intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:213

111
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học "Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân, gia đình; Đối chiếu đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình; Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ....................... NGHIÊM THỊ BÍCH DIỆP ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ VIỆT - ANH VỀ TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ....................... NGHIÊM THỊ BÍCH DIỆP ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ VIỆT–ANH VỀ TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa 2. PGS.TS. Lâm Quang Đông Hà Nội, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa và PGS.TS. Lâm Quang Đông. Các tư liệu được sử dụng trong luận án là có xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nghiêm Thị Bích Diệp
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành là kết quả của sự nỗ lực nhiều năm của tác giả luận án với sự động viên, hỗ trợ của rất nhiều người. Trước hết, tôi xin bày tỏ lời tri ân tới tập thể giảng viên đã giảng dạy và tham gia các hội đồng thảo luận đề cương, tổng quan, các chuyên đề, seminar – những người đã dành cho tôi những nhận xét, đánh giá, góp ý, chỉ dẫn quý báu trong từng giai đoạn thực hiện luận án này. Tôi chân thành cảm ơn hai thày hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Xuân Hòa và PGS. TS. Lâm Quang Đông đã định hướng, khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình viết luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên tôi hoàn thành luận án. Tác giả luận án Nghiêm Thị Bích Diệp
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................................... 9 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam ................................................... 9 1.1.1 Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Anh ................................... 10 1.1.2 Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt ................................... 13 1.1.3 Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình ................................................... 16 1.2 Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đối chiếu thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong tiếng Việt và tiếng Anh .......................... 17 1.2.1 Phương pháp phân tích đối chiếu trong nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Việt-Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình ......................... 17 1.2.2 Lí thuyết về thành ngữ và những vấn đề liên quan đến thành ngữ .. 22 1.2.3 Đặc điểm nghĩa thành ngữ ............................................................. 37 1.2.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ......................................... 43 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 50 Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ VIỆT-ANH VỀ TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH .................. 52 2.1 Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt về tình yêu, hôn nhân và gia đình ...................................................................................................... 52 2.2 Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình ...................................................................................................... 69 2.3 Đối chiếu đặc điểm cấu trúc thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................ 84 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 88
  6. Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ VIỆT VÀ THÀNH NGỮ ANH VỀ TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH ...................................................................................................... 90 3.1 Đối chiếu phương thức chuyển nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình ........................... 90 3.1.1 Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ thành ngữ.................................. 91 3.1.2 Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ trong thành ngữ .................... 98 3.2 Đối chiếu nghĩa hình tượng của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình 3.2.1 Đối chiếu nghĩa hình tượng của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu ..................................................................... 102 3.2.2 Đối chiếu nghĩa hình tượng của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về hôn nhân ................................................................... 113 3.2.3 Nghĩa hình tượng của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về gia đình ..................................................................................... 