intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam và cách chuyển dịch sang tiếng Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

36
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam và cách chuyển dịch sang tiếng Anh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu đặc điểm định danh của hệ ngữ liệu địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam trong tiếng Việt; phân tích nội hàm văn hóa, lịch sử trong hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam; phân tích các tiêu chí tương đương, kiểu loại và tỉ lệ tương đương của sản phẩm chuyển dịch với địa danh gốc ở tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam và cách chuyển dịch sang tiếng Anh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TĂNG MINH CHÂU ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 922 90 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS PHẠM HÙNG VIỆT 2. TS. TRẦN THỊ MINH PHƯỢNG Hà Nội - 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu và số liệu trong luận án là trung thực. Đề tài nghiên cứu và các kết quả chưa được ai công bố. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng hệ thống ngữ liệu từ các sách, báo, nguồn tư liệu đăng trên các trang thông tin điện tử theo danh mục tài liệu tham khảo của luận án. Tác giả luận án Tăng Minh Châu
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Khoa Văn hóa - Ngôn ngữ học, Ban lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội cùng toàn thể cán bộ, nhân viên, quý thầy cô giáo của Học viện Khoa học Xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai thực hiện luận án. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân đến PGS.TS Phạm Hùng Việt và TS. Trần Thị Minh Phượng đã luôn tận tình hướng dẫn, góp ý, định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Công ty lữ hành quốc tế V&V travel đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ học thuật được giao phó. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn quan tâm, động viên và đồng hành cùng tôi, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. Tp.HCM, tháng 01 năm 2024 Tác giả luận án Tăng Minh Châu
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu địa danh ......................................................... 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về địa danh lịch sử văn hóa trên thế giới và Việt Nam .................................................................................................. 12 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về dịch thuật trên thế giới và Việt Nam ........ 14 1.2. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 16 1.2.1. Về địa danh và phân loại địa danh .................................................. 16 1.2.2. Khái niệm địa danh lịch sử văn hóa ................................................ 21 1.2.3. Vấn đề về từ, ngữ và nghĩa của từ .................................................. 25 1.2.4. Về lí thuyết tên gọi và định danh .................................................... 30 1.2.5. Một số vấn đề về lý thuyết chuyển dịch .......................................... 37 1.3. Tiểu kết chương 1..................................................................................... 47 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO HỆ THỐNG ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM ................................................................................. 48 2.1. Vấn đề thu thập - phân loại địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam ............. 49 2.1.1. Nguyên tắc thu thập và phân loại địa danh ..................................... 49 2.1.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh ........................................... 49 2.2. Đặc điểm phân loại địa danh .................................................................... 50 2.3. Tiêu chí phân loại địa danh ...................................................................... 51 2.3.1. Địa danh tự nhiên - không tự nhiên ................................................ 51 2.3.2. Tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ ......................................................... 52 2.4. Vấn đề cấu trúc địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam ................................ 58 2.5. Mối quan hệ giữa thành tố chung và thành tố riêng trong cấu trúc địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam ....................................................................... 60 2.5.1. Thành tố chung ............................................................................... 62 2.5.2. Thành tố riêng ................................................................................ 69 2.6. Tiểu kết chương 2..................................................................................... 74 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH HỆ THỐNG ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM ................................................................................. 76
