Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
lượt xem 12
download
Luận án trình bày tổng quan về vấn đề chủ nghĩa hiện đại cũng như tình hình nghiên cứu trào lưu chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam. Luận án còn tổng hợp, phân tích về tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện đại và tác phẩm của Vũ Trọng Phụng theo tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH -------------------------- KIỀU THANH UYÊN CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH -------------------------- KIỀU THANH UYÊN CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 2. TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Huỳnh Như Phương và TS. Nguyễn Mạnh Hùng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 2 năm 2019 Tác giả luận án Kiều Thanh Uyên
- MỤC LỤC DẪN NHẬP ...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 7 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8 7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 9 8. Đóng góp của đề tài................................................................................. 11 9. Cấu trúc của luận án ................................................................................ 11 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI VÀ VŨ TRỌNG PHỤNG ........................................... 13 1.1. Chủ nghĩa hiện đại – lịch sử và khái niệm ....................................... 13 1.1.1. Bối cảnh phát sinh trào lưu chủ nghĩa hiện đại............................. 13 1.1.2. Đặc điểm trào lưu chủ nghĩa hiện đại ........................................... 18 1.1.3. Khái niệm “hiện đại, “thời hiện đại” và “chủ nghĩa hiện đại”..... 23 1.2. Tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện đại và Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam..................................................................................................... 28 1.2.1. Trước năm 1945 ............................................................................ 28 1.2.2. Từ năm 1945 đến năm 1975 ......................................................... 33 1.2.3. Từ năm 1975 đến nay .................................................................... 36 CHƯƠNG 2. CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI VÀ VŨ TRỌNG PHỤNG TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 – 1945....................... 50 2.1. Bối cảnh tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ....................................................................................... 50
- 2.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa .............................................. 50 2.1.2. Bối cảnh văn học ........................................................................... 54 2.1.3. Hệ quả hiện đại hóa xã hội và văn học ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ...................................................................................................... 58 2.2. Trào lưu chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ................................................................................................. 65 2.2.1. Đối sánh bối cảnh xuất hiện trào lưu chủ nghĩa hiện đại ở phương Tây và Việt Nam ..................................................................................... 65 2.2.2. Bản sắc trào lưu chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam .......................... 68 2.3. Yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ............................................................................................................. 74 2.3.1. Yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong thơ .............................................. 75 2.3.2. Yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong văn xuôi hiện thực ..................... 77 2.4. Vũ Trọng Phụng với các trào lưu văn học hiện đại ........................ 80 2.4.1. Vũ Trọng Phụng với chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên ..... 81 2.4.2. Vũ Trọng Phụng với trào lưu chủ nghĩa hiện đại ......................... 84 CHƯƠNG 3. CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CHỦ ĐỀ ................................. 93 3.1. Vấn đề phi nhân ................................................................................. 93 3.1.1. Cái nhìn toàn diện ......................................................................... 97 3.1.2. Tinh thần dân chủ ........................................................................ 102 3.2. Vấn đề tha hoá .................................................................................. 105 3.2.1. Sự tự tha hóa ............................................................................... 109 3.2.2. Đám đông tha hóa ....................................................................... 115 3.3. Vấn đề tính dục................................................................................. 120 3.3.1. Con người ẩn ức .......................................................................... 123 3.3.2.Con người sinh lý ......................................................................... 126