123 3.3 Đặc trưng văn hóa dân tộc trong thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong tiếng Việt và tiếng Anh ................................................. 133 3.3.1 Những thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình tương đương về nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Anh ..................................... 134 3.3.2 Những thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình chỉ có trong tiếng Việt (không có thành ngữ tương đương trong tiếng Anh) . 135 3.3.3 Những thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình chỉ có trong tiếng Anh (không có thành ngữ tương đương trong tiếng Việt) . 136 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 137 KẾT LUẬN .................................................................................................. 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................. 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 144 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 155
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Đặc điểm phân biệt thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt ...............................29 Bảng 1.2 Đặc điểm phân biệt thành ngữ, tục ngữ, cụm cố định tiếng Anh ............35 Bảng 2.1: Thống kê lượng từ trong thành ngữ tiếng Việt có cấu trúc liên hợp......54 Bảng 2.2 Thống kê lượng từ trong thành ngữ tiếng Việt có cấu trúc đoản ngữ.....61 Bảng 2.3 Thống kê lượng từ trong thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc liên hợp.......74 Bảng 2.4 Thống kê lượng từ trong thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc đoản ngữ.....76 Bảng 3.1 Nghĩa hình tượng của thành ngữ Việt-Anh về tình yêu .........................112 Bảng 3.2 Nghĩa hình tượng của thành ngữ Việt-Anh về hôn nhân .......................122 Bảng 3.3 Nghĩa hình tượng của thành ngữ Việt - Anh về gia đình .......................132
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Phân loại thành ngữ tiếng Việt theo cấu trúc .............................................53 Hình 2.2 Phân loại thành ngữ tiếng Việt có cấu trúc liên hợp .................................59 Hình 2.3 Phân loại thành ngữ tiếng Việt có cấu trúc đoản ngữ ...............................60 Hình 2.4 Phân loại thành ngữ tiếng Anh theo cấu trúc.............................................73 Hình 2.5 Phân loại thành ngữ tiếng Anh có cấu trúc đoản ngữ ...............................77 Hình 2.6 Phân loại thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh theo cấu trúc......................84
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thành ngữ là bộ phận cấu thành quan trọng của ngôn ngữ, có thể giúp chúng ta biểu đạt tình cảm, tư tưởng một cách sâu sắc, tinh tế. Thành ngữ của mỗi ngôn ngữ đều gắn liền với cách tư duy của người bản ngữ, phản ánh đặc trưng tư duy dân tộc của mỗi cộng đồng người bản ngữ. Thành ngữ là đơn vị định danh có thể thay thế cho từ trong câu để miêu tả hiện thực khách quan dưới dạng làm sẵn được tái hiện trong lời nói. Khi hành chức trong câu, thành ngữ tương đương với một từ cá biệt, nhưng thành ngữ lại biểu thị khái niệm dựa trên những hình ảnh, biểu tượng cụ thể của đời sống nên thường được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành mô tả, khảo sát thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh từ những bình diện khác nhau của ngôn ngữ học và văn hoá học. Những nghiên cứu đó tập trung vào phân tích cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ, hoặc từng góc độ ngữ nghĩa của thành ngữ, hoặc bình diện ngữ dụng của thành ngữ, và hai thập niên gần đây xuất hiện một số nghiên cứu thành ngữ từ góc nhìn tri nhận. Tuy nhiên hiện chưa có những nghiên cứu đầy đủ đối chiếu thành ngữ hai ngôn ngữ về đề tài tình yêu, hôn nhân và gia đình, mặc dù trong kho tàng thành ngữ của mỗi dân tộc, thành ngữ nói về tình yêu, hôn nhân và gia đình khá phong phú. Tình yêu là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho cuộc sống. Hôn nhân là điểm đến của những quan hệ tình cảm gắn bó dài lâu. Gia đình là tổ ấm, là kết tinh của tình yêu và hôn nhân. Gia đình cũng chính là tế bào của xã hội, ở đó có quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con đẻ, cha mẹ - dâu rể, anh chị em ruột, anh chị em dâu rể, ông bà – cháu chắt, rộng hơn còn có các quan hệ họ hàng nội ngoại, các vấn đề về giới, về tình yêu, về tình nghĩa vợ chồng, sự hiếu đễ của con cái đối với các bậc sinh thành. 1