  5. 3.1. Vấn đề nghĩa............................................................................................. 76 3.2. Vấn đề phân loại ý nghĩa.......................................................................... 78 3.3. Đặc điểm định danh địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam......................... 80 3.3.1. Định danh theo phương thức tự tạo ................................................ 80 3.3.2. Định danh bằng phương thức chuyển hóa ....................................... 96 3.4. Mối quan hệ giữa tác thể định danh - chủ thể định danh - ý nghĩa địa danh ................................................................................................................. 99 3.5. Tiểu kết chương 3................................................................................... 101 Chương 4. THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CHUYỂN DỊCH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM SANG TIẾNG ANH ......................... 103 4.1. Các tiêu chí đảm bảo tương đương của sản phẩm dịch thuật ................ 104 4.2. Thực trạng cách chuyển dịch hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam ............................................................................................................... 105 4.3. Kết quả khảo sát kiểu loại tương đương sản phẩm dịch thuật địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam ..................................................................................... 106 4.3.1. Tương đương thành tố chung ........................................................ 107 4.3.2. Tương đương thành tố riêng ......................................................... 111 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam.......................................................................................... 118 4.4.1. Thuận lợi ...................................................................................... 118 4.4.2. Khó khăn ...................................................................................... 120 4.5. Phương hướng và giải pháp chuẩn hóa chuyển dịch Việt - Anh địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam .............................................................................. 123 4.5.1. Phương hướng chuẩn hóa chuyển dịch ......................................... 123 4.5.2. Giải pháp chuẩn hóa chuyển dịch ................................................. 123 4.6. Ý kiến đề xuất chuyển dịch Việt - Anh địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam ............................................................................................................... 125 4.6.1. Về chuẩn hóa hình thức sản phẩm chuyển dịch ............................ 125 4.6.2. Về chuẩn hóa nội dung sản phẩm chuyển dịch ............................. 127 4.7. Tiểu kết chương 4................................................................................... 132 KẾT LUẬN .................................................................................................. 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 140
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BVHTT & DL Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch DTQGĐB Di tích quốc gia đặc biệt DTTS Dân tộc thiểu số ĐDCTNT Địa danh công trình nhân tạo ĐDKG2C Địa danh không gian 2 chiều ĐDKG3C Địa danh không gian 3 chiều ĐDLSVH Địa danh lịch sử văn hóa ĐDLSVHVN Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam ĐDTN Địa danh tự nhiên ĐDV Địa danh vùng YTAA Yếu tố Ấn - Âu