- CHƯƠNG 4. CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG NHÌN TỪ BÌNH DIỆN THI PHÁP............................ 135 4.1. Phương thức tiếp cận hiện thực ...................................................... 135 4.1.1. Mô hình tự sự ẩn ý – tượng trưng ............................................... 138 4.1.2. Thủ pháp cắt dán điện ảnh .......................................................... 142 4.2. Thủ pháp nghịch dị .......................................................................... 150 4.2.1. Nhân vật nghịch dị ...................................................................... 152 4.2.2. Tình huống nghịch dị .................................................................. 158 4.3. Tính biểu trưng ................................................................................ 163 4.3.1. Phương thức chi tiết hóa ............................................................. 165 4.3.2. Phương thức mô hình hóa ........................................................... 167 KẾT LUẬN .................................................................................................. 172 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 177 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 179 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 191
- 1 DẪN NHẬP 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam khởi động từ những năm 1900 – 1930 là kết quả tất yếu của cuộc hội nhập văn hoá lần thứ hai – tiếp xúc với văn hoá phương Tây. Những năm 1930 – 1945 là giai đoạn gặt hái thành quả của công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộc. Chỉ trong một thời gian ngắn, văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng và tiếp nhận nhiều trào lưu, trường phái, khuynh hướng sáng tác của văn học phương Tây. Vì vậy, văn học Việt Nam giai đoạn này là những năm sôi động cả về lực lượng sáng tác, trào lưu, khuynh hướng, số lượng tác phẩm cũng như tầng lớp tiếp nhận. Biểu hiện rõ ràng nhất của công cuộc hiện đại hoá văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là sự tiếp nhận và vận dụng những khuynh hướng, trào lưu văn học phương Tây của lực lượng sáng tác. Từ chủ nghĩa lãng mạn đến chủ nghĩa hiện thực, hay chủ nghĩa tự nhiên và những trào lưu, khuynh hướng thời thượng chủ nghĩa hiện đại đều hiện diện trong đời sống văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa hiện đại (Modernism) cũng là một trong những trào lưu có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam thế kỷ XX. Một số hiện tượng văn học Việt Nam theo trào lưu chủ nghĩa hiện đại có thể kể đến như thơ tượng trưng, thơ siêu thực của phong trào Thơ Mới, thủ pháp nghịch dị trong sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, hay chủ nghĩa hiện sinh, tiểu thuyết dòng ý thức trong văn học miền Nam 1954 – 1975. Thế nhưng, với tư cách là một trào lưu tư tưởng và nghệ thuật có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa hiện đại lại chưa được nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam.
- 2 Trong bối cảnh văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cùng lúc tiếp nhận nhiều trào lưu văn học phương Tây để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa bắt kịp xu hướng văn học thế giới, Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu chủ nghĩa hiện đại. Tuy đời sống và đời viết ngắn ngủi nhưng Vũ Trọng Phụng đã để lại một số lượng không ít các tác phẩm “gây tiếng vang” trên văn đàn. Xét về phương diện nội dung, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chủ yếu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực của văn học phương Tây. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng có một số yếu tố của trào lưu chủ nghĩa hiện đại như vấn đề tính dục (libido) theo lý thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud, vấn đề phi lý. Mặt khác, Vũ Trọng Phụng còn chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại trong bút pháp nghệ thuật. Do vậy, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng gây nhiều bỡ ngỡ trong tiếp nhận với những thủ pháp nghệ thuật hiện đại khi mới xuất hiện trên văn đàn. Song, cho đến nay, vấn đề chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam nói chung cũng như trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng nói riêng chưa được quan tâm đầy đủ. Chúng tôi chọn đề tài Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng để khảo sát về chủ nghĩa hiện đại với vai trò là một trào lưu du nhập từ phương Tây và bắt rễ trong môi trường văn học Việt Nam, đồng thời nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng với tư cách là một trong những nhà văn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những đánh giá về vị trí cũng như vai trò của chủ nghĩa hiện đại trong đời sống văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, luận án củng cố những giá trị về tư tưởng và nghệ thuật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng qua lăng kính của chủ nghĩa hiện đại.