  10. Nhóm thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình có vị trí không nhỏ trong kho tàng thành ngữ của mỗi ngôn ngữ nói chung, song việc nghiên cứu nhóm thành ngữ này ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa được quan tâm đầy đủ ở bậc tiến sĩ ngôn ngữ, nhất là trên bình diện đối chiếu hai ngôn ngữ. Đây là lí do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu thành ngữ Việt – Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình” để triển khai thành luận án tiến sĩ trên cơ sơ kế thừa những thành quả của những người đi trước trong các công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1 h nghi n u của luận án Xuất phát từ tính cấp thiết trên đây, luận án đặt mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu đối chiếu đặc điểm cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa, qua đó khám phá đặc trưng văn hóa, tư duy dân tộc của thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình; đồng thời tìm ra những nét tương đồng và khác biệt, giúp cho việc nhận diện, hiểu ý nghĩa và sử dụng có hiệu quả nhóm thành ngữ này trong giao tiếp. 2.2 Nhi m v nghi n u Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về thành ngữ nói chung, thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình nói riêng. (2) Trình bày cơ sở lý luận về thành ngữ và những vấn đề liên quan đến thành ngữ, về nghĩa và các phương thức chuyển nghĩa, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. (3) Khảo sát, miêu tả và phân tích đối chiếu các đặc điểm cấu trúc ngữ pháp thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình. 2
  11. (4) Khảo sát, miêu tả và phân tích đối chiếu các đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 i tư ng nghi n u Đối tượng nghiên cứu của luận án là những thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Luận án tập trung khảo sát và đối chiếu 2 phương diện quan trọng: Một là, đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ tiếng Việt về tình yêu, hôn nhân và gia đình; đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình; đối chiếu đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ Việt-Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình Hai là, đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt về tình yêu, hôn nhân và gia đình; đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình; đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ Việt-Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình Ba là, rút ra những tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh nói về tình yêu, hôn nhân, gia đình. 3.2 Phạm vi nghiên c u của luận án Phạm vi nghiên cứu là thành ngữ về tình yêu, thành ngữ về hôn nhân, thành ngữ về gia đình. Luận án tập trung khảo sát những thành ngữ giới hạn trong phạm vi thu thập được nói về tình yêu, hôn nhân và gia đình, trong đó ngoài những thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình còn có những thành ngữ thường được sử dụng trong quan hệ ứng xử giữa những đôi nam nữ đang yêu nhau, trong quan hệ hai bên nhà gái nhà trai trước và sau hôn nhân, trong quan hệ gia đình ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, dâu rể, họ hàng… 3
  12. 4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Tư li u nghi n u Để có ngữ liệu nghiên cứu, khảo sát, đối chiếu, luận án thu thập các thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh có ý nghĩa nói về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong các ấn phẩm (từ điển) có nguồn xác định rõ ràng, do các nhà xuất bản uy tín xuất bản. Ngoài tiêu chí về nội dung tình yêu, hôn nhân, gia đình, thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh được lựa chọn còn dựa trên tiêu chí về cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa là những cụm từ cố định (bao gồm 2 từ trở lên có cấu trúc liên hợp, đoản ngữ và tiểu cú) có nghĩa hình tượng. Tư liệu nghiên cứu là 518 thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình, bao gồm: 308 thành ngữ tiếng Việt (72 thành ngữ về tình yêu, 108 thành ngữ về hôn nhân, 129 thành ngữ về gia đình) và 210 thành ngữ tiếng Anh (108 thành ngữ về tình yêu, 53 thành ngữ về hôn nhân, 49 thành ngữ về gia đình). Do mục đích nghiên cứu của luận án không phải là việc thu thập ngữ liệu cho một cuốn sổ tay hay cuốn từ điển thành ngữ Việt và thành ngữ Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình nên không đặt nặng tiêu chí số lượng. Luận án cần khối tư liệu đủ để làm đối tượng nghiên cứu định tính, để khảo sát, đối chiếu và đưa ra những kết luận về đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Tư liệu nghiên cứu được thu thập từ những từ điển sau đây: Tư liệu tiếng Việt: (1) Ninh Hùng (1990), Từ điển thành ngữ Anh Việt, Nxb Mũi Cà Mau. (2) Nguyễn Lân (2003), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. (3) Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1993), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4