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 1. BẢNG BIỂU Bảng 2.1.2: Bảng kết quả thu thập ĐDLSVHVN theo đối tượng địa lý ........ 46 Bảng 2.3.2: Bảng thống kê kết quả phân loại ĐDLSVHVN .......................... 52 Bảng 2.5.2.2: Bảng thống kê số lượng âm tiết ĐDLSVHVN ......................... 67 Bảng 2.5.2.3: Bảng thống kê đặc điểm cấu tạo âm tiết thành tố riêng ĐDLSVHVN ................................................................................................... 69 Bảng 3.3.1.1: Bảng phân loại định danh thành tố chung xét theo loại hình ĐDLSVHVN ................................................................................................... 77 Bảng 3.3.1.2: Bảng đặc điểm định danh phức của địa danh tự nhiên ............. 79 Bảng 3.3.1.3: Bảng đặc điểm định danh phức của địa danh công trình nhân tạo ......................................................................................................................... 85 Bảng 3.3.1.4: Bảng đặc điểm định danh phức của địa danh hành chính ........ 90 Bảng 3.3.1.5: Bảng đặc điểm định danh phức của địa danh vùng .................. 91 Bảng 4.3.1.1: Bảng khảo sát tương đương “từ - từ” trong thành tố chung ... 104 Bảng 4.3.1.2: Bảng khảo sát tương đương “từ - ngữ” trong thành tố chung .... 105 Bảng 4.3.1.3: Bảng khảo sát tương đương “ngữ - ngữ” trong thành tố chung ............................................................................................................. 105 Bảng 4.3.1.4: Bảng khảo sát tương đương “ngữ - từ” trong thành tố chung .... 106 Bảng 4.3.1.5: Bảng khảo sát tương đương “1:1” trong thành tố chung ........ 106 Bảng 4.3.1.6: Bảng khảo sát tương đương “1:2” trong thành tố chung ........ 107 Bảng 4.3.1.7: Bảng khảo sát tương đương “1:3” trong thành tố chung ........ 107 Bảng 4.3.2.1: Bảng khảo sát tương đương “từ - từ” trong thành tố riêng .... 109 Bảng 4.3.2.2: Bảng khảo sát tương đương “từ - ngữ” trong thành tố riêng . 110 Bảng 4.3.2.3: Bảng khảo sát tương đương “ngữ - ngữ” trong thành tố riêng ............................................................................................................... 111 Bảng 4.3.2.4: Bảng khảo sát “Bất tương đương” trong thành tố riêng ......... 112
  8. Bảng 4.3.2.5: Bảng khảo sát tương đương “1:1” trong thành tố riêng ......... 114 Bảng 4.3.2.6: Bảng khảo sát tương đương “1:2” trong thành tố riêng ......... 114 Bảng 4.6.1: Bảng đề xuất chuẩn hóa sản phẩm chuyển dịch về hình thức ... 124 Bảng 4.6.2.1: Bảng đề xuất chuẩn hóa sản phẩm dịch thành tố chung địa danh bằng phương pháp “từ đối từ” và “dịch thông báo” ..................................... 125 Bảng 4.6.2.2: Bảng đề xuất chuẩn hóa sản phẩm dịch thành tố riêng địa danh bằng phương pháp “từ đối từ” ....................................................................... 127 Bảng 4.6.2.3: Bảng đề xuất chuẩn hóa sản phẩm dịch thành tố riêng địa danh bằng phương pháp “dịch thông báo” ............................................................ 128 Bảng 4.6.2.4: Bảng đề xuất chuẩn hóa sản phẩm dịch địa danh kết hợp 3 phương pháp ............................................................................................................... 129 2. SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.2.5.3: Qui trình diễn dịch trong phương pháp dịch giải nghĩa .......... 42 Sơ đồ 2.3.2: Sơ đồ mô hình phân loại hệ thống ĐDLSVHVN ....................... 51 Sơ đồ 3.4: Mối quan hệ ba khái niệm trong định danh ................................... 97 3. MÔ HÌNH Mô hình 2.5: Mô hình cấu trúc ĐDLSVHVN ................................................ 57
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm đầu thế kỷ XXI, đất nước Việt Nam từng bước nâng tầm phát triển nền kinh tế vĩ mô và phần nào đạt những kết quả khả quan từ các ngành kinh tế trọng tâm và mũi nhọn. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0, Việt Nam hứa hẹn hội nhập hiệu quả và nhanh chóng với thời đại công nghệ cao hiện nay của thế giới. Một trong những thành công vượt bậc trong nền kinh tế của Việt Nam là sự phát triển của các ngành công nghiệp du lịch, ngành công nghiệp “không khói”. Du lịch Việt Nam bắt đầu có những bước tiến đáng kể khi chúng ta được UNESCO công nhận hơn 30 di sản thế giới ở nhiều hạng mục khác nhau tính đến tháng 10 năm 2019. Nhiều di tích, địa danh được các tạp chí uy tín trên thế giới như Forbes, Travellers bầu chọn là những điểm đến được du khách toàn thế giới ưa thích. Trong quá trình hội nhập thế giới, công tác nghiên cứu về từ ngữ du lịch góp phần chuẩn hóa hệ thuật ngữ du lịch ở nước ta hiện nay còn đơn điệu và thiếu tính hệ thống. Tác giả đơn cử một phần nhỏ trong bức tranh từ ngữ của cả ngành du lịch đó là hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam (ĐDLSVHVN). Công việc xác định các từ ngữ chuyên ngành này tưởng chừng đơn giản nhưng cho đến hiện nay, vẫn chưa có một quyển từ điển chính thức để làm cơ sở tra cứu cho các từ ngữ chuyên môn thuộc ĐDLSVHVN. Nếu có chỉ là các cuốn từ điển biên soạn mà tác giả nêu các từ ngữ chỉ tên gọi sau đó giải nghĩa bằng tiếng Việt dựa trên tên gọi của các ĐDLSVHVN. Vì vậy, việc nghiên cứu đối dịch Việt Anh giữa các ĐDLSVHVN chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp vay mượn trực tiếp, tra cứu từ điển sau đó chuyển sang ngữ đích (tiếng Anh). Việc chuyển ngữ không được thực hiện trên cơ sở phân tích cấu tạo từ pháp, ngữ nghĩa từ vựng để xác định nghĩa cũng như ý nghĩa của các thành tố trực thuộc địa danh. Những năm qua, đã có những nghiên cứu ban đầu về đối chiếu ngôn ngữ trong lĩnh vực Du lịch như luận án “Đối chiếu thuật ngữ du lịch Anh Việt” của Lê Thị Thúy Hà (2014); Từ điển du lịch Việt Nam (Nhiều tác giả) (2011); Tourism through festivals in Vietnam của Lê Thị Tuyết Mai (2012); một số tài liệu khác được cho là cung cấp các thuật ngữ về chuyên ngành lữ hành cũng đa 1