- 3 2. Mục đích nghiên cứu Trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, cùng với chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực và một số trào lưu khác, chủ nghĩa hiện đại đã góp phần không nhỏ trong cuộc canh tân đó. Nhưng do một số điều kiện lịch sử và bối cảnh văn hóa mà chủ nghĩa hiện đại chưa đi hết con đường cùng với văn học Việt Nam. Nghiên cứu về đề tài Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi mong muốn tìm kiếm và chỉ ra những dấu hiệu cũng như các yếu tố của chủ nghĩa hiện đại ở cả bình diện chủ đề cũng như bình diện thi pháp trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Khi thực hiện luận án, chúng tôi còn hướng đến những mục tiêu như sau để đạt được kết quả có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn. Đầu tiên, luận án trình bày tổng quan về vấn đề chủ nghĩa hiện đại cũng như tình hình nghiên cứu trào lưu chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam. Luận án còn tổng hợp, phân tích về tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện đại và tác phẩm của Vũ Trọng Phụng theo tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. Tiếp theo, luận án góp tiếng nói khẳng định về vị trí cũng như vai trò của chủ nghĩa hiện đại trong đời sống văn học Việt Nam. Luận án tạo lập một cái nhìn bao quát về quá trình tiếp nhận, vận dụng chủ nghĩa hiện đại trong đời sống văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Chúng tôi còn tổng hợp cũng như đánh giá lại những ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên trong toàn bộ tác phẩm thuộc thể hư cấu của Vũ Trọng Phụng. Trên cơ sở đó, luận án bước đầu đưa ra nhận định tổng quan về vấn đề chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Cuối cùng, mục tiêu chính của luận án là khảo sát, chọn lọc những yếu tố chủ đề và thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng in đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại. Luận án còn phân tích và luận giải nguyên
- 4 nhân cũng như chỉ ra mức độ tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại của Vũ Trọng Phụng. Rộng hơn, luận án còn hướng đến chỉ ra những điểm khác biệt trong nội dung tư tưởng và thủ pháp nghệ thuật của tác phẩm Vũ Trọng Phụng so với các tác phẩm văn xuôi hiện thực nói riêng cũng như các tác phẩm cùng thời nói chung. Trên cơ sở những khảo sát về yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ở cả phương diện chủ đề và thi pháp, luận án hướng đến khẳng định, Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn tiên phong tiếp thu chủ nghĩa hiện đại của văn học phương Tây. Qua đó, chúng tôi mong muốn mở ra một hướng tiếp cận mới đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng để có cái nhìn toàn diện hơn về tài năng và phong cách của nhà văn này. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Về khách thể nghiên cứu, đối với đề tài này có hai khách thể nghiên cứu cần lưu ý, đó là chủ nghĩa hiện đại và tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Đối với chủ nghĩa hiện đại, luận án tập trung khảo sát, tổng hợp tài liệu để chỉ ra được những đặc điểm, tính chất và biểu hiện của nó trong văn học nghệ thuật. Luận án còn phân tích và chỉ ra những đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại đặt trong bối cảnh văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Là một trào lưu tư tưởng xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở phương Tây và dần lan rộng khắp thế giới, vì vậy, việc nghiên cứu về chủ nghĩa hiện đại là vấn đề đáng lưu tâm. Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng tìm kiếm, thu thập tài liệu nên luận án chủ yếu khảo sát các tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Anh khi nghiên cứu về chủ nghĩa hiện đại. Qua đó, luận án làm rõ khái niệm và chỉ ra những đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật. Nghiên cứu về Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, luận án hướng vào đối tượng chính là yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong các tác phẩm được sáng tác theo phương thức hư cấu của Vũ Trọng Phụng.
- 5 Qua khảo sát và đối sánh với các đặc điểm chủ nghĩa hiện đại phương Tây, ở bình diện chủ đề trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, luận án tập trung vào các vấn đề như vấn đề phi nhân, vấn đề tha hóa và vấn đề tính dục. Còn ở bình diện thi pháp, luận án chủ yếu khảo sát các thủ pháp như phương thức tiếp cận hiện thực, tính biểu trưng và thủ pháp nghịch dị. Tuy vậy, luận án không áp đặt những yếu tố, biểu hiện của chủ nghĩa hiện đại vào tác phẩm của Vũ Trọng Phụng một cách khiên cưỡng, gượng ép để có được kết quả nghiên cứu. Ở đây, luận án nghiên cứu đối tượng trên tinh thần khoa học, khách quan nhằm chỉ ra mức độ ảnh hưởng cũng như đánh giá khả năng tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa hiện đại trong đời văn ngắn ngủi của Vũ Trọng Phụng. 4. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở tổng hợp cũng như phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện đại và tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi đặt ra những giả thuyết khoa học như sau khi thực hiện luận án. Trước hết, trên cơ sở những tài liệu về bối cảnh lịch sử, thời điểm xuất hiện các trào lưu, trường phái văn học phương Tây trong sự đối sánh với bối cảnh văn học Việt Nam, luận án đưa ra giả thuyết khoa học về vai trò, vị trí của chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam. Mặc dù chưa để lại nhiều dấu ấn rõ nét nhưng chủ nghĩa hiện đại có một vai trò nhất định trong tiến trình văn học Việt Nam, đặc biệt là trong đời sống văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Chủ nghĩa hiện đại phương Tây du nhập vào Việt Nam khi là một trào lưu thời thượng chứ không phải là một trào lưu đã qua như chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. Theo chúng tôi, sự tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại của văn học Việt Nam còn có sự tương đồng về mặt thời gian, nghĩa là sự tiếp cận mang tính cập nhật, thời sự chứ không phải là sự tái diễn lại những trào lưu đã qua của phương Tây.