  13. (4) Đỗ Thị Kim Liên, Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam trong hành chức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015. (5) Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1978), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. (6) Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1994), Từ điển thành ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. (7) Nguyễn Du (1952) Truyện Kiều chú giải – Vân Hạc Lê Văn Hòe, Ziên Hồng xuất bản, Sài Gòn, 1952. Tư liệu tiếng Anh: (1) Cambridge Idioms Dictionary (2006), Cambridge, New York: Cambridge University Press. (2) Cowie, A.P., Mackin, R., & McCaig, I.R. (1993), Oxford Dictionary of English idioms. Oxford: Oxford University Press. (3) Hornby, A.S., Oxford Advanced Learner’s Dictionary. Oxford: OUP, 1995. (4) Longman Dictionary of Idioms (1998), Harlow, England: Longman. (5) Oxford Idioms Dictionary for learners of English, Oxford University Press, 2017. (6) Richard A., Spears, Ph.D. NTC‟s Thematic Dictionary of American Idioms, NTC Publishing Group, 1998. (7) Agnes Arany-Makkai (1997), 2001 Rusian and English Idioms, Barron‟s Educational Series, Inc. 4.2. Phương pháp nghi n u Đây là đề tài thuộc chuyên ngành ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ cơ sở. Đề tài được thực hiện với các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây: (1) Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: giúp miêu tả các đặc điểm cấu trúc ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ 5
  14. tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Việc miêu tả được tiến hành với các thủ pháp sau đây: - Thủ pháp miêu tả bên trong, bao gồm: phân loại và hệ thống hóa tư liệu làm cơ sở nghiên cứu; phân tích thành tố trực tiếp trong cấu trúc ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa. - Thủ pháp miêu tả bên ngoài, bao gồm: miêu tả định lượng, định tính tư liệu nghiên cứu, miêu tả đặc điểm văn hóa và tư duy dân tộc làm cơ sở miêu tả phương thức biểu đạt và đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ. (2) Phương pháp đối chiếu ngôn ngữ học: giúp cho việc so sánh, đối chiếu đặc điểm cấu trúc, phương thức biểu đạt và đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình; từ đó rút ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Trong đối chiếu, chúng tôi lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ xuất phát và tiếng Anh là ngôn ngữ phương tiện để so sánh đối chiếu. (3) Thủ pháp thống kê: giúp tiến hành khảo sát, thu thập và chọn lọc các dữ liệu cả trong tiếng Anh và tiếng Việt từ các nguồn ngữ liệu khác nhau. Phương pháp này giúp cho nghiên cứu có được tính phổ quát, khách quan, và có trọng điểm. Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu, thủ pháp nội quan giúp cho việc đưa ra những phán đoán, suy luận mang tính khách quan lô-gic dựa trên những kết quả và kết luận nghiên cứu có sẵn. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1 Ý nghĩa khoa họ Về mặt lý luận, từ việc khảo sát và chọn lọc các kết quả nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh trên thế giới và tại Việt Nam theo hướng mục đích nghiên cứu so sánh đối chiếu, luận án làm rõ lý thuyết về đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa trong nghiên cứu đối chiếu thành 6
  15. ngữ. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần thúc đẩy nghiên cứu đối chiếu thành ngữ ở hai hay nhiều ngôn ngữ và từ góc độ liên ngành ngôn ngữ học – văn hóa học – đất nước học. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án giúp người nghiên cứu và người sử dụng thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh có cơ sở để nhận diện, phân loại, và hiểu ý nghĩa của thành ngữ ở hai ngôn ngữ này chính xác hơn khi hành chức. Luận án còn đem đến những phát hiện về một số đặc trưng văn hóa, tư duy dân tộc của người Việt và người Anh thông qua thành ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình, trong đó có những đặc trưng tương đồng và cả những đặc trưng riêng biệt chỉ có ở văn hóa Việt hoặc văn hóa Anh. Luận án có thể là tài liệu hữu ích thúc đẩy sự tự tin trong việc sử dụng thành ngữ trong giao tiếp hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng trong dịch thuật và trong dạy/ học thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh như ngoại ngữ nói chung, và thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình nói riêng. 6. Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình từ nhiều góc độ: cấu trúc, ngữ nghĩa và văn hóa. Nghiên cứu này đem đến một bức tranh đầy đủ hơn về đặc điểm của nhóm thành ngữ này ở hai ngôn ngữ Việt và Anh, cùng với những đặc điểm tương đồng và dị biệt của thành ngữ ở hai ngôn ngữ. Nghiên cứu khẳng định sự lựa chọn những lý thuyết chung về cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu cũng đã tìm ra những đặc điểm của phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ làm nền tảng cơ sở cho việc miêu tả nghĩa hình tượng của 7