  10. phần dựa vào giải nghĩa từ điển và chuyển ngữ trực tiếp mà chưa được nghiên cứu học thuật một cách có hệ thống. Tựu trung, việc nghiên cứu và xác lập định danh ngôn ngữ cho các ĐDLSVHVN là công việc hết sức cần thiết tại thời điểm đất nước đang xúc tiến công tác tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Du lịch Việt Nam đang từng bước khẳng định vị trí và thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới. Trong 20 năm làm công tác hướng dẫn du lịch và gần 10 năm tham gia công tác giảng dạy thực tế tại các trường cao đẳng, đại học chuyên ngành lữ hành ở thành phố Hồ Chí Minh, nhận thấy việc nghiên cứu về vấn đề này là rất cần thiết, chúng tôi chọn đề tài “ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH” làm đề tài của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ các đặc điểm về cấu tạo địa danh và đặc điểm định danh của hệ thống ĐDLSVHVN, xác định và đề xuất cách chuyển dịch hệ thống địa danh sang tiếng Anh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xác lập cơ sở lí luận của đề tài, gồm các vấn đề: lí thuyết địa danh học, quan niệm về từ, ngữ, về cơ sở định danh, lí thuyết chuyển dịch tên riêng, danh xưng, mối quan hệ giữa địa danh và lịch sử, văn hóa; - Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo từ của phức thể ĐDLSVHVN trong tiếng Việt; - Nghiên cứu đặc điểm định danh của hệ ngữ liệu ĐDLSVHVN trong tiếng Việt; - Phân tích nội hàm văn hóa, lịch sử trong hệ thống ĐDLSVHVN; - Phân tích các tiêu chí tương đương, kiểu loại và tỉ lệ tương đương của sản phẩm chuyển dịch với địa danh gốc ở tiếng Việt; - Đề xuất phương pháp chuyển dịch ngữ liệu ĐDLSVHVN sang tiếng Anh, đảm bảo các tiêu chí tương đương qua kiểm chứng sản phẩm dịch thuật. 2
  11. 3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung vào hệ thống địa danh lịch sử văn hóa trải dài trên đất nước Việt Nam để thực hiện nghiên cứu đề tài. Hiện nay, đất nước Việt Nam có tổng cộng khoảng 4000 di tích đã được Nhà nước công nhận là di tích quốc gia và được phân loại theo 5 hạng mục: Di tích lịch sử văn hóa, Di tích thắng cảnh, Di tích nghệ thuật, Di tích khảo cổ, Di tích lịch sử cách mạng. Tác giả thực hiện khảo sát, phân loại và chọn lọc nhóm địa danh có chứa các di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia liên quan đến hoạt động tham quan, tìm hiểu của du khách để thực tế hóa tính khả thi của công trình nghiên cứu. Những địa danh, công trình xây dựng thuần túy bình thường như nhà riêng, cơ quan, công sở không thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đề tài chọn ra các di tích cấp quốc gia là đối tượng nghiên cứu của luận án, các di tích, địa danh cấp quận huyện hay tỉnh thành hoặc các công trình kiến trúc chưa được công nhận là di tích cấp quốc gia cũng không nằm trong phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo tên gọi thể hiện qua từ, ngữ và phân tích cách thức định danh của ngữ liệu ĐDLSVHVN trong tiếng Việt và tìm hiểu cách thức chuyển dịch các đơn vị này sang tiếng Anh. 3.3. Ngữ liệu nghiên cứu Tài liệu nghiên cứu luận án là hệ thống ĐDLSVHVN trong tiếng Việt được rút ra từ 2 nguồn ngữ liệu chính: - Danh mục các công trình được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia theo cơ sở dữ liệu thống kê của Cục Di sản thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đến thời điểm thực hiện luận án. - Danh mục các công trình nghiên cứu song ngữ địa danh Việt - Anh, các ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành địa danh và hệ thống phiên bản tiếng Anh của các trang mạng về chủ đề ĐDLSVHVN. 3