- 6 Bên cạnh đó, luận án còn chú trọng khảo sát tư liệu, công trình, bài báo nghiên cứu và phân tích văn bản tác phẩm ở bình diện chủ đề cũng như thi pháp để đưa ra giả thuyết khoa học về vấn đề chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên với chủ nghĩa hiện đại đã đem lại sức sống và sự độc đáo cho sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Do những điều kiện khách quan (việc tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại trong văn học phương Tây ở Việt Nam hạn chế về thời gian) và chủ quan (đời văn ngắn ngủi) nên Vũ Trọng Phụng chưa đi đến cùng con đường của chủ nghĩa hiện đại. Vì vậy, sự tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa hiện đại vào đời sống văn học Việt Nam bị gián đoạn một thời gian nhưng đang được các nhà văn trẻ tiếp nối. Về phương diện chủ đề và thi pháp trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, lý luận văn học đã quan tâm, nghiên cứu trong các công trình, bài báo khoa học. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu thường chú ý đến các yếu tố như ở khía cạnh tư tưởng chủ đề là vấn đề “vô nghĩa lý”, vấn đề hiện thực, vấn đề tính dục, vấn đề tha hóa; ở phương diện thi pháp là tính trào phúng, mỹ học nghịch dị, tính hiện thực, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tình huống truyện. Đó là những công trình nghiên cứu tâm huyết cũng như cung cấp nhiều tư liệu quý báu về tác phẩm Vũ Trọng Phụng khi tìm hiểu về cả phương diện chủ đề nói chung và gắn với yếu tố chủ nghĩa hiện đại nói riêng. Vì vậy, một mặt, luận án tổng hợp những công trình nghiên cứu về phương diện chủ đề và thi pháp chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Mặt khác, luận án khảo sát và phân tích các vấn đề chủ đề lẫn thủ pháp nghệ thuật gắn với trào lưu chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Trên cơ sở đó, chúng tôi tạo lập một cái nhìn bao quát về chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ở cả phương diện chủ đề và thi pháp.
- 7 Tóm lại, khi tiến hành nghiên cứu đề tài Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi đặt ra giả thiết, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không chỉ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực hoặc chủ nghĩa tự nhiên mà còn mang dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại. Tuy mức độ ảnh hưởng đậm nhạt khác nhau ở từng tác phẩm, từng giai đoạn sáng tác và còn vụng về nhưng Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn sớm có ý thức tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại. Những giả thuyết khoa học này được đặt ra trên cơ sở các tài liệu, tư liệu về chủ nghĩa hiện đại, bối cảnh văn học và tác phẩm Vũ Trọng Phụng. Những giả thuyết khoa học trên cũng là phương hướng nghiên cứu sẽ được triển khai trong luận án. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, luận án xử lý và phân tích các tài liệu về trào lưu chủ nghĩa hiện đại như cơ sở lý luận, đặc trưng, đặc điểm cũng như những ảnh hưởng đến đời sống văn học nghệ thuật. Chúng tôi còn hệ thống hóa các đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại trong văn học phương Tây để làm cơ sở đối sánh với văn học Việt Nam. Thứ hai, luận án tổng hợp các công trình, bài báo và ý kiến của các nhà nghiên cứu, chuyên gia lý luận, phê bình văn học để có thể thấy được tình hình nghiên cứu tác phẩm Vũ Trọng Phụng. Với dung lượng hạn chế, luận án chỉ chọn một số công trình, bài báo, quan điểm, ý kiến của các nhà nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án chứ không tổng hợp toàn bộ tình hình nghiên cứu tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Thứ ba, luận án khảo sát ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại trong đời sống văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 trên cơ sở đối sánh với đặc
- 8 trưng của chủ nghĩa hiện đại theo lý luận văn học phương Tây. Ở nhiệm vụ nghiên cứu này, luận án tập trung khảo sát trong giai đoạn văn học 1930 – 1945 vì hai lý do. Một là, giai đoạn văn học 1930 – 1945 gần như song song với thời điểm xuất hiện của chủ nghĩa hiện đại, do đó, sự ảnh hưởng có dấu ấn đậm nét và rõ ràng hơn các giai đoạn khác trong tiến trình văn học Việt Nam. Hai là, Vũ Trọng Phụng là nhà văn xuất sắc của văn học giai đoạn 1930 – 1945. Do đó, khảo sát ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại trong đời sống văn học Việt Nam để có cái nhìn hệ thống khi đưa ra nhận định về vấn đề chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Trên cơ sở đối sánh với đặc trưng chủ nghĩa hiện đại phương Tây và bản sắc chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, luận án xác định yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, đồng thời đưa ra những luận giải rõ ràng, hợp lý và khoa học. Cuối cùng, dựa trên cơ sở về bối cảnh tiếp nhận ở Việt Nam cũng như quá trình vận dụng trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, luận án tiến đến xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Những nhiệm vụ nghiên cứu trên đây được tiến hành bằng các phương pháp cụ thể trong từng chương, mục của luận án để đạt được kết quả nghiên cứu theo như mục tiêu đã đề ra. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chủ yếu khảo sát và nghiên cứu ở bình diện lý thuyết lẫn bình diện thực tiễn sáng tác. Trong đó, chúng tôi tập trung khảo sát yếu tố chủ nghĩa hiện đại thể hiện đậm nét ở bình diện chủ đề và thi pháp. Đây chính là phạm vi nghiên cứu của luận án.
- 9 Luận án triển khai nghiên cứu trên cơ sở tài liệu về các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu như công trình khoa học, bài nghiên cứu, bài báo khoa học và tác phẩm của nhà văn. Tuy nhiên, do khả năng hạn chế, không thể thu thập và tổng hợp tất cả các tài liệu, công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện đại ở cả trong lẫn ngoài nước, luận án sẽ chọn lọc những công trình nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đối với các công trình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng và tác phẩm, chúng tôi gặp khó khăn khi tìm lại những tài liệu về Vũ Trọng Phụng ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. Các thao tác nghiên cứu sẽ được thực hiện trên cơ sở tôn trọng tính khách quan để đưa ra những nhận định mang tính khoa học. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tài năng với tác phẩm thuộc nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không nhiều, do đó, luận án sẽ khảo sát những tác phẩm thuộc thể loại hư cấu, bao gồm truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch bản văn học (Phụ lục). Luận án chủ yếu phân tích cũng như lấy dẫn chứng ở thể loại tiểu thuyết và một số truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng, bởi dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại rõ ràng hơn cả. Luận án còn có tham vọng góp phần nghiên cứu về vai trò và vị trí của chủ nghĩa hiện đại trong văn học giai đoạn 1930 – 1945. Để có kết quả khoa học, khách quan cũng như có giá trị thực tiễn, luận án liên hệ và so sánh với một số tác giả, tác phẩm đương thời hoặc cùng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận án Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng hướng đến nghiên cứu quá trình tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa hiện đại của Vũ Trọng Phụng ở cả phương diện chủ đề, tư tưởng lẫn thi pháp trong tác phẩm. Vì vậy, luận án sẽ vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lẫn liên ngành, cụ thể như sau:
- 10 Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng để nghiên cứu về tiền đề xuất hiện chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đồng thời nghiên cứu về quá trình tiếp nhận và vận dụng trào lưu chủ nghĩa hiện đại vào sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Chủ nghĩa hiện đại cũng như tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không phải là một hiện tượng riêng lẻ, tách biệt mà nằm trong một hệ thống nhất định. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu hệ thống được sử dụng để làm rõ vai trò và vị trí của chủ nghĩa hiện đại (trong hệ thống các trường phái, trào lưu ở Việt Nam), tác phẩm Vũ Trọng Phụng (trong tiến trình văn học dân tộc) và yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (trong chỉnh thể tác phẩm). Phương pháp loại hình được sử dụng để khảo sát và phân loại cách thức xây dựng nhân vật hoặc tình huống truyện trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Phương pháp này hỗ trợ cho việc tìm kiếm cũng như phân tích mô hình nhân vật mang tính biểu trưng và cách thức xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Trên cơ sở đó, luận án đánh giá về mức độ ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Phương pháp so sánh được sử dụng khi đối chiếu bối cảnh lịch sử xã hội ở phương Tây vào thời điểm chủ nghĩa hiện đại xuất hiện và Việt Nam vào thời điểm tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại. Luận án xác định bản sắc chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam so với chủ nghĩa hiện đại ở phương Tây, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại trong đời sống văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Phương pháp này còn được sử dụng khi chỉ ra sự khác biệt ở cả phương diện chủ đề và thi pháp chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng so với các nhà văn hiện thực cùng thời hoặc các nhà văn cùng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại.