  16. nhóm thành ngữ này để từ đó đưa ra một số đặc trưng văn hóa và tư duy dân tộc trầm tích trong thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án bao gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân, gia đình và cơ sở lí thuyết của luận án. Phần cơ sở lý thuyết trình bày 3 nội dung cơ bản: (i) Lí thuyết về thành ngữ và những vấn đề liên quan đến thành ngữ; (ii) Lí thuyết về nghĩa, các phương thức chuyển nghĩa và nghĩa thành ngữ; (iii) Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Chương này tập trung phân tích đối chiếu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình với các kiểu cấu trúc liên hợp, đoản ngữ và tiểu cú. Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Chương này thực hiện nhiệm vụ phân tích đối chiếu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình trên bình diện ngữ nghĩa. Ngữ nghĩa của thành ngữ về tình yêu, hôn nhân, gia đình được soi chiếu qua các phương tiện chuyển nghĩa: ẩn dụ và hoán dụ. Nội dung thứ hai được trình bày trong chương này là đối chiếu nghĩa hình tượng của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh. Nội dung thứ ba mà chương này bàn đến là đối chiếu đặc trưng văn hóa dân tộc được biểu đạt trong thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình. 8
  17. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam Thành ngữ là bộ phận cấu thành quan trọng của mọi ngôn ngữ. Khi hành chức thành ngữ với tư cách tương đương như một từ được tái hiện dưới dạng làm sẵn tạo cho lời nói có hình ảnh bóng bảy và giúp cho giao tiếp trở nên sống động và thú vị. Do đó, hoạt động giao tiếp có thể thực sự hiệu quả khi có sự tham gia thành công của thành ngữ. Thành ngữ đóng vai trò quan trọng trong mọi ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt và tiếng Anh nói riêng. Trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ, thành ngữ đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nghiên cứu về thành ngữ đã đem lại nhiều kết quả mang tính khoa học góp phần xây dựng nền tảng cơ sở lý luận về hiện tượng ngôn ngữ này trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Việt và tiếng Anh. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ trong và ngoài nước. Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu thành ngữ được đề cập tới một cách nghiêm túc và khoa học. Thành ngữ được nghiên cứu dưới nhiều góc độ như cấu trúc ngữ pháp, vần nhịp, sự hòa kết, phương thức tạo nghĩa, ngữ dụng, tri nhận, ý niệm. Bên cạnh những công trình nghiên cứu thành ngữ của một ngôn ngữ thì cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu thành ngữ của một ngôn ngữ trong sự so sánh đối chiếu với thành ngữ của một hay nhiều ngôn ngữ khác. Những năm gần đây, với xu hướng kết nối giữa các lĩnh vực cuộc sống, giữa các ngành nghề, đặc biệt là giữa các ngành gần gũi nhau, việc nghiên cứu liên ngành đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Thành ngữ không chỉ được nghiên cứu trong phạm vi ngành ngôn ngữ học mà 9
  18. đã bắt đầu được nghiên cứu liên ngành với các ngành khác như xã hội học, ngữ văn học, lịch sử học, triết học, tâm lý học, v.v... 1.1.1 Tình hình nghi n u thành ngữ tiếng Anh Ở các thời điểm khác nhau trong tiến trình lịch sử nghiên cứu thành ngữ tiếng Anh, các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau với thành ngữ tiếng Anh. Cho đến nay đã có nhiều công trình trên thế giới khảo sát thành ngữ tiếng Anh dưới nhiều góc độ khác nhau và bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Những nghiên cứu đầu tiên về thành ngữ tiếng Anh có xu hướng tập trung vào các kiểu hình dựa trên các tiêu chí cú pháp và dạng thức (Makkai [101]; Weinreich [120]). Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 Moon [108] đã nghiên cứu thành ngữ tiếng Anh như một hiện tượng từ vựng. Những nghiên cứu này thống nhất trên quan điểm cho rằng năng lực hiểu và sử dụng đúng các thành ngữ chính là chìa khóa cho việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ như người bản địa. Trên thực tế, Fernando (1996) cũng đã từng phát biểu: “Không một dịch giả hoặc giáo viên ngôn ngữ nào có thể lờ đi các thành ngữ hoặc đặc tính thành ngữ nếu muốn sử dụng ngôn ngữ mục tiêu một cách tự nhiên” [84; 234]. Những nghiên cứu sau này, có thể kể từ nghiên cứu của Strässler [117], chuyển sang phân tích thành ngữ với các đặc điểm ngữ dụng, tương tác, và ở mức độ diễn ngôn (Fernando [84]; Moon [108]; McCarthy [102]). Strässler [117] trong công trình “Idioms in English: A pragmatic analysis” (Thành ngữ trong tiếng Anh phân tích dụng h c) đã nghiên cứu thành ngữ từ góc độ dụng học. Từ góc độ dụng học, Strässler (1982) cho rằng thành ngữ được sử dụng để chuyển tải thông tin nhiều hơn nội dung ngữ nghĩa của thành ngữ đó. Nghiên cứu thành ngữ ở mức độ diễn ngôn, McCarthy chỉ ra rằng: “thành ngữ có tính tương tác cao và không thể luôn luôn được xác định bằng những đặc điểm cấu tạo của chúng” [103; 56]. Ông cũng khẳng định rằng: “Thành ngữ 10
  19. không nên được sử dụng một cách ngẫu nhiên tùy tiện mà nên được xem như các phương tiện giao tiếp, chứ không đơn thuần chỉ là thói quen sử dụng ngôn ngữ.” [103;146]. Trong tiếng Anh, thành ngữ đã được nghiên cứu trên nhiều bình diện như cấu trúc, ngữ dụng và ngữ pháp chức năng. Weinreich [120] “Problems in the analysis of idioms” (Những vấn đề về phân tích thành ngữ) cho rằng một trong những đặc điểm của thành ngữ là sự tối nghĩa tiềm năng nảy sinh từ các thành tố mang nghĩa đen trong diễn ngôn. Fernado [84] “Idioms and idiomaticity” (Thành ngữ và tính đặc ngữ) đã bàn về thành ngữ dựa trên lý thuyết ngữ pháp chức năng và chia thành ngữ thành 3 nhóm. Thành ngữ biểu ý (ideational idioms) là những thành ngữ chuyển tải nội dung thông điệp hoặc bản chất của thông điệp. Thành ngữ liên nhân (interpersonal idioms) là những thành ngữ thực hiện chức năng tương tác nhằm bắt đầu, duy trì hoặc kết thúc một mẫu trao đổi và có quan hệ chặt ch với quy tắc lịch sự trong giao tiếp (ví dụ: by the way/ tiện thể). Thành ngữ liên kết (relational idioms) có chức năng liên kết ngôn bản và do vậy làm tăng tính mạch lạc của diễn ngôn (ví dụ: on the contrary/ trái lại). Khi ngôn ngữ học tri nhận thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thì thành ngữ cũng bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu nhìn từ góc độ tri nhận. Trong số những nghiên cứu ấy, nổi lên là nghiên cứu về ẩn dụ và hoán dụ ý niệm của Lakoff [98]: “Women, fire, and dangerous things: What categories reveal about the mind” (Phụ nữ, lửa và những thứ nguy hiểm: phạm trù nào hé lộ về bộ óc”. Ông phát hiện ra rằng việc phân tích về ẩn dụ và hoán dụ ý niệm có thể giúp cho việc giải thích các cung bậc tình cảm. Đồng thời, mô hình văn hoá của mỗi cộng đồng sử dụng ngôn ngữ cũng góp phần vào việc tìm hiểu nghĩa ẩn dụ và hoán dụ của thành ngữ. Cùng với những phát hiện quan trọng, có ý nghĩa về ẩn dụ và hoán dụ ý niệm, Wright 11
  20. [123] trong công trình “Idioms Organizer: Organized by metaphor, topic and key word” đã sắp xếp thành ngữ tiếng Anh theo từng miền ý niệm như thời gian, tiền bạc, thời tiết, hành trình, v.v. Nghiên cứu về tính ẩn dụ của thành ngữ, Giffs [88] là người tiên phong và cho đến nay tính hình tượng của thành ngữ được chấp nhận rộng rãi và được xem là một trong những đặc trưng của thành ngữ. Từ 1980 đến nay, rất nhiều nghiên cứu thành ngữ được đặt trong mối liên hệ với việc dạy/học thành ngữ. Các quan điểm xoay quanh việc có nên dạy các thành ngữ hay không, và nếu dạy, thì dạy những thành ngữ nào, dạy như thế nào? Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, các công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và các lĩnh vực khác như văn hóa, tâm lý, đất nước học, dân tộc học đã nở rộ. Có thể kể tới các công trình nổi bật như Brown [75], Giffs [88], James O‟discoll [95], Robert [114], Wierzbicka [121], Ying [124]. Cùng với xu thế nghiên cứu liên ngành này, thành ngữ cũng đã được khảo sát, phân tích trong mối liên hệ với các yếu tố ngoại thân. Cũng trong giai đoạn lịch sử này, đáng chú ý là sự xuất hiện của những nghiên cứu liên ngôn ngữ và liên văn hóa, sớm nhất là Rosch [115], tiếp đến là Hofstede [92], Emanatian [81], Levin, D et al. [100]. Và thật thú vị khi các nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, nghiên cứu thành ngữ nói riêng không chỉ được các nhà nghiên cứu thế giới mở rộng khảo sát trong diện mạo liên ngành mà còn đặt trọng điểm vào từng lĩnh vực cuộc sống. Những nghiên cứu này đã soi sáng nhiều góc cạnh nhỏ hẹp của cuộc sống bằng ánh sáng của ngôn ngữ, văn hóa, tư duy dân tộc. Có thể tìm thấy các nghiên cứu chọn đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa phản ánh những cảm xúc của con người, những mối quan hệ xã hội, tình yêu, hôn nhân, gia đình. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu nổi bật như McGoldrick, Pearce & Giordano [104]; Skogrand, Hatch & Singh [116]. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2