  12. Tổng số ngữ liệu được lựa chọn đưa vào khảo sát trong luận án là các địa danh, di tích được BVHTT & DL Việt Nam công nhận là di tích cấp quốc gia, gồm 795 ĐDLSVH trải dài tại 63 tỉnh thành trên toàn Việt Nam 4.. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu được áp dụng như sau: 4.1. Phương pháp miêu tả Để phân tích, mô tả rõ đặc điểm định danh của các từ ngữ chỉ tên gọi của công trình hay địa danh, áp dụng phương pháp quan sát, miêu tả ngôn ngữ, xác định ý nghĩa lịch sử văn hóa trong tên gọi của chủ thể ở tiếng Việt từ đó xác định và sử dụng từ ngữ thích hợp để định danh chủ thể bằng tiếng Anh. Trong phương pháp miêu tả, luận án tập trung vào các thủ pháp sau; 4.1.1.. Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp Thủ pháp này giúp xác định các yếu tố tạo nên tên gọi ĐDLSVHVN trong tiếng Việt thông qua việc phân tích cấu tạo tên gọi theo thành tố trực tiếp từ đó tìm ra nguyên tắc cơ sở tạo thành các tên gọi theo đúng chức năng, khái niệm trong tiếng Việt 4.1.2.. Thủ pháp thống kê - phân loại Thủ pháp này giúp tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau nhằm hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của tên gọi các ĐDLSVHVN trong tiếng Việt. 4.2.. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu - dịch thuật Phương pháp dịch được sử dụng để xem xét cách thức dịch các đơn vị ngôn ngữ nói chung từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác để đi đến các nhận xét, đề xuất về cách chuyển dịch tên gọi ĐDLSVHVN từ tiếng Việt sang tiếng Anh. 4.3. Phương pháp điền dã ngôn ngữ học Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa ĐDLSVHVN ở một số vùng, miền. 4
  13. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Đóng góp về lí luận Luận án chỉ ra đặc điểm về cấu trúc từ vựng, ngữ nghĩa của các ĐDLSVHVN; ý nghĩa và nội hàm lịch sử văn hóa ẩn trong các phương thức định danh địa danh này. Bên cạnh đó, luận án còn khảo sát và đề xuất cách chuyển dịch địa danh mang tên gọi đặc thù sang tiếng Anh, đảm bảo các tiêu chí tương đương trong lý thuyết chuyển dịch. 5.2. Đóng góp về thực tiễn Có thể nói, luận án được xem là công trình nghiên cứu đầu tiên về các địa danh gắn với lĩnh vực lữ hành. Công trình có giá trị học thuật với nghề nghiệp hướng dẫn du lịch, góp phần cung cấp phương pháp luận và nguyên tắc luận trong nghiên cứu đánh giá phức thể của đơn vị địa danh trong quá trình tác nghiệp dẫn đoàn du lịch tìm hiểu tại hệ thống địa danh, di tích lịch sử văn hóa ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất cách thức sử dụng, định danh bằng tiếng Anh các đơn vị địa danh khi thực hiện công tác hướng dẫn đoàn du lịch nước ngoài sử dụng tiếng Anh. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 6.1. Về lí luận Đây là luận án đầu tiên sử dụng ĐDLSVHVN trong tiếng Việt làm đối tượng nghiên cứu về cấu tạo và ngữ nghĩa, dựa trên cơ sở ngữ liệu có thể coi là phong phú và đảm bảo. Luận án đưa ra cái nhìn tổng quát về diện mạo ĐDLSVHVN trong tiếng Việt bao gồm các đặc điểm về từ vựng, ngữ nghĩa, đặc điểm định danh; làm rõ thêm tư liệu tiếng Việt trong nghiên cứu địa danh. 6.2. Về thực tiễn Ở khía cạnh thực tiễn, tác giả với mong muốn sử dụng những từ ngữ có tính chính xác cao về ngữ nghĩa, định danh, đưa đến du khách những thông tin, kiến thức bổ ích về địa danh du lịch ở Việt Nam. Vì vậy, sau khi luận án được hoàn thành, tác gỉả mong muốn đưa các kết quả nghiên cứu của luận án vào thực tiễn như sau: - Làm tiền đề hiệu quả cho việc nghiên cứu, biên soạn cuốn từ điển chuyên ngành địa danh trong lĩnh vực lữ hành du lịch; - Đóng góp những tư liệu có giá trị học thuật cho lực lượng HDV đã và đang làm công việc hướng dẫn du lịch với đối tượng khách bản xứ; 5
  14. - Phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, truyền đạt các kinh nghiệm về chuyển dịch ngôn ngữ chuyên ngành văn hóa, lữ hành; - Hỗ trợ hiệu quả cá nhân nước ngoài trong hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống địa danh, di tích song ngữ Việt - Anh. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục kèm theo, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận của luận án Chương 2: Đặc điểm cấu tạo hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam Chương 3: Đặc điểm định danh hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam Chương 4: Thực trạng và đề xuất chuyển dịch địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam sang tiếng Anh 6