- 11 Phương pháp thi pháp học được sử dụng khi khảo sát và chỉ ra yếu tố chủ nghĩa hiện đại hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ở phương diện hình thức nghệ thuật. Phương pháp này còn sử dụng để phân tích và chỉ ra vai trò của thủ pháp chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm các thao tác nghiên cứu khác một cách hợp lý theo từng mục tiêu đề ra ở từng chương mục cụ thể. 8. Đóng góp của đề tài Chúng tôi thực hiện đề tài Chủ nghĩa hiện đại trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng với mong muốn góp tiếng nói làm sáng tỏ một số vấn đề còn bỏ ngỏ. Luận án chỉ ra vai trò và mức độ ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Là một trong những nhà văn sớm tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại nhưng do đời sống và đời viết ngắn ngủi nên Vũ Trọng Phụng chỉ mới tiếp nhận ở chừng mực nhất định. Tuy nhiên, điều này đã cho thấy ý thức tiếp nhận cũng như nỗ lực cập nhật những trào lưu tư tưởng hiện đại, thời thượng nhằm bắt kịp xu hướng văn học thế giới của những nhà văn nửa đầu thế kỷ XX. Chúng tôi còn mong muốn đề xuất cách tiếp cận tác phẩm Vũ Trọng Phụng qua lăng kính chủ nghĩa hiện đại. Luận án hướng đến khẳng định Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn tiên phong tiếp thu chủ nghĩa hiện đại của văn học phương Tây, cũng như góp tiếng nói khẳng định về tài năng và phong cách của nhà văn này trong tiến trình văn học dân tộc. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, cấu trúc của luận án gồm bốn chương. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện đại và Vũ Trọng Phụng: hệ thống hóa và giới thiệu khái quát về cơ sở lý luận, đặc điểm,
- 12 tính chất của trào lưu chủ nghĩa hiện đại. Ở chương này còn tổng hợp những công trình nghiên cứu để có cái nhìn lịch đại về vấn đề chủ nghĩa hiện đại và Vũ Trọng Phụng. Luận án còn chọn lọc những ý kiến, công trình nghiên cứu liên quan đến chủ nghĩa hiện đại hoặc về các yếu tố, dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Chương 2. Chủ nghĩa hiện đại và Vũ Trọng phụng trong bối cảnh văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: đối sánh giữa bối cảnh văn học phương Tây và Việt Nam để thấy những đặc điểm riêng có của chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam. Luận án còn khảo sát và phân tích hành trình tiếp nhận các trào lưu tư tưởng phương Tây trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng từ chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên đến chủ nghĩa hiện đại. Chương 3. Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nhìn từ bình diện chủ đề: tập trung khảo sát và luận giải các yếu tố chủ nghĩa hiện đại ở bình diện chủ đề trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng qua các vấn đề phi nhân, vấn đề tha hóa và vấn đề tính dục. Chương 4. Chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nhìn từ bình diện thi pháp: tập trung khảo sát và phân tích yếu tố chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng qua các thủ pháp nghệ thuật, gồm phương thức tiếp cận hiện thực, thủ pháp nghịch dị và tính biểu trưng.
