiệp làm cơ sở nền tảng kinh tế quốc gia cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Syvanh Leemaitêng:“Các quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và Lào - Nhìn từ góc độ so sánh” [95]. Luận văn nghiên cứu về các nước đầu tư tích cực tìm kiếm thị trường mới, hấp dẫn để đầu tư thu lợi nhuận, còn nước nhận đầu tư cũng tạo mọi điều kiện để thu hút, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, giống như Việt Nam, Lào cũng đang tích cực tham gia vào nền kinh tế thế giới với những nỗ lực trong tất cả các mặt. Trong đó thu hút, khuyến khích đầu tư nước ngoài là giải pháp quan trọng giúp Lào có những bước “chuyển mình” nhanh hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Tình hình thực tiễn tại Lào cho thấy, Lào rất cần công nghệ tiên tiến và nguồn vốn đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, Chính phủ hai nước có sự tương đồng về nhiều mặt như chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa... Hoàn thiện pháp luật về đầu tư và các quy định pháp luật của Lào là phải đặt trong sự so sánh và kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam. Khăm manh Sisath:“Pháp luật đầu tư của Lào trong tương quan so sánh với pháp luật đầu tư Việt Nam - Bài học kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật đầu tư của CHDCND Lào” [77]. Luận văn đã nghiên cứu trên cải cách
  15. 9 tư pháp của Việt Nam và Lào, một trong những vấn đề quan trọng là việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật của mỗi nước. Việc có sự tương đồng về nhiều mặt giữa Việt Nam và Lào, tạo điều kiện cho CHDCND Lào có cái nhìn toàn diện, cũng như những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc hoạch định các chính sách về kinh tế - xã hội, mà việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nền tảng cho sự phát triển. Pháp luật đầu tư của Lào đang tạo ra những rào cản vô hình trong việc tạo môi trường pháp lý lành mạnh và tích cực trong đầu tư kinh doanh. Việc ban hành một luật đầu tư chung không những thống nhất về đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng mà còn tạo ra sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia đầu tư. Đây là một xu thế chung về sự thống nhất pháp luật trên cùng một lĩnh vực của hầu hết các nước trong khu vực, và quan trọng hơn đó là việc đón đầu những thời cơ trong tương lai của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sengkhamyong Bounnaphone:“Các quy định về khuyến khích đầu tư - so sánh giữa pháp luật của Việt Nam và của CHDCDN Lào” [91]. Luận văn nghiên cứu về pháp luật khuyến khích đầu tư của Lào so sánh với các nước láng giềng nào có mối quan hệ truyền thống lâu đời và có tinh thần hợp tác hữu nghị khăng khít anh em như Việt Nam - Lào. Hai quốc gia cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, cùng trải qua biết bao thăng trầm lịch sử. Do đó, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng, mở rộng các biện pháp khuyến khích và mức độ khuyến khích để nền kinh tế Lào phát triển cả về quy mô lẫn hiệu quả. Sổm Sắc Sengsắcđa:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Chăm pa Sắc nước CHDCND Lào” [93]. Luận văn nghiên cứu về ĐTNN ở Tỉnh Chăm Pa Sắc trong nội dung phát triển giai đoạn tiếp theo của Tỉnh Chăm Pa Sắc, với những mục tiêu kinh tế - xã hội chiến lược cần đạt, vai trò của ĐTNN vẫn được khẳng định, do đó có một nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho các nhà quản lý
  16. 10 là: Phải định hướng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh Chăm Pa Sắc thế nào để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn FDI ngày càng gay gắt và ở thời điểm các nhà ĐTNN tiềm năng đang đánh giá, lựa chọn cơ hội đầu tư tại mỗi tỉnh thì Chăm Pa Sắc cần phải tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư đáp ứng yêu cầu của nhà ĐTNN. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư nước ngoài và thực hiện pháp luật đầu tư nước ngoài Luận án tiến sĩ: KhămLa LoVanXay:“Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [80]. Luận án nghiên cứu về Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng trên mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội của đời sống con người. Nó là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và là thành quả cách mạng của cả dân tộc. Do đó, QLNN bằng pháp luật đối với đất đai là vấn đề quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước CHDCND Lào quan tâm. Kể lại tư khi thành lập Đảng NDCM Lào và đã đề ra vấn đề quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai... Phonesay Vilaysach:“Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [88]. Luận án đã nói về đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước. Nguồn vốn FDI càng quan trọng hơn đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Lào. Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI nhằm phục vụ cho mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế hiện nay được các nước trên thế giới rất quan tâm đặc biệt là các nước trong khu vực. Để thực hiện thành công sự
  17. 11 nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước Lào đã và đang quan tâm đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong đó có vấn đề thu hút vốn FDI. Trên thực tế qua các giai đoạn vừa qua FDI vào Lào đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Lào, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, việc thu hút FDI vào Lào còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức vì vậy cần được khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới. Luận văn thạc sĩ: Thặt sa na lon Sỉ su nôn:“Quy tắc khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài ở CHDCND Lào trường hợp nghiên cứu việc đầu tư trong công trình thông thường” [96]. Mục đích của luận văn này là nghiên cứu đến quy tắc khuyến khích và quản lý đầu tư của nước ngoài ở CHDCND Lào, nghiên cứu trong trường hợp công trình đầu tư thông thường đã ảnh hưởng về đầu tư của nước ngoài ở CHDCND Lào, thì đã được nghiên cứu so sánh với hiệp ước để khuyến khích và quản lý đầu tư của nhóm nước ASEAN ban hành năm 1987 cùng với quy chế khuyến khích và quản lý đầu tư của nước ngoài ở nước CHDCND Lào trong thực hiện. Nghiên cứu đã quan tâm đến mục đích quan trọng dành 4 điểm như: Một là, mục đích quy chế đầu tư của nước ngoài thông thường mà gồm có pháp luật trong nước của Nhà nước nhận lấy đầu tư và pháp luật quốc tế đã liên quan đến đầu tư của nước ngoài, đây là nguồn gốc của việc nghiên cứu này và xem xét quy chế khuyến khích đầu tư và quản lý ĐTNN ở nước CHDCND Lào. Hai là, nghiên cứu về nhận thức thông thường về pháp luật khuyến khích (bản năm 2009) của CHDCND Lào đã nói về lịch sử ra đời chủ đích, tiêu chuẩn gốc của pháp luật khuyến khích đầu tư cùng với việc nghiên cứu của đầu tư thông thường và cơ quan phụ trách về khuyến khích đầu tư. Ba là, quy tắc khuyến khích đầu tư của Nhà nước CHDCND Lào, cùng với nguyên tắc khuyến khích đầu tư đã liên quan đến thuế như là cho quyền và lợi ích về thuế cho nhà đầu tư nước ngoài, cho
  18. 12 phép vào đến nguồn vốn và miễn trừ thuế không thu thuế lặp lại; ngoài đó nhà nước đã khuyến khích đầu tư không liên quan với thuế như: Khuyến khích đầu tư theo chính sách đối ngoại, theo pháp luật, các văn kiện thông tin và sự sử dụng đất đai ở CHDCND Lào. Bốn là, Nước CHDCND Lào đã vào thành viên của ASEAN, cho nên là việc nghiên cứu về nguyên tắc khuyến khích và quản lý ĐTNN của CHDCND Lào, người nghiên cứu đã so sánh nghị quyết cơ bản quyền để khuyến khích đầu tư năm 1987 của nhóm nước ASEAN tương đương với luật mà có tính cách tương tự và khác nhau, nguyên tắc thực hành và nguyên tắc quản lý đầu tư với quy tắc khuyến khích và quản lý đầu tư của nước ngoài, ở nước CHDCND Lào. Khăn Keo Đa Ly But:“Giải quyết tranh chấp vấn đề xảy ra vì đầu tư nước ngoài nghiên cứu để so sánh hệ thống trong và ngoài tòa án” [82]. Luận văn này đã nghiên cứu về giải quyết tranh chấp vấn đề xảy ra bởi vì đầu tư của nước ngoài, so sánh hệ thống trong và ngoài tòa án, đặc biệt là nghiên cứu cải cách phương pháp giải quyết vấn đề ĐTNN, trong đó đã nghiên cứu nhận thức về luật khuyến khích về ĐTNN và những nguyên tắc giải quyết tranh chấp đã xảy ra vì đầu tư theo pháp luật giải quyết tranh chấp về kinh tế và pháp luật dân sự. Mục đích nghiên cứu là để tìm hiểu lý luận về giải quyết tranh chấp xảy ra vì đầu tư của nước ngoài đặc biệt là cơ quan có quyền giải quyết tranh chấp, hình thức giải quyết tranh chấp và cơ quan tổ chức của việc giải quyết tranh chấp của mọi cơ quan. Kèm theo đó là hiểu biết đến việc giải quyết tranh chấp của tòa án bởi có ủy viên ban tòa án mới có quyền xét xử giải quyết, kiểu như ngoài tòa là thế nào. Alounny Manipakone:“Các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Vientian nước CHDCND Lào” [23]. Luận văn đã viết về việc áp dụng các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào, có vai trò rất quan trong trong phát triển
  19. 13 kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng để xác lập những nguyên tắc pháp lý cơ bản đảm bảo sự vận hành của hoạt động ĐTNN, xác lập môi trường an toàn cho các quan hệ ĐTNN được điều chỉnh trong khuôn khổ pháp luật Lào. Đặc biệt, các biện pháp thu hút FDI không chỉ đòi hỏi sự vận dụng nội tại của nền kinh tế đất nước nói chung và mục tiêu thu hút đầu tư nói riêng. Việc hoàn thiện pháp luật thu hút FDI phải được đặt ra như một quá trình thường xuyên, liên tục và phải được xây dựng trên cơ sở sự nỗ lực của nhà luật pháp. Hiện nay, nhà nước đã và đang nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật trong nước có tính đồng bộ và hoàn thiện để có thể áp dụng có hiệu quả, nhất là pháp luật về các biện pháp thu hút. Ekmongkhon Saiyavong:“Nhất thế hóa pháp luật đầu tư của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của CHDCND Lào trong tiến trình gia nhập WTO” [73]. Luận văn đã nghiên cứu xuất phát từ vai trò thu hút nguồn lực từ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã trở thành chiến lược quan trọng của Lào trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước. Hiện nay vấn đề khuyến khích và đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào đang trở thành một bộ phần chủ yếu trong quan hệ kinh tế quốc dân, là nguồn lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, chủ động hội nhập quốc tế và đặc biệt trong tiến trình gia nhập WTO với những cơ hội và thách thức thì hệ thống các văn bản pháp luật về đầu tư của nước CHDCND Lào đang đứng trước những đòi hỏi bức xúc cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm xác lập quyền bình đẳng thật sự cho các chủ thể kinh doanh cả trong và ngoài nước. Vì vậy, việc nhất thể hóa pháp luật đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài là một trong những yêu cầu hết sức cấp bách. KhămSải Nănthavông:“Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài căn cứ vào sự phát triển nền kinh tế ở Lào” [81]. Luận văn này đã nghiên cứu
  20. 14 về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển và mở rộng kinh tế theo phương hướng sản xuất hàng hóa và tạo điều kiện cho cộng cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ngoài đó CHDCND Lào sẽ khai thác nguồn vốn trong nước cho tốt mà cần thiết thu hút đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào sự phát triển kinh tế của nước Lào. BunSổng VaSayGì:“Quản lý đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài gắn vào khu vực nông nghiệp ở tỉnh Luông năm Tha” [58]. Luận văn đã nghiên cứu về quản lý đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài vào khu vực nông nghiệp bởi bắt đầu từ đặc điểm thực tế của nước Lào cũng như tỉnh Luông Năm Tha, vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ sở kinh tế vẫn yếu kém. Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế, sản xuất nông nghiệp kiểu như nguyên thủy, phân phát, chất lượng kém, kỹ năng chưa phát triển... cho nên để phát triển tỉnh Luông Năm Tha thoát khỏi sự kém phát triển thì phải quan tâm đến đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài trong khu vực nông nghiệp là việc quan trọng nhất trong sư đoàn sản xuất kinh doanh về nông nghiệp của tỉnh, thì là một ngành kinh tế của cơ sở, cơ cấu kinh tế đất nước. Souliya Pouangpadith:“Các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào” [94]. Luận văn này đã nghiên cứu về vấn đề khuyến khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào đang trở thành một bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế quốc dân, quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước nói chung và ở Lào nói riêng. Vấn đề khuyến khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được làm rõ và chưa được cụ thể hóa một cách tập trung trong luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào. Làm gì và thế nào để hoàn thiện môi trường pháp lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào, làm rõ vấn đề khuyến khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào là trăn trở của tác giả bản luận văn này. Để góp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2