  15. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu địa danh 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới Từ thế kỷ thứ 1 sau công nguyên (SCN), cụ thể vào năm công lịch 58, các nhà sử học đã bắt đầu biên soạn bộ thư tịch có nội dung giới thiệu địa danh được xếp vào loại văn bản cổ nhất có tên “Hán thư”. Trong đó, thư tịch đề cập khoảng 4000 địa danh cổ của Trung Hoa vào thời điểm trước công nguyên (TCN). Sau đó, đến thời Bắc ngụy (515 - 527), Lịch Đạo Nguyên dựa trên bản gốc của cuốn “Thủy kinh” do người Tam quốc viết trước đó để biên chú lại thành cuốn “Thủy kinh chú sớ” với mục đích ghi chép rõ hơn, phong phú hơn về lịch sử, nguồn gốc của các dòng sông ở Trung Hoa lúc bấy giờ. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ phần lớn thực hiện biên soạn về các con sông ở Trung Hoa mà không thể hiện nhiều thông tin ở lĩnh vực khác như sơn danh, thủy danh, phương danh, phố danh [187]. Đến những năm cuối thế kỷ 19 đầu 20, hai học giả là Dương Thủ Kính và Hùng Hội Trinh trên cơ sở cuốn “Thủy kinh chú” cũ, đã biên soạn thành khoảng 40 quyển với hơn 1.050.000 chữ. Tại phương Tây, cụ thể ở Ý vào đầu thế kỉ thứ 17 (1667), cuốn từ điển đầu tiên về nơi chốn ở Roma đã ra đời dưới dạng giải nghĩa các tên gọi ở Roma. Đến những năm đầu của thế kỉ 20, các nhà nghiên cứu ở Anh và các nước Châu Âu mới bắt đầu nghiên cứu về các địa danh (tên gọi địa lý). Vào thời điểm này, phương pháp thực hiện đã bài bản hơn và đặt tên gọi chính thức cho lĩnh vực nghiên cứu này là Địa danh học (Toponymy). Điển hình là cuốn “Địa danh học Pháp” của tác giả A.Dauzat viết năm 1948 [185]. Tiếp theo đó, vào những năm 1950, công việc nghiên cứu địa danh theo các hướng tiếp cận khác nhau như lịch sử, địa lý, văn hóa đã dần được thực hiện khá nhiều bởi các nhà ngôn ngữ học tại các nước phương Tây nói chung. Sau thế chiến thứ hai, tại Mỹ, nhà địa danh học nổi tiếng George.R. Stewart đã hoàn thành cuốn Names on the Land: A historical account of Place - naming in the United States (1945). Trong tác phẩm này, ông giới thiệu nguồn gốc hình thành 7
  16. và nguyên cớ thay đổi trong tên gọi của các nhóm đơn vị địa lý tự nhiên/nhân văn trên toàn đất nước Mỹ dưới sự tác động của lý do chính trị trong giai đoạn thế chiến thứ hai. Mặt khác, ông vận dụng các lý thuyết nghiên cứu lịch sử kết hợp với ngôn ngữ học lịch sử để giải quyết các vấn đề về căn nguyên tên gọi của đối tượng địa lý, địa hình này. Tiếp theo đó, các nhà nghiên cứu đi vào thực hiện loạt tác phẩm khảo sát tên gọi các nơi chốn thuộc những tiểu bang của Mỹ như: Toposaurus: A humourous Treasury of Top-O-Nyms (1990): Tác phẩm đi vào giải thích sự lý thú trong nguồn gốc tên gọi của các địa danh gắn liền với vật thể, sự vật gần gũi với cuộc sống đời thường; Naming New York: Mahattan places and how they got their names (2001): Công trình này viết về nguồn gốc hình thành địa danh tại thành phố Nữu - Ước (New York) của Mỹ với phạm vi khảo sát các đơn vị hành chính tại khu vực quận Mã Nhật Tân (Mahattan); Native American place names of Connecticut (2006): tác phẩm khảo sát đặc trưng tên gọi có nguồn gốc “tiếng Mỹ” bản xứ của nhóm địa danh tại tiểu bang Connecticut; Place names of Winconsin (2016): Tương tự tác phẩm trước, công trình này đi vào khảo sát và phân tích nguồn gốc và đặc điểm định danh của nhóm địa danh bản địa tại tiểu bang Connecticut. Có thể thấy, các nghiên cứu nêu trên đa phần được thực hiện bằng cách tiếp cận theo hướng nghiên cứu chuyên ngành lịch sử (Historic) và từ nguyên (Etymology). Tại Anh, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực địa danh được hình thành hầu hết từ sau thế chiến thứ hai. Vào những thập niên 70, cũng tương tự tình hình nghiên cứu địa danh tại Mỹ, các nhà ngôn ngữ học đã cho ra đời các nghiên cứu về địa danh nước Anh nói chung và địa danh các vùng miền trên toàn lãnh thổ Anh quốc. Có thể kể đến các chuyên khảo: English Place-name (1977) của tác giả Kenneth Cameron: Đây được xem là công trình nghiên cứu đầu tiên về hệ thống địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Anh tại Anh quốc, tác giả đã đi vào liệt kê, phân loại và bình giảng mấy vấn đề về sự hình thành tên gọi của địa danh vương quốc Anh; Place names in the landscape: The geographical roots of Britain Place names (2000) của tác giả Margaret Galling, kế thừa các nghiên cứu trước đây về địa danh tại vương quốc Anh, công trình này giới thiệu một cách tổng thể địa danh hiện hữu trên toàn vương quốc Anh (Bao gồm 4 quốc gia: Ái-Nhĩ-Lan (Ireland), Tô-Cách-Lan (Scotland), Anh-quốc (England) và 8
  17. Uy-Nhĩ-Sĩ (Xứ Wales); The place names of Hamsphire (1989): công trình này do tác giả Richard Coats thực hiện để khảo sát tên gọi và các đặc trưng văn hóa của khu vực Hamsphire, một hạt thuộc vương quốc Anh; The book of London place names (2010): trong cuốn sách này, tác giả Caroline Taggart thống kê số lượng khá lớn địa danh và đi vào phân tích cách thức định danh cũng như đặc điểm nguồn gốc ngôn ngữ cấu thành nên địa danh thuộc thủ đô hoa lệ tại đất nước Anh. Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu thực hiện các chuyên khảo về nguồn gốc ngôn ngữ và đặc điểm cấu tạo hệ thống địa danh tại hạt Cornwall, một hạt nghi lễ của Anh, tiêu biểu như: Saxon Place-names in East Cornwall; Cornish place names elements (1987); Cornish place name and language (1995); A Gazetteer of Cornish Manor (1998); An index to the historical place names of Cornwall volume 1-2 (2007). Về tác phẩm từ điển, Dauzat cùng với Ch.Rostaing đã hoàn thành cuốn “Từ điển ngữ nguyên học các địa danh ở Pháp” dựa trên cuốn sách được xuất bản trước đó 15 năm [186]. Tại các quốc gia Châu Âu và Mỹ, các bộ từ điển chuyên ngành địa danh cũng được các nhà nghiên cứu địa danh cho ra đời như: Dictionary of American place names (1970); The concise Oxford dictionary of English place names (1974); A dictionary of English place names (1991), Dictionary of London place names (2001); Dictionary of British place names (2019). Có thể thấy, các tác phẩm cho thấy bước tiến đáng kể trong việc tiếp cận chuyên ngành địa danh theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ học thay vì hướng tiếp cận lịch sử, văn hóa như trước đây. Một trong những nghiên cứu nổi bật trong giai đoạn này là cuốn sách mang tên “Toponymy - the Lore, Laws and Language of Geographical Names” của nhà nghiên cứu Naftali Kadmon. Trong tác phẩm này, tác giả đã khái quát những vấn đề lý thuyết chính yếu của nghiên cứu Địa danh học, chỉ ra và nghiên cứu sâu về 5 chủ đề chính trong Địa danh học: Dẫn luận về đề tài Địa danh học; Tên gọi địa danh như một hiện tượng văn hóa; Quá trình chuyển biến của địa danh; Sự chuẩn hóa địa danh và các tác động; Địa danh trên bản đồ. Gần đây, tác giả Francesco Cavallaro đã biên soạn cuốn “Place names: Approaches and Perspectives in Toponymy and Toponomastic”. Đây được xem là tác phẩm điển hình nghiên cứu về địa danh trong giai đoạn hiện này. Tác giả miêu tả và đi sâu vào phân tích khá kỹ mấy vấn đề xoay 9
  18. quanh địa danh như: Khái niệm địa danh, cấu trúc phổ quát của một địa danh, sở biểu của sở chỉ địa danh, địa danh với thế giới quan. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của tác phẩm này vẫn là hệ thống địa danh phổ quát, mang tính chất phổ thông, số lượng ĐDLSVH chưa thật sự đa dạng. Tựu trung, vấn đề nghiên cứu địa danh học trên thế giới hiện nay ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm tìm hiểu của các nhà khoa học cũng như các học giả. Công việc nghiên cứu địa danh có ý nghĩa thực tiễn góp phần phổ cập những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc các địa danh trên thế giới, làm tăng giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất đối với sự hiểu biết của nhân loại và ở phạm vi hẹp, là luận án của tác giả. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam Lịch sử phong kiến đã ghi nhận nhóm công trình viết về các địa danh ở Việt Nam như “Đại Việt sử kí” của tác giả Lê Văn Hưu được hoàn thành năm 1272. Sau đó, công trình này được sử gia Ngô Sĩ Liên kế thừa và viết tiếp bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”, hoàn thành năm 1697. Quyển này có một số thông tin đề cập đến địa danh nhưng cách tiếp cận của tác giả chủ yếu thiên về khía cạnh lịch sử. Bên cạnh đó, “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, được viết vào năm 1435 đã tiếp cận các địa danh theo hướng viết địa lý, khái quát toàn bộ các địa danh, địa phương được liệt kê, phân loại theo vùng miền của nước Đại Việt ta thời điểm đó. Đến thế kỉ thứ 19, một sử gia miền Nam là Trịnh Hoài Đức đã viết bộ sách “Gia Định thành thông chí” gồm 6 cuốn, xuất bản vào khoảng năm 1820 - 1822, nêu khá rõ về núi, sông, lịch sử hình thành, phong tục, văn hóa của vùng đất Gia Định và Nam bộ xưa. Trong đó ở quyển một, ông liệt kê tất cả các tên gọi của sông, núi, dịch ra cả chữ Nôm để tiện việc tra cứu cho thế hệ sau. Đến những năm đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã quan tâm nhiều hơn đến nghiên cứu địa danh học. Một số quyển sách chuyên nghiên cứu về địa danh học ra đời như Lê Trung Hoa viết về địa danh gốc Khơ me, địa danh gốc Chăm trong tiếng Việt; Nguyễn Văn Hiệu về địa danh gốc Hán trong vùng địa danh dân tộc Mông-Dao. Tạ Văn Thông cũng viết về các địa danh gốc Thái và K’ho; Phạm Đức Dương thì giới thiệu về các địa danh có nguồn gốc từ tiếng Thái cổ. Các nghiên cứu này đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển mảng nghiên cứu địa danh học với hướng tiếp cận bằng ngôn ngữ học. 10
  19. Bên cạnh đó, một số chuyên khảo về hệ thống địa danh Việt Nam nói chung và địa danh từng vùng miền nói riêng cũng được các nhà nghiên cứu, học giả nghiên cứu và biên soạn một cách phong phú, đa dạng. Có thể kể đến các chuyên khảo “Câu chuyện địa danh học và địa danh dân gian Việt Nam” (2013) của học giả Cao Chư: Tác giả đã khảo sát hệ thống địa danh với các tên gọi chính thống, tên tục, tên thường gọi cùng với việc phân loại các địa danh theo dạng địa hình, tiêu chí hành chính, phi hành chính…vv… Bên cạnh đó, viện nghiên cứu Hán Nôm dựa vào hệ thống địa danh hành chính được ghi nhận trong thư tịch cổ tập trung thực hiện việc phân tích và phân loại nhóm địa danh theo cấp hành chính trong chuyên khảo “Địa danh hành chính Thăng Long - Hà Nội” (2017). Gần đây, nhóm biên soạn thuộc Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1 đã biên soạn bộ “Địa danh làng xã Việt Nam qua tài liệu địa bạ triều Nguyễn” (2018) dựa trên hệ thống tài liệu địa bạ về thông tin địa chí hành chính tại các tỉnh thuộc ba miền Bắc Trung Nam của Việt Nam được lưu giữ từ triều đại nhà Nguyễn. Về luận án, đã có khá nhiều luận văn, luận án nghiên cứu địa danh như “Nghiên cứu Địa danh Quảng Trị” của Từ Thu Mai (2003). Tác giả đã khái quát toàn bộ các địa danh của vùng Quảng Trị với nguồn gốc thuần Việt và cả gốc từ các ngôn ngữ khác như Thái, Hán,…vv... Phan Xuân Đạm với luận án "Các địa danh ở Nghệ An nhìn từ góc độ ngôn ngữ học" (2005) đã khảo sát 23.556 đơn vị địa danh. Tác giả đã vận dụng lí thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa để nghiên cứu đặc trưng ngữ nghĩa của sáu trường từ vựng ngữ nghĩa các địa danh ở Nghệ An. Tiếp theo đó, Trần Văn Dũng đã thực hiện thành công việc nghiên cứu về “Những đặc điểm chính của Địa danh Daklak”. Trong luận án, tác giả đã tìm hiểu về cấu tạo tên gọi các địa danh ở Daklak bằng cách khảo sát phương thức định danh trên địa bàn tỉnh theo đó xác định nguồn gốc tên gọi của các địa danh ở Daklak. Tiếp theo là nghiên cứu “Khảo sát Địa danh ở Hà Tĩnh” của Nguyễn Văn Loan (2012). Trong luận án, tác giả đã chỉ ra đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên, một vài đặc điểm về nguồn gốc và biến đổi, một số đặc trưng văn hóa gắn với địa danh Hà Tĩnh. Tiếp đến là Trần Văn Sáng với luận án “Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế” (2013) đã làm rõ vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ dân 11
  20. tộc thiểu số của các địa danh ở Tây Thừa Thiên Huế đồng thời thể hiện phiên âm bằng ngôn ngữ La tinh để tiện việc tra cứu và theo dõi. Vũ Thị Thắng cũng thực hiện nghiên cứu của mình về đề tài “Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của Địa danh Thanh Hóa” (2014). Trong đó, tác giả đã tiếp cận địa danh ở khu vực Thanh Hóa phân loại theo vùng, miền và các nguồn gốc, nội hàm văn hóa ẩn trong từng tên gọi của các địa danh. Có thể thấy cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của các công trình trên tập trung vào những nội dung như sau: - Tìm hiểu các địa danh, nơi chốn một cách khái quát. Đối tượng nghiên cứu chưa bao quát được nội hàm văn hóa, lịch sử trong tên gọi. - Làm rõ các vấn đề về cấu tạo và ngữ nghĩa cũng như cơ sở định danh của địa danh, không đặt ra vấn đề chuyển dịch địa danh. Có thể nói, việc nghiên cứu các địa danh lịch sử văn hóa ở Việt Nam và cách chuyển dịch sang tiếng Anh cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn đang là một vấn đề chưa được khai phá nhiều. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về địa danh lịch sử văn hóa trên thế giới và Việt Nam Đã có khá nhiều công trình viết về các địa danh ở Việt Nam như: Một số vấn đề về Địa danh học Việt Nam (Nguyễn Văn Âu), Đia danh học Việt Nam (Lê Trung Hoa), Đia danh Thành phố Hồ Chí Minh (Lê Trung Hoa), Các di tích lịch sử văn hóa - Tín ngưỡng nổi tiếng Việt Nam (Nhóm Trí thức Việt), Di sản Thế giới tại Việt Nam (Nhóm Trí thức Việt), Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam (Nhiều Tác giả), Chùa Việt Nam (Nhóm Tác giả), Đình làng Việt Nam (Nhóm tác giả), Danh thắng miền Trung (Quách Tấn), Non nước Việt Nam (Vũ Thế Bình), Du lịch 3 Miền (Bửu Ngôn), bộ sách Non nước Việt Nam (Phạm Côn Sơn), Chuyện Địa danh và chữ nghĩa Nam Bộ (Huỳnh Công Tín), Những Trầm tích Địa danh (Nguyễn Thanh Lợi), bộ sổ tay Địa danh hành chính văn hóa Việt Nam (Trung Hải), Từ nguyên (An Chi)…vv… Các công trình nêu trên tiếp cận hầu hết hệ thống các di tích, danh lam thắng cảnh trên toàn lãnh thổ Việt Nam ở bình diện khác nhau như văn học, văn hóa, lịch sử (Danh thắng miền Trung, Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam); bình diện ngôn ngữ học (Địa danh học Việt Nam, Chuyện Địa danh và chữ nghĩa Nam Bộ); bình diện tôn giáo, khảo cổ; (Các di tích lịch sử văn hóa – Tín ngưỡng nổi tiếng Việt Nam); bình 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2