- 13 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI VÀ VŨ TRỌNG PHỤNG Chủ nghĩa hiện đại là trào lưu tư tưởng xuất hiện ở phương Tây và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học nghệ thuật thế giới cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Trong bối cảnh tiếp nhận trào lưu tư tưởng phương Tây nửa đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa hiện đại cũng có ảnh hưởng và chi phối đến văn học Việt Nam. 1.1. Chủ nghĩa hiện đại – lịch sử và khái niệm 1.1.1. Bối cảnh phát sinh trào lưu chủ nghĩa hiện đại Về phương diện xã hội, kinh tế và chính trị, theo Leigh Wilson trong bài Bối cảnh lịch sử của văn chương chủ nghĩa hiện đại (Historical Context of Modernist Literature) (Wilson, 2009) cho rằng, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây nhiều tổn thất ở phương Tây về cả tài chính, vật chất, đặc biệt là nỗi đau tinh thần (sự mất mát, thất lạc người thân, sự phá tàn phá những vùng quê, làng mạc). Chiến tranh thế giới thứ nhất là một trong những sự kiện đau thương nhất của thế kỷ XX với 9 triệu người chết ở các quốc gia tham chiến; phá hủy ba đế chế Ottoman – Thổ Nhĩ Kỳ, Áo – Hungari và Nga, chế độ quân chủ Đức. Hơn nữa, nó còn để lại những hậu quả dai dẳng và âm ỉ về sự mất mát, đau thương, ly tán, thất lạc của những gia đình, cộng đồng. Đó còn là sự hủy hoại thể xác lẫn tinh thần, những ám ảnh, những ký ức kinh hoàng của những người tham chiến, lãng phí về kinh tế và còn là nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
- 14 Không chỉ Đức phải chịu đựng về mặt kinh tế do phải chi trả đền bù mà cả những lực lượng tham chiến ở châu Âu đều tiêu tốn chi phí khổng lồ cho chiến tranh. Chẳng hạn như nước Anh – trung tâm của châu Âu – tiêu tốn 50% lợi tức quốc gia vào cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đến năm 1920, nền kinh tế của Anh suy yếu và phải vay mượn của Mỹ, đặc biệt, sự sụp đổ của phố Wall vào tháng 10/1929. Mỹ cùng Nhật trở thành hai thị trường mới nổi của thế giới với hàng hóa tiêu dùng và là đối thủ cạnh tranh của châu Âu. Châu Âu còn đối mặt với những thay đổi trong lòng xã hội, chẳng hạn như, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nền kinh tế tư bản làm xuất hiện chủ nghĩa đế quốc thực dân. Xã hội tư bản vừa đối mặt với giai cấp lao động trong nước, vừa phải giải quyết mâu thuẫn gay gắt với các dân tộc thuộc địa. Kinh tế suy giảm cũng là nguyên nhân làm cho mối quan hệ giữa các đế quốc càng căng thẳng. Có thể nói, Chiến tranh thế giới thứ nhất và những hậu quả của nó còn kéo theo sự sụp đổ niềm tin vào khả năng nhận thức thế giới của con người. Về phương diện khoa học, kỹ thuật, nhiều phát minh đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến tư tưởng thế kỷ XX. Trong đó có ba học thuyết mang tính bước ngoặt là học thuyết Sự lựa chọn tự nhiên của Charles Darwin (1859), học thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud (1890), học thuyết Tương đối của Albert Einstein (1905). Ngược thời gian về thế kỷ XVIII, thời đại Ánh sáng được xem là thời đại của tư duy duy lý với triết học Descartes và sự phát triển vượt bậc của khoa học, chính trị, xã hội, luật pháp, đạo đức, mỹ học. Thời hiện đại đã giũ bỏ lòng tôn sùng mù quáng của đấng siêu nhiên ngoài vũ trụ, cơ sở triết lý thời trung cổ và cả các định chế văn hóa, xã hội bị chi phối tuyệt đối của tầng lớp vua chúa, quý tộc, tăng lữ trong suốt hơn mười lăm thế kỷ. Tư duy duy lý được xem là chìa khóa vạn năng cho mọi cánh cửa của thời đại Ánh sáng như
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 202 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 165 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
220 p | 186 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 155 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 96 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 55 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 32 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 115 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 35 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt
238 p | 31 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 19 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn